- Tham gia
- 10/12/12
- Bài viết
- 438
- Điểm tương tác
- 298
- Điểm
- 63
3. Lý luận của Phật Đạo :
Thật ra dùng từ "Lý Luận" thì chưa được đúng lắm, có lẻ cụm từ "Giáo Lý của Đạo Phật" thì chính xác hơn. Nhưng vì chủ đề này có ra là do lời "phán" của bác Tuấn Tú rằng "Mục đồng đã tuyên truyền, rao giảng cho LÝ LUẬN NGOẠI ĐẠO" cho nên Mục đồng đành phải ráng hết sức mình phân tích lại "Thế nào là LÝ LUẬN NGOẠI ĐẠO ?, thế nào là LÝ LUẬN PHẬT ĐẠO ?".
Những điều M/đ trình bày chỉ là bài thu hoạch ngắn gọn về Giáo Lý Đạo Phật, lẻ dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót, xin các bạn Y PHÁP BẤT Y NHÂN cho, để cho Giáo Lý của Đạo Phật được phổ cập, được ôn tập, được giương cao. Chớ đừng "chỉa mủi dùi" vào cá nhân Mục đồng cho loãng chủ đề, vì sao ? _ Vì nick name Mục đồng đã khẳng định "kẻ này chỉ là một kẻ chăn trâu", kẻ chăn trâu thì "hạng bét" trong xã hội _ là Phật tử (không riêng gì Thiền Tông) ai ai cũng phải dòm ngó, giữ cho "con trâu" (ẫn dụ cho tâm buông lung) của mình đừng ăn lúa mạ, đừng dẫm đạp hoa mầu.
......A. CƠ BẢN (Giáo trình cấp 1) :
(Phần này M/đ đã trình bày rồi, bây giờ xin bổ sung)
Đây là giai đoạn GIẢ NHẬP KHÔNG.
GIẢ là điểm đứng hiện tại của kẻ phàm phu chưa tu Phật, KHÔNG là đích đến của hàng Nhị Thừa, KHÔNG là Chân Lý Vô Ngã mà vị A La Hán thấy được. Hành giả từ một kẻ ngu phu trong cõi trần mê (GIẢ), chăm chỉ tu hành theo lời Phật dạy, cuối cùng nhận ra KHÔNG CÓ TA bèn thoát ra khỏi GIẢ, ấy gọi là từ (from) GIẢ NHẬP KHÔNG.
.....B. NÂNG CAO (Giáo trình cấp 2) :
Phần này là Giáo Lý Đại Thừa.
Đây là giai đoạn KHÔNG NHẬP GIẢ.
KHÔNG là điểm đứng của vị A La Hán, Bích Chi Phật. Các Ngài không dừng đứng ở vị thế Niết Bàn (an ổn, tịch lạc) mà bước ra đi vào CẢNH GIẢ (ba cõi sáu đường) để độ sinh, cũng là Tự độ (tìm học thêm về Phật pháp. Nên gọi là KHÔNG NHẬP GIẢ.
Hôm nay chúng ta ôn học tiếp các bạn nhé !
......C. ĐỈNH CAO (Giáo trình cấp 3) :
Bạn nhãn đầu mùa thật là hấp tấp, khi M/đ đang nói về "Giáo trình cấp 2", bạn đã đem cái lý thuyết không nằm trong trình cấp 2 "phang" vào. Hì hì.....dù sao cũng cám ơn.
Thưa quý đạo hữu ! Chúng ta học điều này để biết rằng : Phật pháp hãy còn bao la bát ngát.
Định danh mà chư Tổ xưa đã đặt cho giai đoạn này là giai đoạn TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG (cũng gọi là TRUNG QUÁN).
Đây là trình tu chứng của những vị Đại Bồ tát từ Bất Thối trở lên (chớ không phải chuyện của chúng ta) nhưng chúng ta cũng nên có khái niệm tổng quát để không có những phát ngôn lộn xộn.
Thưa quý hữu ! TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG là cái thấy VẠN PHÁP BÌNH ĐẲNG hay còn gọi là VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN.
Đến giai đoạn này vị Đại Bồ tát thấy vạn pháp tuy Huyễn, nhưng Huyễn đó mà vẫn CHẲNG LÌA NHƯ. NHƯ chính thiệt là gốc của muôn pháp HUYỄN. Khi hành giả KHÔNG LẦM HUYỄN nữa thì HUYỄN ẤY LÀ NHƯ.
Huyễn với Như KHÔNG HAI nữa thì có thể tạm gọi là VẠN PHÁP NHẤT NHƯ.
Thành tựu của giai đoạn này, hành giả đã vô hiệu hóa Mạt Na Thức, bây giờ chỉ có BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ mà thôi.
Thật ra dùng từ "Lý Luận" thì chưa được đúng lắm, có lẻ cụm từ "Giáo Lý của Đạo Phật" thì chính xác hơn. Nhưng vì chủ đề này có ra là do lời "phán" của bác Tuấn Tú rằng "Mục đồng đã tuyên truyền, rao giảng cho LÝ LUẬN NGOẠI ĐẠO" cho nên Mục đồng đành phải ráng hết sức mình phân tích lại "Thế nào là LÝ LUẬN NGOẠI ĐẠO ?, thế nào là LÝ LUẬN PHẬT ĐẠO ?".
Những điều M/đ trình bày chỉ là bài thu hoạch ngắn gọn về Giáo Lý Đạo Phật, lẻ dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót, xin các bạn Y PHÁP BẤT Y NHÂN cho, để cho Giáo Lý của Đạo Phật được phổ cập, được ôn tập, được giương cao. Chớ đừng "chỉa mủi dùi" vào cá nhân Mục đồng cho loãng chủ đề, vì sao ? _ Vì nick name Mục đồng đã khẳng định "kẻ này chỉ là một kẻ chăn trâu", kẻ chăn trâu thì "hạng bét" trong xã hội _ là Phật tử (không riêng gì Thiền Tông) ai ai cũng phải dòm ngó, giữ cho "con trâu" (ẫn dụ cho tâm buông lung) của mình đừng ăn lúa mạ, đừng dẫm đạp hoa mầu.
......A. CƠ BẢN (Giáo trình cấp 1) :
(Phần này M/đ đã trình bày rồi, bây giờ xin bổ sung)
Đây là giai đoạn GIẢ NHẬP KHÔNG.
GIẢ là điểm đứng hiện tại của kẻ phàm phu chưa tu Phật, KHÔNG là đích đến của hàng Nhị Thừa, KHÔNG là Chân Lý Vô Ngã mà vị A La Hán thấy được. Hành giả từ một kẻ ngu phu trong cõi trần mê (GIẢ), chăm chỉ tu hành theo lời Phật dạy, cuối cùng nhận ra KHÔNG CÓ TA bèn thoát ra khỏi GIẢ, ấy gọi là từ (from) GIẢ NHẬP KHÔNG.
.....B. NÂNG CAO (Giáo trình cấp 2) :
Phần này là Giáo Lý Đại Thừa.
Đây là giai đoạn KHÔNG NHẬP GIẢ.
KHÔNG là điểm đứng của vị A La Hán, Bích Chi Phật. Các Ngài không dừng đứng ở vị thế Niết Bàn (an ổn, tịch lạc) mà bước ra đi vào CẢNH GIẢ (ba cõi sáu đường) để độ sinh, cũng là Tự độ (tìm học thêm về Phật pháp. Nên gọi là KHÔNG NHẬP GIẢ.
Hôm nay chúng ta ôn học tiếp các bạn nhé !
......C. ĐỈNH CAO (Giáo trình cấp 3) :
nhãn đầu mùa nói:Phải vượt ra ngoài có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không.
Bạn nhãn đầu mùa thật là hấp tấp, khi M/đ đang nói về "Giáo trình cấp 2", bạn đã đem cái lý thuyết không nằm trong trình cấp 2 "phang" vào. Hì hì.....dù sao cũng cám ơn.
Thưa quý đạo hữu ! Chúng ta học điều này để biết rằng : Phật pháp hãy còn bao la bát ngát.
Định danh mà chư Tổ xưa đã đặt cho giai đoạn này là giai đoạn TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG (cũng gọi là TRUNG QUÁN).
Đây là trình tu chứng của những vị Đại Bồ tát từ Bất Thối trở lên (chớ không phải chuyện của chúng ta) nhưng chúng ta cũng nên có khái niệm tổng quát để không có những phát ngôn lộn xộn.
Thưa quý hữu ! TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG là cái thấy VẠN PHÁP BÌNH ĐẲNG hay còn gọi là VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN.
Đến giai đoạn này vị Đại Bồ tát thấy vạn pháp tuy Huyễn, nhưng Huyễn đó mà vẫn CHẲNG LÌA NHƯ. NHƯ chính thiệt là gốc của muôn pháp HUYỄN. Khi hành giả KHÔNG LẦM HUYỄN nữa thì HUYỄN ẤY LÀ NHƯ.
Huyễn với Như KHÔNG HAI nữa thì có thể tạm gọi là VẠN PHÁP NHẤT NHƯ.
Thành tựu của giai đoạn này, hành giả đã vô hiệu hóa Mạt Na Thức, bây giờ chỉ có BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ mà thôi.