Bạn có biết số lượng ngôi sao trong vũ trụ nhiều hơn những hạt cát trên Trái Đất? Các nhà khoa học ước tính có khoảng 100 – 400 tỷ ngôi sao trong dải ngân hà và 500 tỷ thiên hà trong vũ trụ. Thật là một con số khủng khiếp phải không các bạn? Thế mới biết, Trái Đất của chúng ta cũng bình thường lắm, chẳng là gì so với vũ trụ bao la, rợn ngợp này. Và con người có mặt trên Trái Đất này còn nhỏ bé hơn thế.
Ấy thế mà ít ai ý thức được vị trí của mình trong vũ trụ này. Đôi lúc, ta tự cho mình là trung tâm vũ trụ và không ai được cái quyền bất khả xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự và lòng tự tôn cá nhân của mình. Ta muốn được mọi người chú ý, muốn tất cả phải theo ý mình. Chỉ cần bị chạm tới cái tôi một chút là ta cũng có thể nổi xung lên, tức giận, đòi trả thù. Chúng ta cũng luôn muốn mình đứng cao hơn người khác, nổi trội hơn, khác biệt và không thể nhạt nhòa giữa bao người. Bạn có như vậy không? Chap thì đã từng như vậy đó.
Vốn dĩ chúng ta vô cùng tầm thường, nhỏ bé trong vũ trụ này. Duy chỉ có ý thức về cái tôi của ta thì mới thực là to lớn. Bởi thế mà trong cuộc sống hàng ngày, ta chẳng tránh được những tranh cãi, xung đột lớn nhỏ với người xung quanh. Ngay tới các cuộc tranh chấp lãnh thổ, bạo động, khủng bố đang làm thế giới chao đảo hiện nay cũng chính vì những cái tôi ôm ấp lòng tham và sự sân hận. Bởi ai cũng cho rằng mình to lớn lắm, không ai chấp nhận để quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Bản chất của cái tôi là vị kỷ, tức là làm mọi việc vì bản thân mình, phục vụ lợi ích của bản thân. Lợi ích đó cho dù biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất thì đều có ý nghĩa sâu xa là làm cái tôi đó cảm thấy thỏa mãn. Bạn sẽ hài lòng hơn khi có nhiều tiền. Chẳng mấy ai có thể dễ dàng chấp nhận cuộc sống nghèo túng, khó khăn, phần vì không có tiền, những nhu cầu của bạn sẽ không được nhanh chóng đáp ứng, phần vì như vậy, người khác sẽ xem thường bạn, hạ thấp cái tôi của bạn. Bạn cũng sẽ hạ hỏa nhanh chóng nếu trong một cuộc tranh luận, cãi vã mà bạn áp đảo được bên kia bằng quan điểm của mình, dù nó là đúng hay sai (mà chắc hẳn với bạn thì luôn là đúng). Chê người, mắng người một câu cũng đủ làm cho tâm bạn “thanh thản”. Bởi thế cho nên kẻ nghèo khổ, xấu xí, ít học…, thường hay bị coi thường hoặc thương hại. Người giàu sang, quyền lực, học vấn cao hay diện mạo xinh đẹp… lại có thể ngẩng cao đầu. Cuộc đời cứ lắm bất công là thế bởi chẳng ai chấp nhận ngang bằng với mọi người.
Thế nhưng, hãy nhìn lại mà xem, chúng ta vốn dĩ quá bé nhỏ so với những gì hiện hữu trong vũ trụ này. Dù học có bao nhiêu, ta cũng không thể nắm bắt hết mọi kiến thức của nhân loại. Dù tài sản có nhiều đến mấy, đó cũng chưa là gì so với những nguồn tài nguyên trong lòng đất. Sức mạnh của bạn có hơn nhiều người đi chăng nữa cũng chẳng thể thắng nổi một cơn sóng thần hay trận lốc xoáy. Bạn lúc nào cũng đấu tranh hơn thua với người khác, sao không nhìn lại xem mình đang đứng ở vị trí nào?
Tạo hóa luôn mang đến những điều kỳ diệu và mỗi con người cũng chứa đựng trong mình không ít sự nhiệm màu. Nếu chúng ta cứ mải mê tranh giành hơn thua với người khác, ta chỉ thấy xung quanh mình toàn những kẻ hẹp hòi, ích kỷ và đầy lòng đố kỵ, nghi ngờ. Bởi đó đơn giản là những thứ phản chiếu lại con người chúng ta. Ta đến với đời như thế nào, đời sẽ trả lại ta như thế ấy. Cái tôi của mình càng vị kỷ bao nhiêu thì mình càng cảm thấy thiếu thốn, cô đơn bấy nhiêu.
Nhưng hãy nhìn sâu thêm một chút, bạn có thấy rằng tại sao ta phải dùng từ “cái tôi của tôi”? Phải chăng cái tôi đó chỉ là một thứ nằm ngoài mình, do mình sở hữu mà thôi. Thật vậy, cái tôi vốn đâu phải là mình. Cái tôi dường như đại diện cho mỗi người, thể hiện cho sự khác biệt về tính cách cũng như sự tự tôn của mỗi người. Do đó mà ai cũng cho rằng cái tôi là mình. Nhưng nếu như vậy, chúng ta đã chẳng thể mang nó ra mà so sánh, phân biệt của tôi, của anh. Thậm chí có người còn có khả năng “vứt bỏ cái tôi”. Như vậy, khi bạn có thể tách cái tôi ra khỏi mình thì cái gì còn lại đó mới chính là mình, là bạn thật sự.
Tôi đọc được ở đâu đó có nói con người là một vũ trụ nhỏ nằm trong một vũ trụ lớn. Sự nhiệm màu của sự sống và của con người là ở chỗ đó. Trong mỗi chúng ta đã chứa đựng toàn bộ những nhân tố sẵn có của vũ trụ này mà ta chẳng cần mất công tìm kiếm, vun vén thêm từ bên ngoài. Ta chỉ cần khám phá nó ngay từ bên trong mình. Rồi bạn sẽ thấy mình hòa nhập với tổng thể vũ trụ này như thế nào mà chẳng cần tranh đấu, coi trọng hơn thua với người khác. Sự có mặt của cái tôi vị kỷ kia cũng không còn, chỉ còn lại tình yêu thương và sự từ bi vô lượng. Đó mới chính là con người thật sự bên trong bạn.
Nắm giữ cái tôi không phải là hành động “khôn ngoan” để chúng ta tìm về bản thể thực sự của mình. Bạn có thể không coi trọng việc khám phá điều đó nhưng hãy nghĩ tới niềm an lạc, hạnh phúc của chính mình ở hiện tại. Có thể hạnh phúc không nếu ta cứ mải mê lo nghĩ, tranh đấu với người đời để vượt lên, để đạt được điều nọ điều kia phục vụ cho các ham muốn cá nhân và sự tự tôn của mình? Tất cả cũng chỉ để phục vụ cho cái tôi vị kỷ mà ta cứ nhầm tưởng đó là chính ta. Như vậy, cả đời ta cũng chỉ làm kẻ nô lệ mà thôi.
Hãy học cách yêu thương thật nhiều, đừng để cho những thói quen nắm giữ mọi thứ của cái tôi kia chi phối thì bạn sẽ dần làm mất đi sức ảnh hưởng của nó trong mình. Hãy ý thức sự nhỏ bé của cái tôi trong vũ trụ để thôi trao cho nó cái quyền muốn hơn người khác và không thể động đến. Hãy hướng tới bản thể thực sự bên trong bạn để làm kim chỉ nam cho mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của bạn mỗi ngày, thay đổi và không để chúng chệch hướng. Đó là những cách để bạn gạt bỏ đi ý thức về cái tôi vị kỷ và hòa nhập vũ trụ nhỏ của mình vào vũ trụ lớn lao đang vận hành quanh chúng ta. Được như vậy, thế giới của chúng ta sẽ chẳng bao giờ còn những xung đột, bất đồng. Con người cũng chẳng lao đao, đau khổ.
Thế giới và ta, ta và thế giới, là hai nhưng thực ra cũng là một, đó là khi thể xác chúng ta trở về với cát bụi, hoặc khi bạn từ bỏ đi được cái tôi của mình, nhận ra mình vô ngã, trong tinh thần. Và đó là cách để chúng ta thoát khỏi những đau khổ bởi cái tôi không hề tồn tại vì nó không phải là bạn và không có thực trong bạn.
Tâm Bảo
Trích nguồn: hoitho.vn
Ấy thế mà ít ai ý thức được vị trí của mình trong vũ trụ này. Đôi lúc, ta tự cho mình là trung tâm vũ trụ và không ai được cái quyền bất khả xâm phạm tới nhân phẩm, danh dự và lòng tự tôn cá nhân của mình. Ta muốn được mọi người chú ý, muốn tất cả phải theo ý mình. Chỉ cần bị chạm tới cái tôi một chút là ta cũng có thể nổi xung lên, tức giận, đòi trả thù. Chúng ta cũng luôn muốn mình đứng cao hơn người khác, nổi trội hơn, khác biệt và không thể nhạt nhòa giữa bao người. Bạn có như vậy không? Chap thì đã từng như vậy đó.
Vốn dĩ chúng ta vô cùng tầm thường, nhỏ bé trong vũ trụ này. Duy chỉ có ý thức về cái tôi của ta thì mới thực là to lớn. Bởi thế mà trong cuộc sống hàng ngày, ta chẳng tránh được những tranh cãi, xung đột lớn nhỏ với người xung quanh. Ngay tới các cuộc tranh chấp lãnh thổ, bạo động, khủng bố đang làm thế giới chao đảo hiện nay cũng chính vì những cái tôi ôm ấp lòng tham và sự sân hận. Bởi ai cũng cho rằng mình to lớn lắm, không ai chấp nhận để quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Bản chất của cái tôi là vị kỷ, tức là làm mọi việc vì bản thân mình, phục vụ lợi ích của bản thân. Lợi ích đó cho dù biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất thì đều có ý nghĩa sâu xa là làm cái tôi đó cảm thấy thỏa mãn. Bạn sẽ hài lòng hơn khi có nhiều tiền. Chẳng mấy ai có thể dễ dàng chấp nhận cuộc sống nghèo túng, khó khăn, phần vì không có tiền, những nhu cầu của bạn sẽ không được nhanh chóng đáp ứng, phần vì như vậy, người khác sẽ xem thường bạn, hạ thấp cái tôi của bạn. Bạn cũng sẽ hạ hỏa nhanh chóng nếu trong một cuộc tranh luận, cãi vã mà bạn áp đảo được bên kia bằng quan điểm của mình, dù nó là đúng hay sai (mà chắc hẳn với bạn thì luôn là đúng). Chê người, mắng người một câu cũng đủ làm cho tâm bạn “thanh thản”. Bởi thế cho nên kẻ nghèo khổ, xấu xí, ít học…, thường hay bị coi thường hoặc thương hại. Người giàu sang, quyền lực, học vấn cao hay diện mạo xinh đẹp… lại có thể ngẩng cao đầu. Cuộc đời cứ lắm bất công là thế bởi chẳng ai chấp nhận ngang bằng với mọi người.
Thế nhưng, hãy nhìn lại mà xem, chúng ta vốn dĩ quá bé nhỏ so với những gì hiện hữu trong vũ trụ này. Dù học có bao nhiêu, ta cũng không thể nắm bắt hết mọi kiến thức của nhân loại. Dù tài sản có nhiều đến mấy, đó cũng chưa là gì so với những nguồn tài nguyên trong lòng đất. Sức mạnh của bạn có hơn nhiều người đi chăng nữa cũng chẳng thể thắng nổi một cơn sóng thần hay trận lốc xoáy. Bạn lúc nào cũng đấu tranh hơn thua với người khác, sao không nhìn lại xem mình đang đứng ở vị trí nào?
Tạo hóa luôn mang đến những điều kỳ diệu và mỗi con người cũng chứa đựng trong mình không ít sự nhiệm màu. Nếu chúng ta cứ mải mê tranh giành hơn thua với người khác, ta chỉ thấy xung quanh mình toàn những kẻ hẹp hòi, ích kỷ và đầy lòng đố kỵ, nghi ngờ. Bởi đó đơn giản là những thứ phản chiếu lại con người chúng ta. Ta đến với đời như thế nào, đời sẽ trả lại ta như thế ấy. Cái tôi của mình càng vị kỷ bao nhiêu thì mình càng cảm thấy thiếu thốn, cô đơn bấy nhiêu.
Nhưng hãy nhìn sâu thêm một chút, bạn có thấy rằng tại sao ta phải dùng từ “cái tôi của tôi”? Phải chăng cái tôi đó chỉ là một thứ nằm ngoài mình, do mình sở hữu mà thôi. Thật vậy, cái tôi vốn đâu phải là mình. Cái tôi dường như đại diện cho mỗi người, thể hiện cho sự khác biệt về tính cách cũng như sự tự tôn của mỗi người. Do đó mà ai cũng cho rằng cái tôi là mình. Nhưng nếu như vậy, chúng ta đã chẳng thể mang nó ra mà so sánh, phân biệt của tôi, của anh. Thậm chí có người còn có khả năng “vứt bỏ cái tôi”. Như vậy, khi bạn có thể tách cái tôi ra khỏi mình thì cái gì còn lại đó mới chính là mình, là bạn thật sự.
Tôi đọc được ở đâu đó có nói con người là một vũ trụ nhỏ nằm trong một vũ trụ lớn. Sự nhiệm màu của sự sống và của con người là ở chỗ đó. Trong mỗi chúng ta đã chứa đựng toàn bộ những nhân tố sẵn có của vũ trụ này mà ta chẳng cần mất công tìm kiếm, vun vén thêm từ bên ngoài. Ta chỉ cần khám phá nó ngay từ bên trong mình. Rồi bạn sẽ thấy mình hòa nhập với tổng thể vũ trụ này như thế nào mà chẳng cần tranh đấu, coi trọng hơn thua với người khác. Sự có mặt của cái tôi vị kỷ kia cũng không còn, chỉ còn lại tình yêu thương và sự từ bi vô lượng. Đó mới chính là con người thật sự bên trong bạn.
Nắm giữ cái tôi không phải là hành động “khôn ngoan” để chúng ta tìm về bản thể thực sự của mình. Bạn có thể không coi trọng việc khám phá điều đó nhưng hãy nghĩ tới niềm an lạc, hạnh phúc của chính mình ở hiện tại. Có thể hạnh phúc không nếu ta cứ mải mê lo nghĩ, tranh đấu với người đời để vượt lên, để đạt được điều nọ điều kia phục vụ cho các ham muốn cá nhân và sự tự tôn của mình? Tất cả cũng chỉ để phục vụ cho cái tôi vị kỷ mà ta cứ nhầm tưởng đó là chính ta. Như vậy, cả đời ta cũng chỉ làm kẻ nô lệ mà thôi.
Hãy học cách yêu thương thật nhiều, đừng để cho những thói quen nắm giữ mọi thứ của cái tôi kia chi phối thì bạn sẽ dần làm mất đi sức ảnh hưởng của nó trong mình. Hãy ý thức sự nhỏ bé của cái tôi trong vũ trụ để thôi trao cho nó cái quyền muốn hơn người khác và không thể động đến. Hãy hướng tới bản thể thực sự bên trong bạn để làm kim chỉ nam cho mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của bạn mỗi ngày, thay đổi và không để chúng chệch hướng. Đó là những cách để bạn gạt bỏ đi ý thức về cái tôi vị kỷ và hòa nhập vũ trụ nhỏ của mình vào vũ trụ lớn lao đang vận hành quanh chúng ta. Được như vậy, thế giới của chúng ta sẽ chẳng bao giờ còn những xung đột, bất đồng. Con người cũng chẳng lao đao, đau khổ.
Thế giới và ta, ta và thế giới, là hai nhưng thực ra cũng là một, đó là khi thể xác chúng ta trở về với cát bụi, hoặc khi bạn từ bỏ đi được cái tôi của mình, nhận ra mình vô ngã, trong tinh thần. Và đó là cách để chúng ta thoát khỏi những đau khổ bởi cái tôi không hề tồn tại vì nó không phải là bạn và không có thực trong bạn.
Tâm Bảo
Trích nguồn: hoitho.vn