- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Tịnh tâm tại vọng trung có phải câu này ý tổ nói là mặt dù có 2 niệm chánh, tà khởi đến ta không quan tâm và quán tưởng chúng cũng chỉ là niệm khởi lên để khắc chế lẫn nhau còn tâm ta thì cứ chính giữa trung gian mà tịnh không chấp bên nào hết phải không Bạn?
Xin hỏi bạn thêm là sao trong lúc mình hành thiền muốn vào định tịnh tâm những không biết vọng tưởng ở đây có cứ kéo đến miên mang, rồi thì phải suy nghĩ về nó, khi ngừng được vọng tưởng thì lại rơi vào trạng thái thùy miêm hoặc hôn trầm, vì có lần mình bị bệnh cảm cúm người hơi mệt và mình hành thiền cứ theo tâm thức tưởng ra có một luồng ánh sáng trong đi bất tận trong không gian, tâm mình cứ theo đó mãi, tới khi mệt tâm dừng thì tự nhiên mình cảm giác vào được thiền định tâm yên, và cảm thấy thoải mái yên tịnh vô cùng, khi xả ra tới giờ thì không được vào trạng thái đó lần thứ 2,còn đa số hành thiền điều kiểu như thiền quán.
1."Tịnh tâm tại vọng trung" nghĩa là dù đạt được tâm tịnh thì vẫn còn trong vọng (cho dù có rất nhiều người vẫn cứ nhận lầm cảnh giới đó là "chơn" - Ba Tuần nói đó vẫn còn kẹt "năng giác" )
Cho nên câu sau lại nói "niệm chánh chẳng tam chướng".
Cổ đức có câu "chẳng sợ niệm khởi, chỉ e giác chậm". Cái "niệm chánh" nói nôm na tức là "giác nhanh" đấy !
Còn mấy vị nói rằng: niệm khởi niệm diệt ta cũng mặc; ấy là "nhậm bệnh" - tức là bệnh mặc kệ trong nhà Thiền. Tuy tịnh mà thực ra là "giác chậm" hết cả lượt !
Nếu không tin, mang mấy vị này ra khỏi Thiền đường; rồi vào làm việc trong lò mổ thịt của thế gian, ắt sẽ tự ngộ được chỗ này thôi !
2. Muốn vào định thì nên dùng sổ tức (đếm hơi thở) hoặc phép "thập niệm ký số"- niệm Phật đếm từ 1 đến 10; nhớ nghĩ việc khác quay trở lại 1; hoặc không nhớ nghĩ chuyện khác thì đếm tới 10 rồi quay trở lại 1; hoặc nhớ lộn số cũng quay trở lại 1. [Nên nhớ là "ký số"= "tưởng số" chứ không phải "niệm số": Tức là pháp dùng cột giữ tư tưởng nơi "danh số", chứ chẳng phải niệm: Nam mô A Di Đà Phật, sau đó niệm 1; Nam mô A Di Đà Phật, sau đó niệm 2...đâu]
Rèn luyện lâu ngày, ắt có chỗ "thọ dụng" !
/* Nhưng nên nhớ rằng; dầu thọ dầu dụng tới đâu đi chăng nữa; nếu 1 câu Thiền ngữ đáp còn chẳng ra thì còn nhiều việc phải làm đấy !
Tức là chưa tới được cảnh giới "tà chánh đều chẳng chấp".