- Tham gia
- 15/4/15
- Bài viết
- 1,256
- Điểm tương tác
- 410
- Điểm
- 83
Kính bác Trừng Hải! Đã lâu mới gặp bác, lại được bác sách tấn. Latuan thật lấy làm vinh hạnh.
"Thêm một việc vô ích chi bằng bớt một việc vô dụng": có phải chăng đây là lời cay đắng?!
Ồ! Không đâu ạ! Nhớ năm xưa khi latuan chưa biết đến Phật pháp đã có chút ít sở đắc đối cảnh chẳng mấy chạnh lòng. Sau biết đến Phật pháp thì lặng lẽ hàm dưỡng chỗ bổn lai vô nhất vật. Do vậy đã lâu latuan gượng dụng chỗ thể dụng đều lìa nên đâu nên nỗi lời cay đắng.
Phàm làm việc gì mà khởi cầu cứu cánh đều rơi vào chỗ sanh hữu (becoming) ắt tạo phiền não bởi "cầu bất đắc". Chư cổ đức năm xưa am tường lý ấy nên lấy công phu "vô công dụng hạnh" (being) làm nơi lập cước.
Điều bác chỉ bày latuan có biết và cũng biết vì chỗ tùy thuận nhân duyên mà chư cổ đức năm xưa từng cô phụ tâm bi mẫn của Phật Thích Ca. Bát Chánh đạo thả chẳng xuôi dòng chỉ tạo thoáng u hoài trên mắt phượng. Cảm ơn bác đã nhắc nhỡ!
"Tu hú-chích chòe":
Phải chăng nên gọi tu hú là loài gian manh hay - chích chòe là kẻ ngu độn - hay tu hú gian manh đồng chích chòe ngu độn hay như thật là tu hú không gian manh lẫn chích chòe không ngu độn bởi thế giới là rỗng không nên vạn tượng sum la mới cấu thành là luật của vũ trụ vốn như nó là (dù trừng hải này có dộng chuông hay latuan nọ ném đá, hay làm gì gì đi nữa) "núi vẫn là núi mà sông vẫn là sông" không hề khác biệt. Mà do bởi không hề khác biệt nên mới gọi là thấy cái thật của giả (phi pháp) nên mắt sáng nhìn ra cái thật của thật (chánh pháp) mà tự đã đến bờ kia (vô pháp).
_ Nhi ngôn dã dã:
Vật (pháp) vốn hiện tồn là do tri giác vào vật. Cái không tri giác được thì không như thật không hiện tồn hay là giả hiện tồn (huyễn hữu # giả pháp) bởi không hiện tồn hay hiện tồn giả đều không do mắt sáng. Có phải chăng mọi lời về huyền vi đều là "nhi ngôn dã" đâu đáng phải bận lòng.
Ồ ! Chỉ là một áng mây bay xà trước động thôi. Thây kệ các pháp hữu vô, sinh diệt, thiện ác, đúng sai đi.
Trời chưa đúng ngọ, mà lời cũng không hề sanh ra từ chỗ "đăng phong tạo cực" chỉ dùng chia xẻ chỗ nhìn thấy một dòng sông hay mặt hồ gợn sóng do người ném một viên đá vào mặt hồ. Đá ấy ắt phải rơi xuống đáy hồ vì là sự ở thế gian mà, hồ chỉ là hồ nên sóng ấy có sinh rồi cũng diệt..
Về điểm ném đá, đá chìm xuống đáy hồ. Cháu biết điều này là lẽ hiển nhiên ạ.
À! Sự việc vừa qua khiến latuan nghĩ ra một câu chuyện. Latuan xin mạo muội kể hầu bác Trừng Hải.
Có một người loay hoay mài mực. Chợt có một người nhìn thấy hỏi:
- Ông làm gì thế?
- Vẽ.
- Ông vẽ con gì mà không ra dáng con gì hết vậy?
- Thế ông nói tôi vẽ con gì?
- Con voi.
- Không.
- Con rùa.
- Không.
- Ngôi nhà.
- Không.
- Đức Phật.
- Không.
...
- Thế ông vẽ cái gì nói phức ra đi.
- Tôi đang mài mực.
Nói đoạn dừng lại và sửa soạn dọn dẹp. Người kia thấy vậy vội hỏi:
- Sao ông không vẽ mà dọn dẹp rồi. Tôi đã quấy rầy ông chăng?
- À. Không. Tôi vẽ rồi.
- Đùa à! Ông vẽ gì?
- Chân như.
- Tôi có thấy gì đâu.
- Thế hiện ông thấy gì?
- Nguệch ngoạc xanh đỏ tím vàng, không ngắn không dài, không vuông, không tròn... Đó là chân như ông vẽ ấy à?
- Tôi chưa vẽ mà.
- À! Cảm ơn ngài đã khai thị! Chân như là không ngắn không dài, không dơ không sạch, không sinh không diệt...
- Ôi chao! Người đời ai cũng có thể nói chân như nhưng có ai thật ngộ.
...
Ta nhờ Người mà ngộ song ta lại cô phụ người. Là duyên bạc chẳng do nơi lòng người hẹp
Latuan trẻ dại vô tri tập kể chuyện đời mong bác Trừng Hải xem cho vui và tha cho đòn roi.
Kính chúc bác thân tâm an lạc, khang kiện!
"Thêm một việc vô ích chi bằng bớt một việc vô dụng": có phải chăng đây là lời cay đắng?!
Ồ! Không đâu ạ! Nhớ năm xưa khi latuan chưa biết đến Phật pháp đã có chút ít sở đắc đối cảnh chẳng mấy chạnh lòng. Sau biết đến Phật pháp thì lặng lẽ hàm dưỡng chỗ bổn lai vô nhất vật. Do vậy đã lâu latuan gượng dụng chỗ thể dụng đều lìa nên đâu nên nỗi lời cay đắng.
Phàm làm việc gì mà khởi cầu cứu cánh đều rơi vào chỗ sanh hữu (becoming) ắt tạo phiền não bởi "cầu bất đắc". Chư cổ đức năm xưa am tường lý ấy nên lấy công phu "vô công dụng hạnh" (being) làm nơi lập cước.
Điều bác chỉ bày latuan có biết và cũng biết vì chỗ tùy thuận nhân duyên mà chư cổ đức năm xưa từng cô phụ tâm bi mẫn của Phật Thích Ca. Bát Chánh đạo thả chẳng xuôi dòng chỉ tạo thoáng u hoài trên mắt phượng. Cảm ơn bác đã nhắc nhỡ!
"Tu hú-chích chòe":
Phải chăng nên gọi tu hú là loài gian manh hay - chích chòe là kẻ ngu độn - hay tu hú gian manh đồng chích chòe ngu độn hay như thật là tu hú không gian manh lẫn chích chòe không ngu độn bởi thế giới là rỗng không nên vạn tượng sum la mới cấu thành là luật của vũ trụ vốn như nó là (dù trừng hải này có dộng chuông hay latuan nọ ném đá, hay làm gì gì đi nữa) "núi vẫn là núi mà sông vẫn là sông" không hề khác biệt. Mà do bởi không hề khác biệt nên mới gọi là thấy cái thật của giả (phi pháp) nên mắt sáng nhìn ra cái thật của thật (chánh pháp) mà tự đã đến bờ kia (vô pháp).
_ Nhi ngôn dã dã:
Vật (pháp) vốn hiện tồn là do tri giác vào vật. Cái không tri giác được thì không như thật không hiện tồn hay là giả hiện tồn (huyễn hữu # giả pháp) bởi không hiện tồn hay hiện tồn giả đều không do mắt sáng. Có phải chăng mọi lời về huyền vi đều là "nhi ngôn dã" đâu đáng phải bận lòng.
Ồ ! Chỉ là một áng mây bay xà trước động thôi. Thây kệ các pháp hữu vô, sinh diệt, thiện ác, đúng sai đi.
Trời chưa đúng ngọ, mà lời cũng không hề sanh ra từ chỗ "đăng phong tạo cực" chỉ dùng chia xẻ chỗ nhìn thấy một dòng sông hay mặt hồ gợn sóng do người ném một viên đá vào mặt hồ. Đá ấy ắt phải rơi xuống đáy hồ vì là sự ở thế gian mà, hồ chỉ là hồ nên sóng ấy có sinh rồi cũng diệt..
Về điểm ném đá, đá chìm xuống đáy hồ. Cháu biết điều này là lẽ hiển nhiên ạ.
À! Sự việc vừa qua khiến latuan nghĩ ra một câu chuyện. Latuan xin mạo muội kể hầu bác Trừng Hải.
Có một người loay hoay mài mực. Chợt có một người nhìn thấy hỏi:
- Ông làm gì thế?
- Vẽ.
- Ông vẽ con gì mà không ra dáng con gì hết vậy?
- Thế ông nói tôi vẽ con gì?
- Con voi.
- Không.
- Con rùa.
- Không.
- Ngôi nhà.
- Không.
- Đức Phật.
- Không.
...
- Thế ông vẽ cái gì nói phức ra đi.
- Tôi đang mài mực.
Nói đoạn dừng lại và sửa soạn dọn dẹp. Người kia thấy vậy vội hỏi:
- Sao ông không vẽ mà dọn dẹp rồi. Tôi đã quấy rầy ông chăng?
- À. Không. Tôi vẽ rồi.
- Đùa à! Ông vẽ gì?
- Chân như.
- Tôi có thấy gì đâu.
- Thế hiện ông thấy gì?
- Nguệch ngoạc xanh đỏ tím vàng, không ngắn không dài, không vuông, không tròn... Đó là chân như ông vẽ ấy à?
- Tôi chưa vẽ mà.
- À! Cảm ơn ngài đã khai thị! Chân như là không ngắn không dài, không dơ không sạch, không sinh không diệt...
- Ôi chao! Người đời ai cũng có thể nói chân như nhưng có ai thật ngộ.
...
Ta nhờ Người mà ngộ song ta lại cô phụ người. Là duyên bạc chẳng do nơi lòng người hẹp
Latuan trẻ dại vô tri tập kể chuyện đời mong bác Trừng Hải xem cho vui và tha cho đòn roi.
Kính chúc bác thân tâm an lạc, khang kiện!