- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Lại thêm một mùa bội thu nữa !
Kính quý bạn, những suy tư của quý bạn đều hay, đều đáng nên suy ngẫm, tuy nhiên Vô Học tâm đắc nhất là câu trả lời của bạn minhđịnh, vì bạn ấy đã nói trúng tim đen của Vô Học khi V/h hỏi : "khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?"
Thưa vâng ! Vô Học chỉ muốn nhắc lại một điều mà hình như ai cũng đều đã biết như lời phát biểu của một vị Tổ xưa "Mạng người chỉ một sát na !".
Dòng sông là gì ? là một chuổi những giọt nước nối tiếp nhau chảy qua một vị trí, khi chúng ta nói về nó thì nó đã là quá khứ (chứ không còn là những giọt nước ban nảy nữa).
Điều này ẫn dụ cho cái gì ? Ẫn dụ cho cái TÔI của chúng ta.
Cái TÔI của chúng ta nhà Phật nói đó là một hợp thể của Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nhưng Vô Học xin phép được nói giản đơn dễ hiểu đó là Thể xác (Sắc) và Tâm hồn (tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó). CẢ HAI PHẦN NÀY ĐỀU SINH DIỆT TRONG TỪNG SÁT NA.
A.) _ Thể xác thì các bạn cũng đã thừa biết rồi, các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới (tốt hơn hoặc bằng, hoặc xấu hơn). Về thân xác thì chúng ta đều biết rất rõ:
1. _ NÓ VÔ THƯỜNG :
Ba tấc hơi trời cho để sẵn, một sớm vô thường mất hết trơn. (Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhất đán vô thường vạn sự hưu). Cái tai nạn, cái bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào, nó cướp đi của chúng ta tất cả sự nghiệp, mơ ước, hoài vọng.
2. _ VÔ CHỦ vì chúng ta đâu có khiến cho tim đập hay máu chảy theo ý của ta được đâu.
3. _ VÔ TỰ TÁNH, mẩu đối thoại trong Na Tiên Tỳ kheo Kinh nói rõ điều này.
B.) _ Tâm hồn gồm 1) Tình cảm, 2) Tư tưởng (ý nghĩ) :
Thưa các bạn về thể xác thì các Giáo phái Ngoại đạo cũng đều không xem nó là TA, MÌNH; vài giáo phái chủ trương hành xác, khổ hạnh, một đôi trường hợp quá khích tự nguyện "chấm dứt sự sống hiện tại" (tự tử) để mong sớm về "nơi kia" (?). Nhưng tất cả họ đều hãy còn lầm cái phần nội tâm của mình là TA, Giáo lý Vô Ngã nói rằng "Cái nội tâm kia bao gồm cái biết (ý thức) những suy nghĩ, tình cảm, những khắc khoải lo âu hay hạnh phúc sung sướng đều KHÔNG PHẢI TA, CỦA TA, KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nó cũng trôi chảy như dòng nước.
1). _ Tình cảm _ bao gồm Thất tình Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) và Lục dục (Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn).
Những người tu theo Nhân đạo (Khổng giáo) đều hạn chế tình cảm "xấu", ca ngợi phát huy những tình cảm cao thượng. Những người tu theo Tiên đạo thì "bóp chết" những tình cảm xấu ác, cố gắng sống thuần bằng những tư tưởng thanh cao.
Trong đạo Phật, nếu bạn giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm _ Tà Dâm _ Vọng, Tửu _ say sưa vô độ) thì "tốt nghiệp" Nhân Thừa (nghĩa là bạn sẽ chắc chắn được tái sanh vào cõi người). Nếu bạn giữ 10 Giới, hành Thập Thiện thì sẽ "tốt nghiệp" Thiên Thừa (sẽ được sanh lên các cảnh Trời).
Với Giáo lý Vô Ngã thì hành giả dầu có cuộc sống Thánh Thiện, có nội tâm an lạc, ổn định cũng vẫn là CÁI SỐNG MÊ LẦM, hành giả chưa biết được cái giá trị siêu xuất của Phật pháp, chưa "chạm" đến Chân lý.
Với Phật pháp thì dầu là cái An lạc do cuộc sống Thánh Thiện mang đến hay cái khổ đau do Ác nghiệp chiêu cảm cũng chỉ như bụi đất bám trên da (sẽ bị bong tróc, rửa trôi), như cái áo, cái mão của kép hát (rồi sẽ phải thay ra) mà thôi.
Vui chi tạm cõi trần gian,
Buồn chi một giấc mộng hoàng trăm năm.
Buồn chi một giấc mộng hoàng trăm năm.