KHAI THỊ VỀ THIỀN CỦA HÒA THƯỢNG HƯ VÂN
Hòa Thượng Hư Vân.
Trước hết xin ghi lại đoạn văn của Chang Chen Chi (Trương Trừng Cơ) trong quyển "Thiền đạo tu tập" (The Practice of Zen), do Như Hạnh dịch ra Việt văn, trang 124:
"Thiền sư Hư Vân là một vị thiền sư còn sống, danh tiếng nhất Trung Hoa.
Khi tôi viết những dòng này, ngài đã 119 tuổi. Thân thể vẫn khỏe mạnh và tâm trí còn lanh lợi. Ngài đã chỉ dạy cho hàng ngàn đệ tử và trong mấy chục năm qua, đã dựng nhiều chùa rải rác khắp Trung Hoa. Đời ngài đầy những hồi lỳ dị và được coi là uy tín khuôn mẫu nhất của Thiền ở Trung Hoa hiện tại..."
THAM THIỀN - ĐẢ THẤT
Ngài Hư Vân bảo:
Muốn cắt đứt vọng tưởng phải tu Thiền thất hay Tham thiền (cũng gọi là: Đả thất, nhập thất vào thất - một nhập thất để tu như vậy gọi là Thiền đường, được thiết lập tùy hoàn cảnh và phương tiện có được của hành giả).
Thiền: Phạn ngữ (Sanscrit) là Dhyana, người Tàu dịch âm là Thiền na, gọi tắt là thiền, cũng dịch là tĩnh lự.
Xưa kia, Thế Tôn thuyết phát ngót 50 năm, hoặc nói rõ (hiển thuyết), hoặc nói kín (mật thuyết), lời dạy góp lại thành mười hai bộ Kinh, chia làm ba tạng thật là rất nhiều.
Nay, Hư Vân tôi nói đây, chẳng qua chỉ thu nhặt lại vài lời thừa của Phật và Tổ.
Sau đức Thế Tôn lúc ở núi Linh Thứu thăng tòa, tay cầm cành hoa Kim Đào Mộc do Đại Phạm Thiên Vương dâng cúng, đưa lên cho đại chúng xem. Toàn pháp hội nhân - thiên, đại chúng không ai biết ý Phật như thế nào. Chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp mở mặt mỉm cười. Thế Tôn bèn nói với Ca Diếp: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng" nay trao truyền cho ông (Ngô hữu chính pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, phó chúc ư nhữ).
Đó là pháp môn vô thượng gọi là: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực hạ thừa đương" (Truyền trao ngoài sự dạy dỗ thông thường, ngoài giáo điều, không dựa trên chữ nghĩa, ngó ngay xuống, nhìn ngay xuống là thấy).
Về sau, người ta mơ hồ gọi pháp môn đó là Thiền.
Nên biết rằng: Trong kinh Đại Bát Nhã đề ra có hơn hai mươi loại thiền... mà đều chẳng phải là cứu cánh. Như: Đại thừa thiền, Tiểu thừa thiền, Hữu sắc thiền, Vô sắc thiền, Thanh văn thiền, Thiền phàm phu, Ngoại đạo thiền v.v... Chỉ có thứ thiền của tông môn mà chúng ta tu tập đây mới là "thứ thiền không thứ bậc, đi thẳng vào nội tâm, thấy tánh thành Phật" (Bất lập giai cấp, trực há liễu đương, kiến tánh thành Phật). Đó là Vô thượng thiền.
Như vậy làm sao nói được việc nhập thất hay không nhập thất? (Nói rằng không có thấp cao hay thứ bậc, nghĩa là không có việc đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ gần đến xa... thì làm sao có việc nhập thất, nghĩa là đi lần hồi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy (mỗi thất bảy ngày... và từ thất thứ nhất đến thất thứ bảy: 7x7=49 ngày). Như vậy có gì mà phải tu hay không tu thiền thất.
Sở dĩ có như vậy là vì căn khí chúng sanh càng ngày càng nhụt, vọng niệm đa đoan, nên các chư Tổ đặc biệt đề ra các phương tiện để nhiếp thụ họ.
Thiền tông nối tiếp nhau từ Ma Ha Ca Diếp đến nay đã trên sáu bảy mươi đời rồi. Dưới đời nhà Đường, nhà Tống, gió Thiền thổi khắp thiên hạ, hết sức xưng thạnh.
Đến nay thì rất suy vi! Do đó, nhân tài rất ít. Và trong hoàn cảnh này mà nói "Đả thất", "Nhập thất" thì không phù hợp với thật sự chút nào. Số tu thiền thất phần đông chỉ có danh vậy thôi.
Nếu trong thiền đường mà có người tham thấu được nghi tình, cắt đứt được mệnh căn, vọng tưởng như thế là đồng với Như Lai (thành Phật).
Đo đó nơi thiền đường này cũng được gọi là "Tuyển Phật Trường" (trường thi tuyển chọn Phật), hay "Bát Nhã Đường".
Các pháp tu học ở đây thảy đều là vô vi. Vô vi là không có tác vi, tức là không có một pháp nào để đắc, không có một pháp nào để làm. Nếu là hữu vi tất phải có sanh diệt. Nếu có đắc hẳn phải có thất, cho nên kinh nói:
Đản hữu ngôn thuyết = Nếu có lời nói.
Đô vô thực nghĩa = Đều không thực nghĩa.
Tất cả những việc tụng kinh, gõ mõ, lễ sám v.v... đều là hữu vi. Tất cả đều thuộc phương tiện huyền xảo trong tôn giáo. Thiền chỉ dạy chúng ta "trực hạ thừa đương" (lập tức đảm nhận), chẳng nói nhiều lời dài dòng.
www.capcodoc.net
Hòa Thượng Hư Vân.
Trước hết xin ghi lại đoạn văn của Chang Chen Chi (Trương Trừng Cơ) trong quyển "Thiền đạo tu tập" (The Practice of Zen), do Như Hạnh dịch ra Việt văn, trang 124:
"Thiền sư Hư Vân là một vị thiền sư còn sống, danh tiếng nhất Trung Hoa.
Khi tôi viết những dòng này, ngài đã 119 tuổi. Thân thể vẫn khỏe mạnh và tâm trí còn lanh lợi. Ngài đã chỉ dạy cho hàng ngàn đệ tử và trong mấy chục năm qua, đã dựng nhiều chùa rải rác khắp Trung Hoa. Đời ngài đầy những hồi lỳ dị và được coi là uy tín khuôn mẫu nhất của Thiền ở Trung Hoa hiện tại..."
THAM THIỀN - ĐẢ THẤT
Ngài Hư Vân bảo:
Muốn cắt đứt vọng tưởng phải tu Thiền thất hay Tham thiền (cũng gọi là: Đả thất, nhập thất vào thất - một nhập thất để tu như vậy gọi là Thiền đường, được thiết lập tùy hoàn cảnh và phương tiện có được của hành giả).
Thiền: Phạn ngữ (Sanscrit) là Dhyana, người Tàu dịch âm là Thiền na, gọi tắt là thiền, cũng dịch là tĩnh lự.
Xưa kia, Thế Tôn thuyết phát ngót 50 năm, hoặc nói rõ (hiển thuyết), hoặc nói kín (mật thuyết), lời dạy góp lại thành mười hai bộ Kinh, chia làm ba tạng thật là rất nhiều.
Nay, Hư Vân tôi nói đây, chẳng qua chỉ thu nhặt lại vài lời thừa của Phật và Tổ.
Sau đức Thế Tôn lúc ở núi Linh Thứu thăng tòa, tay cầm cành hoa Kim Đào Mộc do Đại Phạm Thiên Vương dâng cúng, đưa lên cho đại chúng xem. Toàn pháp hội nhân - thiên, đại chúng không ai biết ý Phật như thế nào. Chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp mở mặt mỉm cười. Thế Tôn bèn nói với Ca Diếp: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng" nay trao truyền cho ông (Ngô hữu chính pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, phó chúc ư nhữ).
Đó là pháp môn vô thượng gọi là: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực hạ thừa đương" (Truyền trao ngoài sự dạy dỗ thông thường, ngoài giáo điều, không dựa trên chữ nghĩa, ngó ngay xuống, nhìn ngay xuống là thấy).
Về sau, người ta mơ hồ gọi pháp môn đó là Thiền.
Nên biết rằng: Trong kinh Đại Bát Nhã đề ra có hơn hai mươi loại thiền... mà đều chẳng phải là cứu cánh. Như: Đại thừa thiền, Tiểu thừa thiền, Hữu sắc thiền, Vô sắc thiền, Thanh văn thiền, Thiền phàm phu, Ngoại đạo thiền v.v... Chỉ có thứ thiền của tông môn mà chúng ta tu tập đây mới là "thứ thiền không thứ bậc, đi thẳng vào nội tâm, thấy tánh thành Phật" (Bất lập giai cấp, trực há liễu đương, kiến tánh thành Phật). Đó là Vô thượng thiền.
Như vậy làm sao nói được việc nhập thất hay không nhập thất? (Nói rằng không có thấp cao hay thứ bậc, nghĩa là không có việc đi từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ gần đến xa... thì làm sao có việc nhập thất, nghĩa là đi lần hồi từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy (mỗi thất bảy ngày... và từ thất thứ nhất đến thất thứ bảy: 7x7=49 ngày). Như vậy có gì mà phải tu hay không tu thiền thất.
Sở dĩ có như vậy là vì căn khí chúng sanh càng ngày càng nhụt, vọng niệm đa đoan, nên các chư Tổ đặc biệt đề ra các phương tiện để nhiếp thụ họ.
Thiền tông nối tiếp nhau từ Ma Ha Ca Diếp đến nay đã trên sáu bảy mươi đời rồi. Dưới đời nhà Đường, nhà Tống, gió Thiền thổi khắp thiên hạ, hết sức xưng thạnh.
Đến nay thì rất suy vi! Do đó, nhân tài rất ít. Và trong hoàn cảnh này mà nói "Đả thất", "Nhập thất" thì không phù hợp với thật sự chút nào. Số tu thiền thất phần đông chỉ có danh vậy thôi.
Nếu trong thiền đường mà có người tham thấu được nghi tình, cắt đứt được mệnh căn, vọng tưởng như thế là đồng với Như Lai (thành Phật).
Đo đó nơi thiền đường này cũng được gọi là "Tuyển Phật Trường" (trường thi tuyển chọn Phật), hay "Bát Nhã Đường".
Các pháp tu học ở đây thảy đều là vô vi. Vô vi là không có tác vi, tức là không có một pháp nào để đắc, không có một pháp nào để làm. Nếu là hữu vi tất phải có sanh diệt. Nếu có đắc hẳn phải có thất, cho nên kinh nói:
Đản hữu ngôn thuyết = Nếu có lời nói.
Đô vô thực nghĩa = Đều không thực nghĩa.
Tất cả những việc tụng kinh, gõ mõ, lễ sám v.v... đều là hữu vi. Tất cả đều thuộc phương tiện huyền xảo trong tôn giáo. Thiền chỉ dạy chúng ta "trực hạ thừa đương" (lập tức đảm nhận), chẳng nói nhiều lời dài dòng.
www.capcodoc.net