Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Công phu chưa tới nói không thể được đạo hữu.Kính mời bạn Nhẫn Giả tham gia giải thích câu nói trong Lâm Tế Ngữ Lục:
Bản lai diện mục là gì ?
Bản lai vô sự ?
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi.Công phu chưa tới nói không thể được đạo hữu.
Lời Phật Tổ dạy, đó là niềm tin vào Tam Bảo.Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi.
Diễn Nhã Đạt Đa quên có đầu,
Đâu phải tại đầu không trên cổ.
Lâm Tế tâm cầu dứt sạch hết,
Thói ấy, nghiệp xưa hãy còn lâu !
Như Ta nay tin đầu trên cổ,
Dục ái tham sân vẫn một bầu.
Ta biết dục tham gốc đau khổ,
Mà ta có diệt nó gì đâu ?
Tâm cầu là ai mà sinh ra,
Cảnh ấy tâm nào trói buộc là ?
Lời người xưa nói vì xưa nói,
Ta vì này thuyết có khác đâu !
***
Bạn nói công phu chưa tới. Vậy, y cứ vào đâu mà bạn nói:
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi. ???
Lời Phật Tổ dạy, đó là niềm tin vào Tam Bảo.
Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.Pháp môn bạn đang công phu đó là gì, chia sẻ được không ? Làm sao công phu đó là nhận lại chính mình như lời bạn nói ?
Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.
Lấy danh hiệu Phật làm niệm, niệm tới mức thuần thục thì tâm mình sẽ được thanh tịnh thuần nhất bất tạp, bất niệm tự niệm thì gốc niệm khởi chính là chỗ quy hướng để tìm lại chính mình đó vậy.
Đạo hữu, không tu chỉ luận sẽ uổng phí thì giờ vô ích, lời đã qua như gió thoảng, đạo hữu cứ thả nó theo mây gió. Nếu cảm thấy đã vô sự, hà tất tự sinh sự thêm nữa.Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!
Vậy sao bạn dẫn lời kinh: "Không, vô tướng, vô tác - vô cầu". ???
Vậy sao bạn ok nghĩa kinh: "Diễn Nhã Đạt Đa quên mất đầu. Tâm cầu dứt sạch liền vô sự". ???
Hỏi bạn: Lý và sự hành của bạn có tương ưng chăng ? Làm sao được... sự thật chính mình ở đây ! Niết Bàn bây giờ và ở đây !
Danh Hiệu Phật là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.
Lấy danh hiệu Phật làm niệm, niệm tới mức thuần thục thì tâm mình sẽ được thanh tịnh thuần nhất bất tạp, bất niệm tự niệm thì gốc niệm khởi chính là chỗ quy hướng để tìm lại chính mình đó vậy.
Hà hàDanh Hiệu Phật là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???
Bạn cũng là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???
Lấy GIẢ tìm GIẢ được sao???
Nếu nói buông thì những bậc tại gia gia đình các thứ, há nói buông được sao? Kiểu gì cũng phải có nhục dục.Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì.
Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật.
Đạo Phật không phải nơi anh tìm đến để được cái gì.
Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác.
Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ.
Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. Các vị có biết ở Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom. Nó chỉ cần thấy là nhôm, đồng, là đem về cưa. Nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết.
Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác - tức là chỉ biết bỏ rác thôi.
Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai.
Cách tu của người lượm ve chai là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum.
Tu theo kiểu thu gom rất là nguy hiểm.
Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết.
Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy.
Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia.
Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.
Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì.
Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.
Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ.
-Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét.
-Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.
- Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.
Và trong kinh ghi rất rõ.
Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích.
Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi.
Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa.
Chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu?
Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?".
Đó là một con số không to tướng. Quý vị hiểu chữ "số không" không?
Sư Toại Khanh
kakaka, người ta nói đúng rồi anh bạn à. Chỗ anh ta nói là chỗ của bậc đạt đạo, vừa ngộ đạo lại sống được với đạo, chỗ đó chẳng còn tập khí ràng buộc. Chứ không phải nói là ngộ đạo nhưng lại vẫn sống dở chết dở đâu.Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!
Vậy sao bạn dẫn lời kinh: "Không, vô tướng, vô tác - vô cầu". ???
Vậy sao bạn ok nghĩa kinh: "Diễn Nhã Đạt Đa quên mất đầu. Tâm cầu dứt sạch liền vô sự". ???
Hỏi bạn: Lý và sự hành của bạn có tương ưng chăng ? Làm sao được... sự thật chính mình ở đây ! Niết Bàn bây giờ và ở đây !
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
L |
Latuan nạn vấn ngài vienquang6, quyền Admin diễn đàn phatphaponline trước đại chúng học Phật...
|
N |
VÔ NGÃ - Một công cụ hữu ích của Phật tử.
|
Q |
CẢM NGHĨ VỀ “LỜI GIỚI THIỆU” TRUNG BỘ KINH CỦA HT THÍCH MINH CHÂU – Trần Công Tấn
|
V |
CÔNG ÁN & THOẠI ĐẦU
|
V |
CÔNG ÁN "LÀ cái gì???"
|