vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 66%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
508
Điểm tương tác
107
Điểm
43
Bài 1.- Khải thỉnh.

Kính Các Bậc Thiên Tri Thức và các Bạn.

Chúng ta thường nghe nói:

+ Thượng Đế tạo ra vũ Trụ và con người. ?

+ Nhà Phật nói: NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO ?

Vậy theo các Bạn:

+ Tâm nào Tạo ?

+ Tâm tạo ra cái gì ?

+ Có khi nào Tâm hết Tạo ?

+ V.v... và V.v... ?


Kính mong Các Bậc Tri Thức và Các Bạn cho xin Cao kiến ạ.

Kính mong.
Kính Thầy ạ,
Hì hì cho kẻ nghiện rượu lải nhải vài câu ạ.

Nếu có thượng đế, vậy có hạ đế, có bình đế chăng?
Vậy thượng đế tạo ra vũ trụ và con người, thì những đế khác lại tạo ra cái gì ạ?

"Nhất thiết duy tâm tạo"

Vậy tâm nó tròn hay méo?
Vậy tâm nó cao hay thấp?
Vậy tâm nó mập hay gầy?
....
Nhất thiết..? Tại sao phải nhất thiết? Sao không nhị thiết, tam thiết?...

Hì hì

Tâm tạo... tạo cái gì? Ơ tại sao phải tạo?Tạo ra lại để làm cái gì?...

Tâm không tạo, ngồi, đứng, nằm trên hoa sen...ơ mà không biết đúng không ạ??? Ha ha
Kính vạn vấn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
1,290
Điểm
113
.......
Nếu có thượng đế, vậy có hạ đế, có bình đế chăng?
Vậy thượng đế tạo ra vũ trụ và con người, thì những đế khác lại tạo ra cái gì ạ?

"Nhất thiết duy tâm tạo"

Vậy tâm nó tròn hay méo?
Vậy tâm nó cao hay thấp?
Vậy tâm nó mập hay gầy?
....
Nhất thiết..? Tại sao phải nhất thiết? Sao không nhị thiết, tam thiết?...

Hì hì

Tâm tạo... tạo cái gì? Ơ tại sao phải tạo?Tạo ra lại để làm cái gì?...

Tâm không tạo, ngồi, đứng, nằm trên hoa sen...ơ mà không biết đúng không ạ??? Ha ha
Kính vạn vấn
Kính Bạn Vạn Vấn.

Cảm ơn Bạn đã vào Thảo luận.- Đã làm tác nhân đê suy tư...

VQ xin phép sẽ bàn bạc với các Bạn ở phần "Khi nào Tâm Không tạo".- "Ở phần Thế Giới Vô Vi"". (sẽ viết sau khi thảo luận hết phần "Thế giới Hữu Vi".

Mến.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
1,290
Điểm
113
Bài 23.- Không Gian Vô Biên.- Không có phương Tướng

Kính các Bạn:

Chúng ta thử suy tư:

Vũ trụ bao lớn ? Có chỗ tận cùng chăng ?

Kính các Bạn:

Người ta thường quan niệm: Vũ Trụ rất rộng lớn. Gồm 10 phương Không gian. Là: 1. Phương Đông, 2. Phương Tây, 3. Phương Nam, 4. Phương Bắc, 5. Phương Trên, 6. Phương dưới và 4 phương cạnh. Tổng là 10 phương.

* Nhưng vấn đề này. Kinh Bát Nhã dạy: Phương Không: Là pháp quán Các Phương Tướng là không thật.

* ĐT ĐL triển khai thành pháp quán Đại Không, triển khai lý Phương Không. Như sau:

Thế nào gọi là đại không ?

....... Này Tu Bồ Đề ! 10 phương gồm phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, bốn phương chéo, phương trên, phương Dưới đều là không, đều chẳng phải thường, chẳng phải diệt. Vì tánh của 10 phương tự như vậy, nên gọi là đại không.

+ Các Phương hướng.

Hỏi: Trong Phật pháp không thấy nói đến tên của các phương, vì phương không được xếp vào 5 ấm, 12 nhập, 18 giới. Trong Phật pháp cũng không nói các phương là pháp có thật, vì tìm khắp các nhân duyên cũng đều là bất khả đắc.
(hết trích)

VQ tư duy rằng:

+ Sở dĩ có phương Đông, Tây v.v... vì căn cứ vào mặt trời Mọc.- Thì cho rằng phương Đông, mặt trời lặn thì cho là phương Tây v.v...

- Nhưng mặt trời thật là "Có Mọc- Lăn" chăng ? Hỏi là tự trả lời ạ...

* Như vậy phương tướng chẳng thật có. Vì sao? Vì chẳng có phương nào thật sự được gọi là phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc... cả. Đây chỉ là một quy ước của con người.

* Bởi vậy.- Phật pháp cũng không nói các phương là pháp có thật, vì tìm khắp các nhân duyên cũng đều là bất khả đắc.- 10 phương là bất khả đắc, thì vũ trụ y cứ trên 10 phương cũng là bất khả đắc.- Nói cách khác Vũ Trụ chỉ là sự qui ước trên ão tưởng.- Kinh nói:" “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”. Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.".

* Có thể khái quát: Vũ Trụ rất rất nhiều Thế Giới như thế. - Chỉ do con người vọng tưởng ra và quy ước.- Thật ra chỉ là hiện tướng của "Tâm".- Nên "Tâm" bao lớn thì Vũ trụ bao lớn...

Mà "Tâm" thì:

Nói lớn là: Phóng chi tắc Cala Pháp giới. (Lớn thì không có cái gì lớn bằng)
Nói nhỏ là: Thâu chi tắc tế nhập vi trần. (Nhỏ có thu vào một "hạt" ***, notron hay electron. Nhà Phật gọi là Vi trần).-

Có người sẽ hỏi rằng: Như vậy sao trong kinh vẫn nói 10 phương thế giới. Như kinh ADi Đà Phật nói cõi Tây Phương ?.- kinh Duy Ma Cật có nói :" Bồ tát có thần thông lực, siêu việt 10 phương thế giới, biến 7 đêm thành một kiếp". ?

VQ tư duy rằng:

  • Khắp 10 phương thế giới là chỗ nào ?
  • Mặt trời, có đã là trung tâm vũ trụ để từ đó quy chiếu ra các phương hướng chưa ? Trong khi vũ trụ là vô biên...
  • Bất cứ hành tịnh nào...Bất cứ một điểm nào... bất cứ một con người nào.- Cũng không phải là Trung Tâm Vũ Trụ... Mà cũng là Trung Tâm vũ trụ.- Tùy theo lòng chấp.- Cho nên mỗi người sẽ có Vũ trụ của riêng mình.

- Cho nên 10 phương thế giới là Không chỗ nào cả.

- Đó Là khi cái biết tòan tri hiện hữu (một niệm), khi thực tại tuệ giác hiện hữu (một niệm), thì lúc đó nhận ra Thể của các pháp. Biết rõ thể của các pháp là Tánh Không. Vì nhận ra Thễ của các pháp nên có thể tùy duyên ứng pháp, tùy duyên ứng pháp, mà luôn rổng rang tự tại.(biến khắp 10 phương)- Đó là Một niệm ứng khắp 10 phương (10 phương là từ để ám chỉ cho số nhiều).

Tóm tắc: Không gian là không thật có. Vũ trụ là do Ý thức vọng tưởng mà thấy ra và ý thức lại quy ước ra thành ngôn ngữ, văn tự để chỉ định Vũ trụ cái "hư ão".

phật5.webp
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,466
Điểm tương tác
1,093
Điểm
113
Bài 23.- Không Gian Vô Biên.- Không có phương Tướng

Kính các Bạn:

Tóm tắc: Không gian là không thật có. Vũ trụ là do Ý thức vọng tưởng mà thấy ra và ý thức lại quy ước ra thành ngôn ngữ, văn tự để chỉ định Vũ trụ cái "hư ão".

phật5.webp

Hề hề,

Duy thức tông đưa ra hai luận thuyết nói về vũ trụ: Đa thức luận và Ý thức luận.
Lời của Thầy Viên Quang chính là nói về Ý thức luận. Luận này giải thích về Danh ngôn huân tập được chia ra làm Huyễn cảnh và Thực cảnh.
Huyễn cảnh là cái không thực thuộc biến kế chấp như lông rùa, sừng thỏ. Thực cảnh là sanh hữu hiện hành theo y tha duyên một phần thuộc danh ngôn huân tập một phần thuộc hữu chi huân tập thường được ngôn từ hiện đại chỉ đích danh là cảnh trạng hiện hữu khách quan được Phật giáo gọi là Phú đế (Tục đế). Y theo danh ngôn và hữu chi huân tập này chư Thánh giả, Bồ tát phát nguyện giúp đời sẽ nương Pháp thân mà hóa hiện chư pháp tùy duyên mà cứu độ chúng sanh. Pháp tùy duyên này được Kinh tạng đại thừa gọi là Như huyễn tam muội hay Du hí thần thông.

Đứng trên lý thế gian thì Thuyết vũ trụ quan của khoa học hiện đại có chứng minh hay thuần giả thuyết đều chỉ là sản phẩm của sở tri pháp nên chỉ ngang mực ý thức mà thôi. Nó hình thành các thuyết phái sanh, sanh từ sự phóng chiếu của tự ý thức mà tạo ra vũ trụ của ý thức. Khi Ý thức tạp nhiễm thì thuyết điên đảo; khi Ý thức thanh tịnh (Kinh Lăng già gọi là phàm phu thiền) thì thuyết phân biện rõ ràng lưỡng cực đoan chân - giả theo duyên sanh và...chấm hết. Nó không mang lại lợi ích gì cho vị hành giả chứng ngộ chân đế, giải thoát nhị nguyên và giải thoát tri kiến mà chỉ là những hý luận thuần tưởng tùy miên phiền não và hữu tập khổ đau.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 58%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
425
Điểm tương tác
112
Điểm
43
Thực chất, Thực Tánh con người với con két trống rỗng trống không, nên con người với con két học nói lại không khác biệt nhau.
Còn người này với người khác cùng học giáo lý Phật giáo nói lại khác biệt nhau.
Why?
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
1,290
Điểm
113
.... giả theo duyên sanh và...chấm hết. Nó không mang lại lợi ích gì cho vị hành giả chứng ngộ chân đế, giải thoát nhị nguyên và giải thoát tri kiến mà chỉ là những hý luận thuần tưởng tùy miên phiền não và hữu tập khổ đau.

Trừng Hải
Cảm ơn Bác Trừng Hải tham gia thảo luận.

* Theo gợi ý của Bác.- VQ sẽ triển khai về mặt Chân Đế.- Chân Như Vô Vi.
(Sẽ nói vào Phần B.- "Khi nào Tâm Không tạo".- "Ở phần Thế Giới Vô Vi"". (sẽ viết sau khi thảo luận hết phần "Thế giới Hữu Vi".

Kính
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 58%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
425
Điểm tương tác
112
Điểm
43
Còn người này với người khác cùng học giáo lý Phật giáo nói lại khác biệt nhau.
Không thấy Pháp thực để đối chiếu, thì muôn đời chúng ta chỉ biết Pháp qua những tâm tạo mà chúng ta đã từng góp nhặt, từng mảng vụn vặt trong ký ức mà thôi.
Tệ hơn nữa là chỉ biết qua tâm tạo của người khác, rồi người khác, người khác nữa v.v…
Thế là cả một chuỗi Ý thức biến dạng, méo mó chồng chất lên nhau!

Bấy giờ không phải là một “cái đầu” mà hàng ngàn cái “đầu thượng trước đầu” nên cái thực – pháp – đã bị đẩy vào ảo tưởng của thế giới do tâm chúng ta tạo.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 58%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
425
Điểm tương tác
112
Điểm
43
Tu để Thấy Pháp mới là mục tiêu tối thượng. .
Đức Phật nói: "Ai thấy Pháp tức thấy Phật."

Pháp ở đây không phải là Phật mà là Sự Thật.
Thấy Pháp là thấy Sự Thật ở ngay chỗ Pháp.

Chúng ta chưa thấy Sự Thật thì nhận thức qua Ý THỨC là tạp tưởng của chúng ta mà thôi.
Có điều chúng ta cũng cần phải lưu ý và thận trọng đó là cái hiểu qua Ý thức tâm tạo ra của chúng ta.
Hiểu chỉ là giai đọan tưởng tri, và thức tri, nhận thức qua ngôn ngữ, ý niệm và thế trí, chưa phải là tuệ tri hay liễu tri, nhận thức trực tiếp bằng trí tuệ thực chứng.
Vì vậy, có nhiều điều chúng ta tưởng như chúng ta đã hiểu mà thực ra chỉ bị tâm tạo ra Ý THỨC đánh lừa.
Tâm rất đáng sợ, như lửa cháy giặc dữ, chẳng có gì có thể thí dụ sự nguy hại của Tâm.


Tất cả pháp đều là Phật pháp nghĩa là tất cả con người chúng ta đều là Phật Pháp cũng có nghĩa là tất cả con người chúng ta vô phân biệt, vô khác biệt với tất cả con người chúng ta cũng có nghĩa là tất cả con người chúng ta gọi là Nhất Chân hay còn gọi là Thiên Chân hay còn được gọi là Nhất Tâm hay còn được gọi là Bất Nhị nghĩa là tất cả con người chúng ta vốn là Pháp Huyễn không phải thật nên tất cả con người chúng ta không phải Một Vật không phải Hai Vật mà là Bất Nhị.

Tất cả con người chúng ta thay vì suốt ngày rỉ rả nói giáo lý này, thế trí biện thông luận giải cho cái kia chỉ khiến Bất Nhị thành CÓ Ta CÓ Bất Nhị.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,312
Điểm tương tác
1,290
Điểm
113
Bài 24.- Địa Đại phần Sắc chất của Vũ Trụ.

+ ĐẠI: Nhất pháp giới là toàn tánh của vũ trụ. Ở nơi Nhất pháp giới này, có thể phân ra tổng tướng (thể) và biệt tướng (muôn pháp sai khác). Tâm Chân như là "tổng tướng" (tướng chung) của tất cả pháp; thể tánh nó bình đẳng, song cũng tóm thâu tất cả tướng, nên gọi là "đại".

+ ĐỊA: Đất . Ví như Quả Đất, các hành tịnh, núi đồi, đại địa v.v...

DUY TÂM NÀO TẠO ra Vũ Trụ và Con người ? Htinh_10

HT. Th Từ Thông có bài viết về Đại Địa:

THI CA 33.- CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN

Nhất địa cụ túc nhất thiết địa
Phi sắc phi tâm phi hạnh nghiệp

......

Dịch nghĩa:

* Đất một cõi cùng với đất hằng hà sa cõi
Cõi nhất chân, không sắc cũng không tâm
Cõi như nhau, không CỰC LẠC, TA BÀ
Đất một cõi là đất hằng hà sa cõi....

TRỰC CHỈ

ĐỊA có nghĩa là cõi, là cảnh giới. Cảnh giới có loại cảnh giới vật chất, cụ thể như những hành tinh, thiên thể mà các nhà thiên văn học đang khám phá, đang tìm hiểu về sự cấu tạo, hình thành. Cảnh giới nào có thể có sự sống, cảnh giới nào không… Theo giáo lý Phật dạy, cảnh giới vật chất cụ thể nầy nhiều lắm, phải dùng thứ ngôn từ vượt ngoài tính đếm để nói: "Hằng hà sa số". Hằng hà sa số đã nhiều vô lượng vô biên A tăng kỳ thế giới"… Cái từ nghe như sâu xa hun hút và ngộp thở ấy, nó nhiều biết chừng nào! Vậy mà, qua cái thấy của người chứng đạo thì tất cả cõi hay cảnh giới đó, gộp lại trong một từ PHÁP GIỚI. Rồi qua sự quán chiếu và tư duy, người chứng đạo đánh giá: NHẤT CHÂN.

PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN

Nghĩa là pháp giới cùng chung một bản thể là CHÂN là NHƯ. Không cảnh giới nào ngoài cảnh giới nào, không cảnh giới nào tốt hơn, quý hơn, sướng hơn cảnh giới nào. Vì tất cả đều CHÂN NHƯ, cùng một chất lượng CHÂN NHƯ giống nhau. Do vậy, dưới con mắt tuệ của người chứng đạo:

"Nhất địa cụ túc nhất thiết địa".

Ngoài "cảnh giới" hay "cõi" cụ thể vật chất ấy, còn một thứ "cảnh giới" một thứ cõi lòng, cái thứ "cõi ở lòng" nầy nó tác động trực tiếp vào cuộc sống của con người. Đây mới là cảnh giới đáng kinh sợ, đáng quan tâm để tu học. Phật TÂM của ta vốn trong sáng, thanh tịnh vốn có, tự thể của Tâm là thể thanh tịnh, trong sáng. Nó là NHẤT CHÂN. Nó không có ưu tư, khổ vui… gì gì cả. Thế, nó cũng là một thứ: PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN.

Vậy mà thực tế, có lúc ta vui, lúc buồn, lúc tham lúc si, lúc không còn muốn sống, thậm chí có người quyên sinh thật.

Thế vui khổ do con người. Ta bà hay Cực lạc do con người.

Cảnh giới thanh tịnh an lành đáng sống hay ô trọc khổ đau không muốn nhìn thấy cõi đời… cũng do con người. TÂM con người thì TÂM ai cũng như TÂM ai, đều là CHÂN NHƯ và cùng một bản thể NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI ở lòng ta đó chứ !

Thế là dưới mắt của THIỀN GIA của người chứng đạo. Pháp giới ngoại cảnh hay pháp giới nội tâm đều là: NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI. (hết trích)

Kính các Bạn.- Như các khảo sát trên thì có 2 loại Đại Địa:

1. Đại Địa thuộc sắc chất, là pháp hữu vi do Ý Thức vọng tưởng sanh.
2. Tâm Địa thuộc Chân Như là pháp Vô vi.- là pháp bất sanh.( như kinh Tâm Địa quán nói)

Phật dạy Đại Địa là do Nghiệp mà phát hiện.- Là nói Phần Hữu Vi này.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

“Ông còn không biết rằng: Trong Như Lai Tạng, tánh Địa là Chân Không, tánh Không là Chơn Địa, thanh tịnh bản nhiên, toàn khắp pháp giới tùy theo tâm chúng sanh, theo Nghiệp mà hiện."

ĐỊA THỦY, HỎA, PHONG, KHÔNG, KIẾN, THỨC gọi chung qua cái từ "thất đại", chúng là những hiện tượng biểu hiện từ bản thể Như Lai tàng. Bản thể duyên khởi sanh ra hiện tượng, hiện tượng duyên diệt quy về bản thể. Dù duyên khởi sanh ra, hay duyên diệt quy về, tánh chất của thất đại vẫn là "bất biến". Dù "bất biến" nhưng thường biểu hiện qua trạng thái "tùy duyên". Dù có "tùy duyên" nhưng "tùy duyên" trong chu trình "bất biến".

Tóm tắc:


  • Đại Địa thuộc sắc chất, là pháp hữu vi do Ý Thức vọng tưởng mà thấy có.
  • Tâm Địa là Vô Vi.- Là pháp Vô Sanh, Vô Tác.
  • Các cõi nước (Ta Bà hay Cực Lạc) đều là Nhất Chân .
  • Đại Địa - Hữu Vi & Tâm Địa - Vô Vi là Bất Nhị.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top