- Tham gia
- 28/2/12
- Bài viết
- 858
- Điểm tương tác
- 1,078
- Điểm
- 93
Kính Quý Đạo Hữu !
Hôm nay Ngọc Quế xin cùng các bạn Thảo Luận Chuyên Đề "Đại Từ Đại Bi" để cúng dường đức Quán Thế Âm Bồ tát.
Chủ đề này chúng ta sẽ lần lượt triễn khai theo dự định :
1. Lời bạt
2. Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau thế nào ?
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?
4. Tương quan giữa Ta và đức Quán Thế Âm.
5. Chú Đại Bi.
Xin mời các bạn cùng thảo luận trong tinh thần Chuyên đề.
___________________
1. _ Lời Bạt :
Kính thưa quý đạo hữu, vì thấy cô bangtam chỉ biết thương người mà không biết sau chữ THƯƠNG có thể có chữ HẠI (thương hại) cho nên lập chủ đề này.
Ngày nay nhan nhản trên đường phố có cũng khá nhiều trường hợp những kẻ lười biếng lợi dụng lòng thương người của quý Phật tử để trục lợi cá nhân và thường thì chúng ta không phân biệt chân giả cho nên tốt hơn hết là bố thí cứu giúp người trước, còn "ai làm quấy nấy mang". Vâng, Ngọc Quế tán thán lòng vị tha của Phật tử ấy, và đó là cách hành xử đúng đắn của Phật tử.
Tuy nhiên chủ đề này lập ra để chúng ta tìm hiểu thêm về tánh đức Từ Bi.
Thưa các bạn ! Các bậc Giác Ngộ xuống thế độ đời vị nào cũng đầy lòng Từ Bi _ nói cho đúng hơn là tánh đức Đại Từ Đại Bi _ nếu không vì Từ Bi thì các Ngài đã an nghĩ nơi Đại Niết Bàn rồi.
Trong Kinh A Di Đà, chúng ta "thấy" chư Phật mười phương đều cùng "đồng tiếng khác miệng" tán thán Phật Thích Ca (đã làm việc khó làm).
Trong sự kiện này chúng ta "thấy" Phật Thích Ca vì lòng Từ Bi mà xuất hiện nơi cõi đời "Ngũ trược ác thế", chúng sinh (chúng ta) cang cường, khó giáo hóa. Ngài đã chịu cực chịu khổ để giảng giải Phật pháp _ một giáo pháp khó hiểu, khó tin nhận.
Chúng ta lại "thấy" Chư Phật quá khứ không hề an nghĩ, ở đâu lúc nào cần lên tiếng các Ngài liền lên tiếng đúng lúc để xác tín lòng tin cho chúng ta.
Trong Kinh Pháp Hoa cũng thế, Phật Đa Bảo đã nhập Đại Niết Bàn từ vô lượng kiếp quá khứ, nhưng khi cần (ở nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa) Ngài và Bảo tháp liền hiện đến.
Như thế rõ ràng Chư Phật, Chư Đại Bồ tát chưa bao giờ "rời mắt" với chúng ta. Vì cái gì ? _ Vì tánh đức Từ Bi đó thôi !
Hôm nay Ngọc Quế xin cùng các bạn Thảo Luận Chuyên Đề "Đại Từ Đại Bi" để cúng dường đức Quán Thế Âm Bồ tát.
Chủ đề này chúng ta sẽ lần lượt triễn khai theo dự định :
1. Lời bạt
2. Từ Bi và Đại Từ Đại Bi khác nhau thế nào ?
3. Đức Quán Thế Âm có thật hay không ?
4. Tương quan giữa Ta và đức Quán Thế Âm.
5. Chú Đại Bi.
Xin mời các bạn cùng thảo luận trong tinh thần Chuyên đề.
___________________
1. _ Lời Bạt :
Kính thưa quý đạo hữu, vì thấy cô bangtam chỉ biết thương người mà không biết sau chữ THƯƠNG có thể có chữ HẠI (thương hại) cho nên lập chủ đề này.
Ngày nay nhan nhản trên đường phố có cũng khá nhiều trường hợp những kẻ lười biếng lợi dụng lòng thương người của quý Phật tử để trục lợi cá nhân và thường thì chúng ta không phân biệt chân giả cho nên tốt hơn hết là bố thí cứu giúp người trước, còn "ai làm quấy nấy mang". Vâng, Ngọc Quế tán thán lòng vị tha của Phật tử ấy, và đó là cách hành xử đúng đắn của Phật tử.
Tuy nhiên chủ đề này lập ra để chúng ta tìm hiểu thêm về tánh đức Từ Bi.
Thưa các bạn ! Các bậc Giác Ngộ xuống thế độ đời vị nào cũng đầy lòng Từ Bi _ nói cho đúng hơn là tánh đức Đại Từ Đại Bi _ nếu không vì Từ Bi thì các Ngài đã an nghĩ nơi Đại Niết Bàn rồi.
Trong Kinh A Di Đà, chúng ta "thấy" chư Phật mười phương đều cùng "đồng tiếng khác miệng" tán thán Phật Thích Ca (đã làm việc khó làm).
Trong sự kiện này chúng ta "thấy" Phật Thích Ca vì lòng Từ Bi mà xuất hiện nơi cõi đời "Ngũ trược ác thế", chúng sinh (chúng ta) cang cường, khó giáo hóa. Ngài đã chịu cực chịu khổ để giảng giải Phật pháp _ một giáo pháp khó hiểu, khó tin nhận.
Chúng ta lại "thấy" Chư Phật quá khứ không hề an nghĩ, ở đâu lúc nào cần lên tiếng các Ngài liền lên tiếng đúng lúc để xác tín lòng tin cho chúng ta.
Trong Kinh Pháp Hoa cũng thế, Phật Đa Bảo đã nhập Đại Niết Bàn từ vô lượng kiếp quá khứ, nhưng khi cần (ở nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa) Ngài và Bảo tháp liền hiện đến.
Như thế rõ ràng Chư Phật, Chư Đại Bồ tát chưa bao giờ "rời mắt" với chúng ta. Vì cái gì ? _ Vì tánh đức Từ Bi đó thôi !