Hiếu Hạnh
Ta thương Cha và Mẹ ta, điều ấy không làm cho ai ngạc nhiên, nhưng ta ghét Cha Mẹ ta là ta đã làm cho mọi người ai cũng ngạc nhiên đối với ta.
Ta thương Cha Mẹ ta, vì Cha Mẹ ta, mỗi người đều an trú vững chãi nơi lòng nhân ái và từ bi nơi chính họ. Và mỗi người đều đem lòng từ bi và nhân ái ấy, mà nuôi dưỡng và che chở ta từ khi ta mới tượng hình cho đến lúc ta lìa bỏ cuộc đời.
Nên, ta chỉ cần thực hành hiếu hạnh đối với cha mẹ ta là ta có thể viên mãn được tâm Bồ đề và thành tựu sáu hạnh toàn hảo của Bồ tát. Vì trong hạnh hiếu có hạnh bố thí và cúng dường. Trong hạnh hiếu có sự trì giới toàn hảo, vì hiếu là căn bản của đạo đức, nó có khả năng chuyển hóa và đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, có khả năng làm dẫn sinh phước báo cao thượng. Trong hạnh hiếu có sự nhẫn nhục toàn hảo, vì nó là kiên trì để mở rộng đức tính trí tuệ và từ bi. Trong hạnh hiếu có sự tinh cần toàn hảo, vì nó phải nỗ lực thường xuyên để phụng sự Cha Mẹ bằng hai đức tính trí tuệ và từ bi. Trong hạnh hiếu có sự thiền định toàn hảo, vì trong hiếu có sự kiên định vững chãi và sâu xa đối với các pháp tốt đẹp. Trong hạnh hiếu có trí tuệ toàn hảo, vì hiếu là sự hiểu biết chính xác và sâu xa đối với những gì cần phải làm và không cần làm.
Hiếu là vậy, nên hạnh hiếu là hạnh của bậc đại trí và đại hạnh. Vì vậy, các bậc thánh nhân từ xưa đến nay không một ai không thực hành hạnh hiếu và không ca ngợi hạnh hiếu.
Do đó, hiếu là con đường mà các thánh nhân đã đi, đang đi và sẽ đi cho đến chỗ viên mãn tột cùng.

Ta thương Cha và Mẹ ta, điều ấy không làm cho ai ngạc nhiên, nhưng ta ghét Cha Mẹ ta là ta đã làm cho mọi người ai cũng ngạc nhiên đối với ta.
Ta thương Cha Mẹ ta, vì Cha Mẹ ta, mỗi người đều an trú vững chãi nơi lòng nhân ái và từ bi nơi chính họ. Và mỗi người đều đem lòng từ bi và nhân ái ấy, mà nuôi dưỡng và che chở ta từ khi ta mới tượng hình cho đến lúc ta lìa bỏ cuộc đời.
Nên, ta chỉ cần thực hành hiếu hạnh đối với cha mẹ ta là ta có thể viên mãn được tâm Bồ đề và thành tựu sáu hạnh toàn hảo của Bồ tát. Vì trong hạnh hiếu có hạnh bố thí và cúng dường. Trong hạnh hiếu có sự trì giới toàn hảo, vì hiếu là căn bản của đạo đức, nó có khả năng chuyển hóa và đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, có khả năng làm dẫn sinh phước báo cao thượng. Trong hạnh hiếu có sự nhẫn nhục toàn hảo, vì nó là kiên trì để mở rộng đức tính trí tuệ và từ bi. Trong hạnh hiếu có sự tinh cần toàn hảo, vì nó phải nỗ lực thường xuyên để phụng sự Cha Mẹ bằng hai đức tính trí tuệ và từ bi. Trong hạnh hiếu có sự thiền định toàn hảo, vì trong hiếu có sự kiên định vững chãi và sâu xa đối với các pháp tốt đẹp. Trong hạnh hiếu có trí tuệ toàn hảo, vì hiếu là sự hiểu biết chính xác và sâu xa đối với những gì cần phải làm và không cần làm.
Hiếu là vậy, nên hạnh hiếu là hạnh của bậc đại trí và đại hạnh. Vì vậy, các bậc thánh nhân từ xưa đến nay không một ai không thực hành hạnh hiếu và không ca ngợi hạnh hiếu.
Do đó, hiếu là con đường mà các thánh nhân đã đi, đang đi và sẽ đi cho đến chỗ viên mãn tột cùng.
Thích Thái Hòa
www.thuviencophap.org
www.thuviencophap.org
HOA HIẾU HẠNH
Chiều nay nhìn mây bay
lòng bâng khuâng nhớ Mẹ;
tóc bạc, dáng gầy
mắt ngời như hạt ngọc lưu ly.
chiều nay nhìn đôi tay
lòng bâng khuâng nhớ Mẹ;
tay Mẹ dịu hiền
áo Mẹ vá may
từng sợi chỉ ngày xưa
còn thơm bàn tay Mẹ;
Hoa không thơm hương phấn
Sao bướm vàng xôn sao xôn sao
Cuộc đời không hương phấn
Cho tình Mẹ lên cao
Chiều nay nhìn trang sách
Thơm lời Mẹ:
đừng giả dối,
học những gì chân thật con nghe
Đây lời Mẹ
Đây lời Cha
lời chân thật vạn đời còn mãi!
Tình chân thật
hóa thành hoa hiếu hạnh con ơi!
Tuệ Ngyên – Thích Thái Hòa
mp3.zing.vn