- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,994
- Điểm tương tác
- 794
- Điểm
- 113
Lời mở: đây là chuyên mục thành viên tự viết bài, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung, chỉ là quan điểm cá nhân của VNBN để VNBN lưu lại làm chỗ truy cập tài liệu và cũng như chia sẽ cho các bạn biết trước quan điểm cho dễ thảo luận. Trong chuyên mục này VNBN không thảo luận, bài viết của VNBN cũng chỉnh sửa mà không báo trước vì đây là bài riêng của VNBN không có thảo luận. Các bạn muốn thảo luận thì hãy copy những quan điểm trong đây của VNBN mà bạn cho rằng không đúng rồi đem ra chỗ hợp lí mở một chủ đề để thảo luận.
1a. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ TÔNG NÓI CHUNG
Khởi phát từ các Kinh Điển nói về các thế giới ngoài thế giới ta bà này. Theo các Kinh Điển Bắc Tông thì vũ trụ bao la gồm rất nhiều cõi nước Phật Độ, mà ta thường nghe nói là hằng hà sa số các cõi nước Phật phân bố mười phương. Mỗi cõi nước sẽ có một vị Phật làm giáo chủ tuyên nói giáo pháp.
Có rất nhiều cõi Phật độ chúng ta chỉ nghe được tên gọi chứ không thấy nói chi tiết vì chúng ta hầu như không có duyên phần đến đó, những cõi nước Phật mà chúng ta có duyên phần đến đó, Đức Thích Ca Mâu Ni đều tuyên nói rõ ràng như: Cõi Tịnh Lưu Ly ở phương đông của Đức Phật Dược Sư, Cõi nước Cực Lạc ở phương Tây của Đức Phật A Di Đà, Cõi Diệu Hỷ của Đức Phật Vô Động, .... rất nhiều trong Kinh Điển Bắc Truyền.
Các cõi Phật độ được chia làm hai nhóm: nhóm cõi Tịnh Độ và nhóm cõi uế độ. Cõi Tịnh Độ thì trang nghiệm thanh tịnh không có các ác hoành hành do các đại nguyện của vị Phật làm giáo chủ kiến tạo mà hóa hiện nên. Cõi uế độ thì do nghiệp lực chúng sanh cộng hưởng với nhau mà tạo nên. Chư Phật bình đẳng, việc thành Phật ở cõi Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn là do hạnh nguyện riêng của các vị Phật, không có sự thấp cao trong việc này. Chư Phật đều đồng trí tuệ và năng lực.
Chúng sanh từ cõi uế độ muốn sanh sang Tịnh Độ thì phải tu tập tương ứng với bổn nguyện của chư Phật làm giáo chủ cõi tịnh độ đó. Có những cõi rất trang nghiêm thanh tịnh mà chỉ có các Bậc A LA HÁN, Bồ Tát lưu trú; có những cõi thánh phàm cư ngụ, có những cõi chỉ Bồ Tát tự tại cư ngụ,...Do đó, một người đủ điều kiện hóa sanh cõi nước tịnh độ này không có có nghĩa là đủ điều kiện hóa sanh sang cõi nước tịnh khác, nó phải phụ thuộc vào bản nguyện của vị Phật làm giáo chủ cõi nước đó.
Còn dân chúng từ cõi tịnh độ sanh sang cõi uế độ thì đa phần đều là các Bồ Tát, vì rộng độ chúng sanh mà đến, chẳng phải phàm nhân!
1b. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ CỰC LẠC NÓI RIÊNG
Cực Lạc là một trong số hằng hà sa số các cõi nước tịnh độ. Đây là một cõi có duyên rất nhiều với cõi nước ta bà này của chúng ta đang sinh sống.
Danh từ Cực Lạc thế giới xuất phát từ các Kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... và có được nhắc đến trong rất nhiều Kinh Điển Bắc Truyền, nhất là là các pháp hội có mặt Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi nước Cực Lạc và bản thân Ngài cũng từng là chúng sanh trong cõi nước ta bà này, và Ngài đã phát 48 đại nguyện trong thế giới ta bà này. 48 đại nguyện này khi thành tựu viên mãn thì sẽ hóa hiện ra cõi Cực Lạc tịnh độ, tiếp dẫn chúng sanh của mười phương chư Phật vào đây để tiếp độ giáo hóa đến bờ giác, thế nên Cực Lạc thế giới liên đới với cả tất cả thế giới tịnh độ khác, do đó được mười phương chư Phật khuyên tin và hộ niệm vãng sanh sang đó!
Hành giả muốn sanh sang Cực Lạc thì theo nương 48 đại nguyện mà đã được cụ thể hóa thành các nhân duyên vãng sanh trong các kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,...
* Để giúp các bạn hiểu phần nào việc sanh tịnh độ, pháp nào tu thù thắng trong thời mạt phá, xin trích dẫn một đoạn trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, các bạn hãy bỏ thời gian ra đọc hết để hiểu tường tận và thực hành, rất là vi diệu!
Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:
- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.
Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.
Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.
Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.
Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.
1a. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ TÔNG NÓI CHUNG
Khởi phát từ các Kinh Điển nói về các thế giới ngoài thế giới ta bà này. Theo các Kinh Điển Bắc Tông thì vũ trụ bao la gồm rất nhiều cõi nước Phật Độ, mà ta thường nghe nói là hằng hà sa số các cõi nước Phật phân bố mười phương. Mỗi cõi nước sẽ có một vị Phật làm giáo chủ tuyên nói giáo pháp.
Có rất nhiều cõi Phật độ chúng ta chỉ nghe được tên gọi chứ không thấy nói chi tiết vì chúng ta hầu như không có duyên phần đến đó, những cõi nước Phật mà chúng ta có duyên phần đến đó, Đức Thích Ca Mâu Ni đều tuyên nói rõ ràng như: Cõi Tịnh Lưu Ly ở phương đông của Đức Phật Dược Sư, Cõi nước Cực Lạc ở phương Tây của Đức Phật A Di Đà, Cõi Diệu Hỷ của Đức Phật Vô Động, .... rất nhiều trong Kinh Điển Bắc Truyền.
Các cõi Phật độ được chia làm hai nhóm: nhóm cõi Tịnh Độ và nhóm cõi uế độ. Cõi Tịnh Độ thì trang nghiệm thanh tịnh không có các ác hoành hành do các đại nguyện của vị Phật làm giáo chủ kiến tạo mà hóa hiện nên. Cõi uế độ thì do nghiệp lực chúng sanh cộng hưởng với nhau mà tạo nên. Chư Phật bình đẳng, việc thành Phật ở cõi Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn là do hạnh nguyện riêng của các vị Phật, không có sự thấp cao trong việc này. Chư Phật đều đồng trí tuệ và năng lực.
Chúng sanh từ cõi uế độ muốn sanh sang Tịnh Độ thì phải tu tập tương ứng với bổn nguyện của chư Phật làm giáo chủ cõi tịnh độ đó. Có những cõi rất trang nghiêm thanh tịnh mà chỉ có các Bậc A LA HÁN, Bồ Tát lưu trú; có những cõi thánh phàm cư ngụ, có những cõi chỉ Bồ Tát tự tại cư ngụ,...Do đó, một người đủ điều kiện hóa sanh cõi nước tịnh độ này không có có nghĩa là đủ điều kiện hóa sanh sang cõi nước tịnh khác, nó phải phụ thuộc vào bản nguyện của vị Phật làm giáo chủ cõi nước đó.
Còn dân chúng từ cõi tịnh độ sanh sang cõi uế độ thì đa phần đều là các Bồ Tát, vì rộng độ chúng sanh mà đến, chẳng phải phàm nhân!
1b. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ CỰC LẠC NÓI RIÊNG
Cực Lạc là một trong số hằng hà sa số các cõi nước tịnh độ. Đây là một cõi có duyên rất nhiều với cõi nước ta bà này của chúng ta đang sinh sống.
Danh từ Cực Lạc thế giới xuất phát từ các Kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... và có được nhắc đến trong rất nhiều Kinh Điển Bắc Truyền, nhất là là các pháp hội có mặt Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.
Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi nước Cực Lạc và bản thân Ngài cũng từng là chúng sanh trong cõi nước ta bà này, và Ngài đã phát 48 đại nguyện trong thế giới ta bà này. 48 đại nguyện này khi thành tựu viên mãn thì sẽ hóa hiện ra cõi Cực Lạc tịnh độ, tiếp dẫn chúng sanh của mười phương chư Phật vào đây để tiếp độ giáo hóa đến bờ giác, thế nên Cực Lạc thế giới liên đới với cả tất cả thế giới tịnh độ khác, do đó được mười phương chư Phật khuyên tin và hộ niệm vãng sanh sang đó!
Hành giả muốn sanh sang Cực Lạc thì theo nương 48 đại nguyện mà đã được cụ thể hóa thành các nhân duyên vãng sanh trong các kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,...
* Để giúp các bạn hiểu phần nào việc sanh tịnh độ, pháp nào tu thù thắng trong thời mạt phá, xin trích dẫn một đoạn trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, các bạn hãy bỏ thời gian ra đọc hết để hiểu tường tận và thực hành, rất là vi diệu!
Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:
- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.
Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.
Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.
Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.
Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.
Sửa lần cuối: