- Tham gia
- 15/6/06
- Bài viết
- 1,138
- Điểm tương tác
- 1
- Điểm
- 38
CHẤP THẬT “TRUNG ĐẠO” THÀNH BỆNH.
Một số người cho “niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, giữa niệm trước với niệm sau tức là trung đạo”, lại nói “Chẳng lập nhị biên, chẳng chấp hữu vô tức là Trung đạo” ấy là sai lầm lớn. Niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, giữa niệm trước niệm sau là Vô ký không, chẳng lọt nhị biên, chẳng chấp hữu vô là bệnh mặc kệ, đều là tác dụng của bộ não, chẳng phải Trung đạo. Trung đạo là Chơn như Phật tánh. Kinh Niết Bàn nói: “Trung đạo gọi là Phật tánh, do nghĩa này Phật tánh luôn luôn chẳng có biến đổi, nếu chẳng đắc Đệ nhất nghĩa không, thì chẳng hành Trung đạo”. Lục Tổ nói: “Hai chữ Phật tánh là ở nơi phàm phu mà chẳng bớt, ở nơi Thánh Hiền mà chẳng thêm, trụ nơi phiền não mà chẳng loạn, ngay nơi Thiền định mà chẳng tịch, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng khứ, chẳng lai, chẳng ở khoảng giữa và bên trong bên ngoài, chẳng sanh, chẳng diệt, tánh tướng như như thường trụ chẳng dời, ấy gọi là Đạo”.
-----------------------------
Một số người cho “niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, giữa niệm trước với niệm sau tức là trung đạo”, lại nói “Chẳng lập nhị biên, chẳng chấp hữu vô tức là Trung đạo” ấy là sai lầm lớn. Niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, giữa niệm trước niệm sau là Vô ký không, chẳng lọt nhị biên, chẳng chấp hữu vô là bệnh mặc kệ, đều là tác dụng của bộ não, chẳng phải Trung đạo. Trung đạo là Chơn như Phật tánh. Kinh Niết Bàn nói: “Trung đạo gọi là Phật tánh, do nghĩa này Phật tánh luôn luôn chẳng có biến đổi, nếu chẳng đắc Đệ nhất nghĩa không, thì chẳng hành Trung đạo”. Lục Tổ nói: “Hai chữ Phật tánh là ở nơi phàm phu mà chẳng bớt, ở nơi Thánh Hiền mà chẳng thêm, trụ nơi phiền não mà chẳng loạn, ngay nơi Thiền định mà chẳng tịch, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng khứ, chẳng lai, chẳng ở khoảng giữa và bên trong bên ngoài, chẳng sanh, chẳng diệt, tánh tướng như như thường trụ chẳng dời, ấy gọi là Đạo”.
-----------------------------