vienquang2

Bảo tàng 42 Chương .

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Tứ Thập Nhị chương kinh, là một pho chân kinh do chính Đức Phật thuyết ra, và được truyền khỏi xứ Ấn Độ từ rất sớm. Khi truyền đến Trung hoa, pho kinh này đã được đại quần chúng khát ngưỡng và tôn quý như một bảo vật truyền Quốc. Giai thoại này được Kim Dung tiên sinh diễn tả qua tác phẩm "Lộc Đỉnh Ký". Nội dung đại khái như sau :

....... Dưới thời đại nhà Mãn Thanh trị vì, có một vị Đại Thần lộng quyền muốn soán ngôi hoàng đế. Sợ bị mất nguyên khí quốc gia, các vị tiên đế đã ghi chép chỗ cất giấu bảo vật truyền quốc và định quốc thành "bí phổ", ẩn giấu trong TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH , và chia ra làm 8 phần. - chia ra lưu lạc nhiều nơi, ít ai rõ được chân tướng.

....... Trong thời gian đó, có Vi tiểu Bảo là một lãng tử trong nhân gian, đã có công trừ gian thần và gom lại đủ 8 phần Chân kinh, cuối cùng tìm được bảo tàng giấu trong Chân kinh, mà hộ quốc an dân.

....... Kính thưa các vị. Hôm nay, Thu tử mạo muội kính xin các Đạo hữu trên diễn đàn, một lần nữa chúng ta cũng theo dấu người xưa mà tìm trong 42 Chương kinh này, Bảo Tàng vô giá để "hộ thể an tâm" thành tựu Công đức vô lậu.

....... Cung kính xin mời các Vị.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Mục lục 42 chương

Gọi là 42 chương kinh. Vì đây là một tập hợp các bài kinh, được trích lượt từ nhiều bộ kinh trong khắp các hệ pháp Phật giáo. Nhưng đều do chính Đức Phật thích Ca mưu Ni thân thuyết . trong đó có bài trích từ kinh bộ Nikaya cũng có bài trích từ kinh bộ Ma ha diễn. có thể nêu thành Mục lục như sau:

Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

Chương 2: Trừ Dục Vọng, Dứt Mong Cầu

Chương 3: Cắt Ðứt Ái Dục, Xả Bỏ Lòng Tham

Chương 4: Thiện, Ác Phân Minh

Chương 5: Chuyển Nặng Thành Nhẹ

Chương 6: Nhịn Kẻ Ác Và Không Oán Hận

Chương 7: Ở Ác Gặp Ác

Chương 8: Gieo Gió Gặp Bão

Chương 9: Về Nguồn Gặp Ðạo

Chương 10: Hoan Hỷ Bố Thí Tất Ðược Phước

Chương 11: Sự Gia Tăng Của Công Ðức Trong Việc Bố Thí Thức Ăn

Chương 12: Nêu Ra Sự Khó Ðể Khuyên Tu

Chương 13: Hỏi Về Ðạo và Túc Mạng

Chương 14: Hỏi Về Tánh Thiện Và Ðại

Chương 15: Hỏi Về Sức Mạnh và Sáng

Chương 16: Bỏ Ái Dục Tất Ðắc Ðạo

Chương 17: Ánh Sáng Ðến, Bóng Tối Tan

Chương 18: Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không

Chương 19: Quán Xét Cả Thật Lẫn Giả

Chương 20: Suy Ra Cái "Ta" Vốn Là Không

Chương 21: Danh Vọng Hại Người

Chương 22: Tiền Của Và Sắc Dục Mang Lại Ðau Khổ

Chương 23: Gia Ðình Còn Tệ Hơn Lao Ngục

Chương 24: Sắc Dục Chướng Ngại Ðường Ðạo

Chương 25: Lửa Dục Ðốt Người

Chương 26: Thiên Ma Quấy Nhiễu Phật

Chương 27: Không Chấp Trước Tất Ðắc Ðạo

Chương 28: Ðừng Theo "Con Ngựa" Ý Niệm

Chương 29: Quán Tưởng Chân Chánh Thắng Ðược Sắc Dục

Chương 30: Lánh Xa Lửa Dục

Chương 31: Tâm Vắng Lặng, Dục Vọng Dứt

Chương 32: Không Còn Cái "Ngã" Thì Hết Sợ Hãi

Chương 33: Trí Huệ Và Sự Sáng Suốt Phá Tan Chúng Ma

Chương 34: Giữ Trung Dung Tất Ðắc Ðạo

Chương 35: Tẩy Sạch Cấu Bẩn, Chỉ Còn Vẻ Sáng

Chương 36: Sự Chuyển Ðổi Thù Thắng

Chương 37: Nhớ Nghĩ Ðến Giới Là Gần Với Ðạo

Chương 38: Có Sanh Tất Có Diệt

Chương 39: Sự Dạy Bảo Vốn Không Phân Biệt

Chương 40: Tâm Phải Thực Hành Theo Ðạo

Chương 41: Ngay Thẳng Dứt Trừ Dục Vọng

Chương 42: Hiểu Ðược Cõi Ðời Là Hư Huyễn
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

Kinh Văn:

...... Phật ngôn: "Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải Vô-vi Pháp, danh viết Sa-Môn. Thường hành nhị bách ngũ thập giới, tiến chỉ thanh tịnh, vi tứ chân đạo hạnh, thành A-la-hán."

....... Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Những vị từ giả người thân để xuất gia, biết tường tận tâm tánh, thấu hiểu pháp Vô-vi, được gọi là Sa-Môn. Họ thường xuyên hành trì 250 giới, tiến chỉ thanh tịnh, tu hành bốn đạo hạnh chân chánh, nên được thành bậc A-la-hán."

Tư duy:

* Thế nào là xuất gia ?

+ Xuất là ra khỏi. Gia là Nhà. có 3 cái nhà mà người tu cần ra khỏi. Đó là:

- Nhà thế tục (Thế tục gia).- là nhà thế gian, có sự ràng buộc của vợ chồng, con cái, anh em, quyến thuộc v.v... nó là nguyên nhân cản trở việc hành đạo và học đạo của bậc chân nhân, tu sĩ.

- Phiền não gia.- Là sự nung nấu của các ngọn lửa tham, sân, si nói chung là vô minh, là những điều kiện ngăn trở sự giác ngộ.

- Tam giới gia.- Là 3 cõi giới: Dục, Sắc và vô sắc. Dục giới là đời sống vật chất, Sắc giới là đời sống tình cảm, vô sắc giới là đời sống tư tưởng.

Kinh Pháp Hoa dạy: 3 cõi không an, dường như nhà lửa.

....... Người tu Đạo Phật cần phải lìa bỏ sự trú ẩn trong các nhà này.

- Đó là ý nghĩa xuất gia theo Đạo Phật.

- Hình tướng của người xuất gia Đạo Phật, là cạo đầu, mặc áo hoại sắc (vàng, nâu, lam), thiểu dục, tri túc.


images
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Thức tâm- đạt bổn.

Thế nào là "Thức tâm- Đạt bổn" ?

+ Thức tâm. Là biết rõ về Tâm.

....... TÂM là một khái niệm mơ hồ, bất nhất, khó hiểu nhưng lại quan trọng bậc nhất trong giáo trình tu học Phật pháp. Người tu Phật mà không biết rõ về Tâm, thì như người đi trong Đô thành lạ, mà bị mù, không người dẫn đường, thì quanh quẩn, nhọc công rốt cuộc không thể về đến nơi bảo sở.

....... TÂM không dài, vắn, vuông, tròn; không xanh, đỏ, tím, vàng; cũng không nặng, nhẹ, v.v... Nhưng không có tâm, thì con người không thể hoạt động, không thể sống được.

....... Trong lĩnh vực học thuật PG. Có thể phân chia theo công dụng mà định nghĩa về TÂM đại khái như sau:

- Đối với khối thịt trong cơ thể để lưu thông máu huyết, thì gọi là "Nhục đoàn tâm".

- Với Ý thức phân biệt, để nhìn vạn pháp, thì gọi là "Tâm Ý".

- Với sự suy nghĩ phân biệt, suy tính, thì gọi là "Duyên lự tâm".

- Với sự tích lũy, chất chứa qua học hỏi, thì gọi là "Tích tụ tinh yếu tâm".

- Với sự nóng giận, tham lam, si mê v.v.. thì gọi là "sân tâm", "tham tâm", "si tâm" v.v...

Những tâm như trên gọi là ÁC TÂM.

- Lòng thương người thì gọi là "Bi Tâm".

- Tâm trong Thiền định, gọi là "Thiền Tâm', trong Niệm Phật gọi là "Tịnh Tâm" v.v...

Những tâm như vậy gọi là THIỆN TÂM.

* Gom tất cả Thiện Tâm và Ác Tâm thì gọi là "Vọng Tâm".

* Đối lập với "Vọng Tâm" gọi là "Chân Tâm".

* Biết rõ : Ngôn vọng hiễn chư Chơn, Vọng Chơn đồng nhị vọng.- Đó là biết tất cả tâm đều là "Vô Tâm".

LIỄU TRI TẤT CẢ TÂM (Chơn + Vọng + Vô ) ĐỀU LÀ NHƯ TÂM.- Đó là THỨC TÂM (biết rõ về tâm).

+ Thế nào là ĐẠT BỔN ?

- Người luôn luôn thấu triệt được nguồn cội của vạn pháp, vốn là Tánh Không, là Như.

Thí dụ: Vi trần và Thế giới: Là một khái niệm theo ức tưởng của chúng sanh. Chúng sanh cho rằng.- Vi trần là vô cùng nhỏ, Đại Thiên Thế giới là vô cùng lớn. Nhưng trong thật tướng, thì vi trần là Tánh Không, Đại thiên thế giới cũng là Tánh Không, vì vậy 2 pháp đó đều bình đẳng Tánh Không. Bản thể của Tánh không là NHƯ. Biết rõ Thể Như là ĐẠT BỔN.

Như tích truyện Thiền Lão Thiền Sư sau đây:

đối đáp với vua Lý Thái Tông mà sách Thiền uyển tập anh ngữ lục có chép. Sau đây là đoạn đối đáp giữa nhà vua và thiền sư:

“... Vua hỏi:

- Hòa thượng trụ trì ở núi này đã bao lâu?

Sư đáp:

- Đản tri kim nhật nguyệt,

Thùy thức cựu xuân thu.

但 知 今 日 月,

誰 識 舊 春 秋.

(Chỉ biết ngày tháng này, Ai rành xuân thu trước.)

Vua hỏi:

- Hàng ngày hòa thượng làm gì?

Sư đáp:

- Thúy trúc, hoàng hoa phi ngoại cảnh,

Bạch vân, minh nguyệt lộ toàn chân.

翠 竹 黃 花 非 外 景,

白 雲 明 月 露 全 真.

(Trúc biếc, hoa vàng đâu cảnh khác, Trăng trong, mây trắng hiện toàn chân.)

Vua lại hỏi:

- Có ý chỉ gì?

Sư đáp:

- Nhiều lời vô ích!

Vua bừng tỉnh ngộ”.


Vâng ! thưa Các Bạn : Cái biết được .- Trúc biếc, hoa vàng BẤT DỊ, Trăng trong, mây trắng đều CHÂN NHƯ.- Như vậy gọi là Đạt Bổn.

Đối với người Thức Tâm Đại Bổn thì :

Bồ Đề quả thục Nhất Chân phi sắc, phi không.

Bát nhã hoa khai vạn pháp tức tâm, tức Phật.


Nghĩa là:

Trái Bồ Đề chín mộng, thì thấy pháp giới là Nhất Chân- Chẳng phải sắc, chẳng phải không.

Hoa Bát nhã nở rộ, thì biết các pháp đều là Tâm, đều là Phật.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* giải Vô-vi Pháp.

* Vô vi pháp là pháp không phải do nhân duyên hòa hợp mà thành, không bị ràng buộc bởi bất cứ sự việc gì. Kinh dạy: Pháp có sanh, có trú, có diệt là hữu vi pháp, Pháp bất sanh, bất trú, bất diệt là vô vi pháp.

Có 6 pháp vô vi:

1. Hư không vô vi : Hư không là một từ ngữ trừu tượng để chỉ khoảng không gian không có vật chất.
-Thí dụ:Trong khung cảnh không gian chung quanh tôi,tôi nhận thấy.-Đây là cái bàn,đây là cái ghế,đây là cây cột nhà v.v...Và khoảng không gian mà tôi không thể xác định được đó là vật gì thì tôi gọi đó là HƯ KHÔNG.
-Như vậy HƯ KHÔNG là một từ Ngữ trừu tượng,không thể nắm bắt,không có thật thể.
HƯ KHÔNG CHỈ CÓ DANH TỰ MÀ KHÔNG CÓ THỰC THỂ.
VÔ VI CŨNG LÀ PHÁP KHÔNG CÓ THỰC THỂ,VÌ PHÁP TÁNH,VÌ NIẾT BÀN,VÌ CỰC LẠC V.V...LÀ PHÁP TỊCH DIỆT CHƠN KHÔNG LÀ PHÁP CHỈ CÓ DANH TỰ MÀ KHÔNG THỰC THỂ NHƯ HƯ KHÔNG NÊN GỌI LÀ HƯ KHÔNG VÔ VI.

2. Trạch diệt vô vi : Trạch là chọn lựa,diệt là tên khác của Niết bàn ,an lạc.Do chọn lựa Phải trái (trạch pháp),mà hưỡng được Niết Bàn nên gọi là Trạch diệt Vô Vi.

3. Phi trạch diệt vô vi :Nghĩa là Vô Vi cũng không phải do Trạch Pháp mà được.

4. Bất động vô vi : Nghĩa là Diệt Đế vốn Như Như Bất Động.

5. Tưởng thọ diệt vô vi : Là tiến trình nhập Niết bàn xuyên qua Pháp Thiền Cửu Thứ đệ Định,của Chư Vị A la Hán,và Siêu Việt Định của Đức Phật.Trong quá trình này Chư Phật và A la Hán xã bỏ tất cả những Ức tưởng,những xúc,tác ý, thọ ,tưởng, tư của Vọng thức,mà thể nhập hoàn toàn Diệt Đế,Các ngài bằng Chơn Trí chiếu kiến và Thể nhập Chơn Như Lý .

6. Chân như vô vi : Pháp vô vi chân thật thường Như, không hư vọng biến đổi.

+ Theo tư tưởng Giáo lý Nguyên thỉ, thì chỉ có Niết bàn là pháp vô vi.

Người liễu triệt được Vô vi, gọi là giải vô vi pháp.
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
* giải Vô-vi Pháp.

Có 6 pháp vô vi:

+ Theo tư tưởng Giáo lý Nguyên thỉ, thì chỉ có Niết bàn là pháp vô vi.

Người liễu triệt được Vô vi, gọi là giải vô vi pháp.

Kính đạo hữu Thu tử

_ Ắt hẳn do nương tựa vào nguồn gốc lịch sử ra đời bản kinh Tứ Thập Nhị Chương nên lấy giáo pháp Hóa Địa Bộ và Nhất thiết hữu bộ (Câu Xá Luận?) giải vô vi pháp?

1, Hư không: Phạn ngữ là Akasa, nghĩa là không gian (space), có hai

_ Paricchinnakasa: là không gian giới hạn (limited space), thuật ngữ Phật giáo là Akasa-dhatu_Không đại hay Không giới thuộc Sắc uẩn. Cũng là đề mục của phép thiền na Kasina.
Do không đại mà sắc pháp sanh (đất nước gió lửa- không) và hiện hành (tròn, vuông, trên, dưới, chung quanh...)

_Ạtakasa: không gian vô biên giới, là đề mục thiền na trong phép thiền Vô sắc, Không Vô Biên Giới-Akasanancayyatana.
Theo Theravada, hư không vô biên vốn không có thật, chỉ là đối tượng thuần lý. Về sau được Đại thừa triển khai hư không vô biên là Hành Không- Asankhata dharma...

2, Bất Động: Phạn ngữ là Anenjata, thuộc Hành uẩn gồm Thiện Pháp, Bất Thiện Pháp và Bất động. Thiện pháp- Bất thiện pháp (là gốc rễ- Hetu hay Mula, tham sân si và vô tham, vô sân và vô si) ở Hành duyên Vô Minh mà sanh hữu vi pháp...(Duyên khởi) có tánh phi thường bởi do nhân đối đãi (nhị nguyên); nhân đối đãi "không khởi" tức thị là Bất Động (giáo pháp vô tâm hay chân tâm bất động).

3, Trạch diệt vô vi: trí huệ diệt tận dục vọng

4, Phi trạch diệt vô vi: duyên do thiếu nhân nên hữu vi pháp vô sanh.
...

* Sanh tại quả địa cầu nên người tầm cầu đạo lộ phải am tường lý: không có pháp vô vi ngoài các pháp hữu vi; không hề có pháp thường ngoài chư pháp vô thường...

Kính xin bổ túc vài thông tin, dữ liệu về VÔ VI PHÁP, nhưng do bởi nơi ngôn-sở thuyết không hề có pháp chân như, chỉ hỏi tha nhân đâu là cành hoa thạch thảo, ghi dấu cho lời phát nguyện "tự tịnh kỳ tâm".
Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát mà đáo Niết Bàn.

Kính, trừng hải


 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Kính Bác trừng hải. Thu tử chỉ là kẻ hậu học, nên không phải là chư Thượng tọa thuộc Hóa Địa Bộ (đã thất truyền),và Nhất thiết hữu bộ . Chỉ là học hỏi theo Tổng quan PG mà thôi.

....... Vâng Thu tử cũng học lóm được ở Tam Luận Tông, nên cũng xin kể thêm vài thông tin, dữ liệu về VÔ VI PHÁP như sau :

Phật dạy :
Chơn tánh hữu vi không

Duyên sanh cố như huyễn

Vô vi vô khởi diệt,

Bất thật như không hoa

nghĩa:

Tánh hữu vi vốn không,

Duyên sanh nên như huyễn

Vô vi không sanh diệt,

Chẳng thật như hoa đốm,


Nên biết Vô vi thực tánh là Không.- trong 18 pháp quán không, Tổ dạy Vô vi Không:

Hỏi: Vì sao nói pháp Hữu vi lẫn pháp Vô vi đều là KHÔNG ?

ĐT ĐL dạy:

....... Đáp: Thật Tướng của pháp Hữu vi là Vô vi, mà tướng của Vô vi là KHÔNG, nên hết thảy pháp hữu vi lẫn vô vi đều là KHÔNG cả.

....... Phàm phu điên đảo chấp có tướng hữu vi là sanh diệt, tướng vô vi là bất sanh diệt, mà chẳng biết rằng, ở nơi Thật Tướng, thì hữu vi và vô vi đều là KHÔNG cả.

....... Người tu 4 Thánh Đế rõ biết được tướng của vô vi là KHÔNG. Ví như trú nơi Khổ, rồi tiến tu đoạn Tập, chứng Diệt, là được vô vi. Từ đó mới tu Đạo, được giải thoát, vào Niết bàn.

 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,449
Điểm tương tác
1,080
Điểm
113
Kính đạo hữu Thu tử

_ Tổng quan theo văn tự nghĩa là cái nhìn (kiến) tổng quát qua pháp tổng hợp mà chỉ rõ tánh chất chung các sự kiện pháp (chính yếu) cấu thành vấn đề, mà theo

1, Theravada: duy chỉ có Niết Bàn là pháp Vô Vi.

2, Mahayana: thêm hư không nên có ba: Vô vi trạch diệt; Vô vi phi trạch diệt; Hư không.

Có sai khác nơi hai chữ Hư Không.
Hư Không được đại thừa xiển dương qua giáo pháp Tánh Không và đồng nhất Hữu Vi và Vô Vi (như giáo thuyết vạn pháp nhất như). Nên tuy dị biệt nhưng tưu chung đều cùng một pháp quy y, là lý cần thông đạt nơi người tầm cầu đạo lộ. Chương II, Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Phật Đà ngôn:

Xuất gia sa môn giả, đoạn dục khử ái, thức tự tâm nguyên, đạt thâm Phật Lý, ngộ Vô Vi Pháp

Là chỉ rõ đường đi lối vào mà thông đạt (ngộ) Vô Vi Pháp, cũng chính là ĐẠO (BÁT CHÁNH ĐẠO- ĐẠO ĐẾ), là vấn đề cần làm sáng tỏ, bổ sung thêm ngoài cảnh giới "ngộ Vô Vi Pháp".

(Trong phần mở đầu của Bổn Sanh Kinh, Vi Diệu Sử Phật Đà Thích Ca Mâu Ni, có một đoạn mô tả bậc tịnh hạnh Sumedha, trước khi ly gia, tu tập, phát nguyện vô thượng và được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký, Quán Pháp Vô Vi. Ai là người có ý nguyện hóa giải nghi tâm về Vô Vi Pháp có tìm hiểu thêm,)

Cầu cho chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát, đáo Niết Bàn.

Kính, trừng hải

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Sa môn là gì ? :

....... Thông thường, để phân biệt người tu và người thế gian, các bậc học giả thường dùng những từ ngữ chuyên biệt để xưng gọi. Tu sĩ Ấn giáo gọi là Bà la môn. tu sĩ Lão giáo gọi là Chân nhân, v.v... Đối với tu sĩ Phật giáo, thì có chia ra nhiều cấp bậc tùy theo giới phẩm để phân biệt. mới tu chưa xuất gia gọi là Tịnh Nhơn, xuất gia thọ 10 giới gọi là Sa di, mới thọ 250 giới gọi là tỳ- kheo, chỉ những vị Tỳ kheo trưởng lão mói được xưng là Sa Môn.

- Trong Luật Tiểu định nghĩa Sa Môn: “Cần tu Giới, Định, Huệ, tức diệt tham sân si, danh vi Sa Môn (siêng năng và chuyên cần thực hành Giới Định Huệ, đoạn tận tham sân si, tôn xưng là Sa Môn).

- Kinh Tứ Thập Nhị Chương định nghĩa: “Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp, danh viết Sa Môn” (từ giã cha mẹ, đi xuất gia học đạo, nhận rõ nguồn tâm, hiểu thấu pháp Vô vi, thậm tín giáo pháp, gọi là Sa Môn).


Kinh Du Hành trong Trường A Hàm, quyển 3 và luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 66 thì Sa Môn được chia làm 4 hạng:

Sau khi dâng cúng dường Đức Phật bữa cơm cuối cùng, ông Thuần Đà bạch Đức Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn, trong hàng Sa Môn có mấy hạng?

Đức Phật đáp:

- Có 4 hạng Sa Môn. 4 hạng ấy là:

1. Thắng Đạo Sa Môn (Hành đạo thù thắng): Chỉ cho những bậc hành đạo thù thắng, có khả năng tự giác, như chư Phật, Bồ tát gọi là Đại Sa Môn.

2. Thuyết Đạo Sa Môn (Thị Đạo Sa Môn): Đây là chỉ cho những vị Sa Môn siêng năng tu học giáo pháp Phật đà. Sau khi tu học, các vị nầy có khả năng khéo phương tiện giảng dạy cho mọi người hướng về con đường chân chánh, cuộc sống có niềm vui, làm các việc lành, hiếu kính, nhận rõ Khổ - Tập - Diệt - Đạo, loại trừ tham sân si.

3. Mạng Đạo Sa Môn (Hoạt Đạo Sa Môn, Y đạo sinh hoạt): Đây chỉ cho các vị Sa Môn sống theo chánh pháp, tu tập Giới - Định - Tuệ, nhờ công đức tu tập mà thuyết phục mọi người đến với đạo (thân giáo).

4. Ô Đạo Sa Môn (Hoại Đạo Sa Môn, Vi đạo tác uế): Đây chỉ cho những vị Sa Môn có hình tướng bên ngoài, nhưng bên trong tâm thì tà vọng, dối trá, làm những việc ô uế, trộm cắp của người khác, bôi nhọ đạo pháp.

Ba hạng Sa Môn trình bày trên là những người giữ gìn mạng mạch Phật pháp, là suối nguồn thanh lương cho mọi người đến hụp lặn được mát mẻ, để tẩy trừ những cấu trược cuộc đời. Cho nên, một vị Sa Môn cần phải có những tiêu chuẩn: xa lìa ân ái, chế ngự các căn, không ô nhiễm các dục lạc, thương yêu hết thảy muôn loài, không làm tổn hại ai; gặp khó không phiền não, không tránh né, luôn sống với tinh thần “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”, gặp vui không mong cầu, thực hành hạnh nhẫn nhục như đất (1 trong 3 cách làm bạn Đức Phật dạy), nên được tôn xưng Sa Môn.


....... Sa môn ở đây, phải được hiểu là những bậc chân tu, đạo cao đức trọng, thấu tỏ nghĩa mầu nhiệm của Phật pháp vậy.
 

dieuduc

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Thu Tử,
Chào các Bạn,

d/đ cũng muốn trình bày chỗ hiểu của d/đ về VÔ VI PHÁP theo tài liệu bạn Thu Tử trích dẫn
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->


Phật dạy :

Chơn tánh hữu vi không

Duyên sanh cố như huyễn

Vô vi vô khởi diệt,

Bất thật như không hoa

nghĩa:

Tánh hữu vi vốn không,

Duyên sanh nên như huyễn

Vô vi không sanh diệt,

Chẳng thật như hoa đốm.
Thì d/đ hiểu : hữu vi là do duyên sanh nên tánh của hữu vi vốn là không thật. Vô vi thì không sanh diệt - nhưng cũng chẳng thật như hoa đốm. Nên d/đ nghĩ ý đức Phật muốn nói cho chúng ta biết - lời giảng của Ngài về hữu vi hay vô vi đều nói về cái chẳng thật <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->



Hỏi: Vì sao nói pháp Hữu vi lẫn pháp Vô vi đều là KHÔNG ?

ĐT ĐL dạy:

....... Đáp: Thật Tướng của pháp Hữu vi là Vô vi, mà tướng của Vô vi là KHÔNG, nên hết thảy pháp hữu vi lẫn vô vi đều là KHÔNG cả.

....... Phàm phu điên đảo chấp có tướng hữu vi là sanh diệt, tướng vô vi là bất sanh diệt, mà chẳng biết rằng, ở nơi Thật Tướng, thì hữu vi và vô vi đều là KHÔNG cả.

....... Người tu 4 Thánh Đế rõ biết được tướng của vô vi là KHÔNG. Ví như trú nơi Khổ, rồi tiến tu đoạn Tập, chứng Diệt, là được vô vi. Từ đó mới tu Đạo, được giải thoát, vào Niết bàn.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Theo d/đ thì chìa khoá giúp chúng ta hiểu được lời luận đáp này là câu : ở nơi Thật Tướng, thì hữu vi và vô vi đều là KHÔNG cả (* hiểu theo nghĩa _ đều không thật cả).

Vì nếu cái không thật của hữu vi và vô vi _ đều ở nơi thật tướng ; thì lại có nghĩa là nếu không có thật tướng thì cũng không có hữu vi và vô vi. Nghĩa là, từ thật tướng mới có ra tướng hữu vi, tướng vô vi.

Sở dĩ chúng ta bị điên đảo - là vì chúng ta _ chấp lời đức Phật giảng về tướng hữu vi, hoặc _ chấp lời đức Phật giảng về tướng vô vi mà bỏ quên lời đức Phật giảng về Thật Tướng.

Tổ Long Thọ (* vị Tổ được truyền thừa y bát của Phật _ gìn giữ diệu pháp) _ cũng nói :

Người tu Tứ Thánh Đế rõ biết được tướng của vô vi là KHÔNG (* hiểu theo nghĩa _ không thật). Ví như trú nơi khổ, rồi tiến tu đoạn Tập, chứng Diệt, là được vô vi. Từ đó mới tu Đạo, được giải thoát, vào Niết bàn

Thì theo d/đ hiểu _ ý Tổ Long Thọ nói : sau khi chúng ta rõ biết tướng của vô vi là không thật ; thì cái rõ biết đó chỉ mới giống như việc chúng ta trú nơi Khổ, để rồi tiến tu đoạn Tập, chứng Diệt. Khi chúng ta chứng Diệt được Khổ _ của tướng hữu vi rồi ; thì chúng ta được vô vi. Từ vô vi đó chúng ta mới tu Đạo, được giải thoát, vào Niết bàn.


Nên điều d/đ muốn chia sẻ cùng các Bạn _ là :

Muốn được giải thoát _ chúng ta phải học hiểu cả ba tướng : hữu vi tướng, vô vi tướng và thật tướng.

Khi diệt được khổ của tướng hữu vi rồi thì chúng ta chứng được tướng vô vi.

Từ tướng vô vi đó _ chúng ta mới có thể tu đạo giải thoát, vào Niết Bàn.

d/đ xin chia sẻ…

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Tiến chỉ thanh tịnh,* Hành trì 250 giới.

....... Đức Phật chế ra giới luật, nhằm ngăn ngừa sự xấu ác trong hàng đệ tử. Đối với hàng Ưu Bà Tắc, ưu bà di ( thiện nam, tín nữ) Phật dạy phải thọ trì 5 giới, Sa di thọ 10 giới, Tỳ kheo thọ 250 giới, tỳ kheo ni 348 giới v.v... Giới luật từ căn bản đến chi tiết, tức là căn bản giới Dứt ác, hành thiện, và càng lúc càng thêm chi tiết cũng triển khai từ căn bản này mà ra.

....... Bậc Sa môn trong đạo Phật, phải thực hành 250 giới.

....... * Thế nào là .- Tiến chỉ thanh tịnh ?

- Tiến là đi, chỉ là đứng, nhưng cũng có ý nghĩa suy nghĩ hay tỉnh lặng đều thanh tịnh, không bị tham, sân, si làm ô nhiễm. Cồ đức có câu :

"Nhật dụng vô phi đạo, Tâm an tức thị thiền"

Nghĩa là sự hoạt dụng hằng ngày mỗi mỗi đều chẳng khác đạo, Tâm lúc nào cũng an đó là thiền. Đó là ý nghĩa "Tiến chỉ thanh tịnh" .
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Tu hành bốn đạo hạnh chân chánh.

....... Tức là tu Tứ Diệu Đế (4 chân lý kỳ diệu). Gồm có :

+ Khổ Đế : Đời là khổ, có 8 thứ khổ là: Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương mà phải xa lìa khổ, ghét mà phải gặp khổ, cầu muốn mà không được khổ và 5 ấm suy thạnh khổ.

+ Tập Đế: Nguyên nhân sanh ra các khổ đó, là do Vô minh tham, sân, si ái.

+ Diệt Đế: Là Niết Bàn vô sanh diệt.

+ Đạo Đế: Là các phương pháp tu hành để đạt đến Niết Bàn. Gồm có : 37 phẩm trợ đạo, 8 Con đường Chơn chánh, 5 căn, 5 lực, 7 phần Giác Ngộ, v.v...

....... Người tu 4 Chân lý này sẽ được 4 quả Sa môn, mà cao nhất là quả A- la- hán.

Ở phần tựa kinh Tứ thập nhị chương. có ghi:

Kinh tựa

Kinh Văn:

Hán Văn: Thế Tôn thành Đạo dĩ, tác thị tư duy: "Ly dục tịch tịnh, thị tối vi thắng!" Trụ đại Thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc-dã uyển trung, chuyển Tứ-Đế-Pháp-Luân, độ Kiều-Trần-Như đẳng ngũ nhân, nhi chứng Đạo quả. Phục hữu Tỳ-khưu sở thuyết chư nghi, cầu Phật tiến chỉ. Thế-Tôn giáo sắc, nhất nhất khai ngộ, hiệp chưởng kính nặc, nhi thuận Tôn-sắc.

Dịch Nghĩa: Sau khi Đức Thế-Tôn thành Đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh, là thù-thắng nhất!" Rồi Ngài trụ trong Đại Thiền-định mà hàng phục ma đạo. Tại vườn Lộc-dã, Ngài chuyển Pháp-luân Tứ Đế, độ nhóm năm người của Tôn giả Kiều-Trần-Như đều chứng được Đạo quả. Lại có thầy Tỳ-khưu bày tỏ các chỗ còn nghi ngờ, cầu Phật dạy bảo sự tiến chỉ. Đức Thế-Tôn ban giáo sắc khiến ai nấy đều được khai ngộ. Các ngài cung kính chắp tay vâng lời, tuân thuận sự chỉ dạy của Đức Thế-Tôn.


Như vậy, Tứ Diệu Đế là pháp môn mà sau khi thành đạo Đức Phật đã dạy đầu tiên trong các pháp của Phật. Và cũng tứ Diệu Đế là pháp môn xuyên suốt và lồng vào trong tất cả giáo nghĩa của Đạo Phật.

Như trong kinh Đại Bát niết Bàn. Phật dạy:

....... Nay ta ở đây sắp nhập Niết Bàn. Trong những pháp : Quy y, giới luật, thường, vô thường, Tam Đảo, tứ đế, lục độ, mười hai nhơn duyên v.v…, nếu ai có điều chi nghi phải mau thưa hỏi, đây là lời hỏi rốt ráo cuối cùng để sau khi Phật nhập Niết Bàn không còn nghi hối.”...

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

Hán Văn: "A-la-hán giả, năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trú động thiên địa."

Dịch Nghĩa: "Các bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa, có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp và làm động trời đất nơi họ an trụ."

* A- la- hán: Là một trong 4 quả Sa môn của Đạo Phật, và là quả vị cao nhất trong Sa môn quả.

- Do tu nhân Tỳ- kheo : Khất sĩ, Phá ác, Bố ma.

- Mà được quả A- la- hán : Ứng cúng, Sát tặc, vô sanh.

....... Người đạt được quả A- la -hán , thì thoát ra khỏi sanh tử nên gọi là Vô sanh, giết hết giặc phiền não trong tâm nên gọi là sát tặc, xứng đáng đuợc nhơn thiên cúng dường nên gọi là Ứng cúng.

....... Lại nữa, A- la- hán không cần phải học nữa nên gọi là quả "Vô học".
Vì sao ? Vì tiến trình tu của vị A- la- hán trải qua 9 thứ thiền định như sau, nên đã hoàn toàn xả ly tất cả niệm tưởng nhớ.
....... 9 thứ thiền định gồm có:

Người tu hành thứ lớp vào:

- Sơ Thiền,
- Nhị Thiền,
- Tam Thiền,
- tứ Thiền,
- Không Vô biên Xứ Định,
- Thức Vô biên Xứ Định,
- Vô Sở Hữu Xứ Định,
- Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định,
- dẫn đến vào Diệt Thọ Tưởng Định,

mà không để cho các tạp tâm xâm nhập. Tu thứ lớp như vậy gọi là tu 9 Thứ Đệ Định.

....... Do không có tạp tâm xâm nhập, nên vấn đề học đã được loại bỏ.

....... Các kinh Nikaya thường diễn giải một vị chứng đắc A la hán bằng câu: “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm xong, sau đời này không còn đời sống nào nữa”.
 
Sửa bởi Amin:

dieuduc

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào bạn Thu Tử,
Chào các Bạn...

Theo d/đ thì tài liệu bạn Thu Tử chú thích là nói về đường tu của các vị Bất Hồi Tâm Độn A La Hán - của các vị trời Vô Săc Giới. Còn các vị A La hán vào Bồ tát thừa tu theo pháp của Phật _ gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - đức Phật có giảng nói về điều này.

ĐOẠN III

VÔ-SẮC-GIỚI

"Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của Sắc-giới, lại có hai đường trẽ. Nếu nơi tâm phóng-xả, phát-minh được trí-tuệ, trí-tuệ sáng-suốt viên-thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa; một loài như thế, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.

Nếu nơi tâm phóng-xả, khi thành-tựu được sự phóng-xả rồi, lại cảm-thấy cái thân làm ngăn-ngại và tiêu cái ngăn-ngại ấy vào hư-không, thì một loài như thế, gọi là Không-xứ.

Các chất-ngại đã tiêu-trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô-ngại, trong đó chỉ còn thức A-lại-gia và còn nguyên-vẹn phần nửa vi-tế của thứ Mạt-na; một loài như thế, gọi là Thức-xứ.

Sắc và không đã hết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt-trừ, mười phương vẳng-lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô-sở-hữu-xứ.

Thức-tính vốn không lay-động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát-minh nhận cho là hết, nên hình-như còn, mà không phải còn, hình-như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bọn nầy xét cùng cái không, nhưng không tột lý-không; nếu từ thánh-đạo cõi trời bất-hoàn mà xét-cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán. Nếu từ cõi trời vô-tưởng và ngoại-đạo mà xét-cùng cái không, không biết trở về, mê-lầm không nghe Chính-pháp, thì sẽ vào trong luân-hồi.

A-nan, trên các cõi trời đó mỗi mỗi đều là những phàm-phu hưởng sự báo-đáp của nghiệp-quả và khi sự báo-đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân-hồi. Thiên-vương _ các cõi kia, thường là Bồ-tát, dùng Tam-ma-đề mà lần-lượt tiến lên, hồi-hướng về đường tu-hành đạo Phật

A-nan, những cõi trời tứ-không đó thân tâm diệt hết, định-tính hiện-tiền, không có sắc-pháp của nghiệp-quả; từ đó đến cuối-cùng, gọi là Vô-sắc-giới.

Bọn đó, đều do không rõ Diệu-giác-minh-tâm, chứa-nhóm cái vọng, mà giả-dối phát -sinh ra ba cõi, giả-dối theo bảy loài trong đó, mà chìm-đắm và cá-thể thụ-sinh _ cũng theo từng loài

http://thuvienhoasen.org/p16a858/4/09-quyen-chin
Vừa rồi là nguyên văn bản dịch. Nếu chúng ta vừa đọc vừa chú thích thì sẽ được rõ nghĩa hơn :

"Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của Sắc-giới, lại có hai đường trẽ. Nếu nơi tâm phóng-xả, phát-minh được trí-tuệ, trí-tuệ sáng-suốt viên-thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa (*tức _ đi độ chúng sanh _ không có về cõi trời); một loài như thế, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.

Nếu nơi tâm phóng-xả, khi thành-tựu được sự phóng-xả rồi, lại cảm-thấy cái thân làm ngăn-ngại và tiêu cái ngăn-ngại ấy vào hư-không, thì một loài như thế, gọi là Không-xứ.

Các chất-ngại đã tiêu-trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô-ngại, trong đó chỉ còn thức A-lại-gia và còn nguyên-vẹn phần nửa vi-tế của thức Mạt-na; một loài như thế, gọi là Thức-xứ.

Sắc và không đã hết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt-trừ, mười phương vẳng-lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô-sở-hữu-xứ.

Thức-tính vốn không lay-động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát-minh nhận cho là hết, nên hình-như còn, mà không phải còn, hình-như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.

Bọn nầy (tức _ các vị trời theo đường trẽ vào các cõi : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ) xét cùng cái không, nhưng không tột lý-không;

nếu từ thánh-đạo cõi trời bất-hoàn mà xét-cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán.

=> nghĩa là nếu tính từ thánh đạo của trời Bất hoàn _ mà xét cùng _ thì hàng thánh của trời Bất hoàn cho đến các trời Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán.



Nếu từ cõi trời vô-tưởng và ngoại-đạo (* cho nên _ trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ _ đồng với ngoại đạo) mà xét-cùng cái không, không biết trở về, mê-lầm không nghe Chính-pháp, thì (* … các vị trời Phi tưởng phi phi tưởng và ngoại đạo…) sẽ vào trong luân-hồi.

=> Như vậy, thì từ thánh đạo cõi trời Bất Hoàn _ Sắc Cứu Cánh Thiên của cõi Sắc _ mà thành vị A La Hán vào Bồ tát thừa thì chánh thức đi vào Phật đạo _ gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.

Còn khi đã vào được Thánh đạo rồi mà trẽ vào các cõi trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ - thì đồng với ngoại đạo - vẫn còn bị vào trong luân hồi trở lại _ gọi là Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán.


A-nan, trên các cõi trời đó (* cũng tức _ các trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ) mỗi mỗi đều là những phàm-phu hưởng sự báo-đáp của nghiệp-quả và khi sự báo-đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân-hồi. Thiên-vương _ các cõi kia, thường là Bồ-tát, dùng Tam-ma-đề mà lần-lượt tiến lên, hồi-hướng về đường tu-hành đạo Phật


=> nghĩa là _ chỉ có các vị đứng đầu các cõi trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ _ là Bồ tát _ tu hành Phật đạo. Còn các vị trời khác của các cõi này vẫn còn bị trở vào trong luân hồi _ khi hưởng hết sự báo đáp của nghiệp quả.


A-nan, những cõi trời tứ-không đó (* cũng tức _ các cõi trời : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ) thân tâm diệt hết, định-tính hiện-tiền, không có sắc-pháp của nghiệp-quả; từ đó đến cuối-cùng, gọi là Vô-sắc-giới.


=> nghĩa là _ dầu có đạt được quả cao hơn trời Phi tưởng phi phi tưởng thì sau khi hưởng hết sự báo đáp của nghiệp quả _ các vị trời cõi Vô sắc cũng bị trở vào trong luân hồi


Bọn đó (* tức _ các trời Vô sắc giới), đều do không rõ Diệu-giác-minh-tâm, chứa-nhóm cái vọng, mà giả-dối phát -sinh ra ba cõi, giả-dối theo bảy loài trong đó, mà chìm-đắm và cá-thể thụ-sinh _ cũng theo từng loài (*... chúng sanh)


Như vậy, thì bạn Thu Tử và các Bạn thấy - đức Phật đã giải thích cho chúng ta biết - các vị A La Hán tu 9 thứ thiền định :

- Sơ Thiền
- Nhị Thiền
- Tam Thiền
- Tứ Thiền
- Không Vô biên Xứ Định
- Thức Vô biên Xứ Định
- Vô Sở Hữu Xứ Định
- dẫn đến vào Diệt Thọ Tưởng Định

gọi là “Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán” vẫn còn bị luân hồi trở lại.

Còn các vị A La Hán trong các kinh Nikaya diễn giải bằng câu : “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm xong, sau đời này không còn đời sống nào nữa” là nói các vị “Hồi-tâm-đại-a-la-hán”.

Do đó, chúng ta hãy cẩn thận - không phải vị A La Hán nào cũng đã thoát sanh tử. Và nếu chúng ta tu hướng theo các vị _ ca ngợi _ cõi trời Vô sắc giới : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ... thì không thể thoát sanh tử dầu có vào được Diệt Thọ Tưởng Định.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
dieuduc :gọi là “Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán” vẫn còn bị luân hồi trở lại.

Còn các vị A La Hán trong các kinh Nikaya diễn giải bằng câu : “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm xong, sau đời này không còn đời sống nào nữa” là nói các vị “Hồi-tâm-đại-a-la-hán”.

Do đó, chúng ta hãy cẩn thận - không phải vị A La Hán nào cũng đã thoát sanh tử. Và nếu chúng ta tu hướng theo các vị _ ca ngợi _ cõi trời Vô sắc giới : Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ... thì không thể thoát sanh tử dầu có vào được Diệt Thọ Tưởng Định.

* A- la- hán là Vô Sanh.

kính cô dieuduc: Theo tư duy của Thu tử:

+ Quả A- la- hán là Vô Sanh, là nghĩa không có Sanh khởi, không sanh thì không diệt.

+ Diệt Tận Định là Niết Bàn Hữu Dư y. Niết bàn là không sanh diệt.

Cho nên:

* Nếu vị nào trụ vào Diệt Thọ Tưởng Định, thì là A- la- hán vô sanh. Đây là Độn A- la- hán.

* Nếu vị nào không trụ vào Diệt Thọ Tưởng Định, thì là Bồ tát Đại thừa, không là A- la- hán nữa. mà bước qua Thập Địa, Thập trụ, Thập Hồi hướng, Đẳng giác, Diệu Giác, Phật.

Kính.
 

dieuduc

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
* A- la- hán là Vô Sanh.

Theo tư duy của Thu tử:

+ Quả A- la- hán là Vô Sanh, là nghĩa không có Sanh khởi, không sanh thì không diệt.

+ Diệt Tận Định là Niết Bàn Hữu Dư y. Niết bàn là không sanh diệt.

Cho nên:

* Nếu vị nào trụ vào Diệt Thọ Tưởng Định, thì là A- la- hán vô sanh. Đây là Độn A- la- hán.

* Nếu vị nào không trụ vào Diệt Thọ Tưởng Định, thì là Bồ tát Đại thừa, không là A- la- hán nữa. mà bước qua Thập Địa, Thập trụ, Thập Hồi hướng, Đẳng giác, Diệu Giác, Phật.



Chào bạn Thu Tử,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Đúng như Bạn nói A La Hán là vô sanh - Niết Bàn là không sanh diệt - Diệt Tận Định là Niết Bàn Hữu Dư y. Nhưng đó là chúng ta hiểu theo nghĩa của Văn tự.

Còn nếu chúng ta căn cứ theo lời đức Phật giải thích về Hồi-tâm-đại-a-la-hánBất-hồi-tâm-độn-a-la-hán trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - là chúng ta hiểu theo nghĩa đức Phật dùng.

Thật ra, đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự là vì Văn tự là phương tiện người đời dùng để điễn nói ngôn ngữ của người đời. Nên nếu chúng ta chấp nghĩa của chữ viết theo chỗ hiểu của người đời thì gọi là chấp Văn tự - chứ không phải Phật bảo chúng ta đừng chấp lời Ngài giảng. Vì nếu không chấp thì làm sao sanh được niềm tin. Mà khi tin tức là chấp

Còn Văn tự thì chính nó đã không có nghĩa nhất định. Ví dụ như cùng một chữ viết “no” thì người Việt đọc là “no” với nghĩa dùng là “không đói”. Nhưng người Mỹ thì đọc là “nô” với nghĩa dùng là “không”. Cho nên, đức Phật cũng có “chữ viết” hiểu theo nghĩa đức Phật dùng.

Nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng theo nghĩa chữ viết người đời dùng - thì gọi là hiểu theo Thế ngữ.
Còn nếu chúng ta hiểu theo nghĩa chữ viết đức Phật dùng - thì gọi là hiểu theo Xuất thế ngữ.


Đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự - là vì nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng _ theo nghĩa chữ viết _ người đời dùng _ thì chúng ta chỉ có được lời giảng bất liễu nghĩa _ đức Phật dùng để giảng cho người còn mê.

d/đ tin nếu Bạn đọc và tư duy kỹ đoạn kinh d/đ trích lời Phật giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - Bạn sẽ phân biệt được sự sai khác giữa các vị “Hồi-tâm-đại-a-la-hán” và “Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán”.

Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Reputation: 100%
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Cô Diệu Đức, con thắc mắc chút nhé, nếu bài viết này sai chổ, các vị BQT di chuyển giúp nhé.

Cô D.Đ trước con xin hỏi ngoài lề chút, hỏi cho biết thôi là có phải cô đang dùng trình duyệt Internet Explore 4.0 để truy cập website phải không ?

Giờ con có vài thắc mắc cùng cô trao đổi nha...

Thật ra, đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự là vì Văn tự là phương tiện người đời dùng để diễn nói ngôn ngữ của người đời. Nên nếu chúng ta chấp nghĩa của chữ viết theo chỗ hiểu của người đời thì gọi là chấp Văn tự - chứ không phải Phật bảo chúng ta đừng chấp lời Ngài giảng. Vì nếu không chấp thì làm sao sanh được niềm tin. Mà khi tin tức là chấp=> Câu này có phải được hiểu ví như "sắc tức thị không, không tức thị sắc" phải không cô?
- Vì Không chấp thì làm sao sanh được niềm tin, mà tin thì lại là chấp. Ở đây con lại thắc mắc, lẻ nào niềm tin được sanh ra từ chấp mà không được sinh ra ở góc độ khác như con thì sẽ chỉ tin khi hiểu rõ nó. Vậy theo cô thì có cho rằng con hiểu cũng là chấp phải không ?

Còn Văn tự thì chính nó đã không có nghĩa nhất định. Ví dụ như cùng một chữ viết “no” thì người Việt đọc là “no” với nghĩa dùng là “không đói”. Nhưng người Mỹ thì đọc là “nô” với nghĩa dùng là “không”. Cho nên, đức Phật cũng có “chữ viết” hiểu theo nghĩa đức Phật dùng.
=> Con là người Việt nè, thấy "no" nghĩa là "KHÔNG" mà, sao cô dịch không đói nhỉ ?

Nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng theo nghĩa chữ viết người đời dùng - thì gọi là hiểu theo Thế ngữ.
Còn nếu chúng ta hiểu theo nghĩa chữ viết đức Phật dùng - thì gọi là hiểu theo Xuất thế ngữ.

=> Có phải ý câu này cô nói rằng là chúng ta phải hiểu ẩn ý bên trong không ?


Đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự - là vì nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng _ theo nghĩa chữ viết _ người đời dùng _ thì chúng ta chỉ có được lời giảng bất liễu nghĩa _ đức Phật dùng để giảng cho người còn mê.
=> Chổ này con không rõ lắm, giao tiếp thì Đức Phật cũng phải phát âm đến thính giác người nghe và họ cảm nhận điều Phật dạy đó. Cho nên nếu nói hiểu theo văn tự là giảng cho người mê, vậy để giảng cho người tỉnh thì Phật dùng gì thưa cô ?

Không phiền gì thì cô giúp con gở rối nha. !
 

dieuduc

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Nơi ở
pa, usa
Chào Trí Từ,
d/đ dùng Mozilla Firefox để truy cập website. d/đ nói : “nếu không chấp thì không sanh niềm tin - mà khi tin tức là chấp” là giải thích sự tương quan giữa niềm tin và chấp _ không có liên quan đến pháp.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Thật ra, đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự là vì Văn tự là phương tiện người đời dùng để diễn nói ngôn ngữ của người đời. Nên nếu chúng ta chấp nghĩa của chữ viết theo chỗ hiểu của người đời thì gọi là chấp Văn tự - chứ không phải Phật bảo chúng ta đừng chấp lời Ngài giảng. Vì nếu không chấp thì làm sao sanh được niềm tin. Mà khi tin tức là chấp
=> Câu này có phải được hiểu ví như "sắc tức thị không, không tức thị sắc" phải không cô?
- Vì Không chấp thì làm sao sanh được niềm tin, mà tin thì lại là chấp. Ở đây con lại thắc mắc, lẻ nào niềm tin được sanh ra từ chấp mà không được sinh ra ở góc độ khác như con thì sẽ chỉ tin khi hiểu rõ nó. Vậy theo cô thì có cho rằng con hiểu cũng là chấp phải không ?
Trí Từ đã hiểu lầm ý của d/đ. Không phải d/đ nói niềm tin sanh ra từ chấp - mà là do chúng ta có niềm tin chúng ta mới chấp. Ví dụ như Trí Từ hiểu rõ rồi mới tin thì đó là niềm tin có được từ sự sáng suốt. Còn nếu không hiểu rõ mà tin thì đó là niềm tin mù quáng.

Còn khi chúng ta nắm giữ niềm tin đó lại không buông - thì gọi là chấp. Cho nên, khi nghe lời Phật giảng mà Trí Từ hiểu - Trí Từ tin thì Trí Từ nắm giữ lời giảng đó - nghĩa là Trí Từ đã chấp lời giảng đó của Phật. Còn khi Trí Từ không tin thì Trí Từ không nắm giữ lại - tức là Trí Từ không chấp. Trí Từ không chấp là do Trí Từ không tin. Do đó, d/đ mới nói : “Nếu không chấp - không nắm giữ lời giảng đó thì sao gọi là có niềm tin”. Còn khi Trí Từ nói Trí Từ tin - tức là Trí Từ đã chấp, đã nắm giữ lời giảng hoặc là chi tiết đó.

Tuy nhiên, đến một lúc nào đó Trí Từ hiểu ra đây chỉ là pháp phương tiện dùng để qua sông - giờ Trí Từ phải bỏ bè đi tiếp - thì lúc bấy giờ Trí Từ tuy buông bỏ (không chấp lời giảng này nữa) nhưng thật ra là Trí Từ chỉ chuyển sang chấp vào lời giảng rốt ráo. Cho nên, niềm tin và chấp là hai cái không thể tách rời.

Do đó, đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự - không phải bảo chúng ta đừng chấp lời Ngài giảng.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Còn Văn tự thì chính nó đã không có nghĩa nhất định. Ví dụ như cùng một chữ viết “no” thì người Việt đọc là “no” với nghĩa dùng là “không đói”. Nhưng người Mỹ thì đọc là “nô” với nghĩa dùng là “không”. Cho nên, đức Phật cũng có “chữ viết” hiểu theo nghĩa đức Phật dùng.
=> Con là người Việt nè, thấy "no" nghĩa là "KHÔNG" mà, sao cô dịch không đói nhỉ ?
Trí Từ biết không - khi nghe Trí Từ hỏi câu này d/đ không nín được cười. Quả thật d/đ không để ý chữ “NO” của Mỹ không còn là ngôn ngữ của riêng của người Mỹ nữa rồi. Vì d/đ cũng vẫn thường nói “NO” thay cho tiếng “KHÔNG”.

Ý d/đ là nói cũng với hai mẫu tự N và O mà ghép lại người Việt đọc _ tức là phát âm thành tiếng “no” để nói “đã no - tức không có đói ”. Còn người Mỹ thì cũng với hai mẫu tự đó mà ghép lại thì đọc _ tức phát âm thành “nô” hiểu theo nghĩa “không”. Cho nên, “chữ viết” không có nghĩa nhất định.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng theo nghĩa chữ viết người đời dùng - thì gọi là hiểu theo Thế ngữ.
Còn nếu chúng ta hiểu theo nghĩa chữ viết đức Phật dùng - thì gọi là hiểu theo Xuất thế ngữ.
=> Có phải ý câu này cô nói rằng là chúng ta phải hiểu ẩn ý bên trong không ?
Thật ra, lời Phật giảng ý nghĩa rất rõ ràng. Chỉ vì những điều đức Phật nói ngoài chỗ hiểu của người đời nên khi chúng ta không có được trí tuệ nhất định thì đức Phật chỉ nói những điều hợp với chỗ hiểu của chúng ta. Ví như chúng ta là người Việt thì giảng bằng tiếng Việt trước cho chúng ta dễ tiếp thu. Sau đó thì mới chuyển sang giảng tiếng nước ngoài - muốn hiểu được tiếng nước ngoài thì chúng ta phải học từ vựng của nước đó. <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Đức Phật dạy chúng ta đừng chấp Văn tự - là vì nếu chúng ta hiểu lời Phật giảng _ theo nghĩa chữ viết _ người đời dùng _ thì chúng ta chỉ có được lời giảng bất liễu nghĩa _ đức Phật dùng để giảng cho người còn mê.
=> Chổ này con không rõ lắm, giao tiếp thì Đức Phật cũng phải phát âm đến thính giác người nghe và họ cảm nhận điều Phật dạy đó. Cho nên nếu nói hiểu theo văn tự là giảng cho người mê, vậy để giảng cho người tỉnh thì Phật dùng gì thưa cô ?
Khi giảng cho người mê hay người tỉnh đức Phật đều dùng âm thanh làm phương tiện. Nhưng đối với người mê thì đức Phật dùng ngôn ngữ của người đời để giảng. Còn khi giảng cho người tỉnh thì đức Phật dùng ngôn ngữ riêng của Phật. Cho nên, muốn hiểu được lời giảng liễu nghĩa _ chúng ta phải hiểu nghĩa “từ ngữ” đức Phật dùng. Chúng ta hiểu được bấy nhiêu thì biết bấy nhiêu. Hiểu thông rồi mới tin - chưa hiểu thông thì có quyền nghi ngờ. Nhưng chúng ta nhớ đừng dùng chỗ hiểu của riêng mình _ suy luận lời Phật giảng.<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* Phi hành tự tại.

Kinh: bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa,

Tư duy:

+ hành là đi, phi là bay, là không bị vướng mắc vào mặt đất. Nếu loại bỏ những yếu tố huyền bí, vì không thể kiểm chứng, mà chỉ quán về ẩn lý trong câu nói, ta sẽ thấy:

.......- Không lẽ A-la-hán là bay như chim ? Nếu vậy chim chóc, máy bay là A- la- hán sao ? Chắc đây không phải là ý chính mà Phật muốn nói, vì khi còn tại thế đức Phật và chư vị A- la- hán vẫn đi đứng bình thường như mọi người ( trừ những lúc vận thần thông ?).- Như vậy những lúc đi đứng bình thường Phật và chư A- la- hán không phải là Thánh ư ?

.......- Như vậy, "Thánh" không phụ thuộc vào "bay như chim" mà do Thánh hạnh mà được.

....... + Những gì là Thánh hạnh để gọi là "Phi hành, biến hóa" ?

....... Kinh dạy: "Bồ tát Ma -ha- tát nguyện rằng: Khi ta đi, chân ta cách mặt đất 4 ngón tay, chẳng đạp lên đất, ta sẽ được vô lượng chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc, từ cõi trời Tứ Thiên vương đến cõi trời Cứu Cánh Thiên, cung kính đi quanh ta để cùng ta đến dưới gốc Bồ Đề."

- Sao gọi là đi cách mặt đất 4 ngón tay ? (không lẽ dùng cây cà khêu mà đi ?)

Mà đó là:

Đất là "Địa", ở đây chỉ cho "TÂM ĐỊA". Cách đất 4 ngón tay là Tâm Địa không trú vào 4 thứ sanh khởi :

* Biểu trưng cho tứ sanh.Noãn, thai, thấp, hóa, tức là 4 loại hiện sanh của tất cả chúng sanh.

- Nõan sanh là loài sanh bằng trứng, ở đây ý là KHÔNG bị bao bọc trong vỏ cứng vô minh.

- Thai sanh là loài sanh bằng thai như con người, Ở đây là là KHÔNG bị bao bọc trong dòng nước ái nhiễm.

- thấp sanh là loài sanh nơi ẩm thấp nơi tâm. Ở đây là KHÔNG còn si mê đen tối,

- hóa sanh là sanh ở nơi tâm điên đảo tráo trở. Ở đây là KHÔNG còn điên đảo tráo trở.

+ Tâm địa , Không nằm ở trong 4 loại. không bị ràng buộc trong tứ sanh đó.- Là thâm nghĩa của "Đi cách đất 4 ngón tay"


images


Bậc A- la- hán "phi hành biến hóa" là như vậy đó.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 1: Xuất Gia Chứng Quả

* có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp.

....... Có câu thơ: "Trời bao nhiêu tuổi trời già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non." Ngày xưa con người khó biết được tuổi của trời đất, hay tuổi của cây, đất, núi non v.v... gọi chung là tuổi của khoáng vật (khoáng kiếp), là rất lâu hơn so với tuổi của con người bất quá trăm năm. Ngày nay với phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta có thể đoán được tuổi của khoáng vật, cây cối. Nhưng rõ ràng thọ mạng của khoáng vật hẳn là cao hơn con người .

images


....... Nhưng có phải chăng thật tế là khoáng chất thọ mạng hơn con người ?

....... Kinh dạy: "Thị chư pháp không tướng , bất sanh, bất diệt,.... vô vô minh, diệt vô vô minh tận, nảy chí vô lão tử, diệt vô lão tử tận..."

....... Nghĩa là: "Tất cả pháp thật tướng là "không tướng", tất cả pháp không sanh, không diệt ... không có vô minh, không có tu để hết vô minh, không có già chết, không có phải tu để có lúc thoát khỏi già chết..."

....... Vì sao vậy ? Vì tất cả pháp đều NHƯ. Nghĩa là chỉ cần nhận ra Thể Như, thì là đã thoát ra sanh tử niệm, thoát ra ý niệm lầm chấp về sanh tử (vì Vô lão tử, diệt vô lão tử tận, không có lão tử, thì không có tu để hết cái không có).- Thì thọ mạng ngang bằng Khoáng chất,

.......Bậc A- la- hán đã nhận ra thể Như, đã tu tập sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Như. Nên: có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp.
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top