- Tham gia
- 12/3/12
- Bài viết
- 293
- Điểm tương tác
- 104
- Điểm
- 43
Chủ đề này hôm trước CSSQ đưa ra, hôm nay tìm được mấy lời ý giảng của Quý Thầy xin phép được đưa ra cho mọi người nghiên cứu!
Nguồn trích: www.quangduc.com
Khi đó, đức Tịnh-Hoa Tú-Vương-Trí Phật bảo ngài Diệu-Âm Bồ-Tát: "Ông chớ có khinh nước Ta-bà sanh lòng tưởng là hạ liệt. Thiện-nam-tử! Cõi Ta-bà kia cao thấp không bằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ-Tát thân hình cũng nhỏ, mà thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do-tuần. Thân của ông tốt đẹp thứ nhất trăm nghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua chớ khinh nước kia hoặc ở nơi Phật, Bồ-Tát cùng cõi nước mà sanh lòng tưởng cho là hạ liệt".
Ngài Diệu-Âm Bồ-Tát bạch với Phật đó rằng: "Thế-Tôn! Con nay qua cõi Ta-bà đều là do sức thần thông của Như-Lai, do thần thông du hý của Như-Lai, do công đức trí huệ trang nghiêm của Như-Lai".
Ở đây Kinh Pháp hoa luôn mang nhiều hình ảnh ẩn dụ thâm sâu nhiều tầng nghĩa:
-Vậy mọi người có nghĩ Đức Thế Tốn nhắc nhở thừa cho Diệu Âm Bồ Tát không? Lời này không phải nhắc nhở Diệu Âm Bồ Tát đâu mà nhắc nhở chúng ta đó ( Chờ có vị nào chợt dại lại nghĩ ui dào hóa ra bậc Bô Tát cũng vô minh mắc lỗi mà phàm phu có thể hình dung và tránh được, Hay trong kinh Pháp Hoa xem xong lại nghĩ hóa ra bậc A La Hán hết vô minh cũng mắc lỗi thô kệch mà phàm phu còn biết tránh, nghĩ thế này thì tội chết, không sám hối thì có cố tu đi nữa chỉ có mức tâm linh cạn cợt, quả báo khổ đợi sẵn về sau! )
- Những đoạn kinh trên làm chúng ta nể trí tuệ của người xưa, và Đấng Giác Ngộ của Đạo Phật.Thường Chúng ta hay dựa vào tiêu chuẩn của mình để đánh giá nơi khác. Như có 1 số tôn giáo, tư tưởng bình thường ngày xưa cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ ( vì họ nhìn thấy các vì sao mặt trời, mặt trăng, nhỏ so với trái đất nên người ta nghĩ Trái đất là to lớn, các thứ khác nhỏ xíu bao quanh). Thường con người ta do thiếu hiểu biết mới cho mình là hay là hơn cả, Khi khoa học ngày càng phát triển ( trí tuệ người ta nâng cao ) mới thấy trái đất mình so với vũ trụ chỉ là hạt bụi nhỏ không đáng gì! Khi có trí tuệ người ta mới thấy mình nhỏ, còn người ta chưa có trí tuệ luôn thấy là mình cao! Nên trí tuệ bao giờ cũng xuất hiện khiêm hạ. Còn người thiếu trí tuệ ( nói nặng là Ngu si đó ) luôn thấy mình tự cao
- Như Newtơn, Ông là nhà bác học ai cũng nể mà nói câu này: `Càng nghiên cứu ông càng thấy mình quá ngu dốt`
Những con người trí tuệ thường vậy đó, khi họ có hiểu biết càng cao họ mới thấy được còn quá nhiều vấn đề lớn lao hơn, vi diệu hơn mà trí tuệ con người không vươn tới nổi! Họ cảm nhận được cái điều mà chúng ta chưa biết! Có 1 tính chất của Người có trí tuệ là người cảm nhận được những điều mình còn chưa biết . Còn người không có trí tuệ không cảm nhận được những điều đó cứ tưởng mình đã biết là hay là ngon là đủ rồi!
- Điều đó đưa ra hai thái độ khác nhau là Khiêm Hạ và Tự Cao!
Đoạn kinh trên, chúng ta mới thấy mình nể, mình phục trí tuệ người xưa! Nếu là với trí tuệ và cặp mắt của người thường mới nghĩ trên thế gian này còn người là Nhất đâu còn ai hơn mình nữa. Vậy mà cách đây bao nhiêu ngàn năm đã có Người nói rằng cõi ta bà này con người nhỏ bé xấu xí , còn ở thế giới nào đó khác chúng sinh cao lớn đẹp đẽ hơn muôn phần và thế giới nơi mình còn Tầm thường còn hạ liệt. Người mà dám thấy được nơi mình còm kém còn dở, và nhận ra được nơi khác có cái gì đó hay hơn thì trí tuệ không tâm thường. Đây là điều làm cho chúng ta càng cảm kích đạo Phật và mình cảm thấy vui mừng vì được là để tử của Đạo Phật vì chỗ này, trong khi các tôn giáo khác họ không nhìn thấy được điều đó!
Đây là biểu lộ cái trí tuệ của các vị Thánh trong đạo Phật rất là lớn. Đoạn kinh nhỏ nhưng cho chúng ta bài học rất là Lớn! Là Chúng Ta phải cảm nhận được những gì mà mình chưa biết để luôn luôn thấy mình là nhỏ bé, còn kém, còn dở
VD: mình cảm nhận được gì mà mình chưa biết? Như khi xem kinh, xem sách thấy Tâm một vị A La Hán là tâm bất động tự tại không một điều xúc phạm nào làm tâm các Ngài lay động được , mình tư duy về điều đó mình mường tượng nhận được cái Tâm đó như thế nào mà đã có thể làm cho tâm hồn 1 vị Bồ tát, 1 vị A La Hán thanh tịnh, bất động như vậy và mình thấy lại mình chưa có. Mình tư duy để cảm nhận được cái hay cái nội tâm bất động và thanh tịnh như vậy. Hoặc khi nghe một Pháp sư thuyết Pháp cảm nhận được trí tuệ, sự hiểu biết của vị Thầy đó từ cái học tập, tu hành làm cho mình cảm động, thấm thía. Những cái đó là mình chưa làm được nhưng mà mình cảm nhận được cái hay của con người đã tích lũy công đức từ nhiều kiếp,cũng như trong kiếp này mà mình chưa đạt được. Hỏi sao thầy có thể uyên bác vậy?, mình cảm nhận được cái mình chưa vươn tới được mà mình cảm nhận thấy cái hay cái sâu sắc. Thì đó là biểu hiện của con Người bắt đầu có trí tuệ Mình Thấy chúng ta còn tầm thường, còn kén cỏi làm điều kiện cho thái độ khiêm hạ, không bao giờ thấy mình là hay và thái độ khiêm hạ làm nên tảng của mọi đức hạnh khác để chúng ta tiếp tục xây dựng những công hạnh khác!
Ở đây tại sao nói chớ nên khinh cõi ta bà, người tầm thường, kém cỏi thấy hạ liệt nhưng chớ coi thường! Ở đây có nhiều điều lắm nhưng có 3 điều tiêu biểu nơi những con Người nhỏ bé này
- Điều thứ nhất là phiền lão ghê gớn. thân thì nhỏ chút xíu thôi nhưng cái Sân thì nên tới trên mây ý! Cái Sân còn lớn hơn nhiều so với sân đá banh ý. Thâm mình thì nhỏ xíu nhưng lòng tham thi vô hạn có thể chứa đầy năm châu bốn biển. VD ai ký giấy tặng mình trái đất dám nhòm ngó xin luôn mặt trăng lắm. Nên đừng kinh thường mấy người nhỏ con này, nhỏ nhưng thù hận dai dẳng tham lam vô hạn lắm coi chừng đó!...
- Điều thứ hai đừng coi thường mấy người nhỏ con này! Tuy là nhỏ con nhưng họ đặt được trí tuệ vô biên bằng sự tu hành chân chính! Mà cái trí tuệ đó không có lệ thuộc nơi hình tướng. Tuy họ nhỏ như vậy nếu họ tu đúng đường thì cái trí tuệ của họ có thể hiểu biết mọi điều trong vũ trụ này. Nên ráng mà tu để có thể vượt khỏi cái thân phận tầm thường nhỏ bé của mình. So với các vị Thiên tử trên trời thân họ cao lớn ngút ngàn hoặc ở thế giới khác cõi đất lớn hơn và con người lớn hơn, đẹp đẽ hơn…Tuy nhỏ nhưng có thể đạt được trí tuệ vô biên như các Bậc A La Hán, Chư Phật của chúng ta vậy. Vì vậy trí tuệ nó không bị lệ thuộc nơi hình dáng, Nơi cái hình dáng nhỏ bé này chúng ta tu làm sao để tăng trưởng được trí tuệ vô biên nơi mình , để vượt ra được các phiền não!
- Điều thứ 3: Tuy nơi hình hài nhỏ bé có một cái vô biên nữa là Phật Tánh vô thượng, nên cái Phật Tánh đó không bị lệ thuộc vào cái hình dáng nhỏ bé hay lớn mà bình đẳng tất cả
Đây là lý do mà Đức Tịnh-Hoa Tú-Vương-Trí Phật: nhắc nhở chúng ta:
Và còn hình ảnh ẩm dụ: thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do-tuần. Ngụ ý về công hanh tu tập mà Thầy Tấn Hạnh đã nói mình không nhắc lại nữa!
Và câu trả lời của Ngài Diệu Âm chúng ta thấy kính phục trí tuệ và đức hạnh của Ngài: Ngài Diệu-Âm Bồ-Tát bạch với Phật đó rằng: "Thế-Tôn! Con nay qua cõi Ta-bà đều là do sức thần thông của Như-Lai, do thần thông du hý của Như-Lai, do công đức trí huệ trang nghiêm của Như-Lai".
Với thần thông của Ngài qua cõi nước này Ngài dư sức để làm nhưng Ngài vẫn nói là do Thần lực của Phật. Nói như thế là khiêm tốn nhưng như vậy đúng hay sai?
VD: trong cuộc đời này:Có người giải được bài toán nào đó được mọi người khen. Người đó trả lời: nhờ thầy tôi mà không phải do sức của tôi
Đúng là sức giải toán của người đó nhưng trả lời vậy biểu hiện đạo đức khiên tốn. nhưng đúng hay sai?
Chỗ này là chỗ khéo, chỗ hay: Đúng là tại thời điểm đó là khả năng người đó làm được nhưng chỉ đứng lại nhìn ở đó , Người này là người vô ơn, không có trí tuệ nhìn trước nhìn sau thì mới nhận hết công sức về riêng mình. Mọi việc tự khả năng mình làm được. Chính cái thiếu trí tuệ và thiếu lòng biết ơn đó mới làm cho mình có thái độ tự cao. Còn người hiểu biết đúng luôn luôn đưa đến thái độ khiêm tốn là vậy
Nên với trí tuệ của Ngài Diệu Âm, Ngài nói thế là thật: vì với sự giáo hóa bao nhiêu đời chư Phật, Ngài mới thành tựu được ngày hôm nay. Ngài đang sống trong sự che trở của Chư Phật và khi Ngài làm việc gì cho Phật Pháp đều có sự hỗ trợ âm thầm của Chư Phật.
Đây mới ra điểm quan trọng chúng ta cầm lưu ý! Bất cứ chúng ta làm được việc gì trong Phật Pháp đều luôn luôn nhận được sự gia hộ âm thầm của Chư Phật và người có Trí phải có thấy điều này chỉ có người không có trí mới không thấy,tự cho mình làm được.
Khi ta làm được việc tốt gì thì cũng thấy tự mình vận động tự mình làm thui, không thấy dính dáng gì đến thế giới vô hình nào cả. Nhưng luôn luôn có sự gia hộ âm thần của Chư Phật. Nếu có đủ trí tuệ biết được điều đó vị này không bao giờ tự cho mình là làm được mà luôn luôn nói nhờ nương nhờ công đức và thần lực của Chư Phật, đây là lời nói khiêm tốn nhưng rất xác đáng và chính xác, nó cũng biểu hiện của trí tuệ
Trong đời sống này chúng ta mắc không ít những lỗi lầm, những sơ xuất, thiếu xót và cũng có những lần thành công làm được việc gì tốt đẹp nào đấy và có cái tự hào gì đấy, cái người dựa vào những thành tích tốt của mình để tự cho mình hay bởi 1 mình mình thì có 2 điều: Thứ nhất người đó bị cái lòng kiêu mạn xâm chiếm và thứ 2 là người đó không đủ trí tuệ
Tại sao không có trí tuệ? vì chỉ thấy có 1 mình mình làm: không thấy được cái giáo dục,hiểu biết, kiến thức mình từ đâu mà có, không thấy được 1 số hoàn cảnh thuận lợi mà mình làm được,…
Trong cuộc đời người ta thường nói hay không bằng hên!Có những người tài giỏi mà không thành công là vì sao? Vậy cái hên ở đâu mà ra? ( do tạo phước ). Nên người có trí tuệ họ bình thản trước thành công là vậy. Vì họ thấy cái thành công của ngày hôm nay là do phước của việc làm trước đưa đến mà không thấy cái thành công ngày hôm nay mà dừng lại mà tiếp tục lo tạo phước. Nên chúng ta thấy những người thành cồng này bình thản, khiêm tốn, và có đạo đức!
Chúng ta nhìn cuộc đời này mà thấy người nào mới nổi nên giầu có, nhìn gương mặt họ mất cái bình thản mà có vẻ mãn nguyện, tự hào vì cái giầu sang của mình. Chúng ta có thể đoán được 1 điều không sai, cái giầu sang của họ có giới hạn và không bao lâu sẽ bị tụt lui xuống trở lại
Còn người thành công tiếp tục, tiếp tục mà nhìn thấy gương mặt họ bình thản thì chúng ta biết người này còn thành công hơn thế nữa, và lâu dài
Việc tu tập cũng tương tự. lấy cái phước là nền tảng tu tập ( trong đó có phước từ đạo đức của lòng tôn kính, từ bi, khiêm hạ,vị tha, …) chớ nên ỷ lại cái tài, cái hay của mình!
Mong các quý đạo hữu hoan hỷ góp ý cho mọi người đều được lợi ích lớn lao!
Nguồn trích: www.quangduc.com
Khi đó, đức Tịnh-Hoa Tú-Vương-Trí Phật bảo ngài Diệu-Âm Bồ-Tát: "Ông chớ có khinh nước Ta-bà sanh lòng tưởng là hạ liệt. Thiện-nam-tử! Cõi Ta-bà kia cao thấp không bằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ-Tát thân hình cũng nhỏ, mà thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do-tuần. Thân của ông tốt đẹp thứ nhất trăm nghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua chớ khinh nước kia hoặc ở nơi Phật, Bồ-Tát cùng cõi nước mà sanh lòng tưởng cho là hạ liệt".
Ngài Diệu-Âm Bồ-Tát bạch với Phật đó rằng: "Thế-Tôn! Con nay qua cõi Ta-bà đều là do sức thần thông của Như-Lai, do thần thông du hý của Như-Lai, do công đức trí huệ trang nghiêm của Như-Lai".
Ở đây Kinh Pháp hoa luôn mang nhiều hình ảnh ẩn dụ thâm sâu nhiều tầng nghĩa:
-Vậy mọi người có nghĩ Đức Thế Tốn nhắc nhở thừa cho Diệu Âm Bồ Tát không? Lời này không phải nhắc nhở Diệu Âm Bồ Tát đâu mà nhắc nhở chúng ta đó ( Chờ có vị nào chợt dại lại nghĩ ui dào hóa ra bậc Bô Tát cũng vô minh mắc lỗi mà phàm phu có thể hình dung và tránh được, Hay trong kinh Pháp Hoa xem xong lại nghĩ hóa ra bậc A La Hán hết vô minh cũng mắc lỗi thô kệch mà phàm phu còn biết tránh, nghĩ thế này thì tội chết, không sám hối thì có cố tu đi nữa chỉ có mức tâm linh cạn cợt, quả báo khổ đợi sẵn về sau! )
- Những đoạn kinh trên làm chúng ta nể trí tuệ của người xưa, và Đấng Giác Ngộ của Đạo Phật.Thường Chúng ta hay dựa vào tiêu chuẩn của mình để đánh giá nơi khác. Như có 1 số tôn giáo, tư tưởng bình thường ngày xưa cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ ( vì họ nhìn thấy các vì sao mặt trời, mặt trăng, nhỏ so với trái đất nên người ta nghĩ Trái đất là to lớn, các thứ khác nhỏ xíu bao quanh). Thường con người ta do thiếu hiểu biết mới cho mình là hay là hơn cả, Khi khoa học ngày càng phát triển ( trí tuệ người ta nâng cao ) mới thấy trái đất mình so với vũ trụ chỉ là hạt bụi nhỏ không đáng gì! Khi có trí tuệ người ta mới thấy mình nhỏ, còn người ta chưa có trí tuệ luôn thấy là mình cao! Nên trí tuệ bao giờ cũng xuất hiện khiêm hạ. Còn người thiếu trí tuệ ( nói nặng là Ngu si đó ) luôn thấy mình tự cao
- Như Newtơn, Ông là nhà bác học ai cũng nể mà nói câu này: `Càng nghiên cứu ông càng thấy mình quá ngu dốt`
Những con người trí tuệ thường vậy đó, khi họ có hiểu biết càng cao họ mới thấy được còn quá nhiều vấn đề lớn lao hơn, vi diệu hơn mà trí tuệ con người không vươn tới nổi! Họ cảm nhận được cái điều mà chúng ta chưa biết! Có 1 tính chất của Người có trí tuệ là người cảm nhận được những điều mình còn chưa biết . Còn người không có trí tuệ không cảm nhận được những điều đó cứ tưởng mình đã biết là hay là ngon là đủ rồi!
- Điều đó đưa ra hai thái độ khác nhau là Khiêm Hạ và Tự Cao!
Đoạn kinh trên, chúng ta mới thấy mình nể, mình phục trí tuệ người xưa! Nếu là với trí tuệ và cặp mắt của người thường mới nghĩ trên thế gian này còn người là Nhất đâu còn ai hơn mình nữa. Vậy mà cách đây bao nhiêu ngàn năm đã có Người nói rằng cõi ta bà này con người nhỏ bé xấu xí , còn ở thế giới nào đó khác chúng sinh cao lớn đẹp đẽ hơn muôn phần và thế giới nơi mình còn Tầm thường còn hạ liệt. Người mà dám thấy được nơi mình còm kém còn dở, và nhận ra được nơi khác có cái gì đó hay hơn thì trí tuệ không tâm thường. Đây là điều làm cho chúng ta càng cảm kích đạo Phật và mình cảm thấy vui mừng vì được là để tử của Đạo Phật vì chỗ này, trong khi các tôn giáo khác họ không nhìn thấy được điều đó!
Đây là biểu lộ cái trí tuệ của các vị Thánh trong đạo Phật rất là lớn. Đoạn kinh nhỏ nhưng cho chúng ta bài học rất là Lớn! Là Chúng Ta phải cảm nhận được những gì mà mình chưa biết để luôn luôn thấy mình là nhỏ bé, còn kém, còn dở
VD: mình cảm nhận được gì mà mình chưa biết? Như khi xem kinh, xem sách thấy Tâm một vị A La Hán là tâm bất động tự tại không một điều xúc phạm nào làm tâm các Ngài lay động được , mình tư duy về điều đó mình mường tượng nhận được cái Tâm đó như thế nào mà đã có thể làm cho tâm hồn 1 vị Bồ tát, 1 vị A La Hán thanh tịnh, bất động như vậy và mình thấy lại mình chưa có. Mình tư duy để cảm nhận được cái hay cái nội tâm bất động và thanh tịnh như vậy. Hoặc khi nghe một Pháp sư thuyết Pháp cảm nhận được trí tuệ, sự hiểu biết của vị Thầy đó từ cái học tập, tu hành làm cho mình cảm động, thấm thía. Những cái đó là mình chưa làm được nhưng mà mình cảm nhận được cái hay của con người đã tích lũy công đức từ nhiều kiếp,cũng như trong kiếp này mà mình chưa đạt được. Hỏi sao thầy có thể uyên bác vậy?, mình cảm nhận được cái mình chưa vươn tới được mà mình cảm nhận thấy cái hay cái sâu sắc. Thì đó là biểu hiện của con Người bắt đầu có trí tuệ Mình Thấy chúng ta còn tầm thường, còn kén cỏi làm điều kiện cho thái độ khiêm hạ, không bao giờ thấy mình là hay và thái độ khiêm hạ làm nên tảng của mọi đức hạnh khác để chúng ta tiếp tục xây dựng những công hạnh khác!
Ở đây tại sao nói chớ nên khinh cõi ta bà, người tầm thường, kém cỏi thấy hạ liệt nhưng chớ coi thường! Ở đây có nhiều điều lắm nhưng có 3 điều tiêu biểu nơi những con Người nhỏ bé này
- Điều thứ nhất là phiền lão ghê gớn. thân thì nhỏ chút xíu thôi nhưng cái Sân thì nên tới trên mây ý! Cái Sân còn lớn hơn nhiều so với sân đá banh ý. Thâm mình thì nhỏ xíu nhưng lòng tham thi vô hạn có thể chứa đầy năm châu bốn biển. VD ai ký giấy tặng mình trái đất dám nhòm ngó xin luôn mặt trăng lắm. Nên đừng kinh thường mấy người nhỏ con này, nhỏ nhưng thù hận dai dẳng tham lam vô hạn lắm coi chừng đó!...
- Điều thứ hai đừng coi thường mấy người nhỏ con này! Tuy là nhỏ con nhưng họ đặt được trí tuệ vô biên bằng sự tu hành chân chính! Mà cái trí tuệ đó không có lệ thuộc nơi hình tướng. Tuy họ nhỏ như vậy nếu họ tu đúng đường thì cái trí tuệ của họ có thể hiểu biết mọi điều trong vũ trụ này. Nên ráng mà tu để có thể vượt khỏi cái thân phận tầm thường nhỏ bé của mình. So với các vị Thiên tử trên trời thân họ cao lớn ngút ngàn hoặc ở thế giới khác cõi đất lớn hơn và con người lớn hơn, đẹp đẽ hơn…Tuy nhỏ nhưng có thể đạt được trí tuệ vô biên như các Bậc A La Hán, Chư Phật của chúng ta vậy. Vì vậy trí tuệ nó không bị lệ thuộc nơi hình dáng, Nơi cái hình dáng nhỏ bé này chúng ta tu làm sao để tăng trưởng được trí tuệ vô biên nơi mình , để vượt ra được các phiền não!
- Điều thứ 3: Tuy nơi hình hài nhỏ bé có một cái vô biên nữa là Phật Tánh vô thượng, nên cái Phật Tánh đó không bị lệ thuộc vào cái hình dáng nhỏ bé hay lớn mà bình đẳng tất cả
Đây là lý do mà Đức Tịnh-Hoa Tú-Vương-Trí Phật: nhắc nhở chúng ta:
Và còn hình ảnh ẩm dụ: thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do-tuần. Ngụ ý về công hanh tu tập mà Thầy Tấn Hạnh đã nói mình không nhắc lại nữa!
Và câu trả lời của Ngài Diệu Âm chúng ta thấy kính phục trí tuệ và đức hạnh của Ngài: Ngài Diệu-Âm Bồ-Tát bạch với Phật đó rằng: "Thế-Tôn! Con nay qua cõi Ta-bà đều là do sức thần thông của Như-Lai, do thần thông du hý của Như-Lai, do công đức trí huệ trang nghiêm của Như-Lai".
Với thần thông của Ngài qua cõi nước này Ngài dư sức để làm nhưng Ngài vẫn nói là do Thần lực của Phật. Nói như thế là khiêm tốn nhưng như vậy đúng hay sai?
VD: trong cuộc đời này:Có người giải được bài toán nào đó được mọi người khen. Người đó trả lời: nhờ thầy tôi mà không phải do sức của tôi
Đúng là sức giải toán của người đó nhưng trả lời vậy biểu hiện đạo đức khiên tốn. nhưng đúng hay sai?
Chỗ này là chỗ khéo, chỗ hay: Đúng là tại thời điểm đó là khả năng người đó làm được nhưng chỉ đứng lại nhìn ở đó , Người này là người vô ơn, không có trí tuệ nhìn trước nhìn sau thì mới nhận hết công sức về riêng mình. Mọi việc tự khả năng mình làm được. Chính cái thiếu trí tuệ và thiếu lòng biết ơn đó mới làm cho mình có thái độ tự cao. Còn người hiểu biết đúng luôn luôn đưa đến thái độ khiêm tốn là vậy
Nên với trí tuệ của Ngài Diệu Âm, Ngài nói thế là thật: vì với sự giáo hóa bao nhiêu đời chư Phật, Ngài mới thành tựu được ngày hôm nay. Ngài đang sống trong sự che trở của Chư Phật và khi Ngài làm việc gì cho Phật Pháp đều có sự hỗ trợ âm thầm của Chư Phật.
Đây mới ra điểm quan trọng chúng ta cầm lưu ý! Bất cứ chúng ta làm được việc gì trong Phật Pháp đều luôn luôn nhận được sự gia hộ âm thầm của Chư Phật và người có Trí phải có thấy điều này chỉ có người không có trí mới không thấy,tự cho mình làm được.
Khi ta làm được việc tốt gì thì cũng thấy tự mình vận động tự mình làm thui, không thấy dính dáng gì đến thế giới vô hình nào cả. Nhưng luôn luôn có sự gia hộ âm thần của Chư Phật. Nếu có đủ trí tuệ biết được điều đó vị này không bao giờ tự cho mình là làm được mà luôn luôn nói nhờ nương nhờ công đức và thần lực của Chư Phật, đây là lời nói khiêm tốn nhưng rất xác đáng và chính xác, nó cũng biểu hiện của trí tuệ
Trong đời sống này chúng ta mắc không ít những lỗi lầm, những sơ xuất, thiếu xót và cũng có những lần thành công làm được việc gì tốt đẹp nào đấy và có cái tự hào gì đấy, cái người dựa vào những thành tích tốt của mình để tự cho mình hay bởi 1 mình mình thì có 2 điều: Thứ nhất người đó bị cái lòng kiêu mạn xâm chiếm và thứ 2 là người đó không đủ trí tuệ
Tại sao không có trí tuệ? vì chỉ thấy có 1 mình mình làm: không thấy được cái giáo dục,hiểu biết, kiến thức mình từ đâu mà có, không thấy được 1 số hoàn cảnh thuận lợi mà mình làm được,…
Trong cuộc đời người ta thường nói hay không bằng hên!Có những người tài giỏi mà không thành công là vì sao? Vậy cái hên ở đâu mà ra? ( do tạo phước ). Nên người có trí tuệ họ bình thản trước thành công là vậy. Vì họ thấy cái thành công của ngày hôm nay là do phước của việc làm trước đưa đến mà không thấy cái thành công ngày hôm nay mà dừng lại mà tiếp tục lo tạo phước. Nên chúng ta thấy những người thành cồng này bình thản, khiêm tốn, và có đạo đức!
Chúng ta nhìn cuộc đời này mà thấy người nào mới nổi nên giầu có, nhìn gương mặt họ mất cái bình thản mà có vẻ mãn nguyện, tự hào vì cái giầu sang của mình. Chúng ta có thể đoán được 1 điều không sai, cái giầu sang của họ có giới hạn và không bao lâu sẽ bị tụt lui xuống trở lại
Còn người thành công tiếp tục, tiếp tục mà nhìn thấy gương mặt họ bình thản thì chúng ta biết người này còn thành công hơn thế nữa, và lâu dài
Việc tu tập cũng tương tự. lấy cái phước là nền tảng tu tập ( trong đó có phước từ đạo đức của lòng tôn kính, từ bi, khiêm hạ,vị tha, …) chớ nên ỷ lại cái tài, cái hay của mình!
Mong các quý đạo hữu hoan hỷ góp ý cho mọi người đều được lợi ích lớn lao!
Sửa bởi Amin: