- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Thời nay, căn tánh chúng sanh ngày càng suy độn. Vừa sanh ra thì thế giới văn minh vật chất đã mê hoặc các giác quan, khiến cho tâm trí trẻ nhỏ dễ bị thu hút và lôi kéo vào cái vòng quay vật chất kỳ thú, lớn lên các căn nhiễm nặng các tình thức mê chấp trong vật chất mà không biết chút về con đường đạo lý giải thoát. Thánh nhân lại dường như không xuất hiện vì thế mà đã tâm tối lại càng tối tâm. Những người có tâm khởi tu thì mới vừa nhen nhóm đã chịu nhiều sự quấy nhiễu, tự mình khó đoạn được các thứ lậu hoặc tạp khí sâu dày trong một đời sống ở cõi đời suy tàn này!
Nhưng cũng thật may thay, có pháp Niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc này ứng hợp với căn tánh đó của chúng sanh thời nay, giúp chúng sanh vượt khỏi thế gian đau khổ này về với Phật Đà thọ lãnh giáo pháp mà giải thoát.
Yếu quyết của pháp niệm Phật là một lòng một dạ ngưỡng cầu thế giới Tây Phương Cực Lạc mà niệm niệm nơi tâm đều là Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật đều được.
Xin nhắc lại là một lòng một dạ! Đó là mấu chốt quyết định sự vãng sanh, dù có niệm Phật nhất tâm đi nữa nhưng hai lòng thì cũng rất khó mà vãng sanh. Hễ đã một lòng thì sẽ không có sự dao động, vì vậy niệm Phật vãng sanh là điều chắc chắn, không sót một người.
Thế nào là một lòng một dạ? Đó là mình đã xác định được con đường mình phải đi trong cuộc đời này trong hành trình tâm linh quyết không đổi dời, nó được xác quyết trên những hiểu biết đúng đắng về cuộc đời này và Tây Phương Cực Lạc và nội tại tâm mình! Dù ai nói gì, dù hoàn cảnh khó khăn gì thì tâm niệm về Tây Phương không hề thay đổi!
Người khác có đem Lý Thiền ra nói thì mình cũng không dao động. Dù có oan gia trái chủ đến đòi nợ cũng quyết chỉ về Cực Lạc! Có người bảo về Cực Lạc là trốn nợ, hoặc chính bản thân người tu tịnh độ bị chất vấn bởi chính tâm mình về nhân quả, không đủ lý nên đành bỏ Tây Phương mà nói rằng ở lại ta bà để trả nợ! Người tu học không phải do trả hết nợ mà chứng giải thoát đâu, giải thoát là do tâm mình chứ không phải do trả hết nợ.
Vậy dụng tâm như thế nào mới phù hợp nhân -quả? Người tu tịnh độ cần hiểu rõ: về Tây Phương là để gạn lọc mình tẩy trừ vô minh lậu hoặc chứ không liên quan gì đến vấn đề nợ nần thế gian. Mình còn tham sân si thì ở đây dù có trả hết nợ thì cũng là kẻ vô minh, sẽ tiếp tục tạo ra nợ mới, thế thì có ích gì đâu. Về Tây Phương rồi thì mình vào bậc Thánh tâm trí sáng suốt, lúc đó muốn trở lại ta bà trả bao nhiêu nợ cũng được, thật ra lúc ấy vì mình đã sáng suốt nên sẽ giúp cho chủ nợ của thế gian cũng được độ. Do đó, đã lỡ tạo ra nhiều tội lỗi thì phải phát Bồ Đề Tâm, nguyện rằng sau khi đến Cực Lạc xóa hết lậu hoặc nơi tâm sẽ trở lại để chốn ta bà để tìm lại những mối duyên nợ xưa mà giúp đở họ cũng được giải thoát như mình!
Tâm trí mình quy về Tây Phương kiến cố như thế rồi, xét rõ không có bất kì lý lẽ nào, hoàn cảnh nào có thể làm cho thay đổi thì đó gọi là một lòng một dạ. Người như vậy niệm Phật chắc chắn vãng sanh không sót một ai. Còn việc thế gian, với lòng thành ý thiện, mình làm được bao nhiêu thì làm, không nên câu nệ!
Nhưng cũng thật may thay, có pháp Niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc này ứng hợp với căn tánh đó của chúng sanh thời nay, giúp chúng sanh vượt khỏi thế gian đau khổ này về với Phật Đà thọ lãnh giáo pháp mà giải thoát.
Yếu quyết của pháp niệm Phật là một lòng một dạ ngưỡng cầu thế giới Tây Phương Cực Lạc mà niệm niệm nơi tâm đều là Nam Mô A Di Đà Phật hoặc A Di Đà Phật đều được.
Xin nhắc lại là một lòng một dạ! Đó là mấu chốt quyết định sự vãng sanh, dù có niệm Phật nhất tâm đi nữa nhưng hai lòng thì cũng rất khó mà vãng sanh. Hễ đã một lòng thì sẽ không có sự dao động, vì vậy niệm Phật vãng sanh là điều chắc chắn, không sót một người.
Thế nào là một lòng một dạ? Đó là mình đã xác định được con đường mình phải đi trong cuộc đời này trong hành trình tâm linh quyết không đổi dời, nó được xác quyết trên những hiểu biết đúng đắng về cuộc đời này và Tây Phương Cực Lạc và nội tại tâm mình! Dù ai nói gì, dù hoàn cảnh khó khăn gì thì tâm niệm về Tây Phương không hề thay đổi!
Người khác có đem Lý Thiền ra nói thì mình cũng không dao động. Dù có oan gia trái chủ đến đòi nợ cũng quyết chỉ về Cực Lạc! Có người bảo về Cực Lạc là trốn nợ, hoặc chính bản thân người tu tịnh độ bị chất vấn bởi chính tâm mình về nhân quả, không đủ lý nên đành bỏ Tây Phương mà nói rằng ở lại ta bà để trả nợ! Người tu học không phải do trả hết nợ mà chứng giải thoát đâu, giải thoát là do tâm mình chứ không phải do trả hết nợ.
Vậy dụng tâm như thế nào mới phù hợp nhân -quả? Người tu tịnh độ cần hiểu rõ: về Tây Phương là để gạn lọc mình tẩy trừ vô minh lậu hoặc chứ không liên quan gì đến vấn đề nợ nần thế gian. Mình còn tham sân si thì ở đây dù có trả hết nợ thì cũng là kẻ vô minh, sẽ tiếp tục tạo ra nợ mới, thế thì có ích gì đâu. Về Tây Phương rồi thì mình vào bậc Thánh tâm trí sáng suốt, lúc đó muốn trở lại ta bà trả bao nhiêu nợ cũng được, thật ra lúc ấy vì mình đã sáng suốt nên sẽ giúp cho chủ nợ của thế gian cũng được độ. Do đó, đã lỡ tạo ra nhiều tội lỗi thì phải phát Bồ Đề Tâm, nguyện rằng sau khi đến Cực Lạc xóa hết lậu hoặc nơi tâm sẽ trở lại để chốn ta bà để tìm lại những mối duyên nợ xưa mà giúp đở họ cũng được giải thoát như mình!
Tâm trí mình quy về Tây Phương kiến cố như thế rồi, xét rõ không có bất kì lý lẽ nào, hoàn cảnh nào có thể làm cho thay đổi thì đó gọi là một lòng một dạ. Người như vậy niệm Phật chắc chắn vãng sanh không sót một ai. Còn việc thế gian, với lòng thành ý thiện, mình làm được bao nhiêu thì làm, không nên câu nệ!
Sửa lần cuối: