Người mất thì bao nhiêu ngày họ biết là họ đã mất?

Người mất thì bao nhiêu ngày họ biết là họ đã mất?

thaidt

Registered

ĐÃ TIẾN CÚNG
NV KỸ THUẬT
Reputation: 42%
Tham gia
28/6/19
Bài viết
230
Điểm tương tác
147
Điểm
43
Nơi ở
localhost
Không biết câu hỏi này có đúng ở diễn đàn phật pháp không? Nếu không đúng, các thầy remove giúp tôi ạ.
Nay lướt facebook, tôi thấy có bạn hỏi như này, do gia đình cũng mới có người mất, nên tôi cũng tò mò về vấn đề này. Xin các thầy, các đạo hữu chia sẻ quan điểm ạ. Xin cảm ơn
1744098634961.webp

3 ngày biết mình chết - 49 ngày là phán xử công tội của diêm vương - 100 ngày là đầu thai cõi nào! Còn 7 ngày là gì mình không nhớ. Trước nghe Thầy nói vậy! Thêm cái khi người mất có 1 trong 3 vùng ấm đó là : Ngực - bụng - chân, sờ chỗ nào ấm thì biết được đầu thai về cõi nào
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
275
Điểm tương tác
122
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Không biết câu hỏi này có đúng ở diễn đàn phật pháp không? Nếu không đúng, các thầy remove giúp tôi ạ.
Nay lướt facebook, tôi thấy có bạn hỏi như này, do gia đình cũng mới có người mất, nên tôi cũng tò mò về vấn đề này. Xin các thầy, các đạo hữu chia sẻ quan điểm ạ. Xin cảm ơn
1744098634961.webp
Hí hí,

Người từ đang sống thành chết, như người đang nằm trên giường chuyển từ thức sang ngủ. Bác chỉ biết bác đã chết khi mà bác còn sống ở trạng thái khác, như bác chỉ biết bác đã ngủ khi bác vừa thức dậy vậy.

Những câu chuyện về việc, có những người thấy được sắc thân mình và mọi người vây quanh xác mình, còn mình thì lơ lửng bên ngoài, ấy toàn là những người "chết giả", hơi thở và tim đã ngừng đập nhưng sự sống chưa mất đi, sau sự kiện ấy họ lại sống dậy, những trường hợp như thế trong thực tế rất nhiều.

Do đó, chết là bắt đầu sự sống khác, theo em thì bác sẽ chẳng biết cái mô tê răng rứa gì được hết cả.

A Di Đà Phật.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
Không biết câu hỏi này có đúng ở diễn đàn phật pháp không? Nếu không đúng, các thầy remove giúp tôi ạ.
Nay lướt facebook, tôi thấy có bạn hỏi như này, do gia đình cũng mới có người mất, nên tôi cũng tò mò về vấn đề này. Xin các thầy, các đạo hữu chia sẻ quan điểm ạ. Xin cảm ơn
Kính ĐH thaidt và đồng kính quý ĐH ở diễn đàn.

Câu hỏi của ĐH thaidt rất thực tế với đời sống tâm linh người Phật tử. Và rất cần để làm sáng tỏ theo kinh luận.

Rất mong Quý Bậc Tri Thức PG và các Bạn tham gia thảo luận.

Kính Thỉnh ạ
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 50%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
383
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Cậu thaidt thử vào cái posted này của Tham Trang hỏi đáp về cái chết.
Kính chào các vị Tiền Bối. Và chúc sức khỏe.

Xin các Tiền Bối khai thị dùm:

Sanh từ đâu đến ?

Chết rồi về đâu ?


Vô cùng cảm ơn ạ


Xin có lời khuyên:
Khi thaidt sanh vốn không tự biết mình sanh thì khi thaidt chết cũng không tự biết mình chết.
Cũng như cái thấy của thaidt không thể khẳng định cho thaidt là thaidt thấy được gì là gì đâu.
thaidt thấy gì cũng chỉ là thaidt tưởng tượng theo ý tưởng trong đầu mà thôi.
Những ý tưởng trong đầu thaidt đã chất chứa những hình ảnh của cả thể giới cổ kim này từ biết bao nhiêu kiếp làm người.
Những ý tưởng, những hình ảnh có sẵn trong đầu thaidt chỉ đợi thaidt tưởng tượng.
Thiền tông gọi những người như thaidt thấy gì cũng chỉ là Thức Tính Chiêm Bao.
Phật là người Tỉnh Thức. Chúng ta là người Thức Tỉnh Chiêm Bảo.
Lời khuyên trên đây chỉ là lời ngoài vô nghĩa lý
Kính mong thaidt quay lại soi sáng tâm mình là bổn phận gốc, chứ không từ bên ngoài mà có được.
Kính trọng.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
Theo VQ nhận thấy:

Vấn đề Sanh và Tử là vấn đề bức thiết, mà tất cả mọi người đều muốn tìm hiểu cho rõ.

Trong quần thể nhân loại. Bất cứ vùng lãnh thổ nào. dân tộc nào cũng lưu tâm và thắc mắc.

Các Tôn Giáo cũng lần lượt ra đời để giải thích và định hướng. Và các giải thích, các định hướng đó có sự sai biệt.- Muôn hình muôn vẻ....

Còn với sự giải thích của Đạo Phật. Đức Phật Thích Ca đã nói như thế nào ?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 50%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
383
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Sanh Diệt không do mình tự chủ.
Mình không Tự Sanh nên không biết cô Sanh.
Mình không Tự Diệt nên không biết có Diệt.


Sinh diệt tùy nhân duyên:
Sinh và diệt diễn bày trên căn bản của những điều kiện.
Nếu không có đủ điều kiện thì không có sinh, không có diệt.

Sanh theo Lý Duyên Khởi thì không phải nghĩa là Lý Duyên Khởi ra cái gì Sanh.
Diệt theo Lý Duyên Khởi thì không phải nghĩa là Lý Duyên Khởi ra cái gì Chết.
Lý Duyên Khởi chỉ là tập hợp những nhân duyên điều kiện để Tạo Tác ra Hiện Tượng.
Không đủ nhân duyên điều kiện thì Duyên không thể Khởi để Tạo Tác.

Sự Biến Hiện của Hiện Tượng không thể cho đó là Sanh Diệt.
Sự Biến Hiện của Hiện Tượng không thể cho đó là Có hay Không có.
Vũ trụ vạn vật Biển Hiện là Hiện Tượng tùy Duyên Điều Kiện.

Những gì đức Phật giác ngộ chỉ là Phật Tri Kiến.
Tỉnh là Phật. Mê là chúng sanh.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A. Thử nhìn qua các Quan Điểm của các TG khác và của Dân Gian.- Để phân rỏ với PG.

1/. Quan niệm Diêm Vương .

Thập điện Diêm vương (10 vị vua) theo tín ngưỡng của Á Đông (trong đó có Việt Nam), là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

Cõi âm, thế giới bên kia là quan niệm phổ biến trong hầu hết các dân tộc. Nó tồn tại trong tư cách đối lập với cõi dương - cõi người. Ở xứ ta, cõi âm nơi các vị Diêm Vương xét công định tội công minh vong hồn người chết đã được đề cập đến trong các truyện kể ở các sách Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ XIV), Công dư tiệp ký (thế kỷ XVIII) và các truyện thơ Hứa sử truyện, Phạm Công - Cúc Hoa, Dương Từ - Hà Mậu (Nguyễn Đình Chiểu, cuối thế kỷ XIX) và hàng loạt các sự tích dân gian... Ở các sáng tác đó, hình ảnh địa ngục với các công việc hoạt động dưới đó không ít thì nhiều chịu ảnh hưởng từ kinh Phật mà trước hết là kinh Vu Lan Bồn và kinh Địa Tạng. Nói cách khác, các quan niệm dân gian về cõi người chết, càng lúc càng được tích hợp với quan niệm địa ngục có tính hệ thống của đạo Phật.
(theo GN online)

Theo VQ khảo sát:

thapdien.webp


Quan Niệm Diêm Vương & Địa Ngục có ảnh hưởng bởi 2 nguồn Tư Tưởng: Bà La Môn Ấn Độ và Thiên Sư Đạo của TQ.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
275
Điểm tương tác
122
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Sanh Diệt không do mình tự chủ.
Mình không Tự Sanh nên không biết cô Sanh.
Mình không Tự Diệt nên không biết có Diệt.


Sinh diệt tùy nhân duyên:
Sinh và diệt diễn bày trên căn bản của những điều kiện.
Nếu không có đủ điều kiện thì không có sinh, không có diệt.

Sanh theo Lý Duyên Khởi thì không phải nghĩa là Lý Duyên Khởi ra cái gì Sanh.
Diệt theo Lý Duyên Khởi thì không phải nghĩa là Lý Duyên Khởi ra cái gì Chết.
Lý Duyên Khởi chỉ là tập hợp những nhân duyên điều kiện để Tạo Tác ra Hiện Tượng.
Không đủ nhân duyên điều kiện thì Duyên không thể Khởi để Tạo Tác.

Sự Biến Hiện của Hiện Tượng không thể cho đó là Sanh Diệt.
Sự Biến Hiện của Hiện Tượng không thể cho đó là Có hay Không có.
Vũ trụ vạn vật Biển Hiện là Hiện Tượng tùy Duyên Điều Kiện.

Những gì đức Phật giác ngộ chỉ là Phật Tri Kiến.
Tỉnh là Phật. Mê là chúng sanh.
Hí hí,

Thế bác Tự Độ đã tự độ xong chưa ? Tức là đã tỉnh chưa hay còn mê ? Nếu mê thì còn mê cái gì ?

A Di Đà Phật.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.2.- Tam Vị Nhất Thể Ấn giáo:

Brahma, nằm trong hệ thống trimurti hay còn được gọi là Tam vị nhất thể của Hindu giáo gồm ba vị thần tối cao là Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Siva là đấng hủy diệt.

Thần Vishnu và Siva là hai thế lực đối nghịch nhau,

còn thần Brahma là một thế lực cân bằng.


Cả ba vị thần này tạo thành bộ tam thần còn được gọi là Trimurti.

* Thần thoại xưa nhất cho rằng trong thời kỳ hỗn mang, đã có một đấng Trời cha và một Ðất mẹ. Trời cha chung sống với Ðất mẹ bằng những hạt mưa từ trên trời rơi xuống thấm sâu vào lòng đất. Từ đó, cây cỏ mọc lên và muôn vật sinh sôi nẩy nở, sinh thành nên thế giới. Một thuyết khác nói rằng lúc mới khai thiên lập địa, vũ trụ là một quả trứng thần bằng vàng treo lơ lửng trong hư không. Sau một năm thần Brahma từ trong quả trứng và làm vỡ tung quả trứng, nửa trên bằng vàng hóa thành trời, nửa dưới bằng bạc hóa thành đất, khoảng giữa là không trung, lòng trắng tạo thành núi non, sương mù và mây, tia máu thành các sông ngòi, chất lỏng thành biển cả. Ở chính giữa có quả núi trụ trời cao vút, đó là núi Meru. Vũ trụ này được hình thành như thế.

* Một thần thoại khác về sự sáng thế nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ chìm trong bóng tối. Một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đã tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng ngời. Theo các tư liệu thiêng liêng có tên là Luật Manu thì Đấng tối cao nằm trong trứng suốt một năm rồi tự dùng sức mình để tách cái trứng ra làm đôi. Ngài dùng một nửa để làm nên bầu trời hay thiên cung còn nửa kia thì tạo ra quả đất hay thế giới vật chất, ngài xếp vào giựa hai phân nửa quả trứng này nào là không khi, nào là tám hướng chính và trú xử muôn đời của nước". Từ nơi chính mình ngài lấy ra phần Hồn, trong đó hàm chứa cái thực thể và phi thực thể, rồi từ Hồn mà sinh ra sự ý niệm về bản ngã vốn là sự ý thức về bản thể của mình và là điều quan trọng nhất. Cái trứng cuối cùng để lộ ra thần Brahma, vị thần này tự tách mình ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai thực thể này tạo ta toàn bộ thần còn lại của thế gian. Một lời kể khác về truyện thần thoại này nói rằng thần Brahma đã từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000 đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đã tự lấy thân mình làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân sinh ra đất và từ mắt ngài sinh ra mặt trời.

* Truyền thuyết về thần Brahma có 5 đầu nhưng bị thần Siva hủy mất một nên chỉ còn bốn được ghi lại rằng: “Brahma lấy chất vô nhiễm của mình tạo thành một người đàn bà. Nữ thần này được thờ với nhiều tên khác nhau là Shataruapa, Vac hay Sarasvati, Savitĩ, Gâyatri và Brahmani (vợ của Brahma). Khi ngắm người con gái do chính mình tạo ra, Brahma bị mê hoặc bởi dục tính, Shararuapa phải lẩn về phía tay mặt để Brahma khỏi nhìn thấy. Brahma bèn mọc thêm một đầu trông ra phía mặt; nàng lẩn về phía trái; Brahma mọc thêm một đầu ra phía trái; nàng lẩn về phía sau, Brahma mọc thêm một đầu trông ra phía sau; cuối cùng nàng bay lên không, Brahma lại mọc thêm một đầu thứ năm để ngắm nhìn nàng.”

* Cũng có truyền thuyết thì cho là vì chính miệng của đầu ấy khoe rằng Brahma ưu thế hơn Shiva; truyện thì cho rằng vì miệng ở đầu ấy đã nói dối trong một cuộc tranh tài giữa Brahma và Vishnu; truyện thì kể vì Brahma phạm tội loạn luân nên Shiva bèn trừng phạt bằng cách chiếu con mắt thứ ba vào cái đầu ấy và đốt nó ra tro.


  • Brahma còn là một sự nhân hóa của Brahman (Đại ngã).- biểu thị cho sự sáng tạo.(Đấng SángTạo, một danh hiệu của Thượng Đế hữu ngã).
  • Vishnu còn là biểu tượng của sự ổn định, duy trì sự sống nơi ăn chốn ở của muôn loài .
  • Shiva được coi là thần hủy diệt.nhưng cũng là thần của sự sinh sôi và phát triển. Bởi vì triết học Ấn Độ giáo quan niệm Sống-Chết không chỉ là sự luân chuyển của con người mà còn là chu kì tự nhiên của toàn vũ trụ. Người tôn thờ thần Shiva (Saivism) luôn coi cái chết là một phần của sự sống, và phá hủy là tiền đề của sáng tạo (phá rồi lại lập).

(theo ĐHQGHN- Khoa Đông phương học)

siva.webp


VQ: Như vậy lần theo truyền thuyết BLM Ấn Giáo:

* thần Shiva là Thần hủy diệt và cai quản cõi người chết. Nhưng ngài ngự ỏ cõi Trời Đao Lợi (Nên ở kinh Địa Tạng có phẩm "Thần thông trên cung trời Đao lợi".- Phải chăng ĐT BT là hóa thân của Thần BLM này ?.)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A. 3.- Địa Phủ theo Thần thoại Hy Lạp:
Trong thần thoại Hy Lạp, Hades cùng với 2 người em của mình là Zeus và Poseidon trở thành bộ 3 vị thần quyền lực nhất. Ông là chúa tể của thế giới dưới lòng đất, cai quản người chết và những linh hồn. Tuy là một trong những vị thần trên Olympus, tuy nhiên Hades rất hiếm khi rời khỏi vương quốc dưới lòng đất của mình.
Chúa tể của âm phủ

Hades là con trai của Titan Cronos và Rhea, ông là anh trai của Zeus, sau khi được giải cứu khỏi bụng cha, ông đã tham gia vào cuộc chiến chống lại các Titan cùng với các anh em của mình. Ba anh em gồm thần Hades, thần Zeus và thần Poseidon được coi là ba vị thần hùng mạnh nhất trên đỉnh Olympus.

Zeus nhận lấy bầu trời, Poseidon ở đại dương, Hades cai quản địa phủ, và mặt đất nằm trong quyền lực của cả ba người. Bộ ba vĩ đại này sở hữu những vũ khí hủy diệt có sức mạnh khủng khiếp, có thể giết chết bất kì người phàm trần nào trong nháy mắt. Thậm chí những vũ khí này có thể làm suy yếu hay thậm chí là giết chết cả một vị thần bất tử. Chúng bao gồm: "Tia sét của Zeus", "Đinh ba của Poseidon" và "Chiếc mũ tàng hình của Hades".

Vì là thần cai quản địa phủ, nơi phán xét linh hồn người chết, Hades thường bị nhầm lẫn với thần chết. Mặc dù theo quan niệm đương đại, vị thần này gắn liền cái chết với sự xấu xa, độc ác. Tuy nhiên, Hades trong thần thoại lại là người có khuynh hướng nhân hậu. Ông thường được miêu tả rất tự tại, điềm tĩnh, chứ không độc ác. Là người đứng giữa sự sống và cái chết, Hades thực chất là vị thần gìn giữ sự cân bằng của tạo hóa.

https://baophapluat.vn/hades-vi-than-cai-quan-dia-nguc-post366136.html

hades.webp
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 50%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
383
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Vốn như thế.
Làm như thế không phải, không làm cũng không phải.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 50%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
383
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Không một ai biết khi nào mình chết phải không?
Người Sống không biết mình sống chết được bao lâu? mà lại đi hỏi người nào khác cũng Sống không biết mình sống chết khi nào?.

Có vị vua hỏi Thiền sư Huệ Trung có biết chết rồi thì sao?
Tôi chưa chết. Thiền sư trả lời

Còn những thiền sư khác biết trước cái chết của mình chỉ là trong mình có bệnh cũng như đức Phật vậy thôi.
Phật hay Tổ cũng như chúng ta đều phải theo tiến trình Sanh Lão Bệnh Tử.
Không phải giác ngộ là có thể thay đổi được gì đâu.

Sau khi chết người đó bắt đầu từ Nhân Duyên Vô Minh nên phải Sanh Lão Bệnh Tử xoay chuyển là như thế.

Bởi nhân duyên Vô Minh nên con người mới có mặt trên cõi đời này.
Bởi nhân duyên Vô Minh nên mình không biết mình kiếp này, cũng không biết mình có phải là mình kiếp sau.

Sư Viên Minh nói:
"tôi tạo nghiệp kiếp này cho người khác lãnh là như thể."

Giác ngộ chỉ là thấy rõ chính mình như thế.
Mình như thế thì tất cả đều là như thế.

Đức Phật nói trong Kinh kim cang:
Những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng,
Thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn.
Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế.
Mà thiệt không có chúng-sanh nào là kẻ được diệt-độ cả.
Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.4.- Địa ngục Underworld – Thần thoại Hy Lạp.

Địa ngục và thiên đường hay… linh hồn sẽ đi về đâu sau khi con người chết luôn là một nỗi băn khoăn của nhân loại. Trong các truyền thuyết, thần thoại dân gian, con người đã tự tưởng tượng và ghi chép lại những góc nhìn của họ về cái chết, về thế giới bên kia vô cùng sinh động mà cũng không kém phần ám ảnh.

Trong thần thoại Hy Lạp, địa ngục, hay Thế giới người chết do thần Hades – một trong ba vị thần hùng mạnh nhất cai quản. Theo mô tả, thế giới này được bao bạo bởi 5 con sông địa ngục đó là Acheron (dòng sông Khổ Đau), Styx (dòng sông Thù Hận), Lethe ( dòng sông Quên Lãng), Phlegethon (dòng sông Lửa) và Cocytus (dòng sông Than Khóc).

Các linh hồn người chết sẽ đường thần Hermes dẫn đường xuống địa ngục và trao cho lão lái đò Charon. Theo phong tục, người chết khi mai táng phải được đặt một đồng tiền vào trong miệng, chính là để làm lộ phí cho Charon. Nếu không có tiền cho lão, linh hồn người chết sẽ không được lên đò đi vào thế giới người chết mà mãi mãi làm một hồn ma lang thang vô định.

Lão lái đò Charon sẽ đưa các linh hồn qua cổng địa ngục, nơi được canh gác bởi con chó ba đầu Cerberus. Các linh hồn sẽ được đưa đến diện kiến 3 vị quan tòa là Minos, Rhadamanthus và Aeacus. Họ sẽ quyết định một linh hồn sẽ được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục. Một anh hùng kiệt xuất, một vĩ nhân hay những linh hồn đạo đức, trong sạch… sẽ được lên thiên đàng Elysium sống an nhàn. Những kẻ độc ác, tha hóa… hoặc đơn giản là phạm lỗi với các vị thần thì sẽ bị đày xuống hỏa ngục Tartarus và phải chịu những hình phạt khắc nghiệt.

Ngoài ra, còn có một nơi gọi là cánh đồng Asphodel, là nơi dành cho những linh hồn… trung lập, tức là công tội ngang nhau, không xấu xa nhưng cũng chẳng tốt đẹp.
(theo Báo Dân Việt)

duat-e28093-than-thoai-ai-cap-1692365637374-16923656375141848883407.webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.5.- Địa ngục Duat – Thần thoại Ai Cập.

Mặc dù người Ai Cập có hẳn một ông vua/ một vị thần cai quản thế giới ngầm là Osiris. Linh hồn người chết sẽ phải chịu đựng sự phán xét của các vị thần, thế nhưng, sẽ chẳng có một hỏa ngục nào chờ đón họ cả.

Có một cõi gọi là Duat, được coi là nơi kết nối giữa trần gian và thế giới bên kia. Linh hồn người chết sẽ được thần Anubis chỉ đường đến Duat. Đây là một hành trình không hề dễ dàng gì, nếu không nói là vô cùng gian nan. Các linh hồn phải vượt qua 12 cửa ải được canh giữ bởi vô vàn quái vật và lũ rắn bảo vệ. Nếu trong hành trình này, linh hồn bị lũ quái vật ăn thịt, người chết sẽ… chết thực sự. Một cái chết vĩnh viễn.

Vượt qua được 12 cửa để đến Duat vẫn chưa đảm bảo cho các linh hồn. Họ sẽ phải đối mặt với sự phán xét của các vị thần. Trái tim của họ sẽ được lấy ra và đặt lên bàn cân với một chiếc lông vũ của nữ thần Công lý Ma'at. Nếu trái tim nặng hơn chiếc lông, một con quái vật tên Ammit (hay Ammut) – con quái vật nửa cá sấu nửa sư tử, sẽ chờ ngay bên cạnh và xơi tái linh hồn đó, dẫn đến cái chết thực sự của một linh hồn. Chẳng có một hỏa ngục nào giam giữ và trừng phạt những linh hồn tội lỗi cả, chỉ có sự tuyệt diệt.

Ngược lại, những linh hồn có trái tim nhẹ hơn lông vũ được coi là đã vượt qua sự phán quyết và xứng đáng được đi đến thiên đàng. Họ sẽ được lên một con thuyền và trải qua một hành trình dài và vất vả nữa rồi mới đến được Aaru – Cánh đồng Lau sậy, "Ngôi nhà" của thần Osiris. Ở đây, các linh hồn sẽ có cuộc sống vĩnh hằng, tiếp tục trồng trọt, canh tác và sinh sống như khi còn sống.

underworld-e28093-than-thoai-hy-lap-1692365635842-16923656363401274521136.webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.6 .- Địa ngục Helheim – Thần thoại Bắc Âu

Trong thần thoại Bắc Âu, vùng đất của người chết được gọi là Helheim, được miêu tả là thế giới giới lòng đất, nơi quanh năm lạnh lẽo băng giá. Theo truyền thuyết, những chiến binh hi sinh anh dũng ngoài chiến trường thì sẽ được đặc cách đến sống tại Valhalla – một thiên đường mà thần Odin tạo ra riêng cho các chiến binh, nơi họ được đánh trận và ăn uống thỏa thích mỗi ngày. Còn Helheim, chính là điểm đến cho linh hồn của những con người bình thường, chết do bệnh tật hay già yếu.

Helheim được cai quản bởi nữ thần Hel – con gái của thần Loki. Hel có ngoại hình kì dị với một nửa bên người là một phụ nữ bình thường, nửa còn lại là da thịt thối rữa. Không giống như nhiều truyền thuyết khác, đối với người Scandinavia, chẳng có một sự phán xét nào sau khi người ta chết đi. Các linh hồn khi từ giã cõi trần sẽ đi theo một con đường đặc biệt gọi là Helvegr mà người đợi nơi cuối con đường đương nhiên là nữ thần Hel – người sẽ chào đón các linh hồn đến với vùng đất Helheim.

Các linh hồn sống ở đây vẫn sẽ có những hoạt động và nếp sống tựa như khi họ còn sống mà chẳng bị phán xét hay trừng phạt gì.
nữ thần.webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.7.- Địa ngục Nakara – Thần thoại Hindu

Địa ngục trong thần thoại Hindu được gọi là Naraka. Vị thần cai quản địa ngục là Yama. Các vị thần phụ tá cho Yama được gọi chung là Yamadutas, họ có trách nhiệm dẫn các linh hồn từ trần thế đến yết kiến Yama để chịu sự phán xét.

Không chỉ con người, tất cả mọi sinh vật sau khi chết đều phải đến gặp Yama. Những linh hồn đức hạnh sẽ được đặc cách đi đến Svarga – thiên đường trong thần thoại Hindu. Những linh hồn còn lại sẽ tùy vào công/ tội mà được Yama phán xét và đem đi đầu thai kiếp khác. Những linh hồn phạm tội nặng thì sẽ bị Yama giữ lại và đem giam vào một trong những địa ngục Naraka.

Theo truyền thuyết, có tất cả 28 Naraka, ứng với 28 loại tội lỗi. Mỗi một Naraka lại có cách trừng phạt linh hồn khác nhau. Ví dụ như: Kalasutram là nơi rất nóng, những kẻ lúc còn sống bất hiếu hoặc không tôn trọng người lớn tuổi sẽ bị nhốt ở đây, cả ngày phải chịu đựng cái nóng như thiêu đốt và không được uống nước. Sarameyadana là nơi có 720 con chó dữ tợn với hàm răng sắc như dao cạo, kẻ nào khi sống chuyên cướp bóc, đốt phá, hãm hại đồng loại sẽ bị ném vào đây cho bầy chó săn đuổi. Pranarodha là địa ngục dành cho những kẻ khi còn sống lấy việc săn bắn, giết hại động vật làm thú vui. Giờ họ sẽ phải chịu hình phạt trở thành mục tiêu để các Yamadutas đi săn. Taptamurti thì là hình phạt cho những người ngoại tình, sẽ bị phạt phải ôm một bức tượng người khác giới bằng sắt nung nóng và đồng thời bị quất roi vào lưng.
hindu.webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,263
Điểm tương tác
1,250
Điểm
113
A.8.- Địa ngục Yomi – Thần thoại Nhật Bản

Địa ngục trong thần thoại Nhật được gọi là Yomi (Vùng đất Bóng tối). Câu chuyện được biết đến nhiều nhất liên quan đến Yomi là câu chuyện về hai vị thần Izanami và Izanagi. Cặp vợ chồng này đã tạo ra quần đảo Nhật Bản và đẻ ra các vị thần.

Khi hạ sinh thần lửa Kagutsuchi, Izanami đã bị bỏng nặng và qua đời. Quá thương tiếc cho người vợ yêu dấu, Izanagi đã tìm đường đi đến cõi âm Yomi để tìm nàng. Ngờ đâu Izanami vì lỡ ăn đồ ăn ở Yomi nên không thể quay về trần thế được nữa, không những thế, da thịt còn bị thối rữa như tử thi, trông rất gớm ghiếc. Izanagi nhìn thấy vợ mình như thế thì kinh hãi, bỏ chạy về trần thế rồi lấy một tảng đá chặn kín cửa vào cõi âm (thuộc tỉnh Izumo).

Lại nói, Izanami căm hận người chồng và thề rằng mỗi ngày sẽ cướp đi 1000 sinh mạng. Để đáp trả, Izanagi cũng thề rằng mỗi ngày sẽ tạo ra 1500 sinh mạng. Vậy là bất đắc dĩ, nữ thần Izanami trở thành một vị thần cai quản thế giới người chết từ đó.

Trong quan niệm của người Nhật, sự phán xét linh hồn không được nhắc đến như ở các nền văn hóa khác. Chẳng có một vị quan tòa nào quyết định linh hồn của con người là xấu hay tốt, cũng chẳng có một hỏa ngục nào với những hình phạt khủng khiếp.

Linh hồn con người sẽ đi về đâu sau khi chết được nói rất mơ hồ. Có lẽ với người Nhật, việc phải chia lìa người thân đã là một "hình phạt" đau đớn nhất rồi.

japan.webp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top