VO-NHAT-BAT-NHI

Niệm Phật Bất Chấp

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
1. Nhận định chung
-Điều khó nhất trong pháp môn niệm Phật chính là "Tín Tâm". Làm thế nào để một người tin tưởng sự tồn tại của cõi Cực Lạc Thế Giới vô vi vượt khỏi 3 cõi luân hồi là điều rất khó! Làm sao để một người tin tưởng sự tồn tại của Đức A Di Đà Phật cùng 48 đại nguyện vĩ đại là rất khó.

- Có Tín Tâm đã khó, giữ được Tín Tâm kiên cố trong suốt quá trình tu tập cũng lại là khó.

- Có Tín Tâm kiên cố là rất khó rồi nhưng để dốc lòng phát nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc không dời đổi lại là việc khó.

Bởi vậy, pháp niệm Phật này, hễ Tín Nguyện đã hỏng thì chẳng thể vãng sanh. Tín Nguyện vững vàng thì ắt hẳn vãng sanh.

Thế là sẽ có người hỏi: tôi tin và phát nguyện rồi, khỏi niệm Phật có được vãng sanh không?

Trả lời: tin va nguyện vãng sanh không phải chỉ nói trong một thời điểm hay một ngày, hai ngày,... mà phải giữ bền chắc "Trọn Đời". Tức là khi đối duyên xúc cảnh, bạn không lung lay Tín Tâm với Cực Lạc và Phật A Di Đà. Thuận, nghịch cảnh không được nản chí thối thất ý niệm vãng sanh.
Tín Tâm vững, nguyện bền; nghĩa là trong mọi hoàn cảnh mình chỉ quy hướng về Cực Lạc, quyết hồi tâm về nơi ấy; mọi chưyện khác tuỳ cơ ứng biến hoặc có thể buông bỏ, mà luôn giữ tâm nương nhờ 48 nguyện mà vãng sanh.

Tuy nhiên số người vững vàng như vậy không nhiều, không phải thuộc nhóm phổ thông.
Do vậy, Đức Thế Tôn có thêm phương tiện hổ trợ là các nguyện tiếp dẫn thông qua niệm trì danh hiệu.

Đức Thế Tôn A Di Đà Phật luôn tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào "lúc cận tử nghiệp niệm Phật không ngớt, không đứt đoạn"; dù là kẻ tạo tội lỗi nặng cở nào đi nữa; điều tiếp dẫn không sót người nào.

Vấn đề là "làm sao để cận tử nghiệp niệm Phật không gián đoạn?"

  • Hạng thứ nhất: hằng ngày thường niệm, lập thành thói quen, đã thành thói quen thì tiếng niệm Phật trở thành phản xạ tự nhiên, niệm Phật là niệm đầu tiên trong xúc cảnh thì hạng này, vãng sanh phần chắc rồi. Có người niệm giỏi, khi gần đến chết đều biết được thời gian vãng sanh!
  • Hạng thứ hai: cần có thiện tri thức an ủi, động viên thúc giục họ niệm Phật không ngớt.

2. Niệm Phật bất chấp


Không để các loại lý luận làm gián đoạn khi đang niệm.

Dù đã lỡ phạm các thứ lỗi lầm, dù cho giữ giới chẳng nghiêm,..., mình biết sai, thấy xấu hổ nhưng đó không phải là lí do để ta dừng việc niệm Phật.
Bởi dừng lại là đồng nghĩa với nghĩa mình từ chối vãng sanh! Lòng thấy ngại, chẳng muốn gặp Phật thì tự mình đã bỏ cuộc.

Do đó, cần biết rằng: Đức Thế Tôn tiếp dẫn không dựa vào người đó làm được công đức gì, hay có tội hay không mà chính là tiếp dẫn cái chí hướng muốn giải thoát của chúng sanh. Hễ ai có chí hướng giải thoát, cầu đến Cực Lạc thì cứ niệm Phật không ngớt là được vãng sanh, dù kẻ đó tội nặng bao nhiêu đi nữa. Nếu tội đã nặng nề, cũng biết lõi rồi nhưng không vãng sanh thì làm sao có cơ hội gặp Phật mà giải thoát, làm sao độ tất cả chúng sanh mà mình phạm lỗi!

Nay, VNBN, tôi khuyên rằng: chúng ta từ nay về sau, đa phần chướng sâu nghiệp nặng, một đời tu tập rất khó chứng nghiệm đạo giải thoát; nhất là người còn đang tạo tội thì làm sao giải thoát, chỉ có địa ngục đang chờ. Nếu đã có lòng biết lỗi thì tuy chưa sửa được các lỗi lầm nhưng nếu một lòng cầu vãng Cực Lạc và niệm Phật thường xuyên sao cho trở thành thói quen, lúc cận tử nghiệp chí hướng không đổi, niệm Phật không ngừng thì đều được vãng sanh, không sót một ai.

Niệm Phật hàng ngày rất dễ: đi đứng nằm ngồi, xin hãy thường niệm. Niệm thầm trong tâm thì không kiêng kỵ gì cả; thâm tâm mình cung kính Phật là được.

Dù làm nghề đồ tể, hay gái mại dâm, biết lỗi nhưng chưa buông bỏ được; xin hãy cứ niệm Phật, lòng mình cứ cầu vãng sanh Cực Lạc gặp Phật để trừ dẹp ngu muội. Có lòng là được, có lòng cầu Phật và niệm Phật A Di Đà đều được vãng sanh. Quan trọng là: sao cho niệm thành thói quen trong tâm mình! Lòng mình hướng Phật, nguyện vãng sanh như cây ngã về một hướng, như bậc bề tôi trung thành tuyệt đối với Vua vậy!


VNBN quan sát thế gian hiện nay, lòng đau xót vô cùng. Tất cả mọi người vốn đều có Tánh Phật với mười phương chư Phật không hề thua kém một chút xíu nào cả. Thế mà, chư Phật an nhiên, an lạc vĩnh cửu; còn chúng ta vẫn còn trôi nổi, say mê với những niềm vui giả tạm, cuối cùng đều phải bỏ thân tứ đại, tuỳ theo việc ác đã làm mà nhận thân tiếp theo; được thiên giới thì rất ít, đại đa số đều đoạ làm súc sanh, ngã quỹ và đày ải ở địa ngục. Số người được sanh nhân thiên, lại chẳng rõ Phật Đạo hoặc chẳng được nghe, theo lòn tham lại tạo nghiệp mà đoạ xuống, hoặc dù không tạo nghiệp nhiều, hết phước cũng rớt dần các cõi thấp hơn, hết phước cộng với sự si mê lại tạo nghiệp,... quanh quẩn, quẩn quanh 6 nẻo ra vô, khổ vui xen lẩn, không được cái vui nào yên ổn cả.

Cầu cho tất cả, đều được cái duyên bền chặt với Phật Pháp; thực hành đời này đều được chắc phần giải thoát. Tốt hơn hết là vãng sanh Tây Phương, thành bậc Bồ Tát trở lại cõi này dẫn dắt thân quyến và chúng sanh có duyên ra khỏi luân hồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,460
Điểm tương tác
1,089
Điểm
113
Hề hề,

Phải có nhớ nghĩ đến hồng danh thì mới tụng đọc hồng danh được. Không nhớ nghĩ thì tụng đọc cái mốc ấy!? Hề hề
Phải có ý thức thì mới có nhớ nghĩ. Khi hôn mê sâu (mất ý thức), gặp nỗi sợ hải đến thất thần (ý thức tê liệt), xao lãng (không chú ý vào việc tụng đọc)...Nói tóm lại là vô vàn cảnh ngộ làm thất ý thì "thường niệm" cái khỉ khô; Chớ chưa nói đến khi sắp chết ý thức mất chỗ sở y tức thân xác thì làm sao vận hành thức nhớ nghĩ mà tụng đọc hồng danh!? Hề hề
Tu học, tu hành để không còn chấp vì chấp sanh ác nghiệp. VNBN này lại xúi dại mọi người "bất chấp" ác nghiêp tức mackeno. Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra??? Đi gặp...ông bà vãi thì có!? Hề hề


Gặp người làm ác nếu có cơ duyên thuận lợi thì khuyên người sám hối, quy y, trì giới, hành thiện... Chớ nên nói lời vô đạo, vô thần là ác hạnh không ảnh hưởng gì đến việc niệm phật cầu vãng sanh.

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hề hề,

Phải có nhớ nghĩ đến hồng danh thì mới tụng đọc hồng danh được. Không nhớ nghĩ thì tụng đọc cái mốc ấy!? Hề hề
Phải có ý thức thì mới có nhớ nghĩ. Khi hôn mê sâu (mất ý thức), gặp nỗi sợ hải đến thất thần (ý thức tê liệt), xao lãng (không chú ý vào việc tụng đọc)...Nói tóm lại là vô vàn cảnh ngộ làm thất ý thì "thường niệm" cái khỉ khô; Chớ chưa nói đến khi sắp chết ý thức mất chỗ sở y tức thân xác thì làm sao vận hành thức nhớ nghĩ mà tụng đọc hồng danh!? Hề hề
Tu học, tu hành để không còn chấp vì chấp sanh ác nghiệp. VNBN này lại xúi dại mọi người "bất chấp" ác nghiêp tức mackeno. Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra??? Đi gặp...ông bà vãi thì có!? Hề hề


Gặp người làm ác nếu có cơ duyên thuận lợi thì khuyên người sám hối, quy y, trì giới, hành thiện... Chớ nên nói lời vô đạo, vô thần là ác hạnh không ảnh hưởng gì đến việc niệm phật cầu vãng sanh.

Trừng Hải
1. Hê hê, đạo hữu chưa thấu hiểu pháp môn niệm Phật nên nói như vậy.
Cái hay của pháp này là cứu độ đến hạng bần cùng nhất, mà không có bất kì một pháp môn nào khác cứu được.

VNBN đã nói rất kỹ rồi: phải là người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện bền chặt, dù ở bất kì hoàn cảnh gì cũng đều hành niệm Phật mà vãng sanh.

Thực hành huân tập sao niệm Phật trở thành thói quen. Người có lòng tất sẽ làm được, hoàn cảnh không thể ngăn cản những người như thế.

Người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện thì bản thân họ đã hướng thiện nơi thâm tâm họ rồi, chứ không hề như đạo hữu nói.


Đoạn ác tu thiện không phải ai cũng làm được, nhất là thời buổi này, con người đấu tranh lẩn nhau. Về sau lại càng tệ hơn, gặp nhau con người chỉ muốn giết nhau hại nhau. Do đó, chẳng thể cầu toàn đâu. Vạn sự tuỳ theo khả năng mà làm, với người niệm Phật chỉ tập trung làm sao cho chủng tử niệm Phật ngày càng lớn mạnh trong tâm mà thôi.

2. Đạo hữu nói
: Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???

Nghiệp trổ ra ngay cả A LA HÁN Mục Kiền Liên còn không qua khỏi chứ nói gì phàm phu như chúng ta. Nhưng không thể nói rằng: do quả ác trỗ nên bị trói trong luân hồi là không đúng rồi. Như Ngài Mục Kiền Liên, ác nghiệp đời trước trổ nhưng Ngài ấy vẫn là bậc giải thoát.

Chúng ta là phàm phu, dù cho nghiệp ít nhưng nếu chưa đoạn tận gốc tham sân si thì cũng bị trói buộc trong luân hồi mà thôi.

Mặc dù là phàm phu, nghiệp ác đã gieo rất nhiều nhưng với bổn nguyện tiếp dẫn của Phật thì do tâm niệm huân tập hiện tiền mà được tiếp dẫn. Sức của nghiệp tuy rất mạnh nhưng không thể ngăn cản sức tiếp dẫn của Phật.

Như trong hạ phẩm hạ sanh có nêu: hạng ấy ngu si, tội lỗi cùng cực, khi sắp chết lửa địa ngục liền thêu đốt chiêu cảm đến. Nhưng vì người đó nương nhờ tin tưởng đại nguyện của Phật A Di Đà để đựoc hoá độ và trì danh niệm Phật câu ứng vào bổn nguyện của Phật A Di Đà mà lửa địa ngục liền tắt mất nhường lại cho sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

Hơn nữa, chúng sanh đang chịu tội địa ngục, bỗng nhiên nhớ về Phật Pháp, ăn năn sám hối, trì niệm danh hiệu Đức A Di Đà, liền lìa bỏ địa ngục, được hoá sanh vào Cực Lạc Thế Giới.

Thời nay, căn tánh, nhân duyên chúng sanh đã xuống cấp rồi, người thiện ngày càng ít, khi người ác nhiều thì người thiện khó mà sống.

VNBN này, nay nói pháp môn cứu độ cuối cùng, thiên hạ hiện nay và đời sau này, nếu nghe được hãy gắng niệm Phật nơi trong tâm của mình, chẳng cần quan tâm hình thức bên ngoài, âm thầm bên trong mà thực hành, bền bỉ như thế, tất sẽ chuyển hoá tất cả, vãng sanh sẽ chắc chắn.

Vãng sanh rồi, tu tập trực nhập bản tánh, đốn ngộ vô sanh pháp nhẫn. Từ đó về sau, trở lại chốn ác mà cứu độ lại tất cả chúng sanh có duyên với mình (thiên duyên, ác duyên), vẫn là thuận theo nhân quả, chẳng hề chống trái, chỉ là đợi là Thánh Bồ Tát rồi mới trả nợ, lợi mình lợi người, chư Phật mười phương đều khuyên như thế.
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,460
Điểm tương tác
1,089
Điểm
113
1. Hê hê, đạo hữu chưa thấu hiểu pháp môn niệm Phật nên nói như vậy.
Cái hay của pháp này là cứu độ đến hạng bần cùng nhất, mà không có bất kì một pháp môn nào khác cứu được.

Hề hề,

Pháp môn nào cũng lấy Lời Đức Phật Dạy mà huân tập.
Hạng bần cùng hạ căn muốn vãng sanh thì cần phải có Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) chỉ dẫn mới niệm phật mà thành tựu vãng sanh. Nếu là thời mạt pháp như VNBN nói thì làm gì có bậc Bồ tát hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ bày phép niệm Phật ngay lúc sắp chết. Chỉ có Thiện tri thức dzỏm thui, hề hề


VNBN đã nói rất kỹ rồi: phải là người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện bền chặt, dù ở bất kì hoàn cảnh gì cũng đều hành niệm Phật mà vãng sanh.

Thực hành huân tập sao niệm Phật trở thành thói quen. Người có lòng tất sẽ làm được, hoàn cảnh không thể ngăn cản những người như thế.

Người có Tín Tâm, có lòng phát nguyện thì bản thân họ đã hướng thiện nơi thâm tâm họ rồi, chứ không hề như đạo hữu nói.


Đoạn ác tu thiện không phải ai cũng làm được, nhất là thời buổi này, con người đấu tranh lẩn nhau. Về sau lại càng tệ hơn, gặp nhau con người chỉ muốn giết nhau hại nhau. Do đó, chẳng thể cầu toàn đâu. Vạn sự tuỳ theo khả năng mà làm, với người niệm Phật chỉ tập trung làm sao cho chủng tử niệm Phật ngày càng lớn mạnh trong tâm mà thôi.

Hề hề,

Lòng tin phải câu hữu với Trí huệ mới gọi là Tín tâm (tức Tín giải). Kẻ cùng hung cực ác mà VNBN gọi là "bần cùng nhất" làm gì có Trí huệ mà đắc Tín tâm. Thói quen thường là do vô minh, thiểu trí mà khởi sanh và nuôi dưỡng bởi nghiệp thức còn người có Văn Tư Tu thì luôn tỉnh thức mới nhớ nghĩ mà niệm hồng danh Phật được.

Pháp Tịnh độ là pháp khó tin, khó hành...theo Lời Phật Dạy chớ không có nói "đoạn ác tu thiện" không phải ai cũng làm được. (Phép khó tu khó thành qua miệng VNBN thành dễ như hát...karaoke, hề hề)

2. Đạo hữu nói: Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???

Nghiệp trổ ra ngay cả A LA HÁN Mục Kiền Liên còn không qua khỏi chứ nói gì phàm phu như chúng ta. Nhưng không thể nói rằng: do quả ác trỗ nên bị trói trong luân hồi là không đúng rồi. Như Ngài Mục Kiền Liên, ác nghiệp đời trước trổ nhưng Ngài ấy vẫn là bậc giải thoát.

Hề hề,

Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!


Chúng ta là phàm phu, dù cho nghiệp ít nhưng nếu chưa đoạn tận gốc tham sân si thì cũng bị trói buộc trong luân hồi mà thôi.

Mặc dù là phàm phu, nghiệp ác đã gieo rất nhiều nhưng với bổn nguyện tiếp dẫn của Phật thì do tâm niệm huân tập hiện tiền mà được tiếp dẫn. Sức của nghiệp tuy rất mạnh nhưng không thể ngăn cản sức tiếp dẫn của Phật.

Như trong hạ phẩm hạ sanh có nêu: hạng ấy ngu si, tội lỗi cùng cực, khi sắp chết lửa địa ngục liền thêu đốt chiêu cảm đến. Nhưng vì người đó nương nhờ tin tưởng đại nguyện của Phật A Di Đà để đựoc hoá độ và trì danh niệm Phật câu ứng vào bổn nguyện của Phật A Di Đà mà lửa địa ngục liền tắt mất nhường lại cho sự tiếp dẫn của Phật A Di Đà.

Hề hề,

Hạng hạ căn muốn được vãng sanh thì phải có bậc Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) hộ niệm. Không có bậc Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vãng sanh cái mốc!

Hơn nữa, chúng sanh đang chịu tội địa ngục, bỗng nhiên nhớ về Phật Pháp, ăn năn sám hối, trì niệm danh hiệu Đức A Di Đà, liền lìa bỏ địa ngục, được hoá sanh vào Cực Lạc Thế Giới.

Hề hề,

Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.


Thời nay, căn tánh, nhân duyên chúng sanh đã xuống cấp rồi, người thiện ngày càng ít, khi người ác nhiều thì người thiện khó mà sống.

VNBN này, nay nói pháp môn cứu độ cuối cùng, thiên hạ hiện nay và đời sau này, nếu nghe được hãy gắng niệm Phật nơi trong tâm của mình, chẳng cần quan tâm hình thức bên ngoài, âm thầm bên trong mà thực hành, bền bỉ như thế, tất sẽ chuyển hoá tất cả, vãng sanh sẽ chắc chắn.

Hề hề

Phật Pháp vô biên không thể nghĩ bàn nên người quy y Tam Bảo mà Y Pháp Phụng Hành thì chắc chắn thành tựu chớ chúng sanh, thế gian chẳng ngăn ngại được. Đừng sa vào chỗ biện minh với lý mạt pháp mà xa lìa Chánh đạo.


Vãng sanh rồi, tu tập trực nhập bản tánh, đốn ngộ vô sanh pháp nhẫn. Từ đó về sau, trở lại chốn ác mà cứu độ lại tất cả chúng sanh có duyên với mình (thiên duyên, ác duyên), vẫn là thuận theo nhân quả, chẳng hề chống trái, chỉ là đợi là Thánh Bồ Tát rồi mới trả nợ, lợi mình lợi người, chư Phật mười phương đều khuyên như thế.

Hề hề,

Vãng sanh được thì còn gì để nói nữa.

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hề hề,

Pháp môn nào cũng lấy Lời Đức Phật Dạy mà huân tập.
Hạng bần cùng hạ căn muốn vãng sanh thì cần phải có Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) chỉ dẫn mới niệm phật mà thành tựu vãng sanh. Nếu là thời mạt pháp như VNBN nói thì làm gì có bậc Bồ tát hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ bày phép niệm Phật ngay lúc sắp chết. Chỉ có Thiện tri thức dzỏm thui, hề hề




Hề hề,

Lòng tin phải câu hữu với Trí huệ mới gọi là Tín tâm (tức Tín giải). Kẻ cùng hung cực ác mà VNBN gọi là "bần cùng nhất" làm gì có Trí huệ mà đắc Tín tâm. Thói quen thường là do vô minh, thiểu trí mà khởi sanh và nuôi dưỡng bởi nghiệp thức còn người có Văn Tư Tu thì luôn tỉnh thức mới nhớ nghĩ mà niệm hồng danh Phật được.

Pháp Tịnh độ là pháp khó tin, khó hành...theo Lời Phật Dạy chớ không có nói "đoạn ác tu thiện" không phải ai cũng làm được. (Phép khó tu khó thành qua miệng VNBN thành dễ như hát...karaoke, hề hề)



Hề hề,


Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!




Hề hề,

Hạng hạ căn muốn được vãng sanh thì phải có bậc Thiện tri thức (Bồ tát biệt giáo) hộ niệm. Không có bậc Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vãng sanh cái mốc!



Hề hề,

Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.




Hề hề

Phật Pháp vô biên không thể nghĩ bàn nên người quy y Tam Bảo mà Y Pháp Phụng Hành thì chắc chắn thành tựu chớ chúng sanh, thế gian chẳng ngăn ngại được. Đừng sa vào chỗ biện minh với lý mạt pháp mà xa lìa Chánh đạo.



Hề hề,

Vãng sanh được thì còn gì để nói nữa.

Trừng Hải

1. Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!

Sự việc của Ngài Mục Kiền Liên và Sự tiếp dẫn hạng hạ phẩm của Phật A Di Đà cho thấy rằng không thể dựa vào hình tướng của "nghiệp" mà kết luận rằng người đó kiếp sau sẽ phải khổ.

Bởi vì chính đạo hữu đã nói :
"Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???" thì hạng hạ phẩm, lúc chết quả khổ liền đến nhưng vì nương nhờ oai lực 48 nguyện mà vãng sanh. Ý này đã phản bác được tư tưởng: người có tội ác thì không vãng sanh, là không đúng. VNBN này không khuyến khích người làm ác nhưng cũng phải thừa nhận, người làm ác biết lỗi rồi niệm Phật, dù chưa sửa hết lỗi thì vẫn vãng sanh, khuyên họ hãy gắng lòng mà niệm Phật cho thuần thục.

2. Người đang sống, biết sai, biết cố gắng sửa lỗi và niệm Phật, tất nhiên họ chẳng đến nổi như hạ phẩm. Chỉ cần niệm Phật sao cho chuyên nhất tạo thành thói quen trong khởi niệm thì vãng sanh đều có phần chắc.


3. Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.

Hi hi, tất nhiên là có. Nhưng trước mắt tại vì Trừng Hải chẳng tin, chẳng biết nên mới nói vậy. kkkkk
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,460
Điểm tương tác
1,089
Điểm
113
1. Tào lao bí đao; Ngài Mục kiền liên trước khi chết đã là bậc A la hán.
Quả ác trổ ngay khi chết thì sa vào khổ cảnh sao lại không đúng?!

Sự việc của Ngài Mục Kiền Liên và Sự tiếp dẫn hạng hạ phẩm của Phật A Di Đà cho thấy rằng không thể dựa vào hình tướng của "nghiệp" mà kết luận rằng người đó kiếp sau sẽ phải khổ.

Hề hề,
Trong tất cả các lực tại tam giới thì Nghiệp lực là mạnh nhất. Lúc chết do vì tứ đại tan rả, Ý thức không có chỗ nương tựa nên bị Nghiệp lực dẫn dắt theo luật nhân quả.

Bởi vì chính đạo hữu đã nói :"Ác nghiệp trổ quả thì vãng sanh ở đâu ra???" thì hạng hạ phẩm, lúc chết quả khổ liền đến nhưng vì nương nhờ oai lực 48 nguyện mà vãng sanh. Ý này đã phản bác được tư tưởng: người có tội ác thì không vãng sanh, là không đúng. VNBN này không khuyến khích người làm ác nhưng cũng phải thừa nhận, người làm ác biết lỗi rồi niệm Phật, dù chưa sửa hết lỗi thì vẫn vãng sanh, khuyên họ hãy gắng lòng mà niệm Phật cho thuần thục.

Hề hề,
Quả trổ ngay khi chết (Trọng nghiệp) thì sanh khổ cảnh chứ làm sao vãng sanh.
Biết lỗi thì làm được cái cóc gì! Phải Sám hối, phải Quy y, phải Trì giới, phải Hành thập thiện...như Lời Đức Phật Dạy do Thiện tri thức chỉ dẫn thì mới không thất niệm. Do không thất niệm (Nhờ Y Pháp Phụng Hành) nên mới vào cảnh giới Nhất tâm Niệm Phật mới vãng sanh.

Suốt ngày ca tụng phép phương tiện mà phớt lờ chỗ y chỉ Chánh pháp thì là lừa người dối mình.

2. Người đang sống, biết sai, biết cố gắng sửa lỗi và niệm Phật, tất nhiên họ chẳng đến nổi như hạ phẩm. Chẳng cần niệm Phật sao cho chuyên nhất tạo thành thói quen trong khởi niệm thì vãng sanh đều có phần chắc.

3. Kinh nào ghi lời này vậy?! Đừng vì tư ngã mà thành ma thuyết.

Hi hi, tất nhiên là có. Nhưng trước mắt tại vì Trừng Hải chẳng tin, chẳng biết nên mới nói vậy. kkkkk

Hề hề,
Có thì cứ trích dẫn; nói nhiều làm gì.
Trừng Hải không tin hay tin thì Pháp tánh vẫn vậy, hề hề, Thế gian tướng vẫn thường trụ.

Trừng Hải
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,803
Điểm tương tác
256
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...NỖI LÒNG... DI ĐÀ :

Nhờ Phật...Thì Phải Ngóng Lòng ...
Phật Vào Với Phật..Quang Trong, Sáng Ngoài .
Niệm Phật...Niệm Miệng , Niệm Môi ,
" Đẩu Giám Can Thiệp "...Vì " Tôi " Ngại Ngùng ...

Kỳ Kỳ...:
Rước Mà Hẳn Chửa ...Đồng Lòng...
...Họ Kêu" Bắt Cóc"...Là Mình Còng Tay .
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hề hề,
Trong tất cả các lực tại tam giới thì Nghiệp lực là mạnh nhất. Lúc chết do vì tứ đại tan rả, Ý thức không có chỗ nương tựa nên bị Nghiệp lực dẫn dắt theo luật nhân quả.



Hề hề,
Quả trổ ngay khi chết (Trọng nghiệp) thì sanh khổ cảnh chứ làm sao vãng sanh.
Biết lỗi thì làm được cái cóc gì! Phải Sám hối, phải Quy y, phải Trì giới, phải Hành thập thiện...như Lời Đức Phật Dạy do Thiện tri thức chỉ dẫn thì mới không thất niệm. Do không thất niệm (Nhờ Y Pháp Phụng Hành) nên mới vào cảnh giới Nhất tâm Niệm Phật mới vãng sanh.

Suốt ngày ca tụng phép phương tiện mà phớt lờ chỗ y chỉ Chánh pháp thì là lừa người dối mình.



Hề hề,

Có thì cứ trích dẫn; nói nhiều làm gì.
Trừng Hải không tin hay tin thì Pháp tánh vẫn vậy, hề hề, Thế gian tướng vẫn thường trụ.

Trừng Hải

1. Cốt yếu của niệm Phật vãng sanh là thiết tha nguyện cầu vãng sanh và niệm Phật chuyên nhất là Chánh, còn trì giới, hành thiện là phụ. Bình thường thì cố gắng làm tốt cả hai chánh và phụ; nhưng trong tình huống đặc biệt: buộc phải bỏ một thì bỏ trì giới hành thiện, chỉ giữ niệm Phật.

Phật A Di Đà phát 48 địa nguyện là nhầm để độ tất cả chúng sanh có chủng tử Phật Pháp, bất luận nghiệp ác đã tạo là nhiều hay ít.

Muốn nghiên cứu pháp môn niệm Phật, phải đặt bản thân mình là chúng sanh nhiều tội lỗi, hiện tại cũng chưa sửa được hết lối lầm tham sân si,.... Chứ đừng buộc người ta phải vẹn trọn giới hạnh.

Hạng hạ phẩm nhiều tội lỗi, Phật còn tiếp dẫn được, phải hiểu điều đó, chớ đừng biến Tịnh Độ thành môn tu dành cho bậc ưu tú, bậc trung, thượng căn, làm mất đi ý nghĩa cứu độ tất cả của pháp môn này.
2.Hề hề,
Trong tất cả các lực tại tam giới thì Nghiệp lực là mạnh nhất. Lúc chết do vì tứ đại tan rả, Ý thức không có chỗ nương tựa nên bị Nghiệp lực dẫn dắt theo luật nhân quả.
Kkkk, rồi chủng tử Phật Pháp bỏ ở đâu mà không nhắc đến?
Người không biết Phật Pháp thì nghiệp dẫn hoàn toàn là đúng.
Nhưng với người biết Phật Pháp là tuỳ theo chủng tử Phật Pháp thế nào mà không phải nghiệp dẫn hoàn toàn.
Người đã đoạn tận tham sân si thì nghiệp chẳng dẫn được.
Người niệm Phật A DI ĐÀ không gián đoạn thì lúc ấy nghiệp chẳng dẫn được.

3.
Quả trổ ngay khi chết (Trọng nghiệp) thì sanh khổ cảnh chứ làm sao vãng sanh.
Biết lỗi thì làm được cái cóc gì! Phải Sám hối, phải Quy y, phải Trì giới, phải Hành thập thiện...như Lời Đức Phật Dạy do Thiện tri thức chỉ dẫn thì mới không thất niệm. Do không thất niệm (Nhờ Y Pháp Phụng Hành) nên mới vào cảnh giới Nhất tâm Niệm Phật mới vãng sanh.

Suốt ngày ca tụng phép phương tiện mà phớt lờ chỗ y chỉ Chánh pháp thì là lừa người dối mình.

Thì hạ phẩm hạ sanh đó: lửa địa ngục đã thêu đốt. Nhờ niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" không gián đoạn mà vãng sanh. Kinh điển đã nói rõ ràng.


Nhân quả không đơn giản là một nhân hay một quả, trong kho tạng tâm thức, có rất nhiều chủng tử, tác động qua lại ước chế lẫn nhau. Chúng sanh vãng sanh là nhờ năng lực của 48 đại nguyện tạm quãn quả báo sanh tử, vãng sanh trước, tu học thành thành rồi sau đó lại thuận theo nghiệp nhân quá khú là hành Bồ Tát Đạo.

4. Có thì cứ trích dẫn; nói nhiều làm gì.
Trừng Hải không tin hay tin thì Pháp tánh vẫn vậy, hề hề, Thế gian tướng vẫn thường trụ.

Đang nói vấn đề đức tin Phật Pháp của Trừng Hải mà Ngài lại đánh trống lãng, nói câu huề vốn.
Uổng công học phật pháp, lẽ ra Ngài phải nên ở chế độ ngủ mê li bì sẽ hợp lí hơn.

Trừng Hải không tin nổi công năng Phật Hiệu Nam Mô A Di Đà Phật hoá giải quả báo địa ngục.

Kinh điển, VNBN này đọc cũng nhiều nhưng đọc xong rồi hiểu nghĩa lí rồi bỏ qua, cho nên không nhớ đọc được ở Kinh nào; nhưng mà đoạn đó tình huống như sau: có người đoạ địa ngục, được thiện tri thức Bồ Tát nhắc khéo bằng âm thanh làm cho người đó chợt tỉnh mình có biết niệm Phật, liền niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà được thoát địa ngục vãng sanh Tây Phương. Khi nào rãnh thì VNBN sẽ từ từ lục lại!
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,803
Điểm tương tác
256
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
1. Cốt yếu của niệm Phật vãng sanh là thiết tha nguyện cầu vãng sanh và niệm Phật chuyên nhất là Chánh, còn trì giới, hành thiện là phụ. Bình thường thì cố gắng làm tốt cả hai chánh và phụ; nhưng trong tình huống đặc biệt: buộc phải bỏ một thì bỏ trì giới hành thiện, chỉ giữ niệm Phật.
...Lại Có Thêm THẾ GIỚI "CHỦNG TỘC PHẬT":
..." Trì Giới , Hành Thiện Là Phụ"...

...Hu ...Hu...
Vậy PHẬT A DI ĐÀ ...ĐỨNG NGOÀI RỒI ( TẠI ỔNG =TOÀN GIỚI +TOÀN THIỆN )
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,460
Điểm tương tác
1,089
Điểm
113


Trừng Hải không tin nổi công năng Phật Hiệu Nam Mô A Di Đà Phật hoá giải quả báo địa ngục.

Kinh điển, VNBN này đọc cũng nhiều nhưng đọc xong rồi hiểu nghĩa lí rồi bỏ qua, cho nên không nhớ đọc được ở Kinh nào; nhưng mà đoạn đó tình huống như sau: có người đoạ địa ngục, được thiện tri thức Bồ Tát nhắc khéo bằng âm thanh làm cho người đó chợt tỉnh mình có biết niệm Phật, liền niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà được thoát địa ngục vãng sanh Tây Phương. Khi nào rãnh thì VNBN sẽ từ từ lục lại!

Hề hề,

Phải có bậc Bồ tát ứng hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ dẫn mới vãng sanh đối với hạng hạ căn. Không có bậc Thiện tri thức tức Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vô ích. Đó cũng là vấn đề mà Trừng Hải nhấn mạnh. Đừng lập lờ chuyện niệm Phật sẽ được vãng sanh mà bỏ qua việc phải có bậc Thiện tri thức hộ niệm

Trừng Hải
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
293
Điểm tương tác
138
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hí hí,

Theo em thấy bác Hải nói đúng đấy, như Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm: Tới lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác trong một đời đồng thời hiện ra.

Cho nên Kinh A Di Đà ghi: lâm mạng chung thời, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân trung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh.

Hai chữ "điên đảo" này là do vì "các việc thiện ác trong một đời đồng thời hiện".

Cho nên, y chỗ "còn chút hơi ấm" mà người xưa luận rằng:
Đảnh Thánh, nhãn sinh Thiên
Nhân tâm ngã quỷ phúc,
Bàng sanh tất cái ly,
Địa ngục khước môn xuất.

Vì thế mà ban hộ niệm, rờ mó thân xác sau tám tiếng mà quyết trạch nơi về nơi đến, nhưng đúng là cái "chút hơi ấm" này chẳng những xác ấm, mà còn là thức ấm, tùy nghiệm nặng nhẹ mà biến hiện cảnh giới thiện ác để tạo sinh kiếp sống mới.

Nếu thức nghiệp đã niệm Phật thì thời Phật hiện tiền mới thấy rõ được, chớ mà niệm Phật chưa thuần thục thì Phật hiện tiền cũng không thấy biết, nên bác đi hộ niệm cụ nào mặt tươi miệng cười là bác biết thấy điều gì rồi đó. Nhưng để xác quyết thì phòng ấy phải có hương thơm thanh mát do Thiên chúng tới tiếp dẫn tạo ra, mới xác định được.

Như Ngài Đại Thế Chí nói: Phật nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, vì con không nhớ nên xa cách nhau. Hí hí

Lúc đó mà bác huân nghiệp tịnh Tông chưa thuần chưa nhất thì không địch nổi nghiệp lực hiện đời đâu, nghĩa là lúc sống còn chưa tịnh tâm được thì lúc ngỏm củ hành càng không tịnh tâm được. Hí hí.

NHẤT TÂM BẤT LOẠN, TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC là vé về Tây Phương, dù bác có tín nguyện sâu như đại dương mà niệm không Nhất nổi thì ấy là giả tín giả nguyện thôi. Như học trò nói con tin Thầy, con muốn học giỏi, mà ngày ngủ đêm cày game ấy thì sao thành trò giỏi được. Hí hí

A Di Đà Phật.
Ps: Riêng bác 012 đang trụ trì Tịnh độ nên em phải làm rõ, còn với đại chúng sơ cơ như đuối nước gặp phao thì em chỉ nói dù chỉ một từ Phật khởi nên cũng vãng sanh rồi. Hí hí, mà em không nói là "vị lai tức đắc vãng sanh". Không kiếp kế thì kiếp sau này sẽ đi được thôi ! Như dạy học trò, đâu nói sau toán cộng còn đại số đạo hàm lượng giác, nói thế nó không muốn học nữa đâu vì oải chà bà đậu quá ! Cái vụ " kiến tánh thành Phật" cũng lại như thế. Hí hí
 
Sửa lần cuối:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hề hề,

Phải có bậc Bồ tát ứng hóa thân hành pháp biệt giáo chỉ dẫn mới vãng sanh đối với hạng hạ căn. Không có bậc Thiện tri thức tức Bồ tát biệt giáo hộ niệm thì vô ích. Đó cũng là vấn đề mà Trừng Hải nhấn mạnh. Đừng lập lờ chuyện niệm Phật sẽ được vãng sanh mà bỏ qua việc phải có bậc Thiện tri thức hộ niệm

Trừng Hải
Người hộ niệm trợ duyên cho người lâm chung niệm Phật, có vãng sanh hay không là do người lâm chung có niệm Phật hay không! Và sự tiếp dẫn là năng lực của 48 đại nguyện của Phật A Di Đà chứ không phải là năng lực của người hộ niệm.

Người hộ niệm thường là người mà cái người lâm chung tin tưởng, chứ không cần phải là bậc Bồ Tát lớn lao. Miễn là làm sao cho người lâm chung niệm Phật, hễ người ấy niệm Phật thì câu sanh 48 nguyện mà được vãng sanh.

Người lâm chung chẳng chịu niệm Phật thì Phật A Di Đà cũng phải bó tay chứ nói gì đến các bậc Bồ Tát. Đương nhiên có bậc Bồ Tát hộ niệm thì quý hoá rồi nhưng không cần phải nhất thiết như vậy.

Cùng xem lại sự kiện hạ phẩm vãng sanh:

(Trích Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật)
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được.

Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật.

Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".


Trừng Hải khăn khăn cứ đòi Bồ Tát hộ niệm nhưng trong Kinh chỉ ghi là "Thiện Tri thức", thiện tri đó bằng cách nào đó của mình nói để người lâm chung tin và phát lòng niệm Phật.

Khi chịu niệm Phật thì do xưng danh hiệu Phật A Di Đà tương ưng với bổn nguyện của Phật A Di Đà nên được tiếp dẫn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hí hí,

Theo em thấy bác Hải nói đúng đấy, như Phật dạy trong Kinh Lăng Nghiêm: Tới lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác trong một đời đồng thời hiện ra.

Cho nên Kinh A Di Đà ghi: lâm mạng chung thời, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân trung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh.

Hai chữ "điên đảo" này là do vì "các việc thiện ác trong một đời đồng thời hiện".

Cho nên, y chỗ "còn chút hơi ấm" mà người xưa luận rằng:
Đảnh Thánh, nhãn sinh Thiên
Nhân tâm ngã quỷ phúc,
Bàng sanh tất cái ly,
Địa ngục khước môn xuất.

Vì thế mà ban hộ niệm, rờ mó thân xác sau tám tiếng mà quyết trạch nơi về nơi đến, nhưng đúng là cái "chút hơi ấm" này chẳng những xác ấm, mà còn là thức ấm, tùy nghiệm nặng nhẹ mà biến hiện cảnh giới thiện ác để tạo sinh kiếp sống mới.

Nếu thức nghiệp đã niệm Phật thì thời Phật hiện tiền mới thấy rõ được, chớ mà niệm Phật chưa thuần thục thì Phật hiện tiền cũng không thấy biết, nên bác đi hộ niệm cụ nào mặt tươi miệng cười là bác biết thấy điều gì rồi đó. Nhưng để xác quyết thì phòng ấy phải có hương thơm thanh mát do Thiên chúng tới tiếp dẫn tạo ra, mới xác định được.

Như Ngài Đại Thế Chí nói: Phật nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, vì con không nhớ nên xa cách nhau. Hí hí

Lúc đó mà bác huân nghiệp tịnh Tông chưa thuần chưa nhất thì không địch nổi nghiệp lực hiện đời đâu, nghĩa là lúc sống còn chưa tịnh tâm được thì lúc ngỏm củ hành càng không tịnh tâm được. Hí hí.

NHẤT TÂM BẤT LOẠN, TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC là vé về Tây Phương, dù bác có tín nguyện sâu như đại dương mà niệm không Nhất nổi thì ấy là giả tín giả nguyện thôi. Như học trò nói con tin Thầy, con muốn học giỏi, mà ngày ngủ đêm cày game ấy thì sao thành trò giỏi được. Hí hí

A Di Đà Phật.
Ps: Riêng bác 012 đang trụ trì Tịnh độ nên em phải làm rõ, còn với đại chúng sơ cơ như đuối nước gặp phao thì em chỉ nói dù chỉ một từ Phật khởi nên cũng vãng sanh rồi. Hí hí, mà em không nói là "vị lai tức đắc vãng sanh". Không kiếp kế thì kiếp sau này sẽ đi được thôi ! Như dạy học trò, đâu nói sau toán cộng còn đại số đạo hàm lượng giác, nói thế nó không muốn học nữa đâu vì oải chà bà đậu quá ! Cái vụ " kiến tánh thành Phật" cũng lại như thế. Hí hí
Được vậy thì tốt quá rồi, VNBN chẳng nói gì thêm nhưng mình không lấy đó là tất cả.
Còn thở là còn gở!
Phật A Di Đà muốn cứu tất cả chúng sanh, luôn mong chờ những chúng sanh đang thoi thóp cất tiếng vang niệm Phật để Ngài tiếp dẫn họ, giúp họ giải thoát như 48 lời thề nguyện của Ngài ấy.
Chúng ta muốn nói Tịnh Độ, hãy đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của tất chúng sanh để tìm phương cách cứu giúp!


Theo cách hiểu của Hiếu vá Bác Trừng Hải thấy người lâm chung hiện ra tướng ác thì liền phán quyết "kẻ này phải thọ ác đạo không cứu nổi" và bỏ mặc! KHÔNG nên như vậy, phải cố gắng hộ niệm, chỉ cần cận tử nghiệp họ chịu Phật không ngớt là vãng sanh!

Hiếu nói
: "NHẤT TÂM BẤT LOẠN, TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC là vé về Tây Phương, dù bác có tín nguyện sâu như đại dương mà niệm không Nhất nổi thì ấy là giả tín giả nguyện thôi. Như học trò nói con tin Thầy, con muốn học giỏi, mà ngày ngủ đêm cày game ấy thì sao thành trò giỏi được. Hí hí"

-> Hiếu có tự thấy mâu thuẫn không? Hiếu có hiểu thế nào là "tín nguyện sâu như đại dương" không?

Hiểu rồi sẽ khẳng định rằng: người có tín nguyện sâu mà không niệm nổi câu niệm Phật thì chính là người không có tín nguyện hoặc tín nguyện cạn cợt!

Người tín nguyện sâu thì lòng họ hướng về Cực Lạc như cây ngã về một hướng, chẳng ai làm lung lay được và họ thừa biết làm sao để vãng sanh và phải khẩn thiết hành trì như thế nào.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
293
Điểm tương tác
138
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Được vậy thì tốt quá rồi, VNBN chẳng nói gì thêm nhưng mình không lấy đó là tất cả.
Còn thở là còn gở!
Phật A Di Đà muốn cứu tất cả chúng sanh, luôn mong chờ những chúng sanh đang thoi thóp cất tiếng vang niệm Phật để Ngài tiếp dẫn họ, giúp họ giải thoát như 48 lời thề nguyện của Ngài ấy.
Chúng ta muốn nói Tịnh Độ, hãy đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của tất chúng sanh để tìm phương cách cứu giúp!


Theo cách hiểu của Hiếu vá Bác Trừng Hải thấy người lâm chung hiện ra tướng ác thì liền phán quyết "kẻ này phải thọ ác đạo không cứu nổi" và bỏ mặc! KHÔNG nên như vậy, phải cố gắng hộ niệm, chỉ cần cận tử nghiệp họ chịu Phật không ngớt là vãng sanh!

Hiếu nói
: "NHẤT TÂM BẤT LOẠN, TỊNH NIỆM TƯƠNG TỤC là vé về Tây Phương, dù bác có tín nguyện sâu như đại dương mà niệm không Nhất nổi thì ấy là giả tín giả nguyện thôi. Như học trò nói con tin Thầy, con muốn học giỏi, mà ngày ngủ đêm cày game ấy thì sao thành trò giỏi được. Hí hí"

-> Hiếu có tự thấy mâu thuẫn không? Hiếu có hiểu thế nào là "tín nguyện sâu như đại dương" không?

Hiểu rồi sẽ khẳng định rằng: người có tín nguyện sâu mà không niệm nổi câu niệm Phật thì chính là người không có tín nguyện hoặc tín nguyện cạn cợt!

Người tín nguyện sâu thì lòng họ hướng về Cực Lạc như cây ngã về một hướng, chẳng ai làm lung lay được và họ thừa biết làm sao để vãng sanh và phải khẩn thiết hành trì như thế nào.
Hí hí,

1. Giờ đi làm về thấy vợ bác đang hì hục với một anh khác trong nhà chẳng hạn thì lúc đấy là bác rất khó A Di Đà Phật rồi đấy, như Kinh bác trích: Người ấy không niệm được vì tán tâm do cảnh hiện.

Mà cảnh kiểu ấy lại hiện ra lúc chết nữa thì bác mặt nhăn như khỉ, có khi thất khiếu chảy huyết nữa ấy chớ. Hí hí

2. Thì một bên là Tín Nguyện, một bên là Hành trì, tín nguyện thể hiện ở hành trì, mà trình độ hành trì thể hiện sự tín nguyện, thế nên nói "tín nguyện sâu như đại dương" là chỉ kẻ nói mà hành cạn cợt nên cái "sâu" ấy là tự huyễn hoặc mình thôi. Hí hí.

Nay đã biết lúc sống mà chưa biết bơi thì lúc chết làm sao khỏi chết đuối thì ngay giờ phải gắng luyện bơi cho giỏi thì may ra trong lúc nghịch cảnh hiện còn vớt vát được ít phần vậy.

A Di Đà Phật.
Ps: Thiện tri thức, Hán cổ là chỉ cho bậc Thầy. Lục Tổ là người thể hiện sự bình đẳng tâm nên nói Các Thiện tri thức, chớ đệ đệ của Tổ cũng là hàng Tác gia, Long Tượng trong Phật Pháp. Bằng chứng là Tổ nói khi sắp tịch: Các ngươi chẳng giống người thường, về sau làm Thầy dạy người ở các nơi...thì do đây biết, chẳng nhờ "Thiện tri thức" ý chỉ cho bậc Tỏ tâm sáng tánh, định huệ tự tại đó mà, là Bồ Tát Viên Giáo. Hí hí
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hí hí,

1. Giờ đi làm về thấy vợ bác đang hì hục với một anh khác trong nhà chẳng hạn thì lúc đấy là bác rất khó A Di Đà Phật rồi đấy, như Kinh bác trích: Người ấy không niệm được vì tán tâm do cảnh hiện.

Mà cảnh kiểu ấy lại hiện ra lúc chết nữa thì bác mặt nhăn như khỉ, có khi thất khiếu chảy huyết nữa ấy chớ. Hí hí

2. Thì một bên là Tín Nguyện, một bên là Hành trì, tín nguyện thể hiện ở hành trì, mà trình độ hành trì thể hiện sự tín nguyện, thế nên nói "tín nguyện sâu như đại dương" là chỉ kẻ nói mà hành cạn cợt nên cái "sâu" ấy là tự huyễn hoặc mình thôi. Hí hí.

Nay đã biết lúc sống mà chưa biết bơi thì lúc chết làm sao khỏi chết đuối thì ngay giờ phải gắng luyện bơi cho giỏi thì may ra trong lúc nghịch cảnh hiện còn vớt vát được ít phần vậy.

A Di Đà Phật.
Kkkk, sao quả quyết như vậy, bạn Hiếu? Phải cẩn ngôn, chớ ăn nói bừa bãi vô tội như thế!

1. Thế thì còn mừng, cái nợ bấy lâu nay được cởi bỏ. Há lại, nhăn nhó làm gì?
Lập gia đình đi rồi biết.

Tín này, Nguyện này. Hiếu có hiểu Nguyện là như thế nào không? Nguyện đó chính là phải thâm tâm buông xả tâm câu sanh ta bà mà cầu sanh Tây Phương,..... Hiếu ơi, nghiên cứu Tịnh Độ cho rõ rồi hãy nói.

2. Hiếu ơi là Hiếu, Hiếu chưa hiểu Tín Nguyện Hạnh mà cứ luận bừa như vậy.

Nếu có nghiên cứu qua thì các vị tiền bối Tịnh Độ đều nói: Tín-Nguyện-Hạnh giống như 3 cái chân của cái kiềng ba chân. Chế ước lẫn nhau, không phải một bên này, rồi bên kia như Hiếu nói đâu.

Hiếu nghiên cứu thêm, đừng làm tốn thời gian như thế!
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
293
Điểm tương tác
138
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Kkkk, sao quả quyết như vậy, bạn Hiếu? Phải cẩn ngôn, chớ ăn nói bừa bãi vô tội như thế!

1. Thế thì còn mừng, cái nợ bấy lâu nay được cởi bỏ. Há lại, nhăn nhó làm gì?
Lập gia đình đi rồi biết.

Tín này, Nguyện này. Hiếu có hiểu Nguyện là như thế nào không? Nguyện đó chính là phải thâm tâm buông xả tâm câu sanh ta bà mà cầu sanh Tây Phương,..... Hiếu ơi, nghiên cứu Tịnh Độ cho rõ rồi hãy nói.

2. Hiếu ơi là Hiếu, Hiếu chưa hiểu Tín Nguyện Hạnh mà cứ luận bừa như vậy.

Nếu có nghiên cứu qua thì các vị tiền bối Tịnh Độ đều nói: Tín-Nguyện-Hạnh giống như 3 cái chân của cái kiềng ba chân. Chế ước lẫn nhau, không phải một bên này, rồi bên kia như Hiếu nói đâu.


Hiếu nghiên cứu thêm, đừng làm tốn thời gian như thế!
Hí hí,

Bác nghiên cứu thì bác cứ nghiên cứu đi, mà em dặn là nghiên cứu chỉ tăng tri kiến chứ không tăng "đạo lực" đâu nhé.

Như lời Phật dạy Anan: Ông chỉ ham học, mà chẳng ham hành nên gặp Ma Đăng Già đẹp xinh lại quên hết Phật Tăng nằm chỗ mô rồi. Hí hí

Bác có vẻ không còn "yêu vợ" như vợ bác tưởng nên việc này bác chớ cho vợ bác biết. Hí hí, nhưng vợ thì đã chán mà gái 18 chưa chẳng đã tha, hí hí.

Em góp ý vậy thôi, chớ em biết bác hành trì cũng khá đấy.

A Di Đà Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,990
Điểm tương tác
794
Điểm
113
Hí hí,

Bác nghiên cứu thì bác cứ nghiên cứu đi, mà em dặn là nghiên cứu chỉ tăng tri kiến chứ không tăng "đạo lực" đâu nhé.

Như lời Phật dạy Anan: Ông chỉ ham học, mà chẳng ham hành nên gặp Ma Đăng Già đẹp xinh lại quên hết Phật Tăng nằm chỗ mô rồi. Hí hí

Bác có vẻ không còn "yêu vợ" như vợ bác tưởng nên việc này bác chớ cho vợ bác biết. Hí hí, nhưng vợ thì đã chán mà gái 18 chưa chẳng đã tha, hí hí.

Em góp ý vậy thôi, chớ em biết bác hành trì cũng khá đấy.

A Di Đà Phật.
Người ta nói: tình yêu là vĩnh cửu chỉ có người yêu là thay đổi. kkkkk, cho nên "ái" là gốc của luân hồi. Ái mà đã tận thì nhẹ tênh như các vị A LA HÁN.

Kkkk, muốn làm Bác Sĩ cũng phải trãi qua việc lý thuyết, sau đó đi thực tập, rồi tập sự, 5 kinh làm việc kinh nghiệm, 10 năm giao lưu học hỏi,.... sau mới là chuyên nghiệp.

Người nào học Thiền mà hội luôn Tịnh Độ thì mới là Đại hành giả.

Qua nhiều năm giao lưu và kinh nghiệm, VNBN thấy rằng đa số người học Thiền (Nguyên Thuỷ, Như Lai Thiền,...., các Thánh Đạo Môn, thiên về tự lực bản thân) thì họ không thấu hiểu được pháp môn niệm Phật.

Trong đó có không ít người. ngày ngày cứ chửi rủa pháp môn niệm Phật, chê bai, bôi bác.
 

Hiếu

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
21/9/16
Bài viết
293
Điểm tương tác
138
Điểm
43
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Người ta nói: tình yêu là vĩnh cửu chỉ có người yêu là thay đổi. kkkkk, cho nên "ái" là gốc của luân hồi. Ái mà đã tận thì nhẹ tênh như các vị A LA HÁN.

Kkkk, muốn làm Bác Sĩ cũng phải trãi qua việc lý thuyết, sau đó đi thực tập, rồi tập sự, 5 kinh làm việc kinh nghiệm, 10 năm giao lưu học hỏi,.... sau mới là chuyên nghiệp.

Người nào học Thiền mà hội luôn Tịnh Độ thì mới là Đại hành giả.

Qua nhiều năm giao lưu và kinh nghiệm, VNBN thấy rằng đa số người học Thiền (Nguyên Thuỷ, Như Lai Thiền,...., các Thánh Đạo Môn, thiên về tự lực bản thân) thì họ không thấu hiểu được pháp môn niệm Phật.

Trong đó có không ít người. ngày ngày cứ chửi rủa pháp môn niệm Phật, chê bai, bôi bác.
Hí hí,

Chân lý không cần phải chứng minh, bác cứ Vãng sanh đi thì lời bác sẽ thành Luận ngữ. Hí hí

Bác mà dãy đành đạch trên giường lúc sắp tắt thở hay càng về già càng khổ não sâu bi thì bác có đem hết tri thức Ba đời chư Phật ra bảo hộ Tịnh độ đi nữa, cũng chẳng ai tin bác đâu. Hí hí

Bác nghiệm xem em nói có phải không ?

Phật pháp lưu tới được nay là nhờ người hành hay hay là nhờ người nói giỏi ? Hí hí

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,460
Điểm tương tác
1,089
Điểm
113
Người hộ niệm trợ duyên cho người lâm chung niệm Phật, có vãng sanh hay không là do người lâm chung có niệm Phật hay không! Và sự tiếp dẫn là năng lực của 48 đại nguyện của Phật A Di Đà chứ không phải là năng lực của người hộ niệm.

Người hộ niệm thường là người mà cái người lâm chung tin tưởng, chứ không cần phải là bậc Bồ Tát lớn lao. Miễn là làm sao cho người lâm chung niệm Phật, hễ người ấy niệm Phật thì câu sanh 48 nguyện mà được vãng sanh.

Người lâm chung chẳng chịu niệm Phật thì Phật A Di Đà cũng phải bó tay chứ nói gì đến các bậc Bồ Tát. Đương nhiên có bậc Bồ Tát hộ niệm thì quý hoá rồi nhưng không cần phải nhất thiết như vậy.


Cùng xem lại sự kiện hạ phẩm vãng sanh:

(Trích Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật)
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được.

Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật.

Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".


Trừng Hải khăn khăn cứ đòi Bồ Tát hộ niệm nhưng trong Kinh chỉ ghi là "Thiện Tri thức", thiện tri đó bằng cách nào đó của mình nói để người lâm chung tin và phát lòng niệm Phật.

Khi chịu niệm Phật thì do xưng danh hiệu Phật A Di Đà tương ưng với bổn nguyện của Phật A Di Đà nên được tiếp dẫn.

Hề hề,

Chữ Thiện tri thức mà hiểu theo nghĩa xã giao đàm thoại hàng ngày của mấy cô, mấy chú ban hộ niệm gọi nhau là Thiện hữu tri thức. Hay mấy anh mấy chị cư sĩ tại gia vác vài bao gạo đi cho người nghèo cũng xưng là bồ tát với công đức vô lượng thì đúng là mạt pháp thật.

Theo Kinh Đại bát nhã thì Thiện tri thức là người thông đạt và giảng nói các pháp Không, Vô tướng, Vô tác và Nhất thiết chủng trí. Bậc Thiện tri thức như vậy mới có thể giảng nói Diệu pháp (Chân như vô thượng) đúng Tâm địa (Vị) y Kiến văn (Xứ) và hợp Nhận thức (Thời) nơi người sắp lâm chung mà khởi sanh Tín, Nguyện, Hành. Hay nói cách khác, theo Thiên thai Phán giáo thì Tịnh độ tông là Biệt giáo nên Thiện tri thức chính là Bồ tát biệt giáo hoặc Hóa thân (Ý sanh thân) hay Ứng thân (Sanh thân) hành pháp vô lượng cứu độ chúng sanh bằng phép Tịnh độ (Hãy tự mình tìm hiểu ba chữ Thiện tri thức).
Nếu ai đã đọc Bản sanh, Bản sự thì sẽ thấy nhiều trường hợp chư thánh A la hán vâng mệnh Phật đà đến gặp người sắp lâm chung để trợ duyên. Như trường hợp ông Cấp cô độc được ngài Xá lợi phất vâng lời Đức Phật đến giảng nói kinh văn trước giờ lâm chung mà đắc thánh quả. Hay vua Tần bà sa la/Bimbisara chồng bà Vi đề hi trước giờ lâm chung ở trong ngục thất được ngài Mục kiền liên vâng lời Đức Phật dùng thần thông an tâm vua mà đắc thánh quả khi chết...(Hãy tự mình tìm hiểu việc trợ duyên của chư vị đắc Bồ đề trí/Bồ đề hữu tình/Bodhisatta)

Tịnh độ tông lấy tông chỉ là Tín, Nguyện, Hành. Tông chỉ này ở hạ phẩm vãng sanh thì phải gồm có ba: Phật, Tâm và Chúng sanh. Phật tức A di đà; Tâm ở đây là Vô lượng tâm tức Đạo hành của Bồ tát biệt giáo và Chúng sanh tức bậc hạ căn lâm chung niệm Phật. Nếu thiếu một trong ba thì vãng sanh bất thành.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,803
Điểm tương tác
256
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Theo Kiến Nhận Của An long Trải Nghiệm Và Sau Đó "Soi" Lại Kinh , Giáo Của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Thuyết Giảng thì Có SỰ KIẾN NHẬN TỰ THÂN Với TỰ TÍNH & TỰ TƯỚNG ( Tạm Tính & Tạm tướng= TÍNH & TƯỚNG=ĐANG LÀ ...) Của Các Hiện Trạng Hiện Hữu , Hiện Hành Mang Đặc Thù Với Các Cấu Trúc Và Các Tố Chất Vi Tế Cấu Thành .
Và TÙY THEO NHẬN THỨC Của ĐỐI TƯỢNG THÂM NHẬP Và CÔNG PHU MÀ : ĐỊNH DANH & ĐỊNH TÁNH...Tương ưng Với QUY ƯỚC Giới Địa Thọ Giới .
@- Trong PHẬT HỌC CHÍNH THỐNG Được Triển Khai =Diễn Giải Với NHỮNG NGỮ & NGHĨA =ĐỊNH : DANH & TƯỚNG ...Với Những QUY ƯỚC ĐẶC THÙ CỦA PHẬT HỌC. ( Ví Như QUY ƯỚC HỌC ĐƯỜNG Có TỰ TÍNH QUY ƯỚC ĐẶC THÙ CỦA HỌC ĐƯỜNG Khác Với TỰ TÍNH " ĐƯỜNG PHỐ " Với ĐẶC THÙ ĐƯỜNG PHỐ ).
...Vậy CÁC ĐẠO HỮU MUỐN HỌC PHẬT ( Để Được THÀNH TỰU VÃNG SANH Hay GIẢI THOÁT TỰ TẠI ) Phải Học Hỏi , Tham Cứu , Hành Pháp Theo Phương Tiện Hướng Dẫn Của Những Thiện Tri Thức (Những Hành Giả Có Tri Kiến Qua Tự Trải NghiệmTự Trực Nhập , Tự Trực Nhận ) ĐỂ CÓ NHẬN THỨC Về TỰ TÍNH & TỰ TƯỚNG ( Tạm Tính & Tạm Tướng) ĐANG...HIỆN HỮU , HIỆN HÀNH Nơi CÁC PHÁP , MỚI CÓ THÀNH TỰU CHÂN THẬT TRONG =HỌC PHẬT .
*-...Ví Như =Vẫn Nặng Quan Điểm : Duy Trì Dòng Tộc !...Mà MUỐN VÃNG SANH THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC Của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ ! ...Có HỢP LÝ HAY KHÔNG ???... Khi Mà " TỰ TÍNH" THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC Của ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ =...KHÔNG CÓ NGƯỜI NỮ....!...Và VỚI CẤU TRÚC & TỐ CHẤT Của " TỰ TÍNH" =VÔ LƯỢNG THỌ , VÔ LƯỢNG QUANG ( SỰ BỀN CHẮC LÂU DÀI ) Thì Phải TƯƠNG ƯNG :..NHÂN GÌ...DUYÊN GÌ...? !
**-...Còn CÁI THẾ GIỚI : MUỐN =TƯỞNG=LÀ HIỆN...GIÚP " CỰC LẠC" Thì " TỰ TÍNH" Ấy ĐƯỢC THÀNH TỰU NHƯ THẾ NÀO...Rồi... CHUYỂN BIẾN RA SAO ( THEO QUY CHUẨN CỦA =TỰ TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH) Và Nếu ĐƠN GIẢN NHƯ THẾ THÌ : CHỈ CẦN ĐĂNG KÝ MỘT TÀI KHOẢN GA ME...VÀ THA HỒ TƯỞNG...CÙNG VỚI " HẬU QUẢ CỦA NÓ "

Kính Cáo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top