Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Vô Năng chính thức đăng ký nick trên diễn đàng hồi tháng hai 2017, tính đến nay cũng hơn 5 tháng.
Vô Năng tìm hiểu về Phật pháp và tu tập từ năm 2010. Trong thời gian đó thì Vô Năng có tìm hiểu và thực hành Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông.
Vô Năng biết trên diễn đàn có các Thầy xuất gia. Vô Năng muốn Quý Thầy tư vấn về việc xuất gia. Vì Vô Năng cũng có ý định xuất gia. Vô Năng xin có một số câu hỏi như sau:
1. Nếu bố mẹ không đồng ý thì có được xuất gia không? (Vô Năng năm nay đã trên 20 tuổi, đã học xong đại học, không có vợ con, không có lưu luyến gì đến lợi danh. Vô Năng hoàn toàn trưởng thành, tự chủ, và ý thức được quyết định của mình.)
2. Theo quý thầy, điều gì là trở ngại lớn nhất khiến một số người xuất gia muốn hoàn tục hoặc khiến họ không thể tiếp tục tu tập tại chùa?
3. Những công việc sinh hoạt hằng ngày trong chùa gồm những gì? Những sự kiện Phật giáo lớn trong năm gồm những gì? Quý Thầy cần phải chuẩn bị những gì?
4. Người mới xuất gia thường đảm trách công việc gì trong chùa? Xuất gia rồi có được theo học tại các trường Phật học không?
Một số câu hỏi, Vô Năng hỏi để xem khả năng của Vô Năng đến đâu, có đủ sức xuất gia hay không. Một số câu hỏi Vô Năng hỏi để tìm hiểu về sinh hoạt trong chùa. Nếu quý thầy có điều gì muốn tư vấn thêm với Vô Năng hay có chia sẽ kinh nghiệm gì, Vô Năng hoan hỷ lắng nghe và tiếp thu.
Vậy vô năng nói thử mục đích xuất gia của Vô năng là gì?
Đúng là thế gian lời thật chẳng tin, lòng thành chẳng nhận.Chính là thấy thích hợp. Thích nơi thanh tĩnh, tìm một nơi để tu hành.
Chẳng phải Phật nói Khổ Đế trước tiên sao? Tiếp đó mới tới Tập, Diệt, Đạo. Nếu đời làm ta khổ đau, vậy sao không xa rời nguyên nhân làm ta khổ đau? Cũng như từ bỏ sát sanh, rượu thịt, vọng ngữ, tà dâm,... đều chẳng phải là việc nên làm?
Khi xưa chẳng phải Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở nơi thanh tĩnh mà thiền định để rồi ngộ nhập chân lý tối thượng sao? Không thanh tịnh tu hành thì làm sao dễ dàng chiêm nghiệm giáo lý, nếu chẳng thể thông suốt giáo lý thì làm sao độ khắp chúng sinh? Đâu phải ai cũng là thượng thừa, tay cầm bình rượu mà nói mình không say?
Nếu đạo hữu với những ngôn từ này, với ý muốn móc xét thì thứ cho Vô Năng không có thời gian tiếp đãi.
Mi răng không tuyển vô chỗ phát thanh viên chuyên hô khẩu hiệu của mấy thằng đạo đức giả có hơn không hả.
ta hỏi mi ,mi điên loạn, mi ăn bậy bạ , gặp chi ăn nấy , bụng đau đi tháo ngày chục lần mà mi đòi tìm cầu ở mô để giải hả?
Còn thoát thì mi có chui đến mô thì cũng chẳng thể thoát được lão tôn ha ha ha ha ha ha.......
theo rác thì nguyên nhân của khổ đau chính là tà kiến. bình thường thì ai cần tu,khi nghịch cảnh chướng duyên đến mới cần tu chứ,
[/COLOR]
Nghĩa là Đức Phật bị nghich cảnh , chướng duyên rồi phát cái tâm tu hành . điều này giờ mới được nghe , thật hơi muộn màng .
Thì ra là vậy; người bình thường không bị chướng duyên , nghịch cảnh là không cần chi tu.
Hay thật! nghĩa là các vị vô chùa cạo đầu xuất gia đều là những người trốn chạy chướng duyên , nghịch cảnh. Chả trách lão điên cứ thắc mắc tại sao tu hành nhiều năm mà không đắc đạo?có lẽ một phần là do có điều này chăng?
Vâng là rác nói sai là do tính lười biếng cẩu thả cho nên là diễn giải không được rõ. Ý của rác muốn nói là tâm bình thường thị đạo, tâm không bình thường thì mới cần tu ạ
Dạ em chào đại ca!
Là đại ca mới chỉ chỉnh lại không cần tu có nghĩa là người đã đạt đạo( bình thường tâm thị đạo ).
Nhưng chúng em muốn hỏi là trước khi thành đạo ấy ạ.
Ví như Thái tử Tất Đạt Đa trước khi xuất gia có phải gặp chướng duyên nghịch cảnh rồi xuất gia không ạ.
Hay là có một lý do khác ạ.
Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?
Vì điều này rất quan trọng với bọn em , mong đại ca nói rõ để bọn em biết ạ.
Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?
thật thất vọng!chào Bạn connhiemkhong.Bạn hỏi thì Rác xin chả lời theo cái tư kiến của rác:
rác chỉnh lại là muốn làm rõ hơn cái nghĩa mà rác muốn trình bày nhưng mà cảm thấy vẫn chưa được đáng nhẽ sau cụm từ chướng duyên nghịch cảnh phải thêm chữ vv... mới được như
câu 1:Thái tử tất đạt đa trước khi xuất gia :
VII.Thái Tử Tiếp Xúc Với Ðời
Vì có lời tiên đoán của ông A-Tư-Ðà, nên vua Tịnh Phạn không cho Thái tử tiếp xúc với cảnh khổ; nhưng vì Thái tử khẩn khoản cầu xin, vua Tịnh Phạn để cho Thái tử du ngoạn và tiếp xúc với thực trạng của cuộc đời.
Cảnh khổ thứ nhất: Sống là khổ. Một hôm Ngài theo vua cha dự lễ cày cấy. Thấy người và vật vất vả, khổ đau dưới ánh nắng thiêu đốt để đổi lấy bát cơm, chim chóc dành nhau mổ ăn các loài côn trùng giẫy giụa trên luống đất mới. Ngài thương xót buồn rầu vô hạn. Ngài thương chúng sanh đau khổ vì sống, và vì món ăn phải giết lẫn nhau.
Ba cảnh khổ của cuộc đời : Già, bịnh, chết. Lần sau Ngài lại xin phép Phụ vương ra cửa thành dạo chơi. Lần thứ nhứt Ngài gặp một ông già tiều tụy, da nhăn, lưng còm, mắt lòa, tai điếc. Lần thứ hai Ngài thấy một người tật bệnh bụng to cổ trướng rên la khổ sở. Lần thứ ba Ngài gặp một đám tang, thân nhân gào khóc thảm thiết. Ngài nhận hiểu được rằng: sống ở đời giàu nghèo sang hèn đều bị đau khổ đoanh vây áp bức: già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.
VIII. Tâm Trạng của Thái Tử Sau Khi Tiếp Xúc Với Ðời
Trước thực trạng đau khổ của kiếp người, Ngài bị xúc động mạnh mẽ. Sau khi thấy sự đau khổ của chúng sanh, Ngài luôn luôn tưởng nghĩ đến chúng sanh, nghĩ đến những nỗi đọa-đày lầm than của chúng sanh, và Ngài luôn luôn trù nghĩ suy tầm phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi biển trầm luân khổ ải. Mặt Ngài thường hiện vẻ lo buồn trầm mặc. Ngài lo buồn cho chúng sanh, Ngài trầm mặc để tìm phương pháp cứu độ chúng sanh thoát khỏi đau khổ.
IX. Cánh Giải Thoát và Thái Tử Xuất Gia
Cảnh giải thoát. Lần thứ tư ra dạo chơi ngoài cửa thành, Ngài gặp một Vị Sa-môn thanh cao bình-tỉnh. Ngài hỏi rằng: "Ngài là ai?" Vị Sa-môn đáp: "Tôi là người đã thoát khỏi sự đau khổ của già, đau, chết". Thái tử liền hiểu được rằng, chỉ xuất gia tìm đạo là phương pháp cứu chúng sanh thoát khỏi bể khổ mênh mông.
(sưu tầm trên mạng )
câu 2: Với lại những người xuất gia vì chướng duyên , nghịch cảnh liệu có thể thành đạo được không ạ?: ví như người chịu cảnh đói khát liền chạy đi tìm kiếm cái ăn,nếu người đó ăn người ấy sẽ được no.nếu người ta không ăn vậy bụng vẫn hoàn đói
câu 3: Còn như nếu không cần phải tu nói như đại ca thì chỉ có Di Lặc trời sinh Thích Ca tự nhiên, mà thưa đại ca hai người ấy cũng là cha mẹ sinh ra cả ạ.
Vậy trên đời có ai là chẳng cần tu mà đắc đạo không ạ?: với mình tu là sửa lỗi mình,khi mình cảm thấy mình không có lỗi khiến hại người hại mình.mình gọi đó là tâm bình thường thị đạo.
kính bạn
thật thất vọng!
Sở học và thấy biết chỉ đến thế thôi sao?
chào tạm biệt tất cả .mong cho trên kính dưới nhường rồi thành đại gia nối tiếp đại gia tiễn nhau ra nghĩa địa... ha ha ha ha ha.....
vâng thật có vọng liền thất.
chào tạm biệt đạo hữu,cảm ơn đạo hữu đã giúp rác tìm lại chính mình.
Tặng đạo hữu 1 ca khúc rác mới được nghe trên mạng: www.youtube.com
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
F |
Hỏi về Pháp Lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp của ông Tám Lương Sĩ Hằng
|
P |
Hỏi về giấc mộng
|
![]() |
Hỏi về Tánh Không.
|
N |
Việc tu không tách rời công việc hằng ngày
|
![]() |
Tại sao tôi lại thấy việc luân hồi là hết sức bình thường, và tôi không có nhu cầu giải thoát
|