- Tham gia
- 30/7/13
- Bài viết
- 1,428
- Điểm tương tác
- 1,062
- Điểm
- 113
Bát Nhã là phiên âm, phạn ngữ pali là Panna, sanskrit là pranna, việt ngữ là trí huệ, thâm mật nghĩa là trí huệ đến bờ kia.
Gọi Trí huệ đến bờ kia là trí huệ thì thanh âm đó là tiếng vọng giữa thanh không vô trú xứ. Gọi tiếng vọng đó là Có, thì trí huệ kia chỉ là giả tướng của ảo ảnh không hoa, nên vĩnh vĩnh làm kẻ tầm cầu bất khả đắc. Gọi âm kia là Không, thì vạn vật muôn hình phú quý danh hoa che mất nguồn tâm, viễn viễn làm kẻ lưu lạc không nhà. Hay chỉ vì khao khát quá quan mà vội nói cũng Có cũng Không, viết là phi Có phi Không như Lão tử xưa kia thì lại làm con trâu già ôm giấc thụy du, muôn thưở chờ tâm hương đáo cũng chỉ là nhã mộng mà thôi.
Uất uất hoàng hoa.
Vô phi bát nhã.
Uất nghĩa là xanh tốt, uất uất là phép sử dụng láy âm tính từ thành lời tỉnh mộng vô minh (thay cho chữ "ngộ" thảng thốt hoắt nhiên nguyên là châu ngọc nơi hoang mạc tâm linh mà vì dụng quá nhiều nên thành ra sáo rỗng), nghĩa là Ồ! hoa vàng ở chốn tam thiên thế giới nơi nơi đều xanh tốt hào hoa. Nên bát nhã có nơi nào mà không như thị hiện hành bỉ ngạn đáo, ai là người gọi bát nhã kia là "có, không, cũng có cũng không hay phi có phi không" thì chỉ là kẻ dệt lưới mộng phù sanh bằng tơ trời vô minh chi mạc.
Đại Trí Độ Luận, bản Việt dịch của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, vốn gần 3000 trang (hỏi ai là người đã xem qua?), tương truyền là lời của Bồ Đề Tát Đóa Long Thọ, theo người xưa chỉ tóm gọn trong sáu từ : Văn tự - Quán Chiếu - Thực Tướng (Bát Nhã).
Hỡi thế gian Văn Tự Bát Nhã ấy là gì? Chưa am tường thì xin hẹn đến...kiếp sau, hề hề
Trừng Hải
Gọi Trí huệ đến bờ kia là trí huệ thì thanh âm đó là tiếng vọng giữa thanh không vô trú xứ. Gọi tiếng vọng đó là Có, thì trí huệ kia chỉ là giả tướng của ảo ảnh không hoa, nên vĩnh vĩnh làm kẻ tầm cầu bất khả đắc. Gọi âm kia là Không, thì vạn vật muôn hình phú quý danh hoa che mất nguồn tâm, viễn viễn làm kẻ lưu lạc không nhà. Hay chỉ vì khao khát quá quan mà vội nói cũng Có cũng Không, viết là phi Có phi Không như Lão tử xưa kia thì lại làm con trâu già ôm giấc thụy du, muôn thưở chờ tâm hương đáo cũng chỉ là nhã mộng mà thôi.
Uất uất hoàng hoa.
Vô phi bát nhã.
Uất nghĩa là xanh tốt, uất uất là phép sử dụng láy âm tính từ thành lời tỉnh mộng vô minh (thay cho chữ "ngộ" thảng thốt hoắt nhiên nguyên là châu ngọc nơi hoang mạc tâm linh mà vì dụng quá nhiều nên thành ra sáo rỗng), nghĩa là Ồ! hoa vàng ở chốn tam thiên thế giới nơi nơi đều xanh tốt hào hoa. Nên bát nhã có nơi nào mà không như thị hiện hành bỉ ngạn đáo, ai là người gọi bát nhã kia là "có, không, cũng có cũng không hay phi có phi không" thì chỉ là kẻ dệt lưới mộng phù sanh bằng tơ trời vô minh chi mạc.
Đại Trí Độ Luận, bản Việt dịch của cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, vốn gần 3000 trang (hỏi ai là người đã xem qua?), tương truyền là lời của Bồ Đề Tát Đóa Long Thọ, theo người xưa chỉ tóm gọn trong sáu từ : Văn tự - Quán Chiếu - Thực Tướng (Bát Nhã).
Hỡi thế gian Văn Tự Bát Nhã ấy là gì? Chưa am tường thì xin hẹn đến...kiếp sau, hề hề
Trừng Hải