Như chúng ta biết - sáu Ba la mật là pháp tu của hàng Bồ tát. Nên tu sáu Ba la mật là thực hành Bồ tát đạo.
Nhưng vì thuyết của đạo Phật thì khi nào chúng ta còn tham, sân si … là chúng ta chưa hết mê lầm. Còn Bồ tát là người trí _ đã hết mê lầm. Nên muốn thực hành sáu Ba la mật - chúng ta phải hiểu được lời liễu nghĩa của Phật giảng cho các vị Bồ tát về sáu Ba la mật. Vì vậy, chúng ta cần phải có một trí tuệ nhất định - mới có thể nghe hiểu lời đức Phật giảng về cách tu sáu Ba la mật.
Đến đây thì chúng ta lưu ý - nếu là người trí thì đã nghe hiểu được lời giảng liễu nghĩa của Phật - không cần phải suy luận. Nên đối với lời giảng về sáu Ba la mật - chúng ta hiểu được mức độ nào - là trí tuệ của chúng ta đạt đến mức độ đó. Chúng ta đừng dùng cái trí sẵn có của mình để suy luận lời Phật giảng về sáu ba la mật.
Vì khi chúng ta dùng cái trí sẵn có của mình mà suy luận - thì sẽ làm cho chúng ta lầm nhận chỗ hiểu chưa tròn đủ của mình _ đã được tròn đủ.
Điều này sẽ khiến trí tuệ sẵn có của chúng ta không thể phát sáng hơn.
Muốn trí tuệ phát sáng - thì chúng ta hãy tu giữ giới _ Ba la đề mộc xoa - như lời đức Phật dạy ngài A Nan trong phẩm Di Giáo kinh Đại Bát Niết Bàn - đức Phật nói :
Rồi trong phẩm Tứ Tướng đức Phật giải thích :“Này A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ lấy gì làm Thầy ? Nên biết _ giới _ Ba-la-đề-mộc-xoa là Đại sư của các ông. Nương theo đó tu hành - thời có thể được định, huệ xuất thế.”
thuvienhoasen.org
Cho nên, chúng ta chỉ cần lìa nghiệp tà _ bất thiện của thân, khẩu và ý - là có thể có được trí huệ xuất thế nghe hiểu lời liễu nghĩa đức Phật giảng về sáu Ba ba mật.
Đến đây, thì chúng ta lại lưu ý - đức Phật "chỉ có dạy" chúng ta lìa nghiệp tà - chứ không có bảo chúng ta tu pháp lành. Thật ra, khi chúng ta _ lìa nghiệp tà _ là chúng ta đã tạo được duyên lành.
Chỗ khác nhau giữa _ lìa nghiệp tà và tu pháp lành ; là khi chúng ta lìa nghiệp tà _ chúng ta chỉ tu sữa tâm ; không có sự phân biệt thiện hay ác. Còn khi chúng ta tu pháp lành là chúng ta đã có sự phân biệt _ thiện và ác.
Do đó, tu pháp lành vẫn còn bị dính mắc nơi pháp đối đãi - không thể giúp chúng ta có được tâm buông xả _ như khi chúng ta tu sữa tâm _ lìa nghiệp tà bất thiện
Điều này cũng cho chúng ta thấy - lìa nghiệp tà và tu pháp lành - cách thực hành rất giống nhau. Nhưng chỉ vì sự suy nghĩ khác nhau - mà đưa chúng ta đi về hai hướng khác nhau : sanh tử và thoát sanh tử.
Cho nên, mới có câu : “tâm làm chủ” _ “đạo Phật là đạo tâm”. Tu đúng hay tu sai đều là do tâm cả.
Nếu chúng ta tu hướng theo tâm vọng thì quả chúng ta có được là quả sanh tử.
Còn nếu chúng ta tu hướng về tâm Chơn Như thì quả chúng ta có được là quả thoát sanh tử.
<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]-->
d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w