Cộng tu online

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kính mời bạn Nhẫn Giả tham gia giải thích câu nói trong Lâm Tế Ngữ Lục:

Bản lai diện mục là gì ?
Bản lai vô sự ?
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Công phu chưa tới nói không thể được đạo hữu.
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi.

Diễn Nhã Đạt Đa quên có đầu,
Đâu phải tại đầu không trên cổ.
Lâm Tế tâm cầu dứt sạch hết,
Thói ấy, nghiệp xưa hãy còn lâu !

Như Ta nay tin đầu trên cổ,
Dục ái tham sân vẫn một bầu.
Ta biết dục tham gốc đau khổ,
Mà ta có diệt nó gì đâu ?

Tâm cầu là ai mà sinh ra,
Cảnh ấy tâm nào trói buộc là ?
Lời người xưa nói vì xưa nói,
Ta vì này thuyết có khác đâu !
***

Bạn nói công phu chưa tới. Vậy, y cứ vào đâu mà bạn nói:
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi. ???
 

Nhẫn Giả

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 1 2022
Bài viết
53
Điểm tương tác
36
Điểm
18
Địa chỉ
Ta bà
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi.

Diễn Nhã Đạt Đa quên có đầu,
Đâu phải tại đầu không trên cổ.
Lâm Tế tâm cầu dứt sạch hết,
Thói ấy, nghiệp xưa hãy còn lâu !

Như Ta nay tin đầu trên cổ,
Dục ái tham sân vẫn một bầu.
Ta biết dục tham gốc đau khổ,
Mà ta có diệt nó gì đâu ?

Tâm cầu là ai mà sinh ra,
Cảnh ấy tâm nào trói buộc là ?
Lời người xưa nói vì xưa nói,
Ta vì này thuyết có khác đâu !
***

Bạn nói công phu chưa tới. Vậy, y cứ vào đâu mà bạn nói:
Vốn đã hoàn hảo tại vì tin không nổi. ???
Lời Phật Tổ dạy, đó là niềm tin vào Tam Bảo.
 

Nhẫn Giả

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 1 2022
Bài viết
53
Điểm tương tác
36
Điểm
18
Địa chỉ
Ta bà
Pháp môn bạn đang công phu đó là gì, chia sẻ được không ? Làm sao công phu đó là nhận lại chính mình như lời bạn nói ?
Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.
Lấy danh hiệu Phật làm niệm, niệm tới mức thuần thục thì tâm mình sẽ được thanh tịnh thuần nhất bất tạp, bất niệm tự niệm thì gốc niệm khởi chính là chỗ quy hướng để tìm lại chính mình đó vậy.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.
Lấy danh hiệu Phật làm niệm, niệm tới mức thuần thục thì tâm mình sẽ được thanh tịnh thuần nhất bất tạp, bất niệm tự niệm thì gốc niệm khởi chính là chỗ quy hướng để tìm lại chính mình đó vậy.
Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!

Vậy sao bạn dẫn lời kinh: "Không, vô tướng, vô tác - vô cầu". ???
Vậy sao bạn ok nghĩa kinh: "Diễn Nhã Đạt Đa quên mất đầu. Tâm cầu dứt sạch liền vô sự". ???

Hỏi bạn: Lý và sự hành của bạn có tương ưng chăng ? Làm sao được... sự thật chính mình ở đây ! Niết Bàn bây giờ và ở đây !
 

Nhẫn Giả

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 1 2022
Bài viết
53
Điểm tương tác
36
Điểm
18
Địa chỉ
Ta bà
Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!

Vậy sao bạn dẫn lời kinh: "Không, vô tướng, vô tác - vô cầu". ???
Vậy sao bạn ok nghĩa kinh: "Diễn Nhã Đạt Đa quên mất đầu. Tâm cầu dứt sạch liền vô sự". ???

Hỏi bạn: Lý và sự hành của bạn có tương ưng chăng ? Làm sao được... sự thật chính mình ở đây ! Niết Bàn bây giờ và ở đây !
Đạo hữu, không tu chỉ luận sẽ uổng phí thì giờ vô ích, lời đã qua như gió thoảng, đạo hữu cứ thả nó theo mây gió. Nếu cảm thấy đã vô sự, hà tất tự sinh sự thêm nữa.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kinh nói: tịnh niệm tương tục, đắc Tam Ma Địa.
Lấy danh hiệu Phật làm niệm, niệm tới mức thuần thục thì tâm mình sẽ được thanh tịnh thuần nhất bất tạp, bất niệm tự niệm thì gốc niệm khởi chính là chỗ quy hướng để tìm lại chính mình đó vậy.
Danh Hiệu Phật là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???
Bạn cũng là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???

Lấy GIẢ tìm GIẢ được sao???
 

Nhẫn Giả

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 1 2022
Bài viết
53
Điểm tương tác
36
Điểm
18
Địa chỉ
Ta bà
Danh Hiệu Phật là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???
Bạn cũng là cái được GIẢ LẬP DANH TỰ phải không???

Lấy GIẢ tìm GIẢ được sao???
Hà hà
Khổ thật, người nay không muốn tu hành, chỉ thích đàm luận lý cao tột ở trên mây xanh, mà chân chạm đất đụng cảnh thì tham, sân, dục nhiễm khơi dậy như núi Tu Di, lúc hơi vào ra yếu ớt lấy gì để tự cứu đây.

Thôi thôi, hãy tự phản tỉnh.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì.


Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật.

Đạo Phật không phải nơi anh tìm đến để được cái gì.


Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác.

Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ.

Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. Các vị có biết ở Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom. Nó chỉ cần thấy là nhôm, đồng, là đem về cưa. Nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết.


Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác - tức là chỉ biết bỏ rác thôi.

Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai.

Cách tu của người lượm ve chai là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum.


Tu theo kiểu thu gom rất là nguy hiểm.


Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết.

Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy.
Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia.

Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.



Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì.
Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.


Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ.


-Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét.

-Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.

- Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.



Và trong kinh ghi rất rõ.
Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích.


Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi.

Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa.
Chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu?
Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?".

Đó là một con số không to tướng. Quý vị hiểu chữ "số không" không?
Sư Toại Khanh
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Này các bạn, việc tu tùy theo căn duyên mỗi người. Đối với ngũ uẩn này có chánh tri kiến là được, cách tu nào tham đắm hướng đển hưởng thụ trong ngũ uẩn thì là không thể giải thoát.

Nói về Lý tu thì ngay cả pháp tu của A LA HÁN còn chưa đạt đến rốt ráo sau cùng. Tuy nhiên, cuối cùng các vịu A LA HÁN cũng lần lần tiếp nhận khai mở lý tu bước lên Bồ Tát đạo mà thành Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì.


Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật.

Đạo Phật không phải nơi anh tìm đến để được cái gì.


Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác.

Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ.

Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. Các vị có biết ở Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom. Nó chỉ cần thấy là nhôm, đồng, là đem về cưa. Nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết.


Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác - tức là chỉ biết bỏ rác thôi.

Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai.

Cách tu của người lượm ve chai là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum.


Tu theo kiểu thu gom rất là nguy hiểm.


Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết.

Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy.
Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia.

Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.



Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì.
Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.


Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ.


-Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét.

-Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.

- Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.



Và trong kinh ghi rất rõ.
Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích.


Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi.

Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa.
Chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu?
Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?".

Đó là một con số không to tướng. Quý vị hiểu chữ "số không" không?
Sư Toại Khanh
Nếu nói buông thì những bậc tại gia gia đình các thứ, há nói buông được sao? Kiểu gì cũng phải có nhục dục.

Còn nắm, còn buông đều là lý tu chưa rốt ráo. Mục đích cuối cùng của việc tu theo đạo Phật là nhận ra chính mình là gì và sống hòa nhập vào vũ trụ này theo các nhân duyên đã tạo, cần trụ thế thì trụ thế, cần xuất gia thì xuất gia, hà tất phải câu nệ. Đó là lý tu rốt ráo vậy.

Đã nhận ra chính mình rồi thì sợ chi việc lầm lạc trong vũ trụ này. Đã nhận ra chính mình rồi thì phải biết ơn vũ trụ này, sẽ thấy không phải rời xa vũ trụ mới có giải thoát, giải thoát vốn nằm ngay nơi tâm niệm mình. Đã nhận ra chính mình thì cứ ở ta bà chẳng sao, đến Cực Lạc chẳng ngại, ... hà tất dựa vào bề ngoài, các việc nhân duyên mà luận đoán người khác lầm lạc.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hahaha... Vậy bạn còn có hướng về, còn có tâm cầu... Nhận lại chính mình ở tương lai !!!

Vậy sao bạn dẫn lời kinh: "Không, vô tướng, vô tác - vô cầu". ???
Vậy sao bạn ok nghĩa kinh: "Diễn Nhã Đạt Đa quên mất đầu. Tâm cầu dứt sạch liền vô sự". ???

Hỏi bạn: Lý và sự hành của bạn có tương ưng chăng ? Làm sao được... sự thật chính mình ở đây ! Niết Bàn bây giờ và ở đây !
kakaka, người ta nói đúng rồi anh bạn à. Chỗ anh ta nói là chỗ của bậc đạt đạo, vừa ngộ đạo lại sống được với đạo, chỗ đó chẳng còn tập khí ràng buộc. Chứ không phải nói là ngộ đạo nhưng lại vẫn sống dở chết dở đâu.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Bạn nói vậy là tuyệt cú mèo rồi !!!

- Nhận lại chính mình rồi mà sống thì lúc nào cũng tu, cũng là công phu...!!!

- Nhận lại chính mình rồi thì nói đông nói tây, thậm chí chửi nhau mà biết rõ chính mình chửi chơi cũng chơi luôn...!!!

- Nhận lại chính rồi thì rủ mọi người cùng nhận lại chính mình để chơi cho hết khổ...!!!

- Nhận lại chính mình rồi thì... Là lá la
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Chỉ cần nhận lại chính mình - đạo nhân vô y - chân nhân vô vị...!!! Thì cái còn lại là tu đó thật dễ dàng, lúc nào cũng mình soi sáng thấy biết các pháp...!!! Không cần công phu. Không cần kiến tánh. Không cần giác ngộ. Không cần thành Phật. Không cần bất cứ cái gì mà vẫn có tất cả... Từ vô thỉ...!!!
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên