- Tham gia
- 15/4/15
- Bài viết
- 1,256
- Điểm tương tác
- 410
- Điểm
- 83
“Khai quan điểm nhãn” (P.1)
Bước ngoặc lịch sử nơi sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, tổng thể và đúng mực của nhân loại đã được khai mở cách đây những hơn 2500 năm
Bước ngoặc lịch sử nơi sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, tổng thể và đúng mực của nhân loại đã được khai mở cách đây những hơn 2500 năm
Sau khi chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm thiên Sahampati về việc nhập thế rộng truyền chánh pháp hiển bày con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn, Ðức Phật đã khởi nghĩ:
- Ai là người đầu tiên được thọ nhận giáo lý về pháp vô sinh thậm thâm, vi diệu? Ai là người có thể lĩnh hội chánh pháp mau chóng nhất? Đạo sư Alara Kalama (vị thầy đầu tiên của Phật khi Người chưa thành đạo), là người có học vấn uyên thâm, mẫn tiệp, là bậc tri thức thông tuệ đã trải qua thời gian dài hành trì tìm về sự giải thoát hoàn toàn, mọi ràng buộc, dính mắc đã được gạn lọc tinh sạch. Như Lai sẽ truyền thụ giáo pháp cho người này trước.
Liền đó, một vị Phạm thiên hiện thân, đảnh lễ và bạch với Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, đạo sư Alara Kalama đã từ trần vừa được một tuần.
Ðức Phật dùng thiên nhãn xác nhận điều này. Rồi Người nghĩ đến vị đạo sư thứ hai đã từng chỉ dạy Người, đạo sư Uddaka Ramaputta.
Lại một vị Phạm thiên hiện thân và bạch rằng:
- Đạo sư Uddaka Ramaputta vừa mới qua đời đêm trước.
Ðức Phật lại dùng thiên nhãn kiểm nhận. Rồi Người nghĩ đến 5 người bạn -Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama Kulika, Assaji - những người rất tinh tấn từng cùng tu học và đã trải qua 6 năm dài hành trì pháp tu khổ hạnh. Phật dùng thiên nhãn quán sát, nhận thấy 5 vị này là hiện đang ở tại Lộc Uyển (Vườn Nai, Migadava), trong làng Isipatana, cách thành phố Benares 10km về phía bắc.
…
Cũng như đoạn kinh văn mà tôi từng lược dẫn ở bài viết Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca Mâu Ni ngay sau ngày thành đạo… đoạn lược trích y kinh trên đã rơi vào yếu tố huyền về sự hiện thân của 2 vị Phạm thiên và việc Phật dùng thiên nhãn kiểm chứng cũng như tìm dấu 5 người bạn đồng tu dạo trước.
Để đúng mực và cũng nhằm đơn giản vấn đề thì câu chuyện trên sẽ được tóm lược lại như sau:
Sau khi giác ngộ, đạt sự giải thoát hoàn toàn và quyết định chọn lựa con đường đầy gian khó vì người cùng chúng sinh 3 cõi rộng truyền chánh pháp Phật đã nghĩ đến các vị đạo sư, những vị lãnh đạo tinh thần nhiều hiểu biết, đáng kính,… Đó là tư duy táo bạo và sáng suốt của Phật Thích Ca. Bởi lẽ một khi 2 vị giáo chủ tôn giáo danh tiếng nhất lúc bấy giờ lĩnh hội, thấu hiểu, xác tín giáo pháp thậm thâm, vi diệu,… đúng thật thì công cuộc rộng truyền chánh pháp đến với đại chúng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, sau khi dò hỏi thì được biết hai vị đạo sư danh tiếng đã qua đời. Thật sự không có vị Phạm thiên nào hiện ra mách bảo và cũng không có việc Phật dùng thiên nhãn tìm dấu 5 người bạn đồng tu. Phật chỉ việc thong thả bước đi và hỏi thăm mọi người về những thông tin cần biết.
Nhằm giúp vấn đề rõ ràng, minh bạch những đoạn trích dẫn kinh điển về sau tôi sẽ tùy thuận giản lược yếu tố huyền hoặc, thần thông để không rối mắt mọi người. Việc diễn giải sẽ chú trọng nghĩa, dịch thoát ý, lược bỏ sự trùng lấp thường thấy ở kinh điển gốc thời sơ kỳ Phật giáo cũng như lối dịch giải y kinh của những người học Phật chưa có được sự tỏ ngộ cần và đủ.
Nhiếp phục 5 người bạn đồng tu
nơi vườn Lộc Uyển
Trên đường đến thành phố Banares để đến Lộc Uyển Phật gặp một tu sĩ thuộc dòng tu khổ hạnh là Upaka. Nhìn thấy dung mạo sáng rỡ, dáng vẻ thanh thoát của Phật, Upaka cúi chào và hỏi:nơi vườn Lộc Uyển
- Này đạo hữu, ngũ quan của đạo hữu thật thanh tịnh, nước da của đạo hữu thật tươi sáng. Đạo hữu đã xuất gia với ai? Thầy của đạo hữu là ai? Đạo hữu đang truyền giáo pháp của ai?
Phật đã đáp bằng bài kệ:
Như Lai đã vượt qua tất cả
Đã thông suốt vạn pháp
Thoát ly mọi ràng buộc,
Từ bỏ tất cả, không còn ái nhiễm,
Tự mình thấu hiểu 3 cõi
Cái biết của Như Lai không có người dạy
Không ai hiểu rõ vạn pháp bằng Như Lai.
Trên thế gian và kể cả chư thiên,
Không ai có thể hiểu biết bằng Như Lai.
Như Lai là một vị A la hán trên thế gian này,
Là một vô thượng sư
Tự mình thành bậc Toàn Giác
Tâm vắng lặng và thanh tịnh.
Như Lai đang trên đường đến xứ Karsi
Ðể chuyển bánh xe Pháp
Giữa thế giới người mù,
Như Lai sẽ gióng trống pháp Vô sinh.
Tu sĩ Upaka hỏi lại:Đã thông suốt vạn pháp
Thoát ly mọi ràng buộc,
Từ bỏ tất cả, không còn ái nhiễm,
Tự mình thấu hiểu 3 cõi
Cái biết của Như Lai không có người dạy
Không ai hiểu rõ vạn pháp bằng Như Lai.
Trên thế gian và kể cả chư thiên,
Không ai có thể hiểu biết bằng Như Lai.
Như Lai là một vị A la hán trên thế gian này,
Là một vô thượng sư
Tự mình thành bậc Toàn Giác
Tâm vắng lặng và thanh tịnh.
Như Lai đang trên đường đến xứ Karsi
Ðể chuyển bánh xe Pháp
Giữa thế giới người mù,
Như Lai sẽ gióng trống pháp Vô sinh.
- Này đạo hữu! Phải chăng đạo hữu đã tự nhận mình là A la hán, là người đã giải thoát hoàn toàn?
Phật đáp:
- Những người giải thoát hoàn toàn đều giống Như Lai, đều đã tận diệt mọi uế trược, trần cấu, đoạn dứt tất cả những việc làm, những hiểu biết sai lạc, mê lầm. Thế nên, Như Lai là người đã giải thoát hoàn toàn…
Upaka cúi đầu, bước đi miệng thì thầm:
- Có thể như vậy được sao? Có thể như vậy được sao?
(Lưu ý: A la hán đã được diễn giải bằng nhiều cách khác nhau. Và để đơn giản vấn đề tôi sẽ góp nhặt, thống nhất diễn nghĩa cụm từ A la hán như sau. A la hán là người đã giải thoát hoàn toàn, không còn dính mắc vào mọi ràng buộc khổ não, sinh tử, niết bàn,…)
…
Rồi thì Phật cũng đến Lộc Uyển, nơi mà 5 người bạn đồng tu thuở trước đang làm trú xứ để học và hành đạo. Những người bạn đồng tu nhìn thấy Phật từ xa nhưng trong lòng họ không muốn tiếp đón Phật. Nguyên do là họ đã từng rất tin tưởng, nể trọng sự hiểu biết uyên thâm, công phu hành trì nghiêm cẩn, chí hướng xuất trần dũng mãnh cũng như đời sống phạm hạnh quyết liệt của Đức Phật (Khi Người chưa thành đạo). Vì lẽ đó họ đã cùng theo Phật thực hành lối tu khổ hạnh gian khó. Rồi thì niềm tin vững chắc nơi Phật đã bị mất đi khi họ bắt gặp Phật nhận bát sữa từ một bé gái ở gần con sông Ni liên thiền (Niranjara). Họ vội nghĩ Phật đã từ bỏ con đường tu đạo giải thoát và rơi vào lợi dưỡng, xa hoa. Nghĩ vậy nên họ đã cùng nhau bỏ đi , họ đâu biết rằng “Do theo đuổi pháp tu khổ hạnh cực đoan khiến cho Phật kiệt sức hoàn toàn, chính nhờ việc thọ nhận bát sữa của cô bé gái kịp lúc mà Phật đã thoát chết và thức tỉnh”. Do đích thân kiểm chứng và nhận ra sự không thật đúng của lối tu khổ hạnh Phật đã từ bỏ pháp tu khổ hạnh, chuyển sang thực hành pháp tu trung đạo. Nhờ thay đổi pháp tu đúng lúc mà Phật mới trở nên là một bậc Giác giả hoàn toàn.
…
Mặc dù đã toan tính như vậy nhưng khi Phật đến nơi thì cả 5 người đều bất giác đứng dậy và cúi chào. Trước dáng vẻ oai nghi, dung mạo sáng rỡ, thoát tục,… của Phật những người bạn đồng tu bước đầu đã bị nhiếp phục. Dù vậy họ vẫn nói:
- Này đạo hữu! Đạo hữu đã từ bỏ những pháp tu nghiêm khắc và khổ hạnh. Đạo hữu đã không tiếp tục cố gắng tu học mà quay về lối sống hưởng thụ xa hoa, lợi dưỡng. Đạo hữu không còn xứng đáng là một người tu sĩ. Lẽ ra đạo hữu không nên đến đây, đạo hữu không xứng đáng đến gặp chúng tôi.
Phật bình thản đáp:
- Này các bạn! Tôi không hề xa hoa, không hề trở lại lối sống lợi dưỡng. Tôi đã không ngừng cố gắng và nỗ lực. Và tôi đã chứng ngộ vạn pháp, chứng ngộ pháp vô sinh bất diệt. Tôi sẽ chỉ các bạn con đường và cách để các bạn chứng ngộ được sự giải thoát hoàn toàn. Nếu các bạn thực hành thì các bạn cũng sẽ chứng ngộ sự thật đó bằng chính tuệ giác của các bạn. Khi đó các bạn sẽ đạt đời sống thường an lạc tịnh, giải thoát hoàn toàn mọi dính mắc, ràng buộc, sinh tử, khổ não…
Năm người bạn đồng tu hoài nghi chất vấn:
- Này đạo hữu! Trước đây với bao nhiêu giới luật nghiêm khắc, khổ hạnh mà đạo hữu còn chưa đạt được cái biết cùng tột nơi vạn pháp. Khi ấy đạo hữu cũng không có sự chứng ngộ thù thắng nào tương ưng với sự hiểu biết của một bậc Giác giả. Rồi sau đó đạo hữu không tiếp tục cố gắng, đạo hữu từ bỏ pháp tu phạm hạnh, rơi vào lợi dưỡng. Với những sự thoái thất, buông xuôi thì sao đạo hữu có thể đạt sự chứng ngộ siêu việt, Toàn Giác?
Đứng trước sự hoài nghi của 5 người bạn cũ Phật Thích Ca đã hỏi:
- Này các bạn! Các bạn đã từng 1 lần nào trước đây nghe tôi nói với các bạn những lời như vừa rồi chưa?
Năm người bạn đồng tu thừa nhận:
- Thật sự là chưa bao giờ cả.
Đức Phật bằng vào một sự chân thành đã khẳng định lại một lần nữa nhằm xác tín với 5 người bạn.
- Tôi đã giác ngộ hoàn toàn Thật tướng của vạn pháp, liễu thoát sinh tử, rõ biết luân hồi và cách thoát khỏi luân hồi. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn. Và … nếu các bạn thọ nhận hành trì thì tự các bạn sẽ chứng ngộ sự thật đó. Các bạn sẽ tự giải thoát hoàn toàn cho chính mình.
Sau khi nghe Phật quả quyết khẳng định sự giác ngộ hoàn toàn mà không hề có sự tự ti, mặc cảm 5 người bạn Kondanna, (Kiều Trần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahanama Kulika, Assaji vốn là những bậc thiện tri thức nhiều hiểu biết. Và cũng như qua nét mặt, cử chỉ, phong thái đỉnh đạc, trang nghiêm của Phật mà họ dần tin rằng Phật đã thật sự chứng ngộ, là một Giác giả đã tựu thành đạo quả, là người có đủ khả năng chỉ dạy mình đạt đến sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Vì vậy 5 người bạn đồng tu đã thỉnh Phật nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ, an tịnh trong Vườn Nai.
Vào buổi tối hôm đó, họ đã lắng nghe Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên đánh dấu sự ra đời của bộ giáo lý chánh pháp vô thượng, thù thắng, vi diệu. Bài pháp thoại đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết giải cho 5 người bạn là Kinh Chuyển Pháp Luân
(Còn tiếp)