- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
A. Trước hết, tôi sẽ bác bỏ các quan điểm sau:
1. Quan điểm sai thứ nhất: Còn nợ đời thì bắt buộc phải tái sanh để trả nợ.
Nợ là ý nói đến việc ác mà ta đã gây ra cho người khác. Như vậy quan điểm trên cho rằng nếu một người đã tạo nghiệp ác thì khi chết phải tái sanh để mà chịu lại cái tội lỗi để gây ra. Như vậy thì phải trả hết nợ của tất cả các kiếp sống, mới mong không còn tái sanh. Và đúng theo quan điểm đó, ta không cần tu, chỉ đợi trả hết quả báo thì hết sanh tử. Điều này chỉ có tượng đá mới làm được, vì trong tâm còn tham sân si thì còn tiếp tục gây ra nợ, thì tương lai lại phải trả. Như vậy là phải trả mãi, không có ngày nào hết!
Khi xưa, thời Thế Tôn còn tại thế, có một người đã giết 999 người. Ông tìm Phật để giết được tổng số 1000 theo tà pháp nào đó. Nhưng không ngờ lại được Phật độ và chứng A LA HÁN quả. Như vậy, cái nợ 999 mạng người đó, vị ấy có trả xong chưa? mà vẫn được chứng A LA HÁN.
Luân hồi sanh tử hay không là do tâm mình quyết định, chứ không do nợ nần đã gây ra quyết định. Nợ thì ắt sẽ trả nhưng chúng ta khoan bàn tới!
2. Quan điểm sai thứ hai: Còn tham sân si thì phải tái sanh trong thế ta bà mà chúng ta đang sanh sống.
Điều đó chỉ đúng nếu vũ trụ chỉ có một thế giới ta bà duy nhất mà chúng ta đang sinh sống! Sẽ không có một cơ sở nào chứng minh được điều đó. Sẽ không ai chứng minh cả. Muốn rõ điều đó thì duy chỉ có Đức Phật mà thôi.
Tuy nhiên Đức Phật đã thuyết giảng có hằng hà sa số các thế giới sai biệt cùng hiện hữu. Mỗi thế giới như vậy là quốc độ của một vị Phật nào đó. Chẳng hạn, cõi ta bà này là quốc độ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cõi Cực Lạc là quốc độ của Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Lưu Ly là quốc độ của Đức Phật Dược Sư,.... (đây là cách nói phương tiện, chứ Phật không có sở hữu chúng).
Nhưng sẽ được làm hai nhóm: nhóm uế độ và tịnh độ. Thế giới chúng ta đang sống thuộc nhóm uế độ, tức là có nhiều thứ xấu ác về hoàn cảnh và nội tâm con người. Còn các cõi như Cực Lạc, Tịnh Lưu Ly, Vô Cấu,... là các cõi nước nói chung là trang nghiêm thanh tịnh về hoàn cảnh cũng như nội tâm của dân chúng. Cho nên chữ tịnh này là ngược lại với chữ xấu uế, chứ không phải là tuyệt đối, vì tuyệt đối không có hình tướng! Còn các cõi thế giới tịnh độ hoặc uế độ thì đều là giả tạm, có hình tướng biến chuyển.
Con người tham cầu những thứ thuộc thế giới nào sẽ vào thế giới đó! Chúng ta tham cầu sở hữu những thứ thuộc ta bà thế giới thì vào ta bà thế giới, chúng ta tham cầu về Cực Lạc thế giới tu tập thì tái sanh sang Cực Lạc. Tham nó có nhiều loại, chứ không phải hễ tham là phải ta bà! Như có những người không tham việc ái dục, không tham tiền tài, không tham vật chất,... nhưng tham cầu việc giải thoát, những người này có thể sanh sang các cõi Tịnh nếu như đáp ứng được cái nhân huân tập sang thế giới đó!
B. Kết luận
Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!
Những người không tin sự hiện hữu của Cực Lạc thì tâm họ quyết định chẳng có nên không tái sanh sang Cực Lạc.
Những người tin sự hiện hữu của Cực Lạc nhưng họ thích tu tập trong ta bà thì tâm họ đã quyết định ở ta bà.
Những người cho rằng tu theo Phật Pháp phải xóa bỏ mọi tâm tham cầu thì tâm họ quyết định không cầu sanh đâu cả, họ Niết Bàn nếu đoạn tận các tập khí sanh tử; Và sẽ vẫn sanh nếu họ chưa đoạn tận các tập khí sanh tử và sanh vào thế giới mà họ biết.
Những người tin sự hiện hữu của thế giới Cực Lạc đúng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, về hoàn cảnh và dân chúng nơi đó, rồi phát nguyện sanh, thực hiện đúng một trong số các nhân duyên vãng sanh thì được Phật A Di Đà tiếp dẫn sang thế giới Cực Lạc.
1. Quan điểm sai thứ nhất: Còn nợ đời thì bắt buộc phải tái sanh để trả nợ.
Nợ là ý nói đến việc ác mà ta đã gây ra cho người khác. Như vậy quan điểm trên cho rằng nếu một người đã tạo nghiệp ác thì khi chết phải tái sanh để mà chịu lại cái tội lỗi để gây ra. Như vậy thì phải trả hết nợ của tất cả các kiếp sống, mới mong không còn tái sanh. Và đúng theo quan điểm đó, ta không cần tu, chỉ đợi trả hết quả báo thì hết sanh tử. Điều này chỉ có tượng đá mới làm được, vì trong tâm còn tham sân si thì còn tiếp tục gây ra nợ, thì tương lai lại phải trả. Như vậy là phải trả mãi, không có ngày nào hết!
Khi xưa, thời Thế Tôn còn tại thế, có một người đã giết 999 người. Ông tìm Phật để giết được tổng số 1000 theo tà pháp nào đó. Nhưng không ngờ lại được Phật độ và chứng A LA HÁN quả. Như vậy, cái nợ 999 mạng người đó, vị ấy có trả xong chưa? mà vẫn được chứng A LA HÁN.
Luân hồi sanh tử hay không là do tâm mình quyết định, chứ không do nợ nần đã gây ra quyết định. Nợ thì ắt sẽ trả nhưng chúng ta khoan bàn tới!
2. Quan điểm sai thứ hai: Còn tham sân si thì phải tái sanh trong thế ta bà mà chúng ta đang sanh sống.
Điều đó chỉ đúng nếu vũ trụ chỉ có một thế giới ta bà duy nhất mà chúng ta đang sinh sống! Sẽ không có một cơ sở nào chứng minh được điều đó. Sẽ không ai chứng minh cả. Muốn rõ điều đó thì duy chỉ có Đức Phật mà thôi.
Tuy nhiên Đức Phật đã thuyết giảng có hằng hà sa số các thế giới sai biệt cùng hiện hữu. Mỗi thế giới như vậy là quốc độ của một vị Phật nào đó. Chẳng hạn, cõi ta bà này là quốc độ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cõi Cực Lạc là quốc độ của Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Lưu Ly là quốc độ của Đức Phật Dược Sư,.... (đây là cách nói phương tiện, chứ Phật không có sở hữu chúng).
Nhưng sẽ được làm hai nhóm: nhóm uế độ và tịnh độ. Thế giới chúng ta đang sống thuộc nhóm uế độ, tức là có nhiều thứ xấu ác về hoàn cảnh và nội tâm con người. Còn các cõi như Cực Lạc, Tịnh Lưu Ly, Vô Cấu,... là các cõi nước nói chung là trang nghiêm thanh tịnh về hoàn cảnh cũng như nội tâm của dân chúng. Cho nên chữ tịnh này là ngược lại với chữ xấu uế, chứ không phải là tuyệt đối, vì tuyệt đối không có hình tướng! Còn các cõi thế giới tịnh độ hoặc uế độ thì đều là giả tạm, có hình tướng biến chuyển.
Con người tham cầu những thứ thuộc thế giới nào sẽ vào thế giới đó! Chúng ta tham cầu sở hữu những thứ thuộc ta bà thế giới thì vào ta bà thế giới, chúng ta tham cầu về Cực Lạc thế giới tu tập thì tái sanh sang Cực Lạc. Tham nó có nhiều loại, chứ không phải hễ tham là phải ta bà! Như có những người không tham việc ái dục, không tham tiền tài, không tham vật chất,... nhưng tham cầu việc giải thoát, những người này có thể sanh sang các cõi Tịnh nếu như đáp ứng được cái nhân huân tập sang thế giới đó!
B. Kết luận
Một người có tái sanh hay không, tái sanh vào thế giới nào là do nội tâm của người đó quết định, không cần biết là người đó đã gieo bao nhiêu tội lỗi!
Những người không tin sự hiện hữu của Cực Lạc thì tâm họ quyết định chẳng có nên không tái sanh sang Cực Lạc.
Những người tin sự hiện hữu của Cực Lạc nhưng họ thích tu tập trong ta bà thì tâm họ đã quyết định ở ta bà.
Những người cho rằng tu theo Phật Pháp phải xóa bỏ mọi tâm tham cầu thì tâm họ quyết định không cầu sanh đâu cả, họ Niết Bàn nếu đoạn tận các tập khí sanh tử; Và sẽ vẫn sanh nếu họ chưa đoạn tận các tập khí sanh tử và sanh vào thế giới mà họ biết.
Những người tin sự hiện hữu của thế giới Cực Lạc đúng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, về hoàn cảnh và dân chúng nơi đó, rồi phát nguyện sanh, thực hiện đúng một trong số các nhân duyên vãng sanh thì được Phật A Di Đà tiếp dẫn sang thế giới Cực Lạc.
Sửa lần cuối: