- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>BÁO HIẾU: PHÁT TÂM TRIỀU NGŨ ĐÀI SƠN</B>
<I>(Trích: Sơ Lược Tiểu Sử ngài Hư Vân Hòa Thượng,
soạn giả Thanh Lan Võ Ngọc Thành, trang 12- 23)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến năm <B>bốn mươi ba tuổi</B>, tính ra Sư cắt ái từ thân xuất gia đã hai mươi năm. Nhưng tự kiểm, tự xét thấy đạo nghiệp chưa thành, mãi "tùy phong phiêu lãng" <I>(theo gió mà trôi đi đây đó, bất định hướng)</I>. Rất lấy làm hổ thẹn. Sư bèn định trở lại Ngũ Đài Sơn miền Nam Hải và phát tâm "triều đài" để báo ơn cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Phổ Đà mấy tháng, trong khi tĩnh tọa, Sư có thấy chút ít thắng cảnh. Nay phát tâm triều đài để báo ân phụ mẫu, nên bắt đầu ngày mồng một tháng bảy (tại đây - Phổ Đà Sơn Tự, Pháp Hoa Am), Sư khởi hành ý nguyện bằng cách đi ba bước lạy một lạy, lạy thẳng như vậy đến khi nào tới Ngũ Đài Sơn mới thôi dùng (làm một cuộc hành hương đi bộ về chùa Phổ Đà ở núi Ngũ Đài).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy, cũng có một ít thiền sư là Biến Châm, Thu Nhung, Giác Thưa cùng đồng chí hướng trong việc này để về triều Ngũ Dài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi ngày đi không được bao nhiêu dặm đường, họ phải mất khá nhiều thời giờ và mệt nhọc mới qua khỏi Triều Châu, Tô Châu và Thường Châu. Đến đây, mấy thiền sư kia thối bước. Sư một mình tiếp tục đến Nam Kinh lễ tháp ngài Đầu Dung, tối Sư vào tháp, rồi qua sông, ngưng tại Bổ Khẩu để đến lễ Sư Tử Sơn Tự và qua năm ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi bốn tuổi</B>: Từ núi Sư Tử, Sư bắt đầu đi vào tỉnh Hà Nam. Trải qua các nơi như Phụng Dương, Hàn Châu, Côn Sơn, Thiếu Lâm Tự... và đến Lạc Dương chùa Bạch Mã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sáng sơm tinh sương Sư bắt đầu cuộc hành trình cho đến tối mới nghỉ, dù mưa hay nắng, tối hay sáng. Cứ đi, cứ lại, nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ tát thánh hiệu, bất kể khổ vui, no đói và không lúc nào Sư không vui vẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến tháng Chạp, Sư đến bến Thiếu Ngự trên sông Hoàng Hà. Sau khi đi ngang qua lăng vua Quan Vũ, ngày đầu đến đây, Sư ngụ tại lữ quán, đợi hôm sau qua sông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đi sang đến bờ bên kia sông trời đã tối, Sư đành phải dừng bước. Khổi nỗi, nơi ấy không có nhà cửa dân cư chi hết, bốn phía vắng tanh. Bên vệ đường chỉ có một cái chòi tranh, hoang vắng mà lại xiêu vẹo. Bèn vào đó tá túc qua đêm. Một mình ngồi kiết già. Đêm về khuya, khí trời càng lạnh, tuyết lớn lại xuống đầy khắp nơi, cao gần một thước, ngồi trông ra như một biển rộng mênh mông trắng xóa, không còn thấy đường lối nào cả. Chòi không cửa, mặc tình gió lồng, lại không có một khúc cây, mảnh ván để kê ngồi. Tình cảnh thật là nguy khốn, thêm bụng đói đã mấy hôm, chỉ còn một hơi thở, nhưng chánh niệm thì bất vong. Không một bóng người và cũng không còn phân biệt Đông, Tây, Nam, Bắc gì nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước chỗ đất ngồi còn khô để ngồi niệm Phật, lần lần tuyết thấm, lạnh thấu xương. Lều tranh lại xiêu đi, rốt lại, phải chèo queo thu hình vào một góc mà chịu. Tuyết cứ xuống, lạnh càng ghê, bụng lại càng đói... Một ngày, hai ngày, ba ngày, tuyết cứ xuống không ngừng. Đói, lạnh, lần lần Sư vào trạng thái hôn mê. Đến ngày thứ sáu, xế trưa tuyết mới ngừng rơi. Sư hơi nhìn thấy bóng mặt trời, nhưng tay chân đã rũ liệt, không còn trở mình dậy nổi. Sư đã bệnh nặng rồi, cứ nằm mê man. Qua ngày thứ bảy, một người ăn mày đi đến chòi, thấy Sư nằm trên tuyết, người ấy lại gần hỏi thăm, Sư không đáp được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết Sư bị tuyết lạnh thành bệnh, người ăn mày vạch hết tuyết rồi tháo phên chòi đốt lửa nấu cháo màu vàng (gạo lức) cho Sư ăn. Được hơ lửa ấm áp, ăn cháo gạo vàng, Sư tỉnh lại, tỏ lời cám ơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi: "Từ đâu đến?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đáp: "Từ Nam Hải".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Triều Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, Sư lại hỏi người ăn mày tên họ gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Họ Văn tên Cát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Văn Cát đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Ngũ Đài Sơn lại đây để đi về Tràng An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mừng rỡ, Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Đã là người ở Ngũ Đài Sơn, thì có qua lại chùa không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có chứ. Người nào ở Ngũ Đài Sơn cũng đều biết tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ đây đến Ngũ Đài Sơn, đường đi còn phải trải qua những nơi nào? Theo hướng nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Phải qua Mạnh Huyện, Hoài Khánh, Huỳnh La, Lãnh Tân, Châu Thái, Cốc Thái, Nguyên Tỉnh, Đại Châu, Nga Khẩu, rồi mới đến Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước khi vào Ngũ Đài Sơn, nếu qua Bí Ma Nhạc, tại Nam phương thì gặp ở đây một vị Tăng ẩn danh, pháp danh Thanh Nhất, tu hành rất tốt, đức hạnh thâm hảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Theo đường ấy đến Ngũ Đài, đường bộ dài bao nhiêu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Độ hai ngàn dặm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, trời tạnh hẳn, Văn Cát lấy tuyết nấu cháp gạo vàng, chỉ tay vào nồi tuyết, Văn Cát hỏi Sư:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ở Nam Hải có thứ này không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vậy lấy gì uống?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lấy nước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chập sau, tuyết tan trong nồi, Văn Cát hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cái này là gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư làm thinh không đáp<SUP><B>(1)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông bái danh sơn để làm gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lúc sanh ra, tôi không được thấy mặt mẹ. Nay tôi triều sơn là để báo ơn sâu dày này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông mang hành lý như thế, đường xa, trời lạnh, tuyết rơi như thế này, biết bao giờ mới đạt được chí nguyện? Vậy xin khuyên ông không cần bái hương nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ân nhân khuyên rất phải. Nhưng thệ nguyện đã quyết, tôi không cần biết gì đến năm tháng xa gần gì cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thệ nguyện của ông thật là hiếm có và khó thành. Nhưng không sao, nếu ông đã quyết chí thì nên thừa lúc khí trời hơi đổi tốt này mà theo dấu chân đi tới, dù tuyết chưa tan và đường sá chưa thể tìm ra. Cách đây hai mươi dặm có núi Tiểu Kim Sơn, đi thêm hai mươi dặm nữa là tới Mạnh Huyện. Ở đấy có chùa, ông có thể xin vào đó cư trú được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, người ăn mày từ biệt chống gậy ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì tuyết còn nhiều và phủ dày mặt đất, nên Sư không thể lạy được mà cứ vừa đi vừa bái, theo dấu chân của Văn Cát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đến chùa Kim Sơn nhỏ (Tiểu Kim Sơn), trình giới điệp chứng minh mình là Sư Tăng, Sư xin tạm trú qua đêm. Ngày hôm sau, trời ráo nhiều, Sư lên đường, vừa đi, vừa lạy đến Mạnh Huyện. Rồi từ Mạnh Huyện đến Hoài Khánh. Gần đến chùa Hồng Phước thì gặp một ông lão đi tới. Ông Đức Lâm thấy Sư vừa đi vừa lại, ông đến tiếp đón lấy hành lý và mời Sư vào chùa. Ông lão gọi đồ đệ, đưa hành lý của Sư vào trong, rồi ân cần lo cơm nước đãi Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong, ông liền hỏi: "Sư Ông từ đâu bái hương tới đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thuật lại lời nguyện và việc mình đã làm từ chùa Phổ Đà, đến nay đã được hai năm rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đàm đạo, biết Sư xuất gia ở chùa Cổ Sơn, ông lão bất giác rơi lệ bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi có hai người bạn tu Thiền. một người quê ở Hành Dương, một người quê ở Phúc Châu. Ba chúng tôi cùng làm bạn "Triều Ngũ Đài Sơn" và cùng ở trụ trì Ngũ Đài Sơn ngót ba mươi năm. Sau đó cùng chia tay, ai về quê nấy. Đến nay lâu rồi tin tức vắng bặt, không biết sanh tử ra sao? Nay nghe ông nói tiếng Giang Tây, lại là Phật tử ở chùa Cổ Sơn, tôi in như thấy lại những bạn đồng thuyền khi xưa mà lòng nao nao bất giác động niệm. Tôi nay đã tám mươi lăm tuổi rồi. Chùa này nguyên rất là phong phú. Năm gần đây có hơi thất mùa, nhưng lần này tuyết xuống nhiều, sáng năm ắt được mùa to. Nếu có thể, xin ông ở lại trụ trì chùa này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm lòng thanh thật chí thiết của ông lão, Sư phải miễn cưỡng lưu lại chùa này đến hết năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi lăm tuổi</B>: Sáng ngày mồng hai tháng Giêng Giáp Thân, Sư từ giả chùa Hồng Phước, tiếp tục lạy hương đi lần đến Phủ Hoài Khánh. Rồi lại trở về chùa ngủ một đêm. Sáng này mồng ba mới từ biệt ông Đức Lâm để lên đường. Ông lão khóc ròng. Không chịu rời Sư. Phải trân trọng hẹn sau này sẽ tái ngộ và cáo biệt ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm ấy, đến phủ Hoài Khánh, đến chùa Nam Hải ở trong thành, nhưng chùa không chịu cho trình điệp văn, không nhận cho ngủ nhờ qua đêm, Sư liền ra khỏi thành, tạm ngủ bên lề đường. Đêm ấy, bụng phát đau kịch liệt không sao ngủ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng ra, Sư vẫn phải thức sớm và tiếp tục hành trình vừa đi vừa lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến chiều, người Sư lạnh run. Đêm đó Sư bị bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, sáng ra Sư vẫn tức sớm, cố bái hành đến ngày thứ mười ba, leo tận ngọn núi Hoàng Sa thì tay chân đã mỏi rời. Trên núi thấy có tòa miếu cổ đổ nát, không có nóc. Mệt quá, không còn cất bước được nữa, Sư bèn lê thân vào miếu cổ tạm nghỉ. Sức kiệt, không ăn uống được, đi không nổi, ngày đêm đi đồng mười bận. Sư cảm thấy tay chân nặng như chì, muốn giở, giở không lên. Núi hẻo lánh, không một ai qua lại. Sư dành nằm chờ tử thần mà không một chút gì phiền muộn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nằm, thở thoi thóp, đêm ấy đúng là đêm rằm, trăng rất sáng, trời khuya sương lạnh rơi lác đác. Đến nửa đêm, Sư chợt mở mắt ngó về phía Tây, thấy có bóng người đang thổi lửa làm cho ánh sáng bừng lên. Ngờ cho là bọn cướp. Nhưng nhìn kỹ lại hồi lâu, Sư thấy Văn Cát, vị cứu tinh của mình năm ngoái lù lù đi tới. Mừng quá, Sư gọi to: "Văn tiên sinh!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe kêu Văn Cát cầm lửa lại soi rồi hỏi: "Đại sư phụ, sao hãy còn ở đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư bèn đem thuật lại sự việc mình vừa trải qua. Văn Cát ngồi xuống, an ủi mấy lời và cho Sư uống một chén nước ấm. Uống xong Sư tiếp ngủ ngay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm nay, gặp lại Văn Cát, Sư thấy thanh tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, Văn Cát đem quần áo của Sư đi giặt và thay cho quần áo sạch, đồng thời cũng mang đến một chén thuốc bảo Sư uống, rồi nấu cháo gạo vàng cho Sư ăn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong cháo, hạn xuất, người thấy nhẹ nhỏm. Sư thấy hết bệnh và ngồi lên được, cầm tay Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hai phen nguy hiểm, nhờ ông cứu thoát, tôi cảm ân vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chuyện nhỏ có gì đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một lần nữa, Văn Cát khuyên Sư bãi việc lạy hương, vì đường còn xa mà thân mới vừa thoát bệnh, không sao đi đến đích được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư quả quyết: "Dù chết, tôi cũng đành, tôi không muốn sai nguyện báo hiếu".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lòng hiếu của ông kiên cố quá!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư liền hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiên sinh từ đâu đến?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Trường An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Rồi còn đi đâu nữa?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Nay tôi trở về Ngũ Đài Sơn đây!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiếc quá, tôi còn bệnh, lại phải vừa đi vừa lạy, làm sao theo chân ông được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đấy! Tôi xem ông từ cuối năm ngoái, vừa đi vừa lạy, đến nay đi có được bao nhiêu dặm đường. Thế thì đến bao giờ, năm nào mới đi đến nơi được? Thân ông lại chẳng được khỏe, thì quyết nhiên khó mà tiến hành nổi chuyện này. Vậy một lần nữa, Cát này xin khuyên ông chẳng cần nhất định phải lạy nữa làm chi. Cứ đi lên mà triều lễ Ngũ Đài Sơn là cũng đủ rồi vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nhìn Văn Cát, mắt hiền lành, rồi đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thâm cảm lời khuyên chí tình và lòng tốt của ông. Nhưng từ khi lọt lòng mẹ ra đời, tôi chưa thấy mặt người. Sinh tôi ra còn nằm trong bọc, là mẹ tôi đã qua đời rồi. Vì sanh tôi mà mẹ tôi chết! Cha tôi, duy có một tôi là đứa con độc nhất, thế mà rốt cuộc tôi lìa bỏ gia đình, bỏ trốn đi. Cha tôi vì tôi mà từ quan, tuổi thọ giảm mất và chết lần mòn, tôi cũng không thấy mặt lại. Cha mẹ như trời cao biển rộng. Long tôi luôn thắc mắc không yên suốt mấy chục năm trường. Vì đó mà tôi phát nguyện siêng triều Ngũ Đài Sơn để cầu chư Bồ tát, chư Phật gia bị, độ cho vong linh cha mẹ tôi sớm thoát khỏi, sớm sinh về cõi Tịnh Độ hoặc cho thiên tai ngàn sau trước mắt..., nếu tôi chẳng đến được thánh cảnh Ngũ Đài Sơn, tôi cũng chẳng dám thối lui trọng nguyện này. Nếu chẳng may thân này có chết đi, thì hồn này vẫn tiếp tục lạy cho đến Ngũ Đài Sơn mới thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát cười hoan hỷ và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật là hiếu tâm kiên cố! Nay tôi về Ngũ Đài Sơn, cũng không có chuyện gì gấp. Tôi xin thay ông mang hành lý, làm bạn đường đưa ông đi. Ông cứ việc vừa đi vừa lạy thì được nhẹ nhàng, có thể đi nhiều và xa hơn, mà tâm ông cũng chẳng phải chia chẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu được như thế thì công đức của ông vô lượng. Tôi mà đi lạy đến được Ngũ Đài Sơn, tôi nguyện đem công đức này một nửa hồi hướng cho cha mẹ tôi sớm chứng Bồ đề, còn một nửa xin dâng ông để đáp lại lòng tốt của ông, ý ông thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chẳng dám! Ông là người con hiếu thảo, chuyện tôi làm là thuận tiện đường đi, ông chẳng cần nói chuyện ơn nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là ông Văn Cát ở giúp đỡ săn sóc Sư trong bốn hôm là lành bệnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Một bài học rất thâm thúy. Nước và tuyết khác tên, khác tướng, nhưng thể đồng, không gì sai khác. Cũng như Phàm - Thánh, Tâm - Thức, Sanh Tử - Niết Bàn. Chúng sanh với Phật tuy hai nhưng vốn là một thôi.</I></P>
</span></span>
<CENTER><B>BÁO HIẾU: PHÁT TÂM TRIỀU NGŨ ĐÀI SƠN</B>
<I>(Trích: Sơ Lược Tiểu Sử ngài Hư Vân Hòa Thượng,
soạn giả Thanh Lan Võ Ngọc Thành, trang 12- 23)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến năm <B>bốn mươi ba tuổi</B>, tính ra Sư cắt ái từ thân xuất gia đã hai mươi năm. Nhưng tự kiểm, tự xét thấy đạo nghiệp chưa thành, mãi "tùy phong phiêu lãng" <I>(theo gió mà trôi đi đây đó, bất định hướng)</I>. Rất lấy làm hổ thẹn. Sư bèn định trở lại Ngũ Đài Sơn miền Nam Hải và phát tâm "triều đài" để báo ơn cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Phổ Đà mấy tháng, trong khi tĩnh tọa, Sư có thấy chút ít thắng cảnh. Nay phát tâm triều đài để báo ân phụ mẫu, nên bắt đầu ngày mồng một tháng bảy (tại đây - Phổ Đà Sơn Tự, Pháp Hoa Am), Sư khởi hành ý nguyện bằng cách đi ba bước lạy một lạy, lạy thẳng như vậy đến khi nào tới Ngũ Đài Sơn mới thôi dùng (làm một cuộc hành hương đi bộ về chùa Phổ Đà ở núi Ngũ Đài).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy, cũng có một ít thiền sư là Biến Châm, Thu Nhung, Giác Thưa cùng đồng chí hướng trong việc này để về triều Ngũ Dài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi ngày đi không được bao nhiêu dặm đường, họ phải mất khá nhiều thời giờ và mệt nhọc mới qua khỏi Triều Châu, Tô Châu và Thường Châu. Đến đây, mấy thiền sư kia thối bước. Sư một mình tiếp tục đến Nam Kinh lễ tháp ngài Đầu Dung, tối Sư vào tháp, rồi qua sông, ngưng tại Bổ Khẩu để đến lễ Sư Tử Sơn Tự và qua năm ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi bốn tuổi</B>: Từ núi Sư Tử, Sư bắt đầu đi vào tỉnh Hà Nam. Trải qua các nơi như Phụng Dương, Hàn Châu, Côn Sơn, Thiếu Lâm Tự... và đến Lạc Dương chùa Bạch Mã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sáng sơm tinh sương Sư bắt đầu cuộc hành trình cho đến tối mới nghỉ, dù mưa hay nắng, tối hay sáng. Cứ đi, cứ lại, nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ tát thánh hiệu, bất kể khổ vui, no đói và không lúc nào Sư không vui vẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến tháng Chạp, Sư đến bến Thiếu Ngự trên sông Hoàng Hà. Sau khi đi ngang qua lăng vua Quan Vũ, ngày đầu đến đây, Sư ngụ tại lữ quán, đợi hôm sau qua sông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đi sang đến bờ bên kia sông trời đã tối, Sư đành phải dừng bước. Khổi nỗi, nơi ấy không có nhà cửa dân cư chi hết, bốn phía vắng tanh. Bên vệ đường chỉ có một cái chòi tranh, hoang vắng mà lại xiêu vẹo. Bèn vào đó tá túc qua đêm. Một mình ngồi kiết già. Đêm về khuya, khí trời càng lạnh, tuyết lớn lại xuống đầy khắp nơi, cao gần một thước, ngồi trông ra như một biển rộng mênh mông trắng xóa, không còn thấy đường lối nào cả. Chòi không cửa, mặc tình gió lồng, lại không có một khúc cây, mảnh ván để kê ngồi. Tình cảnh thật là nguy khốn, thêm bụng đói đã mấy hôm, chỉ còn một hơi thở, nhưng chánh niệm thì bất vong. Không một bóng người và cũng không còn phân biệt Đông, Tây, Nam, Bắc gì nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước chỗ đất ngồi còn khô để ngồi niệm Phật, lần lần tuyết thấm, lạnh thấu xương. Lều tranh lại xiêu đi, rốt lại, phải chèo queo thu hình vào một góc mà chịu. Tuyết cứ xuống, lạnh càng ghê, bụng lại càng đói... Một ngày, hai ngày, ba ngày, tuyết cứ xuống không ngừng. Đói, lạnh, lần lần Sư vào trạng thái hôn mê. Đến ngày thứ sáu, xế trưa tuyết mới ngừng rơi. Sư hơi nhìn thấy bóng mặt trời, nhưng tay chân đã rũ liệt, không còn trở mình dậy nổi. Sư đã bệnh nặng rồi, cứ nằm mê man. Qua ngày thứ bảy, một người ăn mày đi đến chòi, thấy Sư nằm trên tuyết, người ấy lại gần hỏi thăm, Sư không đáp được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết Sư bị tuyết lạnh thành bệnh, người ăn mày vạch hết tuyết rồi tháo phên chòi đốt lửa nấu cháo màu vàng (gạo lức) cho Sư ăn. Được hơ lửa ấm áp, ăn cháo gạo vàng, Sư tỉnh lại, tỏ lời cám ơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi: "Từ đâu đến?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đáp: "Từ Nam Hải".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Triều Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, Sư lại hỏi người ăn mày tên họ gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Họ Văn tên Cát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Văn Cát đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Ngũ Đài Sơn lại đây để đi về Tràng An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mừng rỡ, Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Đã là người ở Ngũ Đài Sơn, thì có qua lại chùa không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có chứ. Người nào ở Ngũ Đài Sơn cũng đều biết tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ đây đến Ngũ Đài Sơn, đường đi còn phải trải qua những nơi nào? Theo hướng nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Phải qua Mạnh Huyện, Hoài Khánh, Huỳnh La, Lãnh Tân, Châu Thái, Cốc Thái, Nguyên Tỉnh, Đại Châu, Nga Khẩu, rồi mới đến Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước khi vào Ngũ Đài Sơn, nếu qua Bí Ma Nhạc, tại Nam phương thì gặp ở đây một vị Tăng ẩn danh, pháp danh Thanh Nhất, tu hành rất tốt, đức hạnh thâm hảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Theo đường ấy đến Ngũ Đài, đường bộ dài bao nhiêu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Độ hai ngàn dặm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, trời tạnh hẳn, Văn Cát lấy tuyết nấu cháp gạo vàng, chỉ tay vào nồi tuyết, Văn Cát hỏi Sư:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ở Nam Hải có thứ này không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vậy lấy gì uống?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lấy nước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chập sau, tuyết tan trong nồi, Văn Cát hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cái này là gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư làm thinh không đáp<SUP><B>(1)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông bái danh sơn để làm gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lúc sanh ra, tôi không được thấy mặt mẹ. Nay tôi triều sơn là để báo ơn sâu dày này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông mang hành lý như thế, đường xa, trời lạnh, tuyết rơi như thế này, biết bao giờ mới đạt được chí nguyện? Vậy xin khuyên ông không cần bái hương nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ân nhân khuyên rất phải. Nhưng thệ nguyện đã quyết, tôi không cần biết gì đến năm tháng xa gần gì cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thệ nguyện của ông thật là hiếm có và khó thành. Nhưng không sao, nếu ông đã quyết chí thì nên thừa lúc khí trời hơi đổi tốt này mà theo dấu chân đi tới, dù tuyết chưa tan và đường sá chưa thể tìm ra. Cách đây hai mươi dặm có núi Tiểu Kim Sơn, đi thêm hai mươi dặm nữa là tới Mạnh Huyện. Ở đấy có chùa, ông có thể xin vào đó cư trú được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, người ăn mày từ biệt chống gậy ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì tuyết còn nhiều và phủ dày mặt đất, nên Sư không thể lạy được mà cứ vừa đi vừa bái, theo dấu chân của Văn Cát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đến chùa Kim Sơn nhỏ (Tiểu Kim Sơn), trình giới điệp chứng minh mình là Sư Tăng, Sư xin tạm trú qua đêm. Ngày hôm sau, trời ráo nhiều, Sư lên đường, vừa đi, vừa lạy đến Mạnh Huyện. Rồi từ Mạnh Huyện đến Hoài Khánh. Gần đến chùa Hồng Phước thì gặp một ông lão đi tới. Ông Đức Lâm thấy Sư vừa đi vừa lại, ông đến tiếp đón lấy hành lý và mời Sư vào chùa. Ông lão gọi đồ đệ, đưa hành lý của Sư vào trong, rồi ân cần lo cơm nước đãi Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong, ông liền hỏi: "Sư Ông từ đâu bái hương tới đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thuật lại lời nguyện và việc mình đã làm từ chùa Phổ Đà, đến nay đã được hai năm rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đàm đạo, biết Sư xuất gia ở chùa Cổ Sơn, ông lão bất giác rơi lệ bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi có hai người bạn tu Thiền. một người quê ở Hành Dương, một người quê ở Phúc Châu. Ba chúng tôi cùng làm bạn "Triều Ngũ Đài Sơn" và cùng ở trụ trì Ngũ Đài Sơn ngót ba mươi năm. Sau đó cùng chia tay, ai về quê nấy. Đến nay lâu rồi tin tức vắng bặt, không biết sanh tử ra sao? Nay nghe ông nói tiếng Giang Tây, lại là Phật tử ở chùa Cổ Sơn, tôi in như thấy lại những bạn đồng thuyền khi xưa mà lòng nao nao bất giác động niệm. Tôi nay đã tám mươi lăm tuổi rồi. Chùa này nguyên rất là phong phú. Năm gần đây có hơi thất mùa, nhưng lần này tuyết xuống nhiều, sáng năm ắt được mùa to. Nếu có thể, xin ông ở lại trụ trì chùa này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm lòng thanh thật chí thiết của ông lão, Sư phải miễn cưỡng lưu lại chùa này đến hết năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi lăm tuổi</B>: Sáng ngày mồng hai tháng Giêng Giáp Thân, Sư từ giả chùa Hồng Phước, tiếp tục lạy hương đi lần đến Phủ Hoài Khánh. Rồi lại trở về chùa ngủ một đêm. Sáng này mồng ba mới từ biệt ông Đức Lâm để lên đường. Ông lão khóc ròng. Không chịu rời Sư. Phải trân trọng hẹn sau này sẽ tái ngộ và cáo biệt ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm ấy, đến phủ Hoài Khánh, đến chùa Nam Hải ở trong thành, nhưng chùa không chịu cho trình điệp văn, không nhận cho ngủ nhờ qua đêm, Sư liền ra khỏi thành, tạm ngủ bên lề đường. Đêm ấy, bụng phát đau kịch liệt không sao ngủ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng ra, Sư vẫn phải thức sớm và tiếp tục hành trình vừa đi vừa lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến chiều, người Sư lạnh run. Đêm đó Sư bị bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, sáng ra Sư vẫn tức sớm, cố bái hành đến ngày thứ mười ba, leo tận ngọn núi Hoàng Sa thì tay chân đã mỏi rời. Trên núi thấy có tòa miếu cổ đổ nát, không có nóc. Mệt quá, không còn cất bước được nữa, Sư bèn lê thân vào miếu cổ tạm nghỉ. Sức kiệt, không ăn uống được, đi không nổi, ngày đêm đi đồng mười bận. Sư cảm thấy tay chân nặng như chì, muốn giở, giở không lên. Núi hẻo lánh, không một ai qua lại. Sư dành nằm chờ tử thần mà không một chút gì phiền muộn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nằm, thở thoi thóp, đêm ấy đúng là đêm rằm, trăng rất sáng, trời khuya sương lạnh rơi lác đác. Đến nửa đêm, Sư chợt mở mắt ngó về phía Tây, thấy có bóng người đang thổi lửa làm cho ánh sáng bừng lên. Ngờ cho là bọn cướp. Nhưng nhìn kỹ lại hồi lâu, Sư thấy Văn Cát, vị cứu tinh của mình năm ngoái lù lù đi tới. Mừng quá, Sư gọi to: "Văn tiên sinh!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe kêu Văn Cát cầm lửa lại soi rồi hỏi: "Đại sư phụ, sao hãy còn ở đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư bèn đem thuật lại sự việc mình vừa trải qua. Văn Cát ngồi xuống, an ủi mấy lời và cho Sư uống một chén nước ấm. Uống xong Sư tiếp ngủ ngay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm nay, gặp lại Văn Cát, Sư thấy thanh tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, Văn Cát đem quần áo của Sư đi giặt và thay cho quần áo sạch, đồng thời cũng mang đến một chén thuốc bảo Sư uống, rồi nấu cháo gạo vàng cho Sư ăn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong cháo, hạn xuất, người thấy nhẹ nhỏm. Sư thấy hết bệnh và ngồi lên được, cầm tay Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hai phen nguy hiểm, nhờ ông cứu thoát, tôi cảm ân vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chuyện nhỏ có gì đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một lần nữa, Văn Cát khuyên Sư bãi việc lạy hương, vì đường còn xa mà thân mới vừa thoát bệnh, không sao đi đến đích được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư quả quyết: "Dù chết, tôi cũng đành, tôi không muốn sai nguyện báo hiếu".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lòng hiếu của ông kiên cố quá!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư liền hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiên sinh từ đâu đến?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Trường An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Rồi còn đi đâu nữa?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Nay tôi trở về Ngũ Đài Sơn đây!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiếc quá, tôi còn bệnh, lại phải vừa đi vừa lạy, làm sao theo chân ông được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đấy! Tôi xem ông từ cuối năm ngoái, vừa đi vừa lạy, đến nay đi có được bao nhiêu dặm đường. Thế thì đến bao giờ, năm nào mới đi đến nơi được? Thân ông lại chẳng được khỏe, thì quyết nhiên khó mà tiến hành nổi chuyện này. Vậy một lần nữa, Cát này xin khuyên ông chẳng cần nhất định phải lạy nữa làm chi. Cứ đi lên mà triều lễ Ngũ Đài Sơn là cũng đủ rồi vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nhìn Văn Cát, mắt hiền lành, rồi đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thâm cảm lời khuyên chí tình và lòng tốt của ông. Nhưng từ khi lọt lòng mẹ ra đời, tôi chưa thấy mặt người. Sinh tôi ra còn nằm trong bọc, là mẹ tôi đã qua đời rồi. Vì sanh tôi mà mẹ tôi chết! Cha tôi, duy có một tôi là đứa con độc nhất, thế mà rốt cuộc tôi lìa bỏ gia đình, bỏ trốn đi. Cha tôi vì tôi mà từ quan, tuổi thọ giảm mất và chết lần mòn, tôi cũng không thấy mặt lại. Cha mẹ như trời cao biển rộng. Long tôi luôn thắc mắc không yên suốt mấy chục năm trường. Vì đó mà tôi phát nguyện siêng triều Ngũ Đài Sơn để cầu chư Bồ tát, chư Phật gia bị, độ cho vong linh cha mẹ tôi sớm thoát khỏi, sớm sinh về cõi Tịnh Độ hoặc cho thiên tai ngàn sau trước mắt..., nếu tôi chẳng đến được thánh cảnh Ngũ Đài Sơn, tôi cũng chẳng dám thối lui trọng nguyện này. Nếu chẳng may thân này có chết đi, thì hồn này vẫn tiếp tục lạy cho đến Ngũ Đài Sơn mới thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát cười hoan hỷ và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật là hiếu tâm kiên cố! Nay tôi về Ngũ Đài Sơn, cũng không có chuyện gì gấp. Tôi xin thay ông mang hành lý, làm bạn đường đưa ông đi. Ông cứ việc vừa đi vừa lạy thì được nhẹ nhàng, có thể đi nhiều và xa hơn, mà tâm ông cũng chẳng phải chia chẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu được như thế thì công đức của ông vô lượng. Tôi mà đi lạy đến được Ngũ Đài Sơn, tôi nguyện đem công đức này một nửa hồi hướng cho cha mẹ tôi sớm chứng Bồ đề, còn một nửa xin dâng ông để đáp lại lòng tốt của ông, ý ông thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chẳng dám! Ông là người con hiếu thảo, chuyện tôi làm là thuận tiện đường đi, ông chẳng cần nói chuyện ơn nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là ông Văn Cát ở giúp đỡ săn sóc Sư trong bốn hôm là lành bệnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Một bài học rất thâm thúy. Nước và tuyết khác tên, khác tướng, nhưng thể đồng, không gì sai khác. Cũng như Phàm - Thánh, Tâm - Thức, Sanh Tử - Niết Bàn. Chúng sanh với Phật tuy hai nhưng vốn là một thôi.</I></P>
</span></span>