vienquang2

Bảo tàng 42 Chương .

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 9.- Phản Bổn Hội Đạo

Chương 9

Phản Bổn Hội Đạo

(Về Nguồn Gặp Đạo)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Bác văn, ái Đạo, Đạo tất nan hội. Thủ chí phụng Đạo, kỳ Đạo thậm đại."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Học rộng, mến Đạo, thì Đạo ắt khó gặp. Giữ chí, thờ Đạo, thì Đạo kia rất lớn."

* Học rộng, mến đạo. Là người dùng THỨC TÌNH mà học Đạo, nên khó mà gặp Đạo, vì Đạo không y theo Thức.

* Giữ chí, thờ Đạo, là phản bổn hoàn nguyên, lìa thức theo Trí (tâm), nên dần khế hợp với Đạo, nên thấy được Đạo là rất lớn.

Do vậy mà kinh nói : Phản Bổn Hội Đạo. Quay trở về nguồn (bổn) thì hội ngộ với Đạo.


10-trovenguoicoi.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 10, 11

Chương 10

Hỷ Thí Hoạch Phúc

(Hoan Hỷ Bố Thí Tất Được Phước)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Đổ nhân thí đạo, trợ chi hoan hỷ, đắc phúc thậm đại.

Sa-môn vấn viết: "Thử phúc tận hồ?"

Phật ngôn: "Thí như nhất cự chi hỏa, số thiên bách nhân, các dĩ cự lai phân thủ, thục thực, trừ minh; thử cự như cố. Phúc diệc như chi."


Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy: "Thấy người tu đạo bố thí mà hoan hỷ trợ giúp thì sẽ được phước rất lớn."

Có thầy Sa-môn hỏi rằng: "Phước ấy hết chăng?"

Đức Phật đáp: "Ví như lửa của một cây đuốc, dù có vài trăm ngàn người ai nấy đều mang đuốc đến chia nhau mồi lấy lửa để về nấu ăn và xua tan bóng tối, thì ngọn đuốc kia vẫn y như cũ. Phước báo cũng như thế!"


* Tâm Bố thí. Có giá trị là ở chỗ không còn xan tham, Đây là Bồ Đề Tâm, nên công đức Vô Tham là vô lượng.

* Tâm Tùy Hỷ, là thấy người làm việc thiện sanh lòng vui vẻ theo. Đây cũng là Bồ Đề Tâm nên công đức tùy hỷ cũng là vô lượng.

Vì thế nên công đức của hai pháp bằng nhau.


Chương 11

Thí Phạn Chuyển Thắng

(Sự Gia Tăng Của Công Đức Trong Việc Bố Thí Thức Ắn)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn trì Ngũ-giới giả. Phạn Ngữ-giới giả, vạn bất như phạn nhất Tu-đà-hoàn. Phạn bách vạn Tu-đà-hoàn, bất như phạn nhất Tư-đà-hàm. Phạn thiên vạn Tư-đà-hàm, bất như phạn nhất A-na-hàm. Phạn nhất ức A-na-hàm, bất như phạn nhất A-la-hán. Phạn thập ức A-la-hán, bất như phạn nhất Bích-chi-Phật. Phạn bách ức Bích-chi-Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng chi giả."

Dịch Nghĩa: Đức Phật dạy:

"Đãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."


* Thế nào là Vô niệm ?

- Đó là đưa tất cả niệm về Như, Nên là Niệm mà Vô Niệm.

* Thế nào là Vô trụ ?

- Đó là đưa tất cả chỗ trụ về Như, nên là Trụ mà Vô trụ.

* Thế nào là Vô tu ?

- Đó là đưa tất cả chỗ tu về Như, Nên là Tu mà Vô tu.

* Thế nào là Vô chứng ?

- Đó là đưa tất cả chỗ chứng về Như, Nên là Chúng mà Vô chứng.

* Đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng chính là Như Lai vậy.

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 12.

* Cử Nan Khuyến Tu

(Nêu Ra Sự Khó Để Khuyên Tu)

Kinh Văn:

Hán Văn: Phật ngôn: "Nhân hữu nhị thập nan: 1) Bần cùng bố thí nan; 2) Hào quý học Đạo nan; 3) Khí mạng tất tử nan; 4) Đắc đỗ Phật kinh nan; 5) Sanh trị Phật thế nan; 6) Nhẫn sắc, nhẫn dục nan; 7) Kiến hảo bất cầu nan; 8) Bị nhục bất sân nan; 9) Hữu thế bất lâm nan; 10) Xúc sự tâm nan; 11) Quảng học bác cứu nan; 12) Trừ diệt ngã mạn nan; 13) Bất khinh vị học nan; 14) Tâm hành bình đẳng nan; 15) Bất thuyết thị phi nan; 16) Hội Thiện-tri-thức nan; 17) Kiến tánh học Đạo nan; 18) Tùy hóa độ nhân nan; 19) Đỗ cảnh bất động nan; 20) Thiện giải phương tiện nan."

Dịch Nghĩa:

Đức Phật dạy: "Người ta có hai mươi sự khó:

1) Bần cùng mà bố thí là khó;

2) Hào quý mà học Đạo là khó;

3) Bỏ thân mạng ắt chết là khó;

4) Được thấy kinh Phật là khó;

5) Sanh gặp đời có Phật là khó;

6) Nhịn sắc, nhịn dục là khó;

7) Thấy tốt mà chẳng mong cầu là khó;

8) Bị sỉ nhục mà chẳng tức giận là khó;

9) Có thế lực mà không lạm dụng là khó;

10) Gặp việc mà vô tâm là khó;

11) Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó;

12) Dẹp trừ tánh ngã mạn là khó;

13) Chẳng khinh người chưa học là khó;

14) Thực hành tâm bình đẳng là khó;

15) Chẳng nói thị phi là khó;

16) Gặp được Thiện-tri-thức là khó;

17) Học Đạo, thấy được tánh là khó;

18) Tùy duyên hóa độ người là khó;

19) Thấy cảnh mà không động là khó;

20) Khéo biết phương tiện là khó."

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 13, 14


Chương 13.

Vấn Đạo Túc Mạng


(Hỏi Về Đạo & Túc Mạng)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: "Dĩ hà nhân duyên đắc Tri-túc-mạng, hội kỳ chí Đạo?"

Phật ngôn: "Tịnh tâm, thủ chí, khả hội chí Đạo. Thí như ma cảnh, cấu khứ minh tồn; đoạn dục, vô cầu, đương đắc Túc-mạng."


Dịch Nghĩa: Một vị Sa-môn hỏi Phật: "Do nhân duyên gì mà được Tri-túc-mạng và hiểu thấu Đạo cao tột?"

Đức Phật dạy: "Tịnh tâm, thủ chí, thì có thể hiểu thấu Đạo cao tột. Ví như lau gương, chùi hết cấu bẩn thì còn lại vẻ sáng; dứt lòng tham dục, không còn mong cầu, tất sẽ đắc Túc-mạng."


Chương 14

Thỉnh Vấn Thiện Đại

(Hỏi Về Tánh Thiện Và Đại)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: "Hà giả vi thiện? Hà giả tối đại?"

Phật ngôn: "Hành Đạo, thủ chân giả thiện. Chí dữ Đạo hợp giả đại."


Dịch Nghĩa: Một vị Sa-môn hỏi Phật: "Điều gì là thiện? Điều gì là tối đại?"

Đức Phật dạy: "Thực hành Đạo và giữ bề chân thật, là thiện. Chí và Đạo hợp nhau, là đại."
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,279
Điểm tương tác
1,262
Điểm
113
Chương 15

* Thỉnh Vấn Lực Minh

(Hỏi Về Sức Mạnh & Sáng)

Kinh Văn:

Hán Văn: Sa-môn vấn Phật: "Hà giả đa lực? Hà giả tối minh?"

Phật ngôn: "Nhẫn nhục đa lực, bất hoài ác cố, kiêm gia an kiện. Nhẫn giả vô ác, tất vi nhân tôn. Tâm cấu diệt tận, tịnh vô hà uế, thị vi tối minh. Vị hữu thiên địa, đãi ư kim nhật, thập phương sở hữu, vô hữu bất kiến, vô hữu bất tri, vô hữu bất văn. Đắc Nhất-thiết Trí, khả vị minh hỷ."


Dịch Nghĩa: Sa-môn hỏi Phật: "Cái gì mạnh nhất? Cái gì sáng nhất?"

Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục mạnh nhất, vì chẳng mang lòng ác, lại được thêm an kiện. Kẻ nhẫn nhục không ác, tất được người đời tôn kính. Cấu bẩn trong tâm diệt hết, sạch không còn vết dơ, đó là sáng nhất. Từ khi chưa có trời đất cho đến ngày nay, bao nhiêu sự vật trong mười phương, không có gì là chẳng thấy, không có gì là chẳng biết, không có gì là chẳng nghe. Được Nhất-thiết Trí có thể gọi là sáng vậy."


Lời bàn:

Kinh Tăng Chi nói có 8 loại sức mạnh:

1- Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.

2- Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ.

3- Sức mạnh của kẻ cướp là vũ khí.

4- Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.

5- Sức mạnh của kẻ ngu si là áp đảo.

6- Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.

7- Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.

8- Sức mạnh của Sa môn là nhẫn nhục.

Đức Phật từng kể câu chuyện tiền thân là vị Tiên tu hạnh nhẫn nhục. Do ganh tỵ sự sùng bái mà vua Ca lợi đã dùng quyền uy để chặt đứt tay, chân, mắt, mũi nhưng ngài vẫn nhẫn được mọi sự.

Cuối cùng thì quyền uy đã thua sự nhẫn nhục, Vua Ca lợi Quy y và sau này là ngài A nhã kiều Trân Như đệ tử đầu của đức Phật.

Còn nói đến sự sáng, thì không gì bằng tâm trong sáng, vì ánh sáng bên ngoài không thể soi thấu chỗ khuất lấp, nhưng ánh sáng từ tâm trí có thể soi sáng tất cả nội tâm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top