- Tham gia
- 15/8/14
- Bài viết
- 263
- Điểm tương tác
- 102
- Điểm
- 43
Cẩn thận khi xem tư tưởng OSHO (V/Q cảnh báo)
Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn
Và rồi, vô hình,
Thoát khỏi Diêm vương.
Và đi tiếp.
Nhớ câu này: Và đi tiếp.
Thế thì cuộc hành trình thực, cuộc hành hương, bắt
đầu. Trước đó bạn chỉ đi trong vòng tròn - cùng những
ham muốn: nhiều tiền hơn, nhiều tiền hơn, nhiều
quyền hơn, nhiều quyền hơn... cái vòng luẩn quẩn,
chẳng đi đến đâu cả. Một khi bạn đã vứt bỏ mọi ham
muốn, tâm thức bạn được tự do khỏi cái thô thiển của
ham muốn. Bây giờ đi tiếp - bây giờ bạn có thể đi vào
trong sự tồn tại vô hạn, bạn có thể đi vào trong cái
vĩnh hằng của sự tồn tại. Bây giờ, các bí ẩn tiếp bí ẩn
cứ mở ra trước bạn. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là sẵn
có cho bạn, trong tính toàn bộ của nó, nó là của bạn...
bây giờ đi tiếp.
Cái chết bắt người
thu nhặt hoa
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó tìm vô vọng về hạnh phúc
Trong hoan lạc của thế giới.
Cái chết bắt lấy người đó đi
Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ.
99
Nếu bạn quá bị phân tán bởi ham muốn, hoan lạc,
hài lòng, và nếu bạn quá khao khát trong cảm giác kích
động dục, nếu bạn tìm kiếm một cách ngu ngốc về
hạnh phúc trong thế giới bên ngoài, thế thì cái chết tới
và bắt bạn đi như trận lụt đem đi cả làng đang ngủ.
Người đang đi tìm hạnh phúc trong thế giới bên
ngoài là người ngủ say. Người đó không nhận biết về
điều mình đang làm, bởi vì hạnh phúc chưa bao giờ
được tìm thấy ở bên ngoài. Và bất kì điều gì xuất hiện
như hạnh phúc chung cuộc tỏ ra là cội nguồn của bất
hạnh và không là gì khác. Thế giới bên ngoài chỉ hứa
hẹn, mà chẳng bao giờ chuyển giao hàng hoá. Khi bạn
còn ở xa xa, mọi sự dường như rất đẹp. Bạn càng lại
gần, chúng càng bắt đầu biến mất đi. Khi bạn có được
chúng sau nỗ lực lâu dài và vất vả, bạn đơn giản lúng
túng. Bạn không thể tin được điều đã xảy ra - nó là ảo
ảnh.
Mọi sự là đẹp chỉ từ khoảng cách xa. Khi bạn có
chúng, chúng chẳng có gì trong chúng cả. Tiền là có ý
nghĩa chỉ cho những người không có nó. Những người
có nó, họ biết cái vô tích sự của nó. Danh vọng là có ý
nghĩa chỉ với những người không có nó. Những người
có nó... cứ hỏi họ mà xem: họ phát mệt mỏi vì nổi
tiếng, họ hoàn toàn mệt mỏi vì nổi tiếng. Họ muốn
được giấu tên. Họ muốn là không ai cả.
Voltaire đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng khi
ông ấy chưa nổi tiếng ham muốn duy nhất của ông ấy
là được nổi tiếng; ông ấy sẵn sàng hi sinh mọi thứ để
được tiếng tăm. Và nếu bạn cứ đi tìm cái gì đó mãi,
bạn nhất định sẽ được nó, nhớ lấy. Một ngày nào đó
ông ấy trở nên nổi tiếng, và thế rồi ông ấy viết, "Tôi
100
mệt mỏi thế về tiếng tăm của mình, bởi vì mọi sự riêng
tư trong cuộc đời tôi bị biến mất, mọi mối quan hệ
thân mật biến mất - tôi nổi tiếng tới mức tôi bao giờ
cũng bị mọi người vây quanh, ở mọi nơi, bất kì chỗ
nào tôi đi. Nếu tôi đi dạo trong vườn, một đám đông sẽ
theo sau. Tôi gần như là một vật trưng bày, một loại
xiếc đi bộ."
Danh tiếng của ông ấy đạt tới đỉnh mà nó trở thành
nguy hiểm cho cuộc sống của ông ấy. Một lần khi ông
ấy đi từ ga về nhà mình sau một cuộc hành trình, ông
ấy về nhà gần như trần truồng, bị cào xước khắp
người, máu rỉ ra từ nhiều chỗ - bởi vì ở Pháp vào
những ngày đó đây là điều mê tín, rằng nếu bạn có thể
lấy được một mảnh quần áo của người nổi tiếng, bạn
cũng có thể trở nên nổi tiếng. Cho nên mọi người xé
quần áo ông ấy, và trong khi xé quần áo, họ làm cào
xước thân thể ông ấy.
Ông ấy kêu và khóc hôm đó, và nói, "Tôi ngu làm
sao mà tôi đã muốn được nổi tiếng. Hay biết bao khi
chẳng ai biết tôi và tôi là người tự do. Bây giờ tôi
không còn là người tự do nữa."
Thế rồi ông ấy muốn là không ai cả. Và điều đó đã
xảy ra nữa rằng tiếng tăm biến mất. Trong cuộc sống
này chẳng cái gì là thường hằng cả - một ngày nào đó
bạn nổi tiếng, ngày khác bạn là không ai cả. Ngày ông
ấy chết, chỉ bốn người đi theo ông ấy ra nấm mồ; và
trong bốn người này thì một là con chó của ông ấy -
cho nên thực sự chỉ có ba. Mọi người đã hoàn toàn
quên mất ông ấy, họ đã quên rằng ông ấy vẫn còn
sống. Họ đi tới biết khi báo chí công bố bản tường
trình rằng Voltaire đã chết. Thế thì mọi người mới
101
nhận biết và bắt đầu hỏi lẫn nhau, "Ông ấy vẫn còn
sống à?"
Nếu bạn có tiếng tăm, bạn phát mệt vì điều đó.
Nếu bạn có tiền của, bạn sẽ không biết phải làm gì với
nó. Nếu bạn được mọi người kính trọng, bạn trở thành
nô lệ, bởi vì thế thì bạn phải cứ hoàn thành những
trông đợi của họ; bằng không kính trọng với bạn sẽ
biến mất. Chỉ khi bạn không nổi tiếng bạn mới coi nó
là cái gì đó có ý nghĩa. Khi bạn không được kính
trọng, bạn khao khát điều đó. Khi bạn được kính trọng,
bạn phải trả giá cho sự kính trọng. Mọi người càng
kính trọng bạn, họ càng quan sát bạn kĩ hơn - liệu bạn
có hoàn thành những trông đợi của họ hay không. Mọi
tự do của bạn mất đi. Nhưng đây là cách mọi người
đang sống.
Phật nói điều đó cũng giống như một làng đang
ngủ - trận lụt tới và nhấn chìm cả làng, trận lụt của cái
chết tới.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Và không ai đã bao giờ có thể hài lòng được trong
thế giới này - điều đó là không thể được. Bạn có thể
trở nên ngày một bất mãn hơn, có vậy thôi, bởi vì hài
lòng chỉ xảy ra khi bạn đi vào bên trong. Hài lòng là
bản tính bên trong nhất của bạn. Hài lòng không thuộc
vào đồ vật. Bạn có thể thoải mái với đồ vật - nhà đẹp,
102
vườn đẹp, không lo nghĩ về chuyện tiền nong - vâng,
bạn có thể thoải mái, nhưng bạn vẫn còn như cũ:
không hài lòng một cách thoải mái. Thực ra, khi bạn
có mọi tiện nghi và bạn không có gì để làm kiếm tiền,
hai mươi bốn giờ một ngày bạn nhận biết về sự không
hài lòng của mình, bởi vì không bận bịu nào khác còn
lại.
Đó là lí do tại sao người giầu còn không hài lòng
hơn người nghèo. Đáng phải không như thế chứ - một
cách logic đáng phải không như vậy - nhưng đấy là
cách thức cuộc sống vậy đấy. Cuộc sống không theo
Aristotle và logic của ông ấy. Người giầu tới từ
phương Tây trở nên rất phân vân khi họ thấy người Ấn
Độ nghèo với khuôn mặt mãn nguyện. Họ không thể
tin được vào mắt mình. Những người này chẳng có gì
cả - sao họ có vẻ hài lòng? Và cái gọi là các thánh
nhân và mahatmas và những người lãnh đạo chính
khách Ấn Độ, họ cứ ba hoa với thế giới rằng "Đất
nước chúng tôi tâm linh lắm - trông mà xem! mọi
người mãn nguyện thế cho dù họ nghèo, bởi vì họ giầu
có bên trong."
Điều này tất cả đều vô nghĩa. Họ chẳng giầu có
bên trong. Mãn nguyện mà bạn thấy trên khuôn mặt
Ấn Độ nghèo không phải là mãn nguyện của việc nhận
ra bên trong. Chỉ đơn giản bởi vì họ quá bị bận tâm tới
tiền bạc, bánh mì và bơ, đến mức họ không thể có
được thời gian để mà không hài lòng. Họ không thể
đảm đương được việc ngồi đó và suy nghĩ ủ ê về khổ
của họ. Họ khổ thế và họ chẳng bao giờ biết tới hoan
lạc nào, cho nên họ không thể có bất kì so sánh nào.
Khi xã hội trở nên giầu, nó có thời gian để nghĩ,
"Bây giờ cái gì tiếp theo...?" Và dường như chẳng có
103
gì còn cả. Khi mọi thứ bên ngoài là sẵn có bạn bắt đầu
nghĩ, "Mình đang làm gì ở đây nhỉ? Mọi thứ đều có
đó, nhưng mình vẫn cứ trống rỗng như bao giờ."
Người ta bắt đầu quay vào trong.
Người ăn xin trông mãn nguyện bởi vì họ không
có mùi vị gì của giàu có. Nhưng người giàu trở nên rất
không hài lòng. Bởi vì giầu có của mình mà người đó
trở nên nhận biết về cái vô tích sự của mọi giàu sang.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Bạn không thể có sự thoả thích của mình được.
Điều đó là không thể được. Bạn không thể được thoả
mãn với mọi thứ; tâm trí sẽ cứ đòi hỏi thêm nữa. Bạn
càng có nhiều, bạn sẽ càng tạo ra thêm nhiều rắc rối
cho mình - bởi vì bạn có thể đảm đương được rắc rối,
bạn có thời gian. Thực ra, bạn có nhiều thời gian trong
tay đến mức bạn chẳng biết phải làm gì với nó. Bạn sẽ
bắt đầu lừa dối xung quanh. Bạn sẽ tạo ra nhiều khổ
hơn, nhiều lo âu hơn cho bản thân mình. Và không tìm
thấy thoả mãn bên ngoài, bạn có thể trở nên bất mãn
đến mức bạn có thể bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Nhiều người tự tử ở các nước giầu hơn hơn ở nước
nghèo. Hay bạn có thể trở nên bất mãn tới mức bạn có
thể phát điên, bạn có thể thành gàn dở. Nhiều người
phát điên ở các nước giầu hơn ở các nước nghèo.
Giầu theo một cách nào đó là rất nguy hiểm: nó có
thể lái bạn tới tự tử, nó có thể lái bạn tới loại điên
104
khùng nào đó - nhưng nó cũng rất có ý nghĩa bởi vì nó
có thể lái bạn hướng tới tôn giáo, hướng tới nội tâm
mình, lãnh thổ bên trong, nó có thể trở thành cuộc cách
mạng nội tâm. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn - các phương
án đều để mở. Người giầu hoặc trở nên thần kinh, tự
tử, hoặc người đó phải trở thành thiền nhân; không có
phương án thứ ba khác cho người đó.
Người nghèo không thể tự tử được, không thể bị
thần kinh được; người đó thậm chí còn không có đủ
cơm, còn nói gì tới tâm trí? Người đó mệt mỏi thế vào
buổi tối, người đó không thể nghĩ được, không có năng
lượng để nghĩ... rơi luôn vào giấc ngủ. Đến sáng lại
con đường mòn cũ của việc kiếm cơm. Mọi ngày
người đó đều phải kiếm sống, bằng cách nào đó để vẫn
còn sống, tồn tại. Người đó không thể đảm đương
được xa hoa của người thần kinh, người đó không thể
đảm đương được xa hoa của việc phân tâm - đây là
những xa hoa chỉ người giầu mới có thể đảm đương!
Và người đó không thể thực sự là thiền nhân được.
Người đó sẽ đi tới đền chùa, nhưng người đó sẽ hỏi
xin cái gì đó trần tục. Vợ người đó ốm, con người đó
không có tiền để vào trường học, người đó thất nghiệp.
Người đó đi tới đền chùa để hỏi xin những điều này.
Phẩm chất tôn giáo của người nghèo là rất nghèo nàn.
Có hai loại tính tôn giáo trong thế giới này: tính
tôn giáo của người nghèo - nó rất trần tục, nó rất vật
chất - và tính tôn giáo của người giầu - nó rất tâm linh,
rất phi vật chất. Khi người giầu cầu nguyện, lời cầu
nguyện của người đó không thể vì tiền. Nếu người đó
vẫn cầu nguyện về tiền, người đó vẫn chưa đủ giầu.
105
Có một thánh nhân Sufi, Farid. Một lần các dân
làng hỏi ông ấy, "Farid ơi, nhà vua vĩ đại, Akbar, tới
ông biết bao nhiêu lần - sao ông không hỏi xin ông ấy
để mở trường học cho người nghèo trong làng chúng
ta? Chúng ta không có trường học."
Farid nói, "Tốt, sao tôi phải đợi ông ấy tới? Tôi sẽ
đi."
Ông ấy tới Delhi, ông ấy được đón tiếp - mọi
người đều biết rằng Akbar kính trọng ông ấy lắm.
Akbar đang cầu nguyện trong đền thờ riêng của mình;
Farid được phép vào. Ông ấy đi vào, ông ấy thấy
Akbar đang cầu nguyện. Ông ấy đứng đằng sau Akbar
- ông ấy có thể nghe thấy điều ông này đang nói. Với
đôi tay giang ra, Akbar vừa mới kết thúc lời cầu
nguyện của mình, namaz của ông ấy, và ông ấy đang
nói với Thượng đế, "Cái một từ bi toàn năng, xin mưa
rào thêm giầu có lên con! Xin cho con vương quốc lớn
hơn!"
Farid lập tức quay đi. Đấy là vừa lúc kết thúc lời
cầu nguyện, cho nên Akbar trở nên nhận biết rằng ai
đó đã ở đó và đã đi mất. Ông ấy nhìn ngoái lại, thấy
Farid đang đi xuống bậc thang, tới chạm chân Farid và
hỏi, "Sao ông đã tới?" - bởi vì lần đầu tiên ông ấy tới -
"và sao ông đi mất?"
Farid nói, "Tôi đã tới với ý tưởng rằng ông giầu
có, nhưng nghe lời cầu nguyện của ông tôi nhận ra là
ông vẫn còn nghèo. Và nếu ông vẫn còn hỏi xin thêm
tiền, thêm quyền, thế thì việc tôi hỏi xin tiền là không
tốt, vì tôi phải tới xin ít tiền để mở trường học trong
làng tôi. Không, tôi không thể hỏi xin từ người nghèo
được. Bản thân ông còn cần thêm nữa. Tôi sẽ đi quyên
góp một ít ở trong làng và đem nó cho ông! Còn khi có
106
liên quan tới trường học, nếu ông đang hỏi xin từ
Thượng đế, tôi có thể hỏi xin trực tiếp từ Thượng đế -
sao tôi phải dùng ông làm trung gian làm gì?"
Câu chuyện này được đích thân Akbar kể trong tự
truyện của mình. Ông ấy nói, "Lần đầu tiên tôi trở nên
nhận biết rằng, vâng, tôi chưa đủ giầu, tôi vẫn chưa hết
thoả mãn với tất cả tiền bạc này. Nó đã không cho tôi
cái gì và tôi cứ hỏi xin thêm nữa, gần như hoàn toàn vô
ý thức! Đây là lúc tôi phải được chấm dứt với nó.
Cuộc sống cứ bay vùn vụt và tôi thì vẫn cứ hỏi xin rác
rưởi. Và tôi đã tích luỹ nhiều thứ - nó chẳng cho tôi cái
gì cả."
Nhưng gần như một cách máy móc người ta cứ hỏi
xin mãi. Nhớ lấy, tôn giáo nảy sinh khi bạn đã sống
trong thế giới này và đã biết thế giới này và cái vô tích
sự của nó, khi bạn có một hương vị hoàn toàn khác
cho nó từ tôn giáo, cái nảy sinh trong bạn bởi vì nhu
cầu vật lí của bạn là không được đáp ứng.
Tôn giáo của người nghèo là nghèo, tôn giáo của
người giầu là giầu. Và tôi muốn tôn giáo giầu trên thế
giới này; do đó tôi không chống công nghệ, không
chống công nghiệp hoá. Tôi không chống việc tạo ra
xã hội sung túc, tôi tất cả ủng hộ cho nó, bởi vì đây là
quan sát của tôi: rằng tôn giáo đạt tới cực đỉnh của nó
chỉ khi mọi người hoàn toàn thất vọng với giầu có trần
tục, và cách duy nhất để làm cho họ hoàn toàn thất
vọng là để cho họ kinh nghiệm chúng.
Ong hút mật hoa từ hoa
Không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó.
cho nên để người chủ định cư, và lang thang.
107
Phật đã gọi các sư của mình là "người ăn xin",
madhukari. Madhukari nghĩa là lấy mật như con ong.
Khất sĩ, sannyasin Phật giáo, đi hết nhà nọ tới nhà kia;
ông ta chẳng bao giờ hỏi xin chỉ từ một nhà bởi vì điều
đó có thể là quá nặng gánh. Cho nên ông ta hỏi xin từ
nhiều nhà, chỉ chút xíu từ nhà này, chút xíu từ nhà
khác, để cho ông ta không là gánh nặng cho ai cả. Và
ông ta không bao giờ đi tới cùng một nhà lần nữa.
Điều này được gọi là madhukari - như con ong mật.
Con ong đi từ hoa này sang hoa khác, và cứ bay từ hoa
sang hoa - nó không sở hữu.
Ong hút mật hoa từ hoa không làm hỏng cái đẹp
hay hương thơm của nó. Nó chỉ lấy chút xíu từ một
đoá hoa đến mức cái đẹp của hoa không bị hư hỏng,
hương thơm không bị phá huỷ. Hoa đơn giản chẳng
bao giờ trở nên nhận biết về ong; nó tới một cách im
lặng thế và đi im lặng thế.
Phật nói: con người của nhận biết sống trong thế
giới này giống như con ong. Người đó không bao giờ
làm hư hỏng cái đẹp của thế giới này, người đó không
bao giờ phá huỷ hương thơm của thế giới này. Người
đó sống im lặng, đi im lặng. Người đó chỉ yêu cầu cái
cần thiết. Cuộc sống của người đó là đơn giản, nó
không phức tạp. Người đó không thu thập cho ngày
mai. Ong không bao giờ lấy mật cho ngày mai, hôm
nay là đủ cho chính nó.
Cho nên để người chủ định cư, và lang thang..
Một phát biểu rất kì lạ: ...định cư, và lang thang. Định
cư bên trong, định tâm bên trong, và bên ngoài là
người lang thang: bên trong hoàn toàn được bắt rễ, còn
bên ngoài không ở lâu ở bất kì một chỗ nào, không ở
108
với một người trong thời gian lâu, bởi vì gắn bó nảy
sinh, sở hữu phát sinh. Cho nên chỉ giống như con ong.
Mới đêm hôm nọ tôi có đọc một hồi kí của một
nhà thơ. Ông ấy nói, "Tôi đã tìm thấy một điều rất kì
lạ: khi tôi rơi vào tình yêu với một người thực đẹp, tôi
không thể sở hữu được người đó. Và nếu tôi sở hữu,
tôi lập tức thấy rằng tôi đang phá huỷ cái đẹp của
người đó. Nếu tôi trở nên bị gắn bó, theo cách nào đó
tôi đang làm tổn thương người kia, tự do của họ."
Các nhà thơ là những người nhạy cảm; họ có thể
trở nên nhận biết về nhiều điều mà người thường
chẳng bao giờ trở nên nhân biết tới. Nhưng đó là cái
nhìn hay, có chiều sâu sâu lắng: nếu bạn thực sự trong
tình yêu với người đẹp bạn sẽ không thích sở hữu, bởi
vì sở hữu là phá huỷ. Bạn sẽ giống như con ong; bạn
sẽ thích thú bầu bạn, bạn sẽ tận hưởng tình bạn, bạn sẽ
chia sẻ tình yêu, nhưng bạn sẽ không sở hữu. Sở hữu
là thu người thành đồ vật. Nó là phá huỷ tâm linh của
người đó, nó là việc làm cho người đó thành món hàng
- và điều này có thể được làm chỉ nếu bạn không yêu.
Điều này có thể được làm chỉ nếu tình yêu của bạn
không là gì ngoài ghét đeo mặt nạ như yêu.
Phật nói: Cũng giống như ong, đi trong cuộc sống
- tận hưởng, mở hội, nhảy múa, ca hát, nhưng giống
như ong - bay từ hoa này sang hoa khác. Có mọi kinh
nghiệm đi, bởi vì chính chỉ qua kinh nghiệm mà bạn
mới trở nên chín chắn. Nhưng đừng có tính sở hữu,
đừng bị mắc kẹt ở đâu cả. Vẫn còn tuôn chảy như
dòng sông - không trở thành tù đọng. Định cư bên
trong, chắc chắn, trở nên kết tinh bên trong, nhưng bên
ngoài vẫn còn là người lang thang.
109
Nhìn vào lỗi riêng của ông,
Điều ông đã làm hoặc bỏ không làm.
Bỏ qua lỗi lầm của người khác.
Cách thông thường của con người là bỏ qua lỗi của
riêng mình và nhấn mạnh, khuếch đại lỗi của người
khác. Đây là cách thức của bản ngã. Bản ngã cảm thấy
rất thoải mái khi nó thấy, "Mọi người đều có nhiều lỗi
thế mà mình chẳng có lỗi nào." Và thủ đoạn là: bỏ qua
lỗi của bạn, khuếch đại lỗi của người khác, cho nên
chắc chắn mọi người đều giống như quỉ còn bạn giống
như thánh nhân.
Phật nói: đảo ngược quá trình này. Nếu bạn thực
sự muốn được biến đổi, bỏ qua lỗi của người khác đi -
đó không phải là công việc của bạn. Bạn là không ai
cả, bạn không được yêu cầu can thiệp vào, bạn không
có quyền, cho nên sao bận tâm? Nhưng đừng bỏ qua
lỗi của riêng bạn, bởi vì chúng phải được thay đổi,
vượt qua.
Khi Phật nói, nhìn vào lỗi riêng của ông, điều ông
đã làm hoặc bỏ không làm, ông ấy không ngụ ý ăn năn
nếu bạn đã làm điều gì đó sai; ông ấy không ngụ ý
khoe khoang, vỗ lưng bạn nếu bạn đã làm điều gì đó
tốt. Không. Ông ấy đơn giản ngụ ý nhìn để cho bạn có
thể nhớ trong tương lai rằng không gì sai nên được lặp
lại, để cho bạn có thể nhớ trong tương lai rằng cái
thiện nên được mở rộng, được nâng cao, còn cái ác
nên bị giảm đi - không để ăn năn mà để nhớ lại.
Đó là khác biệt giữa thái độ Ki tô giáo và thái độ
Phật giáo. Người Ki tô giáo nhớ tới chúng để ăn năn;
do đó Ki tô giáo tạo ra tội lỗi lớn. Phật giáo không bao
giờ tạo ra bất kì tội lỗi nào, nó không dành cho ăn năn,
110
nó dành cho nhớ lại. Quá khứ là quá khứ; nó đã qua và
qua mãi mãi - không cần phải lo nghĩ về nó. Nhớ đừng
lặp cùng sai lầm lần nữa. Lưu tâm hơn đi.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói nhưng không thơm,
Là lời đẹp nhưng trống rỗng
Về người không ngụ ý điều mình nói.
Những người cứ lặp kinh sách một cách máy móc,
lời của họ là hay nhưng trống rỗng. Họ giống như hoa,
đáng yêu, sáng lạn, nhưng chẳng có hương thơm nào.
Họ giống như hoa giấy hay hoa nhựa - họ không thể có
hương thơm được, họ không thể có tính sống động.
Tính sống động, hương thơm là có thể chỉ khi bạn nói
theo lời riêng của mình, không theo thẩm quyền của
kinh sách; khi bạn nói theo thẩm quyền riêng của bạn,
khi bạn nói như một nhân chứng cho chân lí, không
như học giả có học, không như bác học, mà khi bạn
nói như người đã thức tỉnh.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói và thơm ngát,
Là lời đẹp và chân lí
Của người ngụ ý điều mình nói.
Nhớ đừng lặp lại lời của người khác. Kinh nghiệm,
và chỉ nói điều bạn đã kinh nghiệm, và lời của bạn sẽ
có thực chất, trọng lượng; và lời của bạn sẽ có toả
sáng, lời của bạn sẽ có hương thơm. Lời của bạn sẽ
hấp dẫn mọi người; không chỉ hấp dẫn - ảnh hưởng.
Lời của bạn sẽ hàm chứa nghĩa lớn lao, và những
người đã sẵn sàng nghe chúng sẽ được biến đổi qua
111
chúng. Lời bạn sẽ là việc thở, sống động; sẽ có nhịp
tim đập trong chúng.
Giống như vòng hoa được kết từ đống hoa,
Kiểu cách từ cuộc sống của ông được kết như
nhiều việc làm tốt.
Để cho cuộc sống của bạn trở thành vòng hoa -
vòng hoa của những hành vi tốt. Nhưng hành vi tốt
theo Phật, chỉ nảy sinh nếu bạn trở nên lưu tâm hơn,
tỉnh táo hơn, nhận biết hơn. Hành vi tốt không phải là
được trau dồi như một tính cách; hành vi tốt phải là
sản phẩm phụ của việc có ý thức nhiều hơn của bạn.
Phật giáo không nhấn mạnh vào tính cách mà vào
tâm thức - đó là đóng góp lớn nhất cho nhân loại và
tiến hoá của nhân loại.
( còn Nữa )
Dhammapada:
Con đường của Phật
Đây là con đường
đi tới chân lí tối thượng
(Tiêu đề này có vấn đề V/Q cảnh báo)
Tập 2
HÀ NỘI ( tiếp theo )
Chộp lấy mũi tên hoa của ham muốn
Và rồi, vô hình,
Thoát khỏi Diêm vương.
Và đi tiếp.
Nhớ câu này: Và đi tiếp.
Thế thì cuộc hành trình thực, cuộc hành hương, bắt
đầu. Trước đó bạn chỉ đi trong vòng tròn - cùng những
ham muốn: nhiều tiền hơn, nhiều tiền hơn, nhiều
quyền hơn, nhiều quyền hơn... cái vòng luẩn quẩn,
chẳng đi đến đâu cả. Một khi bạn đã vứt bỏ mọi ham
muốn, tâm thức bạn được tự do khỏi cái thô thiển của
ham muốn. Bây giờ đi tiếp - bây giờ bạn có thể đi vào
trong sự tồn tại vô hạn, bạn có thể đi vào trong cái
vĩnh hằng của sự tồn tại. Bây giờ, các bí ẩn tiếp bí ẩn
cứ mở ra trước bạn. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là sẵn
có cho bạn, trong tính toàn bộ của nó, nó là của bạn...
bây giờ đi tiếp.
Cái chết bắt người
thu nhặt hoa
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó tìm vô vọng về hạnh phúc
Trong hoan lạc của thế giới.
Cái chết bắt lấy người đó đi
Như trận lụt mang đi cả làng đang ngủ.
99
Nếu bạn quá bị phân tán bởi ham muốn, hoan lạc,
hài lòng, và nếu bạn quá khao khát trong cảm giác kích
động dục, nếu bạn tìm kiếm một cách ngu ngốc về
hạnh phúc trong thế giới bên ngoài, thế thì cái chết tới
và bắt bạn đi như trận lụt đem đi cả làng đang ngủ.
Người đang đi tìm hạnh phúc trong thế giới bên
ngoài là người ngủ say. Người đó không nhận biết về
điều mình đang làm, bởi vì hạnh phúc chưa bao giờ
được tìm thấy ở bên ngoài. Và bất kì điều gì xuất hiện
như hạnh phúc chung cuộc tỏ ra là cội nguồn của bất
hạnh và không là gì khác. Thế giới bên ngoài chỉ hứa
hẹn, mà chẳng bao giờ chuyển giao hàng hoá. Khi bạn
còn ở xa xa, mọi sự dường như rất đẹp. Bạn càng lại
gần, chúng càng bắt đầu biến mất đi. Khi bạn có được
chúng sau nỗ lực lâu dài và vất vả, bạn đơn giản lúng
túng. Bạn không thể tin được điều đã xảy ra - nó là ảo
ảnh.
Mọi sự là đẹp chỉ từ khoảng cách xa. Khi bạn có
chúng, chúng chẳng có gì trong chúng cả. Tiền là có ý
nghĩa chỉ cho những người không có nó. Những người
có nó, họ biết cái vô tích sự của nó. Danh vọng là có ý
nghĩa chỉ với những người không có nó. Những người
có nó... cứ hỏi họ mà xem: họ phát mệt mỏi vì nổi
tiếng, họ hoàn toàn mệt mỏi vì nổi tiếng. Họ muốn
được giấu tên. Họ muốn là không ai cả.
Voltaire đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng khi
ông ấy chưa nổi tiếng ham muốn duy nhất của ông ấy
là được nổi tiếng; ông ấy sẵn sàng hi sinh mọi thứ để
được tiếng tăm. Và nếu bạn cứ đi tìm cái gì đó mãi,
bạn nhất định sẽ được nó, nhớ lấy. Một ngày nào đó
ông ấy trở nên nổi tiếng, và thế rồi ông ấy viết, "Tôi
100
mệt mỏi thế về tiếng tăm của mình, bởi vì mọi sự riêng
tư trong cuộc đời tôi bị biến mất, mọi mối quan hệ
thân mật biến mất - tôi nổi tiếng tới mức tôi bao giờ
cũng bị mọi người vây quanh, ở mọi nơi, bất kì chỗ
nào tôi đi. Nếu tôi đi dạo trong vườn, một đám đông sẽ
theo sau. Tôi gần như là một vật trưng bày, một loại
xiếc đi bộ."
Danh tiếng của ông ấy đạt tới đỉnh mà nó trở thành
nguy hiểm cho cuộc sống của ông ấy. Một lần khi ông
ấy đi từ ga về nhà mình sau một cuộc hành trình, ông
ấy về nhà gần như trần truồng, bị cào xước khắp
người, máu rỉ ra từ nhiều chỗ - bởi vì ở Pháp vào
những ngày đó đây là điều mê tín, rằng nếu bạn có thể
lấy được một mảnh quần áo của người nổi tiếng, bạn
cũng có thể trở nên nổi tiếng. Cho nên mọi người xé
quần áo ông ấy, và trong khi xé quần áo, họ làm cào
xước thân thể ông ấy.
Ông ấy kêu và khóc hôm đó, và nói, "Tôi ngu làm
sao mà tôi đã muốn được nổi tiếng. Hay biết bao khi
chẳng ai biết tôi và tôi là người tự do. Bây giờ tôi
không còn là người tự do nữa."
Thế rồi ông ấy muốn là không ai cả. Và điều đó đã
xảy ra nữa rằng tiếng tăm biến mất. Trong cuộc sống
này chẳng cái gì là thường hằng cả - một ngày nào đó
bạn nổi tiếng, ngày khác bạn là không ai cả. Ngày ông
ấy chết, chỉ bốn người đi theo ông ấy ra nấm mồ; và
trong bốn người này thì một là con chó của ông ấy -
cho nên thực sự chỉ có ba. Mọi người đã hoàn toàn
quên mất ông ấy, họ đã quên rằng ông ấy vẫn còn
sống. Họ đi tới biết khi báo chí công bố bản tường
trình rằng Voltaire đã chết. Thế thì mọi người mới
101
nhận biết và bắt đầu hỏi lẫn nhau, "Ông ấy vẫn còn
sống à?"
Nếu bạn có tiếng tăm, bạn phát mệt vì điều đó.
Nếu bạn có tiền của, bạn sẽ không biết phải làm gì với
nó. Nếu bạn được mọi người kính trọng, bạn trở thành
nô lệ, bởi vì thế thì bạn phải cứ hoàn thành những
trông đợi của họ; bằng không kính trọng với bạn sẽ
biến mất. Chỉ khi bạn không nổi tiếng bạn mới coi nó
là cái gì đó có ý nghĩa. Khi bạn không được kính
trọng, bạn khao khát điều đó. Khi bạn được kính trọng,
bạn phải trả giá cho sự kính trọng. Mọi người càng
kính trọng bạn, họ càng quan sát bạn kĩ hơn - liệu bạn
có hoàn thành những trông đợi của họ hay không. Mọi
tự do của bạn mất đi. Nhưng đây là cách mọi người
đang sống.
Phật nói điều đó cũng giống như một làng đang
ngủ - trận lụt tới và nhấn chìm cả làng, trận lụt của cái
chết tới.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Và không ai đã bao giờ có thể hài lòng được trong
thế giới này - điều đó là không thể được. Bạn có thể
trở nên ngày một bất mãn hơn, có vậy thôi, bởi vì hài
lòng chỉ xảy ra khi bạn đi vào bên trong. Hài lòng là
bản tính bên trong nhất của bạn. Hài lòng không thuộc
vào đồ vật. Bạn có thể thoải mái với đồ vật - nhà đẹp,
102
vườn đẹp, không lo nghĩ về chuyện tiền nong - vâng,
bạn có thể thoải mái, nhưng bạn vẫn còn như cũ:
không hài lòng một cách thoải mái. Thực ra, khi bạn
có mọi tiện nghi và bạn không có gì để làm kiếm tiền,
hai mươi bốn giờ một ngày bạn nhận biết về sự không
hài lòng của mình, bởi vì không bận bịu nào khác còn
lại.
Đó là lí do tại sao người giầu còn không hài lòng
hơn người nghèo. Đáng phải không như thế chứ - một
cách logic đáng phải không như vậy - nhưng đấy là
cách thức cuộc sống vậy đấy. Cuộc sống không theo
Aristotle và logic của ông ấy. Người giầu tới từ
phương Tây trở nên rất phân vân khi họ thấy người Ấn
Độ nghèo với khuôn mặt mãn nguyện. Họ không thể
tin được vào mắt mình. Những người này chẳng có gì
cả - sao họ có vẻ hài lòng? Và cái gọi là các thánh
nhân và mahatmas và những người lãnh đạo chính
khách Ấn Độ, họ cứ ba hoa với thế giới rằng "Đất
nước chúng tôi tâm linh lắm - trông mà xem! mọi
người mãn nguyện thế cho dù họ nghèo, bởi vì họ giầu
có bên trong."
Điều này tất cả đều vô nghĩa. Họ chẳng giầu có
bên trong. Mãn nguyện mà bạn thấy trên khuôn mặt
Ấn Độ nghèo không phải là mãn nguyện của việc nhận
ra bên trong. Chỉ đơn giản bởi vì họ quá bị bận tâm tới
tiền bạc, bánh mì và bơ, đến mức họ không thể có
được thời gian để mà không hài lòng. Họ không thể
đảm đương được việc ngồi đó và suy nghĩ ủ ê về khổ
của họ. Họ khổ thế và họ chẳng bao giờ biết tới hoan
lạc nào, cho nên họ không thể có bất kì so sánh nào.
Khi xã hội trở nên giầu, nó có thời gian để nghĩ,
"Bây giờ cái gì tiếp theo...?" Và dường như chẳng có
103
gì còn cả. Khi mọi thứ bên ngoài là sẵn có bạn bắt đầu
nghĩ, "Mình đang làm gì ở đây nhỉ? Mọi thứ đều có
đó, nhưng mình vẫn cứ trống rỗng như bao giờ."
Người ta bắt đầu quay vào trong.
Người ăn xin trông mãn nguyện bởi vì họ không
có mùi vị gì của giàu có. Nhưng người giàu trở nên rất
không hài lòng. Bởi vì giầu có của mình mà người đó
trở nên nhận biết về cái vô tích sự của mọi giàu sang.
Cái chết đánh bại người đó
Khi với tâm trí phân tán và giác quan thèm khát
Người đó thu nhặt hoa.
Người đó sẽ chẳng bao giờ có thoả thích
hoan lạc của thế giới.
Bạn không thể có sự thoả thích của mình được.
Điều đó là không thể được. Bạn không thể được thoả
mãn với mọi thứ; tâm trí sẽ cứ đòi hỏi thêm nữa. Bạn
càng có nhiều, bạn sẽ càng tạo ra thêm nhiều rắc rối
cho mình - bởi vì bạn có thể đảm đương được rắc rối,
bạn có thời gian. Thực ra, bạn có nhiều thời gian trong
tay đến mức bạn chẳng biết phải làm gì với nó. Bạn sẽ
bắt đầu lừa dối xung quanh. Bạn sẽ tạo ra nhiều khổ
hơn, nhiều lo âu hơn cho bản thân mình. Và không tìm
thấy thoả mãn bên ngoài, bạn có thể trở nên bất mãn
đến mức bạn có thể bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Nhiều người tự tử ở các nước giầu hơn hơn ở nước
nghèo. Hay bạn có thể trở nên bất mãn tới mức bạn có
thể phát điên, bạn có thể thành gàn dở. Nhiều người
phát điên ở các nước giầu hơn ở các nước nghèo.
Giầu theo một cách nào đó là rất nguy hiểm: nó có
thể lái bạn tới tự tử, nó có thể lái bạn tới loại điên
104
khùng nào đó - nhưng nó cũng rất có ý nghĩa bởi vì nó
có thể lái bạn hướng tới tôn giáo, hướng tới nội tâm
mình, lãnh thổ bên trong, nó có thể trở thành cuộc cách
mạng nội tâm. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn - các phương
án đều để mở. Người giầu hoặc trở nên thần kinh, tự
tử, hoặc người đó phải trở thành thiền nhân; không có
phương án thứ ba khác cho người đó.
Người nghèo không thể tự tử được, không thể bị
thần kinh được; người đó thậm chí còn không có đủ
cơm, còn nói gì tới tâm trí? Người đó mệt mỏi thế vào
buổi tối, người đó không thể nghĩ được, không có năng
lượng để nghĩ... rơi luôn vào giấc ngủ. Đến sáng lại
con đường mòn cũ của việc kiếm cơm. Mọi ngày
người đó đều phải kiếm sống, bằng cách nào đó để vẫn
còn sống, tồn tại. Người đó không thể đảm đương
được xa hoa của người thần kinh, người đó không thể
đảm đương được xa hoa của việc phân tâm - đây là
những xa hoa chỉ người giầu mới có thể đảm đương!
Và người đó không thể thực sự là thiền nhân được.
Người đó sẽ đi tới đền chùa, nhưng người đó sẽ hỏi
xin cái gì đó trần tục. Vợ người đó ốm, con người đó
không có tiền để vào trường học, người đó thất nghiệp.
Người đó đi tới đền chùa để hỏi xin những điều này.
Phẩm chất tôn giáo của người nghèo là rất nghèo nàn.
Có hai loại tính tôn giáo trong thế giới này: tính
tôn giáo của người nghèo - nó rất trần tục, nó rất vật
chất - và tính tôn giáo của người giầu - nó rất tâm linh,
rất phi vật chất. Khi người giầu cầu nguyện, lời cầu
nguyện của người đó không thể vì tiền. Nếu người đó
vẫn cầu nguyện về tiền, người đó vẫn chưa đủ giầu.
105
Có một thánh nhân Sufi, Farid. Một lần các dân
làng hỏi ông ấy, "Farid ơi, nhà vua vĩ đại, Akbar, tới
ông biết bao nhiêu lần - sao ông không hỏi xin ông ấy
để mở trường học cho người nghèo trong làng chúng
ta? Chúng ta không có trường học."
Farid nói, "Tốt, sao tôi phải đợi ông ấy tới? Tôi sẽ
đi."
Ông ấy tới Delhi, ông ấy được đón tiếp - mọi
người đều biết rằng Akbar kính trọng ông ấy lắm.
Akbar đang cầu nguyện trong đền thờ riêng của mình;
Farid được phép vào. Ông ấy đi vào, ông ấy thấy
Akbar đang cầu nguyện. Ông ấy đứng đằng sau Akbar
- ông ấy có thể nghe thấy điều ông này đang nói. Với
đôi tay giang ra, Akbar vừa mới kết thúc lời cầu
nguyện của mình, namaz của ông ấy, và ông ấy đang
nói với Thượng đế, "Cái một từ bi toàn năng, xin mưa
rào thêm giầu có lên con! Xin cho con vương quốc lớn
hơn!"
Farid lập tức quay đi. Đấy là vừa lúc kết thúc lời
cầu nguyện, cho nên Akbar trở nên nhận biết rằng ai
đó đã ở đó và đã đi mất. Ông ấy nhìn ngoái lại, thấy
Farid đang đi xuống bậc thang, tới chạm chân Farid và
hỏi, "Sao ông đã tới?" - bởi vì lần đầu tiên ông ấy tới -
"và sao ông đi mất?"
Farid nói, "Tôi đã tới với ý tưởng rằng ông giầu
có, nhưng nghe lời cầu nguyện của ông tôi nhận ra là
ông vẫn còn nghèo. Và nếu ông vẫn còn hỏi xin thêm
tiền, thêm quyền, thế thì việc tôi hỏi xin tiền là không
tốt, vì tôi phải tới xin ít tiền để mở trường học trong
làng tôi. Không, tôi không thể hỏi xin từ người nghèo
được. Bản thân ông còn cần thêm nữa. Tôi sẽ đi quyên
góp một ít ở trong làng và đem nó cho ông! Còn khi có
106
liên quan tới trường học, nếu ông đang hỏi xin từ
Thượng đế, tôi có thể hỏi xin trực tiếp từ Thượng đế -
sao tôi phải dùng ông làm trung gian làm gì?"
Câu chuyện này được đích thân Akbar kể trong tự
truyện của mình. Ông ấy nói, "Lần đầu tiên tôi trở nên
nhận biết rằng, vâng, tôi chưa đủ giầu, tôi vẫn chưa hết
thoả mãn với tất cả tiền bạc này. Nó đã không cho tôi
cái gì và tôi cứ hỏi xin thêm nữa, gần như hoàn toàn vô
ý thức! Đây là lúc tôi phải được chấm dứt với nó.
Cuộc sống cứ bay vùn vụt và tôi thì vẫn cứ hỏi xin rác
rưởi. Và tôi đã tích luỹ nhiều thứ - nó chẳng cho tôi cái
gì cả."
Nhưng gần như một cách máy móc người ta cứ hỏi
xin mãi. Nhớ lấy, tôn giáo nảy sinh khi bạn đã sống
trong thế giới này và đã biết thế giới này và cái vô tích
sự của nó, khi bạn có một hương vị hoàn toàn khác
cho nó từ tôn giáo, cái nảy sinh trong bạn bởi vì nhu
cầu vật lí của bạn là không được đáp ứng.
Tôn giáo của người nghèo là nghèo, tôn giáo của
người giầu là giầu. Và tôi muốn tôn giáo giầu trên thế
giới này; do đó tôi không chống công nghệ, không
chống công nghiệp hoá. Tôi không chống việc tạo ra
xã hội sung túc, tôi tất cả ủng hộ cho nó, bởi vì đây là
quan sát của tôi: rằng tôn giáo đạt tới cực đỉnh của nó
chỉ khi mọi người hoàn toàn thất vọng với giầu có trần
tục, và cách duy nhất để làm cho họ hoàn toàn thất
vọng là để cho họ kinh nghiệm chúng.
Ong hút mật hoa từ hoa
Không làm hỏng cái đẹp hay hương thơm của nó.
cho nên để người chủ định cư, và lang thang.
107
Phật đã gọi các sư của mình là "người ăn xin",
madhukari. Madhukari nghĩa là lấy mật như con ong.
Khất sĩ, sannyasin Phật giáo, đi hết nhà nọ tới nhà kia;
ông ta chẳng bao giờ hỏi xin chỉ từ một nhà bởi vì điều
đó có thể là quá nặng gánh. Cho nên ông ta hỏi xin từ
nhiều nhà, chỉ chút xíu từ nhà này, chút xíu từ nhà
khác, để cho ông ta không là gánh nặng cho ai cả. Và
ông ta không bao giờ đi tới cùng một nhà lần nữa.
Điều này được gọi là madhukari - như con ong mật.
Con ong đi từ hoa này sang hoa khác, và cứ bay từ hoa
sang hoa - nó không sở hữu.
Ong hút mật hoa từ hoa không làm hỏng cái đẹp
hay hương thơm của nó. Nó chỉ lấy chút xíu từ một
đoá hoa đến mức cái đẹp của hoa không bị hư hỏng,
hương thơm không bị phá huỷ. Hoa đơn giản chẳng
bao giờ trở nên nhận biết về ong; nó tới một cách im
lặng thế và đi im lặng thế.
Phật nói: con người của nhận biết sống trong thế
giới này giống như con ong. Người đó không bao giờ
làm hư hỏng cái đẹp của thế giới này, người đó không
bao giờ phá huỷ hương thơm của thế giới này. Người
đó sống im lặng, đi im lặng. Người đó chỉ yêu cầu cái
cần thiết. Cuộc sống của người đó là đơn giản, nó
không phức tạp. Người đó không thu thập cho ngày
mai. Ong không bao giờ lấy mật cho ngày mai, hôm
nay là đủ cho chính nó.
Cho nên để người chủ định cư, và lang thang..
Một phát biểu rất kì lạ: ...định cư, và lang thang. Định
cư bên trong, định tâm bên trong, và bên ngoài là
người lang thang: bên trong hoàn toàn được bắt rễ, còn
bên ngoài không ở lâu ở bất kì một chỗ nào, không ở
108
với một người trong thời gian lâu, bởi vì gắn bó nảy
sinh, sở hữu phát sinh. Cho nên chỉ giống như con ong.
Mới đêm hôm nọ tôi có đọc một hồi kí của một
nhà thơ. Ông ấy nói, "Tôi đã tìm thấy một điều rất kì
lạ: khi tôi rơi vào tình yêu với một người thực đẹp, tôi
không thể sở hữu được người đó. Và nếu tôi sở hữu,
tôi lập tức thấy rằng tôi đang phá huỷ cái đẹp của
người đó. Nếu tôi trở nên bị gắn bó, theo cách nào đó
tôi đang làm tổn thương người kia, tự do của họ."
Các nhà thơ là những người nhạy cảm; họ có thể
trở nên nhận biết về nhiều điều mà người thường
chẳng bao giờ trở nên nhân biết tới. Nhưng đó là cái
nhìn hay, có chiều sâu sâu lắng: nếu bạn thực sự trong
tình yêu với người đẹp bạn sẽ không thích sở hữu, bởi
vì sở hữu là phá huỷ. Bạn sẽ giống như con ong; bạn
sẽ thích thú bầu bạn, bạn sẽ tận hưởng tình bạn, bạn sẽ
chia sẻ tình yêu, nhưng bạn sẽ không sở hữu. Sở hữu
là thu người thành đồ vật. Nó là phá huỷ tâm linh của
người đó, nó là việc làm cho người đó thành món hàng
- và điều này có thể được làm chỉ nếu bạn không yêu.
Điều này có thể được làm chỉ nếu tình yêu của bạn
không là gì ngoài ghét đeo mặt nạ như yêu.
Phật nói: Cũng giống như ong, đi trong cuộc sống
- tận hưởng, mở hội, nhảy múa, ca hát, nhưng giống
như ong - bay từ hoa này sang hoa khác. Có mọi kinh
nghiệm đi, bởi vì chính chỉ qua kinh nghiệm mà bạn
mới trở nên chín chắn. Nhưng đừng có tính sở hữu,
đừng bị mắc kẹt ở đâu cả. Vẫn còn tuôn chảy như
dòng sông - không trở thành tù đọng. Định cư bên
trong, chắc chắn, trở nên kết tinh bên trong, nhưng bên
ngoài vẫn còn là người lang thang.
109
Nhìn vào lỗi riêng của ông,
Điều ông đã làm hoặc bỏ không làm.
Bỏ qua lỗi lầm của người khác.
Cách thông thường của con người là bỏ qua lỗi của
riêng mình và nhấn mạnh, khuếch đại lỗi của người
khác. Đây là cách thức của bản ngã. Bản ngã cảm thấy
rất thoải mái khi nó thấy, "Mọi người đều có nhiều lỗi
thế mà mình chẳng có lỗi nào." Và thủ đoạn là: bỏ qua
lỗi của bạn, khuếch đại lỗi của người khác, cho nên
chắc chắn mọi người đều giống như quỉ còn bạn giống
như thánh nhân.
Phật nói: đảo ngược quá trình này. Nếu bạn thực
sự muốn được biến đổi, bỏ qua lỗi của người khác đi -
đó không phải là công việc của bạn. Bạn là không ai
cả, bạn không được yêu cầu can thiệp vào, bạn không
có quyền, cho nên sao bận tâm? Nhưng đừng bỏ qua
lỗi của riêng bạn, bởi vì chúng phải được thay đổi,
vượt qua.
Khi Phật nói, nhìn vào lỗi riêng của ông, điều ông
đã làm hoặc bỏ không làm, ông ấy không ngụ ý ăn năn
nếu bạn đã làm điều gì đó sai; ông ấy không ngụ ý
khoe khoang, vỗ lưng bạn nếu bạn đã làm điều gì đó
tốt. Không. Ông ấy đơn giản ngụ ý nhìn để cho bạn có
thể nhớ trong tương lai rằng không gì sai nên được lặp
lại, để cho bạn có thể nhớ trong tương lai rằng cái
thiện nên được mở rộng, được nâng cao, còn cái ác
nên bị giảm đi - không để ăn năn mà để nhớ lại.
Đó là khác biệt giữa thái độ Ki tô giáo và thái độ
Phật giáo. Người Ki tô giáo nhớ tới chúng để ăn năn;
do đó Ki tô giáo tạo ra tội lỗi lớn. Phật giáo không bao
giờ tạo ra bất kì tội lỗi nào, nó không dành cho ăn năn,
110
nó dành cho nhớ lại. Quá khứ là quá khứ; nó đã qua và
qua mãi mãi - không cần phải lo nghĩ về nó. Nhớ đừng
lặp cùng sai lầm lần nữa. Lưu tâm hơn đi.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói nhưng không thơm,
Là lời đẹp nhưng trống rỗng
Về người không ngụ ý điều mình nói.
Những người cứ lặp kinh sách một cách máy móc,
lời của họ là hay nhưng trống rỗng. Họ giống như hoa,
đáng yêu, sáng lạn, nhưng chẳng có hương thơm nào.
Họ giống như hoa giấy hay hoa nhựa - họ không thể có
hương thơm được, họ không thể có tính sống động.
Tính sống động, hương thơm là có thể chỉ khi bạn nói
theo lời riêng của mình, không theo thẩm quyền của
kinh sách; khi bạn nói theo thẩm quyền riêng của bạn,
khi bạn nói như một nhân chứng cho chân lí, không
như học giả có học, không như bác học, mà khi bạn
nói như người đã thức tỉnh.
Giống như đoá hoa đáng yêu,
Sáng chói và thơm ngát,
Là lời đẹp và chân lí
Của người ngụ ý điều mình nói.
Nhớ đừng lặp lại lời của người khác. Kinh nghiệm,
và chỉ nói điều bạn đã kinh nghiệm, và lời của bạn sẽ
có thực chất, trọng lượng; và lời của bạn sẽ có toả
sáng, lời của bạn sẽ có hương thơm. Lời của bạn sẽ
hấp dẫn mọi người; không chỉ hấp dẫn - ảnh hưởng.
Lời của bạn sẽ hàm chứa nghĩa lớn lao, và những
người đã sẵn sàng nghe chúng sẽ được biến đổi qua
111
chúng. Lời bạn sẽ là việc thở, sống động; sẽ có nhịp
tim đập trong chúng.
Giống như vòng hoa được kết từ đống hoa,
Kiểu cách từ cuộc sống của ông được kết như
nhiều việc làm tốt.
Để cho cuộc sống của bạn trở thành vòng hoa -
vòng hoa của những hành vi tốt. Nhưng hành vi tốt
theo Phật, chỉ nảy sinh nếu bạn trở nên lưu tâm hơn,
tỉnh táo hơn, nhận biết hơn. Hành vi tốt không phải là
được trau dồi như một tính cách; hành vi tốt phải là
sản phẩm phụ của việc có ý thức nhiều hơn của bạn.
Phật giáo không nhấn mạnh vào tính cách mà vào
tâm thức - đó là đóng góp lớn nhất cho nhân loại và
tiến hoá của nhân loại.
( còn Nữa )
Sửa bởi Amin: