- Tham gia
- 20/7/11
- Bài viết
- 339
- Điểm tương tác
- 375
- Điểm
- 63
Một con người nghèo, là nghèo do không có trí tuệ. Không biết chân lý cuộc sống và chân lý giải thoát. Quên cái hạt ngọc nơi chéo áo, người đó chính là người cùng tử mà Đức Phật đã dạy.
Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thể hiện đầy đủ nhất ý nghĩa của giàu nghèo hơn ai cả. Một thái tử giàu vật chất, quyền lực nhưng nghèo trí tuệ giải thoát. Ngài biết rõ nghèo là thế nào. Đã chọn một con đường hơn năm mươi năm đi tìm đạo, đạt đạo và truyền đạo, rong ruổi trên các nẽo đường giáo hóa bằng chính đôi chân trần của mình, ngủ dưới gốc cây, thức ăn nuôi thân từ khất thực mà có. Ngài đã thoát nghèo thật sự, châu báo khắp bốn phương ngài đã có được. Châu báo sáng ngời giải thoát. Đã trở thành Đức Phật của chúng ta.
Hôm nay, đạo hữu đã có cuộc sống ổn định và tu học thì quý còn gì bằng. Người hết nghèo là người biết sử dụng hạt ngọc nơi chéo áo kìa. Dù có vật chất sung mãn đến đâu mà quên đi hạt ngọc thật của mình thì mới là người nghèo đúng nghĩa của nó.
Nay hiểu và tu học theo giáo lý Đức Phật là đang trở lại làm người biết sử dụng của báo đầy đủ có sẳn của mình. Làm người dầu của cải vật chất có nhiều đến đâu, thì cũng như đứa bé, cầm trong tay những bong bóng nước.Cứ nhọc lòng mãi vớt!
Cô đơn, chữ cô đơn luôn có ở trong lòng mỗi người đang bơi trong sanh tử. Ta là ai, và từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Ai yêu thương ta? Cô đơn quặn sâu trong lòng mỗi con người, mà không có cách giải tỏa.
Dầu có bao người xúm xín quanh ta, cười nói không dừng, sao ta vẫn cô đơn? Khi ta cười thì có người cười vui chung ta. Khi ta khóc vì đau khổ sao không ai có thể gánh thay ta những đau khổ đang nặng trĩu trong lòng?.
Rồi khi yêu thương ai, lại sợ phải rời xa ta. Nhưng những nổi buồn sợ này rồi có ngày cũng đến. Đến như một lẽ thật không thể trốn vào đâu. Không một gì sẽ ở bên ta mãi. Chỉ một thời gian, ngắn hay dài, tất cả sẽ lần lượt thay đổi, lần lượt rời xa ta. Yêu thương nhiều thì cũng phải chia lìa. Càng yêu thương thì lại càng đau khổ, đau đến chết cũng có thể làm.
Cô đơn sẽ theo đời người thật sự khi không thấy được chân lý của kiếp người, không thấy con đường để thoát những đau khổ cuộc đời. Cô đơn khi ta không thấy chổ để nương tựa che chở. Vậy là nổi cô đơn này là của tất cả con người không trừ một ai.
Tất cả sẽ đến rồi đi, sớm hay muộn, chỉ còn ta một mình.
Khi còn sống cùng ta, ta hãy yêu thương mọi người thật lòng. Dù không yêu, cũng không có lòng oán giận. Đối xử với người như đối với chính bản thân mình. Trọn tình một con người.
Cô đơn không còn khi ta hiểu được chân lý cuộc sống, hiểu được lẽ đạo. Không ai giúp ta cả, chỉ mình ta phải thấu hiểu. Bản chất của sự sống là chia lìa mất mát, không có gì có thể giữ được bên cạnh lâu dài. Ta rồi sẽ cũng rời xa họ, hay họ rồi cũng sẽ rời xa ta. Trước hay sau?. Rồi mỗi người cũng chỉ là một mình !. Một mình ta bước trong sanh tử không ai theo, che chở !
Đức Phật đã từng dạy bài kinh Người Ưa Sống Một Mình. Một người không còn cô đơn khi chính họ giác ngộ được chân lý vô thường, đạt được niềm vui giác ngộ. Hiểu được cái thật của sinh tử, không còn lòng nghi ngờ gì về nguồn gốc của đau khổ. Hiểu được chân lý thoát khổ.
Người bạn đồng hành, yêu thương ta duy nhất không rời bỏ ta là trí tuệ giác ngộ. Sẽ theo ta mãi trên con đường tu đạo không rời ta nữa bước, theo ta qua đến bến bờ giải thoát. Giúp ta vượt qua bao đau khổ cuộc đời bằng chính ý nghĩa của nó.
Không ai thoát khỏi cô đơn, khi thấy ta nhỏ bé trong đời sinh tử, lăn trôi không dừng. Nhưng một khi thấy được đường về, cô đơn liền tan biến. Thấy ta đi giữa đời đồng đồng một pháp giới, muôn pháp đều là bạn. Niềm vui lan tỏa nhẹ nhàng như cơn gió, an lạc tự trong tâm. Người và ta nào có khác. Niềm vui này không cho riêng một con người nào, dành riêng cho một ai. Ta và bạn sẽ nắm tay nhau không rời xa nữa. Từ đây ta đã có bạn. Từ đây ta mới không còn là người cô đơn.
Làm người giàu có thật sự, người không cô đơn thật sự mới là người hạnh phúc nhất!