VO-NHAT-BAT-NHI

Niệm Phật Bất Chấp

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,984
Điểm tương tác
791
Điểm
113
1. Nhận định chung
-Điều khó nhất trong pháp môn niệm Phật chính là "Tín Tâm". Làm thế nào để một người tin tưởng sự tồn tại của cõi Cực Lạc Thế Giới vô vi vượt khỏi 3 cõi luân hồi là điều rất khó! Làm sao để một người tin tưởng sự tồn tại của Đức A Di Đà Phật cùng 48 đại nguyện vĩ đại là rất khó.

- Có Tín Tâm đã khó, giữ được Tín Tâm kiên cố trong suốt quá trình tu tập cũng lại là khó.

- Có Tín Tâm kiên cố là rất khó rồi nhưng để dốc lòng phát nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc không dời đổi lại là việc khó.

Bởi vậy, pháp niệm Phật này, hễ Tín Nguyện đã hỏng thì chẳng thể vãng sanh. Tín Nguyện vững vàng thì ắt hẳn vãng sanh.

Thế là sẽ có người hỏi: tôi tin và phát nguyện rồi, khỏi niệm Phật có được vãng sanh không?

Trả lời: tin va nguyện vãng sanh không phải chỉ nói trong một thời điểm hay một ngày, hai ngày,... mà phải giữ bền chắc "Trọn Đời". Tức là khi đối duyên xúc cảnh, bạn không lung lay Tín Tâm với Cực Lạc và Phật A Di Đà. Thuận, nghịch cảnh không được nản chí thối thất ý niệm vãng sanh.
Tín Tâm vững, nguyện bền; nghĩa là trong mọi hoàn cảnh mình chỉ quy hướng về Cực Lạc, quyết hồi tâm về nơi ấy; mọi chưyện khác tuỳ cơ ứng biến hoặc có thể buông bỏ, mà luôn giữ tâm nương nhờ 48 nguyện mà vãng sanh.

Tuy nhiên số người vững vàng như vậy không nhiều, không phải thuộc nhóm phổ thông.
Do vậy, Đức Thế Tôn có thêm phương tiện hổ trợ là các nguyện tiếp dẫn thông qua niệm trì danh hiệu.

Đức Thế Tôn A Di Đà Phật luôn tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào "lúc cận tử nghiệp niệm Phật không ngớt, không đứt đoạn"; dù là kẻ tạo tội lỗi nặng cở nào đi nữa; điều tiếp dẫn không sót người nào.

Vấn đề là "làm sao để cận tử nghiệp niệm Phật không gián đoạn?"

  • Hạng thứ nhất: hằng ngày thường niệm, lập thành thói quen, đã thành thói quen thì tiếng niệm Phật trở thành phản xạ tự nhiên, niệm Phật là niệm đầu tiên trong xúc cảnh thì hạng này, vãng sanh phần chắc rồi. Có người niệm giỏi, khi gần đến chết đều biết được thời gian vãng sanh!
  • Hạng thứ hai: cần có thiện tri thức an ủi, động viên thúc giục họ niệm Phật không ngớt.

2. Niệm Phật bất chấp


Không để các loại lý luận làm gián đoạn khi đang niệm.

Dù đã lỡ phạm các thứ lỗi lầm, dù cho giữ giới chẳng nghiêm,..., mình biết sai, thấy xấu hổ nhưng đó không phải là lí do để ta dừng việc niệm Phật.
Bởi dừng lại là đồng nghĩa với nghĩa mình từ chối vãng sanh! Lòng thấy ngại, chẳng muốn gặp Phật thì tự mình đã bỏ cuộc.

Do đó, cần biết rằng: Đức Thế Tôn tiếp dẫn không dựa vào người đó làm được công đức gì, hay có tội hay không mà chính là tiếp dẫn cái chí hướng muốn giải thoát của chúng sanh. Hễ ai có chí hướng giải thoát, cầu đến Cực Lạc thì cứ niệm Phật không ngớt là được vãng sanh, dù kẻ đó tội nặng bao nhiêu đi nữa. Nếu tội đã nặng nề, cũng biết lõi rồi nhưng không vãng sanh thì làm sao có cơ hội gặp Phật mà giải thoát, làm sao độ tất cả chúng sanh mà mình phạm lỗi!

Nay, VNBN, tôi khuyên rằng: chúng ta từ nay về sau, đa phần chướng sâu nghiệp nặng, một đời tu tập rất khó chứng nghiệm đạo giải thoát; nhất là người còn đang tạo tội thì làm sao giải thoát, chỉ có địa ngục đang chờ. Nếu đã có lòng biết lỗi thì tuy chưa sửa được các lỗi lầm nhưng nếu một lòng cầu vãng Cực Lạc và niệm Phật thường xuyên sao cho trở thành thói quen, lúc cận tử nghiệp chí hướng không đổi, niệm Phật không ngừng thì đều được vãng sanh, không sót một ai.

Niệm Phật hàng ngày rất dễ: đi đứng nằm ngồi, xin hãy thường niệm. Niệm thầm trong tâm thì không kiêng kỵ gì cả; thâm tâm mình cung kính Phật là được.

Dù làm nghề đồ tể, hay gái mại dâm, biết lỗi nhưng chưa buông bỏ được; xin hãy cứ niệm Phật, lòng mình cứ cầu vãng sanh Cực Lạc gặp Phật để trừ dẹp ngu muội. Có lòng là được, có lòng cầu Phật và niệm Phật A Di Đà đều được vãng sanh. Quan trọng là: sao cho niệm thành thói quen trong tâm mình! Lòng mình hướng Phật, nguyện vãng sanh như cây ngã về một hướng, như bậc bề tôi trung thành tuyệt đối với Vua vậy!


VNBN quan sát thế gian hiện nay, lòng đau xót vô cùng. Tất cả mọi người vốn đều có Tánh Phật với mười phương chư Phật không hề thua kém một chút xíu nào cả. Thế mà, chư Phật an nhiên, an lạc vĩnh cửu; còn chúng ta vẫn còn trôi nổi, say mê với những niềm vui giả tạm, cuối cùng đều phải bỏ thân tứ đại, tuỳ theo việc ác đã làm mà nhận thân tiếp theo; được thiên giới thì rất ít, đại đa số đều đoạ làm súc sanh, ngã quỹ và đày ải ở địa ngục. Số người được sanh nhân thiên, lại chẳng rõ Phật Đạo hoặc chẳng được nghe, theo lòn tham lại tạo nghiệp mà đoạ xuống, hoặc dù không tạo nghiệp nhiều, hết phước cũng rớt dần các cõi thấp hơn, hết phước cộng với sự si mê lại tạo nghiệp,... quanh quẩn, quẩn quanh 6 nẻo ra vô, khổ vui xen lẩn, không được cái vui nào yên ổn cả.

Cầu cho tất cả, đều được cái duyên bền chặt với Phật Pháp; thực hành đời này đều được chắc phần giải thoát. Tốt hơn hết là vãng sanh Tây Phương, thành bậc Bồ Tát trở lại cõi này dẫn dắt thân quyến và chúng sanh có duyên ra khỏi luân hồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,454
Điểm tương tác
1,083
Điểm
113
Hề hề,

Phải có nhớ nghĩ đến hồng danh thì mới tụng đọc hồng danh được. Không nhớ nghĩ thì tụng đọc cái mốc ấy!? Hề hề
Phải có ý thức thì mới có nhớ nghĩ. Khi hôn mê sâu (mất ý thức), gặp nỗi sợ hải đến thất thần (ý thức tê liệt), xao lãng (không chú ý vào việc tụng đọc)...Nói tóm lại là vô vàn cảnh ngộ làm thất ý thì "thường niệm" cái khỉ khô; Chớ chưa nói đến khi sắp chết ý thức mất chỗ sở y tức thân xác thì làm sao vận hành thức nhớ nghĩ mà tụng đọc hồng danh!? Hề hề
Tu học, tu hành để không còn chấp vì chấp sanh ác nghiệp. VNBN này lại xúi dại mọi người "bất chấp" ác nghiêp tức mackeno. Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra??? Đi gặp...ông bà vãi thì có!? Hề hề


Gặp người làm ác nếu có cơ duyên thuận lợi thì khuyên người sám hối, quy y, trì giới, hành thiện... Chớ nên nói lời vô đạo, vô thần là ác hạnh không ảnh hưởng gì đến việc niệm phật cầu vãng sanh.

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,984
Điểm tương tác
791
Điểm
113
Hề hề,

Phải có nhớ nghĩ đến hồng danh thì mới tụng đọc hồng danh được. Không nhớ nghĩ thì tụng đọc cái mốc ấy!? Hề hề
Phải có ý thức thì mới có nhớ nghĩ. Khi hôn mê sâu (mất ý thức), gặp nỗi sợ hải đến thất thần (ý thức tê liệt), xao lãng (không chú ý vào việc tụng đọc)...Nói tóm lại là vô vàn cảnh ngộ làm thất ý thì "thường niệm" cái khỉ khô; Chớ chưa nói đến khi sắp chết ý thức mất chỗ sở y tức thân xác thì làm sao vận hành thức nhớ nghĩ mà tụng đọc hồng danh!? Hề hề
Tu học, tu hành để không còn chấp vì chấp sanh ác nghiệp. VNBN này lại xúi dại mọi người "bất chấp" ác nghiêp tức mackeno. Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra??? Đi gặp...ông bà vãi thì có!? Hề hề


Gặp người làm ác nếu có cơ duyên thuận lợi thì khuyên người sám hối, quy y, trì giới, hành thiện... Chớ nên nói lời vô đạo, vô thần là ác hạnh không ảnh hưởng gì đến việc niệm phật cầu vãng sanh.

Trừng Hải
1. Hê hê, đạo hữu chưa thấu hiểu pháp môn niệm Phật nên nói như vậy.
Cái hay của pháp này là cứu độ đến hạng bần cùng nhất, mà không có bất kì một pháp môn nào khác cứu được.

VNBN đã nói rất kỹ rồi: phải là người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện bền chặt, dù ở bất kì hoàn cảnh gì cũng đều hành niệm Phật mà vãng sanh.

Thực hành huân tập sao niệm Phật trở thành thói quen. Người có lòng tất sẽ làm được, hoàn cảnh không thể ngăn cản những người như thế.

Người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện thì bản thân họ đã hướng thiện nơi thâm tâm họ rồi, chứ không hề như đạo hữu nói.


Đoạn ác tu thiện không phải ai cũng làm được, nhất là thời buổi này, con người đấu tranh lẩn nhau. Về sau lại càng tệ hơn, gặp nhau con người chỉ muốn giết nhau hại nhau. Do đó, chẳng thể cầu toàn đâu. Vạn sự tuỳ theo khả năng mà làm, với người niệm Phật chỉ tập trung làm sao cho chủng tử niệm Phật ngày càng lớn mạnh trong tâm mà thôi.

2. Đạo hữu nói
: Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???

Nghiệp trổ ra ngay cả A LA HÁN Mục Kiền Liên còn không qua khỏi chứ nói gì phàm phu như chúng ta. Nhưng không thể nói rằng: do quả ác trỗ nên bị trói trong luân hồi là không đúng rồi. Như Ngài Mục Kiền Liên, ác nghiệp đời trước trổ nhưng Ngài ấy vẫn là bậc giải thoát.

Chúng ta là phàm phu, dù cho nghiệp ít nhưng nếu chưa đoạn tận gốc tham sân si thì cũng bị trói buộc trong luân hồi mà thôi.

Mặc dù là phàm phu, nghiệp ác đã gieo rất nhiều nhưng với bổn nguyện tiếp dẫn của Phật thì do tâm niệm huân tập hiện tiền mà được tiếp dẫn. Sức của nghiệp tuy rất mạnh nhưng không thể ngăn cản sức tiếp dẫn của Phật.

Như trong hạ phẩm hạ sanh có nêu: hạng ấy ngu si, tội lỗi cùng cực, khi sắp chết lửa địa ngục liền thêu đốt chiêu cảm đến. Nhưng vì người đó nương nhờ tin tưởng đại nguyện của Phật A Di Đà để đựoc hoá độ và trì danh niệm Phật câu ứng vào bổn nguyện của Phật A Di Đà mà lửa địa ngục liền tắt mất nhường lại cho sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

Hơn nữa, chúng sanh đang chịu tội địa ngục, bỗng nhiên nhớ về Phật Pháp, ăn năn sám hối, trì niệm danh hiệu Đức A Di Đà, liền lìa bỏ địa ngục, được hoá sanh vào Cực Lạc Thế Giới.

Thời nay, căn tánh, nhân duyên chúng sanh đã xuống cấp rồi, người thiện ngày càng ít, khi người ác nhiều thì người thiện khó mà sống.

VNBN này, nay nói pháp môn cứu độ cuối cùng, thiên hạ hiện nay và đời sau này, nếu nghe được hãy gắng niệm Phật nơi trong tâm của mình, chẳng cần quan tâm hình thức bên ngoài, âm thầm bên trong mà thực hành, bền bỉ như thế, tất sẽ chuyển hoá tất cả, vãng sanh sẽ chắc chắn.

Vãng sanh rồi, tu tập trực nhập bản tánh, đốn ngộ vô sanh pháp nhẫn. Từ đó về sau, trở lại chốn ác mà cứu độ lại tất cả chúng sanh có duyên với mình (thiên duyên, ác duyên), vẫn là thuận theo nhân quả, chẳng hề chống trái, chỉ là đợi là Thánh Bồ Tát rồi mới trả nợ, lợi mình lợi người, chư Phật mười phương đều khuyên như thế.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,454
Điểm tương tác
1,083
Điểm
113
1. Hê hê, đạo hữu chưa thấu hiểu pháp môn niệm Phật nên nói như vậy.
Cái hay của pháp này là cứu độ đến hạng bần cùng nhất, mà không có bất kì một pháp môn nào khác cứu được.

Hề hề,

Pháp môn nào cũng lấy Lời Đức Phật Dạy mà huân tập.
Hạng bần cùng hạ căn muốn vãng sanh thì cần phải có Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) chỉ dẫn mới niệm phật mà thành tựu vãng sanh. Nếu là thời mạt pháp như VNBN nói thì làm gì có bậc Bồ tát hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ bày phép niệm Phật ngay lúc sắp chết. Chỉ có Thiện tri thức dzỏm thui, hề hề


VNBN đã nói rất kỹ rồi: phải là người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện bền chặt, dù ở bất kì hoàn cảnh gì cũng đều hành niệm Phật mà vãng sanh.

Thực hành huân tập sao niệm Phật trở thành thói quen. Người có lòng tất sẽ làm được, hoàn cảnh không thể ngăn cản những người như thế.

Người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện thì bản thân họ đã hướng thiện nơi thâm tâm họ rồi, chứ không hề như đạo hữu nói.


Đoạn ác tu thiện không phải ai cũng làm được, nhất là thời buổi này, con người đấu tranh lẩn nhau. Về sau lại càng tệ hơn, gặp nhau con người chỉ muốn giết nhau hại nhau. Do đó, chẳng thể cầu toàn đâu. Vạn sự tuỳ theo khả năng mà làm, với người niệm Phật chỉ tập trung làm sao cho chủng tử niệm Phật ngày càng lớn mạnh trong tâm mà thôi.

Hề hề,

Lòng tin phải câu hữu với Trí huệ mới gọi là Tín tâm (tức Tín giải). Kẻ cùng hung cực ác mà VNBN gọi là "bần cùng nhất" làm gì có Trí huệ mà đắc Tín tâm. Thói quen thường là do vô minh, thiểu trí mà khởi sanh và nuôi dưỡng bởi nghiệp thức còn người có Văn Tư Tu thì luôn tỉnh thức mới nhớ nghĩ mà niệm hồng danh Phật được.

Pháp Tịnh độ là pháp khó tin, khó hành...theo Lời Phật Dạy chớ không có nói "đoạn ác tu thiện" không phải ai cũng làm được. (Phép khó tu khó thành qua miệng VNBN thành dễ như hát...karaoke, hề hề)

2. Đạo hữu nói: Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???

Nghiệp trổ ra ngay cả A LA HÁN Mục Kiền Liên còn không qua khỏi chứ nói gì phàm phu như chúng ta. Nhưng không thể nói rằng: do quả ác trỗ nên bị trói trong luân hồi là không đúng rồi. Như Ngài Mục Kiền Liên, ác nghiệp đời trước trổ nhưng Ngài ấy vẫn là bậc giải thoát.

Hề hề,

Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!


Chúng ta là phàm phu, dù cho nghiệp ít nhưng nếu chưa đoạn tận gốc tham sân si thì cũng bị trói buộc trong luân hồi mà thôi.

Mặc dù là phàm phu, nghiệp ác đã gieo rất nhiều nhưng với bổn nguyện tiếp dẫn của Phật thì do tâm niệm huân tập hiện tiền mà được tiếp dẫn. Sức của nghiệp tuy rất mạnh nhưng không thể ngăn cản sức tiếp dẫn của Phật.

Như trong hạ phẩm hạ sanh có nêu: hạng ấy ngu si, tội lỗi cùng cực, khi sắp chết lửa địa ngục liền thêu đốt chiêu cảm đến. Nhưng vì người đó nương nhờ tin tưởng đại nguyện của Phật A Di Đà để đựoc hoá độ và trì danh niệm Phật câu ứng vào bổn nguyện của Phật A Di Đà mà lửa địa ngục liền tắt mất nhường lại cho sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

Hề hề,

Hạng hạ căn muốn được vãng sanh thì phải có bậc Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) hộ niệm. Không có bậc Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vãng sanh cái mốc!

Hơn nữa, chúng sanh đang chịu tội địa ngục, bỗng nhiên nhớ về Phật Pháp, ăn năn sám hối, trì niệm danh hiệu Đức A Di Đà, liền lìa bỏ địa ngục, được hoá sanh vào Cực Lạc Thế Giới.

Hề hề,

Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.


Thời nay, căn tánh, nhân duyên chúng sanh đã xuống cấp rồi, người thiện ngày càng ít, khi người ác nhiều thì người thiện khó mà sống.

VNBN này, nay nói pháp môn cứu độ cuối cùng, thiên hạ hiện nay và đời sau này, nếu nghe được hãy gắng niệm Phật nơi trong tâm của mình, chẳng cần quan tâm hình thức bên ngoài, âm thầm bên trong mà thực hành, bền bỉ như thế, tất sẽ chuyển hoá tất cả, vãng sanh sẽ chắc chắn.

Hề hề

Phật Pháp vô biên không thể nghĩ bàn nên người quy y Tam Bảo mà Y Pháp Phụng Hành thì chắc chắn thành tựu chớ chúng sanh, thế gian chẳng ngăn ngại được. Đừng sa vào chỗ biện minh với lý mạt pháp mà xa lìa Chánh đạo.


Vãng sanh rồi, tu tập trực nhập bản tánh, đốn ngộ vô sanh pháp nhẫn. Từ đó về sau, trở lại chốn ác mà cứu độ lại tất cả chúng sanh có duyên với mình (thiên duyên, ác duyên), vẫn là thuận theo nhân quả, chẳng hề chống trái, chỉ là đợi là Thánh Bồ Tát rồi mới trả nợ, lợi mình lợi người, chư Phật mười phương đều khuyên như thế.

Hề hề,

Vãng sanh được thì còn gì để nói nữa.

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,984
Điểm tương tác
791
Điểm
113
Hề hề,

Pháp môn nào cũng lấy Lời Đức Phật Dạy mà huân tập.
Hạng bần cùng hạ căn muốn vãng sanh thì cần phải có Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) chỉ dẫn mới niệm phật mà thành tựu vãng sanh. Nếu là thời mạt pháp như VNBN nói thì làm gì có bậc Bồ tát hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ bày phép niệm Phật ngay lúc sắp chết. Chỉ có Thiện tri thức dzỏm thui, hề hề




Hề hề,

Lòng tin phải câu hữu với Trí huệ mới gọi là Tín tâm (tức Tín giải). Kẻ cùng hung cực ác mà VNBN gọi là "bần cùng nhất" làm gì có Trí huệ mà đắc Tín tâm. Thói quen thường là do vô minh, thiểu trí mà khởi sanh và nuôi dưỡng bởi nghiệp thức còn người có Văn Tư Tu thì luôn tỉnh thức mới nhớ nghĩ mà niệm hồng danh Phật được.

Pháp Tịnh độ là pháp khó tin, khó hành...theo Lời Phật Dạy chớ không có nói "đoạn ác tu thiện" không phải ai cũng làm được. (Phép khó tu khó thành qua miệng VNBN thành dễ như hát...karaoke, hề hề)



Hề hề,


Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!




Hề hề,

Hạng hạ căn muốn được vãng sanh thì phải có bậc Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) hộ niệm. Không có bậc Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vãng sanh cái mốc!



Hề hề,

Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.




Hề hề

Phật Pháp vô biên không thể nghĩ bàn nên người quy y Tam Bảo mà Y Pháp Phụng Hành thì chắc chắn thành tựu chớ chúng sanh, thế gian chẳng ngăn ngại được. Đừng sa vào chỗ biện minh với lý mạt pháp mà xa lìa Chánh đạo.



Hề hề,

Vãng sanh được thì còn gì để nói nữa.

Trừng Hải

1. Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!

Sự việc của Ngài Mục Kiền Liên và Sự tiếp dẫn hạng hạ phẩm của Phật A Di Đà cho thấy rằng không thể dựa vào hình tướng của "nghiệp" mà kết luận rằng người đó kiếp sau sẽ phải khổ.

Bởi vì chính đạo hữu đã nói :
"Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???" thì hạng hạ phẩm, lúc chết quả khổ liền đến nhưng vì nương nhờ oai lực 48 nguyện mà vãng sanh. Ý này đã phản bác được tư tưởng: người có tội ác thì không vãng sanh, là không đúng. VNBN này không khuyến khích người làm ác nhưng cũng phải thừa nhận, người làm ác biết lỗi rồi niệm Phật, dù chưa sửa hết lỗi thì vẫn vãng sanh, khuyên họ hãy gắng lòng mà niệm Phật cho thuần thục.

2. Người đang sống, biết sai, biết cố gắng sửa lỗi và niệm Phật, tất nhiên họ chẳng đến nổi như hạ phẩm. Chẳng cần niệm Phật sao cho chuyên nhất tạo thành thói quen trong khởi niệm thì vãng sanh đều có phần chắc.

3.
Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.

Hi hi, tất nhiên là có. Nhưng trước mắt tại vì Trừng Hải chẳng tin, chẳng biết nên mới nói vậy. kkkkk
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top