- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR><B>LIÊN TÔNG BẢO GIÁM</B>
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành, dịch
Nhà xuất bản Phương Đông
<BR><B>LỜI NGỎ</B><CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sinh vốn sẵn đủ trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng vì mê lầm lãng quên tánh biết sáng suốt nơi chính mình, chạy theo vọng tưởng trần lao, gây tạo các thứ nghiệp nên luân hồi trong sáu nẻo. Làm nghiệp lành thì sinh nơi cõi A tu la, Người, Trời; gây nghiệp ác thì đọa vào Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Rốt cuộc, chỉ là khổ thôi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật từ bi vô hạn, xuất hiện nơi đời, chỉ dạy vô lượng pháp môn để cứu thoát chúng sinh đang chìm đắm trong biển khổ sinh tử mênh mông, đặt để lên bến bờ Niết bàn an vui giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp môn tuy nhiều nhưng tìm một pháp ổn thỏa, thẳng tắt, thích hợp mọi căn cơ thì không gì hơn niệm Phật. Trên từ hàng Bồ tát Đẳng giác, dưới đến kẻ phàm phu dẫy đầy phiền não, đều tin tưởng hướng về. Pháp tu này, người trí quyết tâm niệm Phật hiện đời vào sâu Tam muội, kẻ ngu chỉ cần mười niệm thành công về nơi chín phẩm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nên, bao đời chư vị Tổ sư, Cao tăng, Đại đức, trước tác soạn thuật, hoằng dương Tịnh độ, sách luận rất nhiều, nhằm để nối tiếp tâm nguyện Phật, dẫn dắt muôn loài đồng về cõi Tịnh. Trong đó, quyển Liên Tông Bảo Giám do Đại sư Ưu Đàm soạn thuật được xem là chiếc thuyền lớn của việc xiển dương Tịnh nghiệp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sách này là chiếc gương quý báu soi sáng cho người niệm Phật, khiến ai nấy đều thấu rõ đường lối tu hành, nhận chân được giá trị lớn lao của pháp môn Tịnh Độ, phá tan mê lầm, bỏ tà về chánh, chống đỡ ngôi nhà Phật pháp trong lúc nguy nan, xua tan mây mù u ám, để mặt trời trí tuệ Phật soi sáng muôn nơi, chúng sinh đều thấm nhuần mưa pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi lúc mới vào đạo, đã xem qua <I>Mấy Điệu Sen Thanh</I> do Hòa Thượng Thiền Tâm phiên dịch nên biết được đại khái phần nào giá trị của bộ <I>Liên Tông Bảo Giám</I>. Vả lại, nhận thấy tài liệu về Tịnh Độ ở Việt Nam chưa nhiều, nơi lòng ấp ủ tâm nguyện mong muốn góp sức vào việc phiên dịch để phổ biến. Vào năm 2002, nhân lúc an cư tại trường Hạ chùa Bửu Liên (Quận Bình Thạnh), tôi gặp thầy Minh Thành, được biết thầy thông thạo về Hán cổ nên mong thầy phát tâm chuyển ngữ những bộ sách Tịnh Độ trong Hán tạng sang Việt văn. Từ đó, các huynh đệ đồng lòng góp sức, những dịch phẩm lần lượt ra đời. Đến khi có được trong tay bộ <I>Liên Tông Bảo Giám</I> bằng chữ Hán, chúng tôi quyết tâm phiên dịch sang tiếng Việt nhằm đem lại lợi ích rộng sâu cho người tu Tịnh nghiệp. Thời gian trải qua ba năm, lúc hoàn thành, tôi cầm bản thảo xem đi xem lại năm bảy lượt, nơi lòng dâng tràn niềm cảm xúc sâu xa khi đọc đến đoạn: <I>"Đời vua Nguyên Thành Tông, xuất hiện nhóm người mạo danh Liên tông, làm điều tà vạy, bẻ cong chánh pháp, gây loạn trong nước. Triều đình ban chiếu chỉ nghiêm cấm Liên tông hoằng hóa. Đại sư Ưu Đàm đem hết tâm tư soạn thuật mười quyển Liên Tông Bảo Giám, kính cẩn tự phát tâm lập nguyện, y theo số chữ trong ấy, mỗi chữ lạy ba lạy, mỗi lạy tụng tâm chú Lăng Nghiêm một lần, xưng tôn hiệu Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát ba lần. Ngài tha thiết mong chư Phật xót thương gia hộ, khiến cho tà ma ngoại đạo quy y, chân thừa được lưu bố rộng rãi. Sau đó, Ngài đích thân lên kinh đô, vượt đường xa ngàn dặm, không ngại gian khổ, đem sách này dâng lên Hoàng đế. Nhà vua xem xong khen ngợi, bãi bỏ lệnh cũ, cho phép in ấn lưu hành rộng rãi"</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật tôn kính biết bao! Đại sư Ưu Đàm ý chí ngất trời, dùng mắt tuệ viết nên sách này, tâm thành cùng cực, vì pháp quên cả thân mạng, quyền uy không khiếp phục, dốc sức mở bày chánh pháp, dẫn dắt mọi người đồng về nẻo giác. Với tâm này, nên Sư mới đạt thành chí nguyện như thế!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng tôi chỉ mong những ai có duyên đọc qua, hoặc thấy hoặc nghe, bao người tu tập pháp môn Tịnh Độ đều là bạn sen thân thiết với chúng tôi, cùng nhau quyết tâm tu hành, dốc sức niệm Phật không thối chuyển, để đền đáp phần nào công ơn sâu nặng của Phật, Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch phẩm hoàn thành dưới sự chứng minh của Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh (viện chủ chùa Vạn Đức), sự tận tâm giúp đỡ của Đại Đức Thích Chân Tính (Trụ trì chùa Hoằng Pháp) cùng chư pháp hữu Đại Đức Tâm Huệ, Phật tử Tâm Hoa, Hoằng Trạng... biết bao tấm lòng vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh nên công việc sớm được thành tựu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi phiên dịch, không sao tránh khỏi sai lầm sơ thất, mong chư tôn đức niệm tình chỉ dạy cho. Thành kính tri ân vô lượng!
<P align= "right">Chùa Huệ Viễn, 14/10/2008
Thích Pháp Đăng kính ghi</I>
<CENTER><B>ĐẠI SƯ ƯU ĐÀM</B> (? – 1330)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại sư Ưu Đàm, người đời Nguyên, họ Tưởng, quê ở Đơn Dương, gia thế thường thờ Phật. Mười lăm tuổi, Ngài xuất gia nơi chùa Đông Lâm ở Lô Sơn, tỉnh Giang Tây. Về sau, được mời trụ trì chùa Diệu Quả tại Đơn Dương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu thời Nam Tống (1127), ngài Từ Chiếu sùng mộ di phong Bạch Liên Xã<SUP><B>(1)</B></SUP> của Tổ Huệ Viễn, nên đề xướng thành lập một đoàn thể chuyên tu niệm Phật cho những người dân thường, gọi tên Bạch Liên Tông<SUP><B>(2)</B></SUP> (tên gọi khác của Tịnh Độ Tông). Nhưng vì đệ tử Ngài là Xà Lê Tiểu Mao bóp méo giáo lý, khiến cho cuối đời Tống, tông này bị cho là tà đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời Nguyên, lại có một hội tên Bạch Liên do Đỗ Vạn Nhất ở huyện Đô Ấp, tỉnh Giang Nam thành lập, bị triều đình xem là loạn tặc nên đàn áp, đồng thời ngăn cấm không cho gọi tên Bạch Liên Hội và tất cả việc tà đạo làm rối loạn nước nhà. Đứng trước tình thế này, năm đầu niên hiệu Đại Đức (1305), đời vua Nguyên Thành Tông, Đại sư Ưu Đàm đem hết tâm tư soạn thuật mười quyển <I>Liên Tông Bảo Giám</I>, làm rõ giáo nghĩa chân thật của Liên tông do ngài Từ Chiếu đề xướng, đồng thời phá dẹp tà thuyết, tà hạnh của Bạch Liên Hội đương thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu niên hiệu Chí Đại (1308), do Bạch Liên Đạo Nhân thuộc Bạch Liên Đường ở tỉnh Phước Kiến làm việc sai quấy, vua lại xuống chiếu bãi bỏ Liên tông. Đại sư Ưu Đàm đích thân đến kinh đô dâng sách này lên Hoàng Đế Nhân Tôn, cầu xin phục hưng giáo pháp Tịnh Độ. Vua xem xong bèn chuẩn y và cho phép in ấn lưu hành, dạy Ngài làm giáo chủ, ban cho hiệu Hổ Khê Tôn Giả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu niên hiệu Thuận Hóa (1330), Đại sư an tường ngồi niệm Phật vãng sinh.
<P align="right">Theo <I>Mấy điệu Sen Thanh,
Phật Quang Đại Từ Điển</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Bạch Liên Xã</B>: nói đủ là Bạch Liên Hoa Xã, gọi tắt là Liên Xã, là đoàn thể niệm Phật do ngài Huệ Viễn đời Đông Tấn sáng lập, nay trở thành tên gọi chung cho các đoàn thể thuộc loại này. Năm Thái Nguyên thứ 9 (384), ngài Huệ Viễn đến Lô Sơn, ở chùa Đông Lâm tại Hổ Khê, tăng tục từ bốn phương quy tụ về đây cầu đạo. Niên hiệu Nguyên Hưng năm đầu (402), vào tháng bảy, Huệ Vĩnh, Huệ Trì, Đạo Sinh, Lưu Di Dân, Tôn Bính, Lôi Thứ Tông v.v... gồm 123 người, tụ họp lại tại chùa Đông Lâm, trước tượng Phật Vô Lượng Thọ trên đài Bát Nhã, kiến trai lập thệ, chuyên tu niệm Phật Tam Muội, nguyện cầu vãng sinh Tây Phương. Vì trong ao chùa trồng nhiều sen trắng, lại cũng vì đoàn thể nguyện cầu sinh cõi sen trắng, cho nên gọi là Bạch Liên Xã. Về sau, người đến theo tu mỗi ngày một nhiều, mở đầu sự hưng thịnh của Tịnh Độ giáo, đặc biệt được thịnh hành vào cuối đời Đường, đầu đời Tống. Mỗi khi kết hợp những người cùng chí hướng để dựng đạo tràng Tịnh độ, chuyên tu Tịnh nghiệp, thì lại lấy ngài Huệ Viễn làm vị thỉ tổ của Liên Xã, lấy kinh Ban Chu Tam Muội làm tư tưởng chủ yếu cho Liên Xã niệm Phật, lấy việc thấy Phật vãng sinh làm mục đích. Niên hiệu Chí Đại năm đầu (1308) đời Nguyên, Liên Xã bị cấm. Thời ấy, Ưu Đàm Phổ Độ (?-1330) ở chùa Đông Lâm, dâng mười quyển <I>Lô Sơn Liên Tông Bảo Giám</I> xiển minh ý chỉ của Liên tông, bèn được giải tỏa, đồng thời, chịu mệnh vua, Ưu Đàm làm giáo chủ. Về sau, trải qua các đời Minh, Thanh đến nay, vẫn còn có những người kết đoàn niệm Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Bạch Liên Tông</B>: một phái thuộc tông Tịnh độ của Phật giáo Trung Quốc, do Mao Tử Nguyên sáng lập vào đầu năm Thiệu Hưng đời Cao Tông triều Nam Tống. Tử Nguyên còn gọi là Từ Chiếu Tử Nguyên, lúc đầu thờ ngài Tịnh Phạm ở chùa Diên Tường, Ngô Quận làm thầy, học giáo nghĩa Thiên Thai, tập thiền pháp chỉ quán. Nhân hâm mộ di phong lập Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn đời Đông Tấn nên khuyên nhủ sĩ dân quy y Tam Bảo, giữ năm giới, niệm Phật A Di Đà năm tiếng để chứng năm giới, biên thành <I>Liên Tông Thần Triêu Sám Nghi</I> (nghi thức sám hối buổi sớm mai), thay cho pháp giới chúng sinh lễ Phật sám hối, cầu nguyện chúng sinh vãnh sinh Tịnh Độ. Sau đến Hồ Điển Sơn ở Bình Giang (nay ở phía Tây huyện Thanh Phố, tỉnh Giang Tô, phía Nam huyện Côn Sơn) sáng lập Bạch Liên Sám Đường, tự xưng là Bạch Liên Đạo Sư, tu Tịnh nghiệp, soạn <I>Viên Dung Tứ Độ Tam Quán Tuyển Phật Đồ</I>, đề xướng nghĩa mới bèn thành lập một phái. Thời đó, có người chê bai cho là Sư thờ ma, Sư mới dời đến Châu Giang (huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây), song vẫn khuyến hóa xa gần, không hề mệt mỏi. Năm Kiến Đạo thứ hai (1166) đời Hiếu Tông nhà Nam Tống, Sư vân mệnh vua, vào điện Đức Thọ diễn thuyết về pháp môn Tịnh Độ, được ban hiệu là từ Chiếu Tông Chủ. Không bao lâu, Sư lại về Bình Giang, lấy Phổ Giác Diệu Đạo làm nên tông, chủ trương Thiền Tịnh nhất trí, Di Đà tức là bản tánh của chúng sinh, Tịnh Độ tức ở trong tâm chúng sinh, chỉ cần Tín, Nguyện niệm Phật thì dù chẳng dứt được phiền não, chưa bỏ duyên đời, không tu thiền định, sau khi mệnh chung cũng có thể được vãng sinh Tịnh Độ. Trước tác có: <I>Di Đà Tiết Yếu, Pháp Hoa Bách Tâm, Kệ Ca Tứ Cú, Phật Niệm Ngũ Thanh, Chứng Đạo Ca, Phong Nguyệt Tập</I>... một thời tông phong đại thịnh.</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR><B>LIÊN TÔNG BẢO GIÁM</B>
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành, dịch
Nhà xuất bản Phương Đông
<BR><B>LỜI NGỎ</B><CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sinh vốn sẵn đủ trí tuệ, đức tướng của Như Lai, nhưng vì mê lầm lãng quên tánh biết sáng suốt nơi chính mình, chạy theo vọng tưởng trần lao, gây tạo các thứ nghiệp nên luân hồi trong sáu nẻo. Làm nghiệp lành thì sinh nơi cõi A tu la, Người, Trời; gây nghiệp ác thì đọa vào Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Rốt cuộc, chỉ là khổ thôi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức Phật từ bi vô hạn, xuất hiện nơi đời, chỉ dạy vô lượng pháp môn để cứu thoát chúng sinh đang chìm đắm trong biển khổ sinh tử mênh mông, đặt để lên bến bờ Niết bàn an vui giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp môn tuy nhiều nhưng tìm một pháp ổn thỏa, thẳng tắt, thích hợp mọi căn cơ thì không gì hơn niệm Phật. Trên từ hàng Bồ tát Đẳng giác, dưới đến kẻ phàm phu dẫy đầy phiền não, đều tin tưởng hướng về. Pháp tu này, người trí quyết tâm niệm Phật hiện đời vào sâu Tam muội, kẻ ngu chỉ cần mười niệm thành công về nơi chín phẩm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nên, bao đời chư vị Tổ sư, Cao tăng, Đại đức, trước tác soạn thuật, hoằng dương Tịnh độ, sách luận rất nhiều, nhằm để nối tiếp tâm nguyện Phật, dẫn dắt muôn loài đồng về cõi Tịnh. Trong đó, quyển Liên Tông Bảo Giám do Đại sư Ưu Đàm soạn thuật được xem là chiếc thuyền lớn của việc xiển dương Tịnh nghiệp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sách này là chiếc gương quý báu soi sáng cho người niệm Phật, khiến ai nấy đều thấu rõ đường lối tu hành, nhận chân được giá trị lớn lao của pháp môn Tịnh Độ, phá tan mê lầm, bỏ tà về chánh, chống đỡ ngôi nhà Phật pháp trong lúc nguy nan, xua tan mây mù u ám, để mặt trời trí tuệ Phật soi sáng muôn nơi, chúng sinh đều thấm nhuần mưa pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi lúc mới vào đạo, đã xem qua <I>Mấy Điệu Sen Thanh</I> do Hòa Thượng Thiền Tâm phiên dịch nên biết được đại khái phần nào giá trị của bộ <I>Liên Tông Bảo Giám</I>. Vả lại, nhận thấy tài liệu về Tịnh Độ ở Việt Nam chưa nhiều, nơi lòng ấp ủ tâm nguyện mong muốn góp sức vào việc phiên dịch để phổ biến. Vào năm 2002, nhân lúc an cư tại trường Hạ chùa Bửu Liên (Quận Bình Thạnh), tôi gặp thầy Minh Thành, được biết thầy thông thạo về Hán cổ nên mong thầy phát tâm chuyển ngữ những bộ sách Tịnh Độ trong Hán tạng sang Việt văn. Từ đó, các huynh đệ đồng lòng góp sức, những dịch phẩm lần lượt ra đời. Đến khi có được trong tay bộ <I>Liên Tông Bảo Giám</I> bằng chữ Hán, chúng tôi quyết tâm phiên dịch sang tiếng Việt nhằm đem lại lợi ích rộng sâu cho người tu Tịnh nghiệp. Thời gian trải qua ba năm, lúc hoàn thành, tôi cầm bản thảo xem đi xem lại năm bảy lượt, nơi lòng dâng tràn niềm cảm xúc sâu xa khi đọc đến đoạn: <I>"Đời vua Nguyên Thành Tông, xuất hiện nhóm người mạo danh Liên tông, làm điều tà vạy, bẻ cong chánh pháp, gây loạn trong nước. Triều đình ban chiếu chỉ nghiêm cấm Liên tông hoằng hóa. Đại sư Ưu Đàm đem hết tâm tư soạn thuật mười quyển Liên Tông Bảo Giám, kính cẩn tự phát tâm lập nguyện, y theo số chữ trong ấy, mỗi chữ lạy ba lạy, mỗi lạy tụng tâm chú Lăng Nghiêm một lần, xưng tôn hiệu Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát ba lần. Ngài tha thiết mong chư Phật xót thương gia hộ, khiến cho tà ma ngoại đạo quy y, chân thừa được lưu bố rộng rãi. Sau đó, Ngài đích thân lên kinh đô, vượt đường xa ngàn dặm, không ngại gian khổ, đem sách này dâng lên Hoàng đế. Nhà vua xem xong khen ngợi, bãi bỏ lệnh cũ, cho phép in ấn lưu hành rộng rãi"</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật tôn kính biết bao! Đại sư Ưu Đàm ý chí ngất trời, dùng mắt tuệ viết nên sách này, tâm thành cùng cực, vì pháp quên cả thân mạng, quyền uy không khiếp phục, dốc sức mở bày chánh pháp, dẫn dắt mọi người đồng về nẻo giác. Với tâm này, nên Sư mới đạt thành chí nguyện như thế!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng tôi chỉ mong những ai có duyên đọc qua, hoặc thấy hoặc nghe, bao người tu tập pháp môn Tịnh Độ đều là bạn sen thân thiết với chúng tôi, cùng nhau quyết tâm tu hành, dốc sức niệm Phật không thối chuyển, để đền đáp phần nào công ơn sâu nặng của Phật, Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch phẩm hoàn thành dưới sự chứng minh của Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh (viện chủ chùa Vạn Đức), sự tận tâm giúp đỡ của Đại Đức Thích Chân Tính (Trụ trì chùa Hoằng Pháp) cùng chư pháp hữu Đại Đức Tâm Huệ, Phật tử Tâm Hoa, Hoằng Trạng... biết bao tấm lòng vì sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh nên công việc sớm được thành tựu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi phiên dịch, không sao tránh khỏi sai lầm sơ thất, mong chư tôn đức niệm tình chỉ dạy cho. Thành kính tri ân vô lượng!
<P align= "right">Chùa Huệ Viễn, 14/10/2008
Thích Pháp Đăng kính ghi</I>
<CENTER><B>ĐẠI SƯ ƯU ĐÀM</B> (? – 1330)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đại sư Ưu Đàm, người đời Nguyên, họ Tưởng, quê ở Đơn Dương, gia thế thường thờ Phật. Mười lăm tuổi, Ngài xuất gia nơi chùa Đông Lâm ở Lô Sơn, tỉnh Giang Tây. Về sau, được mời trụ trì chùa Diệu Quả tại Đơn Dương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu thời Nam Tống (1127), ngài Từ Chiếu sùng mộ di phong Bạch Liên Xã<SUP><B>(1)</B></SUP> của Tổ Huệ Viễn, nên đề xướng thành lập một đoàn thể chuyên tu niệm Phật cho những người dân thường, gọi tên Bạch Liên Tông<SUP><B>(2)</B></SUP> (tên gọi khác của Tịnh Độ Tông). Nhưng vì đệ tử Ngài là Xà Lê Tiểu Mao bóp méo giáo lý, khiến cho cuối đời Tống, tông này bị cho là tà đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đời Nguyên, lại có một hội tên Bạch Liên do Đỗ Vạn Nhất ở huyện Đô Ấp, tỉnh Giang Nam thành lập, bị triều đình xem là loạn tặc nên đàn áp, đồng thời ngăn cấm không cho gọi tên Bạch Liên Hội và tất cả việc tà đạo làm rối loạn nước nhà. Đứng trước tình thế này, năm đầu niên hiệu Đại Đức (1305), đời vua Nguyên Thành Tông, Đại sư Ưu Đàm đem hết tâm tư soạn thuật mười quyển <I>Liên Tông Bảo Giám</I>, làm rõ giáo nghĩa chân thật của Liên tông do ngài Từ Chiếu đề xướng, đồng thời phá dẹp tà thuyết, tà hạnh của Bạch Liên Hội đương thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu niên hiệu Chí Đại (1308), do Bạch Liên Đạo Nhân thuộc Bạch Liên Đường ở tỉnh Phước Kiến làm việc sai quấy, vua lại xuống chiếu bãi bỏ Liên tông. Đại sư Ưu Đàm đích thân đến kinh đô dâng sách này lên Hoàng Đế Nhân Tôn, cầu xin phục hưng giáo pháp Tịnh Độ. Vua xem xong bèn chuẩn y và cho phép in ấn lưu hành, dạy Ngài làm giáo chủ, ban cho hiệu Hổ Khê Tôn Giả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm đầu niên hiệu Thuận Hóa (1330), Đại sư an tường ngồi niệm Phật vãng sinh.
<P align="right">Theo <I>Mấy điệu Sen Thanh,
Phật Quang Đại Từ Điển</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Bạch Liên Xã</B>: nói đủ là Bạch Liên Hoa Xã, gọi tắt là Liên Xã, là đoàn thể niệm Phật do ngài Huệ Viễn đời Đông Tấn sáng lập, nay trở thành tên gọi chung cho các đoàn thể thuộc loại này. Năm Thái Nguyên thứ 9 (384), ngài Huệ Viễn đến Lô Sơn, ở chùa Đông Lâm tại Hổ Khê, tăng tục từ bốn phương quy tụ về đây cầu đạo. Niên hiệu Nguyên Hưng năm đầu (402), vào tháng bảy, Huệ Vĩnh, Huệ Trì, Đạo Sinh, Lưu Di Dân, Tôn Bính, Lôi Thứ Tông v.v... gồm 123 người, tụ họp lại tại chùa Đông Lâm, trước tượng Phật Vô Lượng Thọ trên đài Bát Nhã, kiến trai lập thệ, chuyên tu niệm Phật Tam Muội, nguyện cầu vãng sinh Tây Phương. Vì trong ao chùa trồng nhiều sen trắng, lại cũng vì đoàn thể nguyện cầu sinh cõi sen trắng, cho nên gọi là Bạch Liên Xã. Về sau, người đến theo tu mỗi ngày một nhiều, mở đầu sự hưng thịnh của Tịnh Độ giáo, đặc biệt được thịnh hành vào cuối đời Đường, đầu đời Tống. Mỗi khi kết hợp những người cùng chí hướng để dựng đạo tràng Tịnh độ, chuyên tu Tịnh nghiệp, thì lại lấy ngài Huệ Viễn làm vị thỉ tổ của Liên Xã, lấy kinh Ban Chu Tam Muội làm tư tưởng chủ yếu cho Liên Xã niệm Phật, lấy việc thấy Phật vãng sinh làm mục đích. Niên hiệu Chí Đại năm đầu (1308) đời Nguyên, Liên Xã bị cấm. Thời ấy, Ưu Đàm Phổ Độ (?-1330) ở chùa Đông Lâm, dâng mười quyển <I>Lô Sơn Liên Tông Bảo Giám</I> xiển minh ý chỉ của Liên tông, bèn được giải tỏa, đồng thời, chịu mệnh vua, Ưu Đàm làm giáo chủ. Về sau, trải qua các đời Minh, Thanh đến nay, vẫn còn có những người kết đoàn niệm Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Bạch Liên Tông</B>: một phái thuộc tông Tịnh độ của Phật giáo Trung Quốc, do Mao Tử Nguyên sáng lập vào đầu năm Thiệu Hưng đời Cao Tông triều Nam Tống. Tử Nguyên còn gọi là Từ Chiếu Tử Nguyên, lúc đầu thờ ngài Tịnh Phạm ở chùa Diên Tường, Ngô Quận làm thầy, học giáo nghĩa Thiên Thai, tập thiền pháp chỉ quán. Nhân hâm mộ di phong lập Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn đời Đông Tấn nên khuyên nhủ sĩ dân quy y Tam Bảo, giữ năm giới, niệm Phật A Di Đà năm tiếng để chứng năm giới, biên thành <I>Liên Tông Thần Triêu Sám Nghi</I> (nghi thức sám hối buổi sớm mai), thay cho pháp giới chúng sinh lễ Phật sám hối, cầu nguyện chúng sinh vãnh sinh Tịnh Độ. Sau đến Hồ Điển Sơn ở Bình Giang (nay ở phía Tây huyện Thanh Phố, tỉnh Giang Tô, phía Nam huyện Côn Sơn) sáng lập Bạch Liên Sám Đường, tự xưng là Bạch Liên Đạo Sư, tu Tịnh nghiệp, soạn <I>Viên Dung Tứ Độ Tam Quán Tuyển Phật Đồ</I>, đề xướng nghĩa mới bèn thành lập một phái. Thời đó, có người chê bai cho là Sư thờ ma, Sư mới dời đến Châu Giang (huyện Cửu Giang, tỉnh Giang Tây), song vẫn khuyến hóa xa gần, không hề mệt mỏi. Năm Kiến Đạo thứ hai (1166) đời Hiếu Tông nhà Nam Tống, Sư vân mệnh vua, vào điện Đức Thọ diễn thuyết về pháp môn Tịnh Độ, được ban hiệu là từ Chiếu Tông Chủ. Không bao lâu, Sư lại về Bình Giang, lấy Phổ Giác Diệu Đạo làm nên tông, chủ trương Thiền Tịnh nhất trí, Di Đà tức là bản tánh của chúng sinh, Tịnh Độ tức ở trong tâm chúng sinh, chỉ cần Tín, Nguyện niệm Phật thì dù chẳng dứt được phiền não, chưa bỏ duyên đời, không tu thiền định, sau khi mệnh chung cũng có thể được vãng sinh Tịnh Độ. Trước tác có: <I>Di Đà Tiết Yếu, Pháp Hoa Bách Tâm, Kệ Ca Tứ Cú, Phật Niệm Ngũ Thanh, Chứng Đạo Ca, Phong Nguyệt Tập</I>... một thời tông phong đại thịnh.</P>
</span></span>