- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR><B>NIỀM VUI NGƯỜI TU</B>
Hòa Thượng Thích Nhật Quang
(Sách "Đạo nhân và mùa Xuân", Hòa thượng Thích Nhật Quang,
Hội Thiền Học Việt Nam, trang 7 - 32)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân ngày đầu Xuân vui vẻ, tôi có chút niềm phấn khởi xin được chia sẻ với quí vị. Thật ra như huynh đệ biết, chúng ta không tu thì thôi, chứ chịu tu, chịu hướng về đức Phật và áp dụng theo lời Phật dạy thì có lợi lạc. Đó là điều tất yếu. Những lợi lạc này tùy theo mức độ công phu của từng người mà có kết quả sai khác
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung người xuất gia như chúng tôi thì nhất định có lợi lạc nhiều hơn quí Phật tử. Tại sao? Vì chúng tôi được ở trong môi trường tốt, được Hòa thượng ân sư nuôi nấng dạy dỗ chu đáo. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là chúng tôi dám tự hào, mà mỗi lần được những niềm vui đó mình liền nghĩ đến huynh đệ, những đồng chí, những người bạn, những Phật tử cùng phát tâm tu, cùng hành trì Phật pháp nhưng chưa đủ điều kiện thuận tiện để hưởng trọn vẹn niềm vui trong Phật pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niềm vui trong Phật pháp còn gọi là Pháp hỷ. Pháp là Phật pháp, Hỷ là vui mừng. Quả thật khi chúng ta đến với Phật pháp, hiểu được Phật pháp, sống được với Phật pháp, chúng ta liền có niềm vui. Điều này nếu huynh đệ chiêm nghiệm một chút sẽ thấy rõ ràng. Tôi nhớ lần ấy Hòa thượng về Chân Không, ngài dạy tôi đi theo. Đại huynh Đắc Pháp từ Vĩnh Long về. Buổi chiều đại huynh nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chiều nay sư huynh về Vĩnh Long.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đi chơi một vòng, đại huynh bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thôi, tối nay ở lại với Thầy. <I>(Hòa thượng)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm ấy thật vui. Huynh đệ ngồi dưới bóng cây bên hiên chùa nói chuyện. Một hồi Hòa thượng thấy chúng tôi, Thầy hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ủa! Hai gã này còn đây!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là Thầy kêu lại, ba bốn thầy trò ngồi nói chuyện, trình bày những công phu mà huynh đệ đã thể nghiệm chút chút. Thầy hoan hỷ chỉ vẽ thêm cho những điều cần thiết để chúng tôi tăng tiến. Quả thật lúc đó anh em chúng tôi phấn khởi lạ thường! Trước khi ngồi chơi, thầy Đắc Pháp mệt lắm, thầy nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Mình nói chuyện chút thôi, đi nghỉ sớm đặng khuya tôi về, không thể ngồi lâu được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng chúng tôi đã ngồi với nhau đến mười một giờ khuya! Chúng nhỏ đi ngủ hết, mấy ngày Tết họ mệt mỏi, không còn ai ở đó với chúng tôi. Huynh đệ nói chuyện dưới bóng cây, dưới hiên chùa, dưới sương lạnh, dưới gió mát, dưới trời bao la... mà phấn khởi chi lạ. Nước nôi thời không có, bánh trái thời tuyệt nhiên, chỉ ngồi nói chuyện khào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi lần nhắc đến ngày xưa, anh em huynh đệ được Thầy chỉ cho điều gì, mình nghe, mình học, mình nhớ để ứng dụng tu, thấy vui lắm. Đại huynh nói cảm nhận của đại huynh, tôi nói cảm nhận của tôi. Anh em hòa điệu. Quả thật những giáo lý chúng tôi đã được thầy mớm, được nếm, được hưởng, được tiêu dung, rất có lợi lạc. Lợi lạc trước nhất là sự an ổn. Hồi xưa chúng tôi làm gì có tâm trạng an ổn ngồi với nhau cả tiếng đồng hồ. Không bao giờ. Gặp nhau nói điều gì đó rồi thôi, còn bây giờ anh em ngồi lại mới thấy thấm tình đạo vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vấn đề huynh đệ đặt ra là phút giây chúng ta từ giã thân nầy, mình phải có thái độ như thế nào, chuẩn bị ra sao, có thể nghiệm gì để mình tự tại, đừng bị nghiệp dẫn vào những con đường tối tăm. Đại huynh Đắc Pháp nói cuộc đời với danh vị, lợi lộc, quyền uy... vây hãm làm cho biết bao con người khốn đốn. Trong đó không loại trừ những ông thầy tu phóng tâm theo ngoại trần. Nếu ai để cho những thứ ấy bu bám nhiều chừng nào thì cuộc đời càng nguy khốn chừng ấy. Càng nghĩ tới nó là càng bị ràng buộc. Cho nên tôi thưa với đại huynh, bây giờ anh em mình làm sao tháo gỡ hết những thứ đó. Tháo gỡ sao đây? Khi nào đại huynh thấy mệt, không muốn thở nữa, đại huynh nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Giờ huynh mệt rồi, mọi việc từ lâu nay làm được huynh đã làm xong! Đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thì em đây cũng chuẩn bị:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ lâu nay Thầy dạy, Thầy sắp đặt ở Thường Chiếu, chú lo cho chúng, làm cái gì, cái gì. Đến chừng mệt rồi em bạch với Thầy: "Con mệt rồi. Tất cả những gì Thầy dạy con, con có thể làm được theo khả năng của con, con làm rồi. Bây giờ con đi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một điều đó thôi mà anh em bàn tới bàn lui không xong:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm nổi không sư huynh?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chu choa! Không biết làm nổi không? Hay lúc đó mình nhớ "Trời ơi cái chùa làm chưa rồi, mấy người bạn đạo ở đâu đó thương mình lắm, không biết làm sao gặp lại..." lung tung lăng tăng đủ thứ chuyện hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Anh em chúng ta đầu trọc, tất cả cái gì cũng không, cửa chùa là cửa Không, vậy mà vẫn vướng mắc như thường! Quí vị có để ý điểm vướng mắc này không? Nếu chúng ta kiểm điểm được chính mình, dứt khoát vứt bỏ nó thì hy vọng ngày ra đi sẽ tự tại. Kiểm điểm như thế chúng ta mới hưởng được pháp hỷ trong Phật pháp. Chữ Hỷ là vui mừng. Thường thường đám cưới người ta viết chữ Hỷ dính chùm, tức song hỷ. Tại sao? Vì hỷ của hai người, hỷ theo thế gian nên viết dính lại. Còn chữ Hỷ trong Phật pháp là Hỷ Xả. Hỷ mà Xả. Buông bỏ mà vui vẻ. Không dính mắc mới tự tại giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm dó anh em chúng tôi bàn nhiều về việc này, bàn để cố gắng. Thầy của mình cả đời cống hiến, đã gầy dựng cho chúng ta lòng tự tin trên con đường trở về quê xưa. Bây giờ là những người kế thừa, chúng ta cũng phải làm sao cho xứng đáng. Tới chừng đi, thầy cười nói: "Tôi đã giao cho mấy chú rồi nghen. Nên hư gì mấy chú chịu trách nhiệm với Giáo hội, với Tăng Ni, Phật tử, với mọi người. Phần của tôi xong rồi". Tới mình cũng thế, sắp đặt yên hết rồi đi. Tài sản này, cơ sở này, những gì có ở đây là của chung, mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ. Không ai có quyền dùng riêng tư để thủ lợi. Vì như thế rất tội lỗi, đọa địa ngục nhanh như tên bắn. Phải thấy như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều vị tưởng những người có trách nhiệm như chúng tôi sung sướng lắm. Sung sướng gì đâu! Cực lắm. Ở ngoài quí vị dăm ba người con, đặc biệt là con trai chịu "Quậy" thì mệt đừ, chừng bốn năm anh em thôi. Vậy mà gia đình của chúng tôi ở đây trên cả trăm anh! Anh nào cũng trẻ trung khỏe khoắn, "quậy quọ" đủ kiểu. Phải làm sao đây? Phải lấy đức độ, lấy tâm rộng lớn, lấy lời chân thật mà nói cho họ nghe, mớm cho họ hiểu, hướng dẫn họ từng điều từng chút để họ có thể an ổn tu hành. Khó lắm, thưa quí vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuối cùng kết thúc câu chuyện trước khi đi nghỉ, anh em chúng tôi nói với nhau "Sư huynh ráng làm cho được, em cũng ráng làm, để Thầy vui". Mình thành tựu được như thế Thầy mới vui, chứ đâu phải Thầy nuôi mình cho to lớn, ông nào ông nấy cũng mập khỏe ra để "quậy" thiên hạ. Đâu có! Thầy nuôi là nuôi tuệ mạng, giáo dưỡng Tâm giới, Học giới, Đức giới... Nuôi tăng chúng khỏe mạnh thì có phước nhưng chưa đủ, phải trau dồi giới đức, dứt trừ phiền não, đi đến giải thoát sanh tử mới đúng nghĩa Phật dạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hồi xưa ở Trung Hoa vào thời Phật páp sung thịnh, chùa có cả một hai ngàn chư Tăng. Như pháp hội Tổ Quy Sơn trên hai ngàn tăng. Quý vị thử tưởng tượng một ngôi chùa trên hai ngàn chư tăng, mệt cho Hòa thượng dữ lắm chứ đâu phải chơi. Nhưng hồi xưa không như bây giờ. Ban ngày tới giờ đại tham, chư tăng đánh trống, Hòa thượng thăng tòa. Ai có vấn đề gì ra hỏi. Hỏi trật Hòa thượng đập cho một gậy đuổi ra liền. Ai vô cửa được Hòa thượng gật đầu, ai không vô được là bị đuổi ra tức khắc, không lầy nhầy lè nhè gì hết. Buổi tối tiểu tham, tức sau giờ tụng kinh cũng đánh trống, Hòa thượng thăng tòa. Tiểu tham thì nhẹ hơn đại tham. Những vị nào hồi sáng thưa hỏi chưa rồi, hãy bước ra. Ông nào được thì vô cửa, không được thì đuổi ra. Gọn gàng lắm, chứ không như bây giờ phải nuôi, phải lo hộ khẩu... đủ thứ chuyện mà chẳng đi tới đâu. Hồi xưa không như thế. Nhẹ nhàng lắm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong ngôi chùa đông tăng nọ ở Trung Hoa, có một đại tăng là hóa thân Bồ tát. Hôm ấy một Phật tử là quan chức cao cấp nằm chiêm bao thấy vị Bồ tát ở trong chùa. Ông muốn cúng dường nhưng chưa gặp mặt thật bao giờ, chỉ thấy trong mộng thôi. Phật tử ấy đến thưa với Hòa thượng Đường đầu và xin được diện kiến với quý thầy trong chùa. Thế là Tri khách, Tri sự.... đều được mời ra một loạt. Không có vị tăng nào là người trong mộng của ông ta hết! Cả ngàn vị tăng mà không vị nào giống trong mộng, Phật tử ấy thất vọng quá, không biết làm sao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ ông nghĩ ra một cách, xin cúng dường toàn thể chư tăng. Ông lấy bộ kinh Đạithừa chôn dưới cổng tam quan và xin chư tăng cho ông được rước từ cổng tam quan vào nơi cúng dường. Hòa thượng đường đầu được xe đón rước, còn tăng chúng từng hàng đi vào, có tán lọng đón rước đàng hoàng. Mọi người đi qua hết nhưng vẫn không thấy vị tăng trong mộng, ông thất vọng ghê. Cuối cùng còn hai ba ông tăng giống như mấy anh kéo xe đi đổ rác hàng ngày ở thiền viện Thường Chiếu đây, nhân vật đi sau cùng đi tới đó, bỗng chổng đầu lộn ngược xuống đất đi qua. Vừa đi vừa nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đâu dám khinh thường pháp bảo!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ vị đại thí chủ nhìn kỹ và nhận ra đây chính là Bồ tát hiện trong mộng, ông rất vui mừng cung thỉnh vô đảnh lễ, cúng dường. Đại lễ hôm đó thành công rực rỡ vì có Bồ tát thị hiện chứng lễ. Bồ tát ấy quần áo tèm lem tuốc luốc, mới nhìn không nhận ra được khuôn mặt nữa. Khi Hòa thượng đường đầu nhìn lại thì ra tên này mỗi ngày đợi tăng chúng ăn uống, rửa chén xong xuôi, vớt hết cơm thừa canh cặn ở cống rãnh, rửa ráy sạch sẽ mà ăn. Ăn rồi kiếm chỗ nằm ngoài hiên ngoài vách, chứ không có giường chõng chi cả. Bình nhật Hòa thượng cũng không quan tâm đến, kệ nó công quả được nhiêu hay bấy nhiêu. Nhưng không ngờ đó là hiện thân Bồ tát. Cho nên chúng ta đừng đánh giá hình thức bên ngoài của người tu là sai. Nhìn một người thấy lèn quèn, mình khinh thường thì coi chừng Bồ tát sống đó nghen!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niềm vui của người tu cũng thế, không thể có từ bên ngoài mà phải xuất phát từ bên trong, từ công đức tu hành. Chúng ta có bệnh hễ thấy người hay vật hợp với mình thì ta muốn ôm giữ, vui thích với vật sở hữu của mình. Đó gọi là ái kiến đại bi, chính nó đã gây khổ đau cho con người. Còn những gì ta không ưng thì thôi ngó tới là phát bực, đối diện thấy trong lòng không yên, nếu phải tiếp xúc nữa thì nổi quạu ngay. Như vậy chúng ta luôn luôn bị tắng và ái chi phối, kéo lôi. Tắng là ghét, là bực bội, khó chịu, bất an bất ổn. Ái là yêu thích, muốn ôm giữ. Hai cái này nó hành chúng ta khổ điêu đứng. Chúng ta tu thì phải bỏ hai thứ này mới có thể nếm được mùi vị pháp lạc, pháp hỷ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ trong công phu chúng ta có được pháp hỷ, với điều kiện là phải quyết tâm. Nói gì thì nói, tu mà không quyết tâm thì chả tới đâu cả. Thứ hai là dứt khoát, quyết tâm rồi mà không dứt khoát thì cù nhầy mãi, không biết bao giờ mới xonng. Kế đến là gan dạ, có gan dạ mới tu được, không gan dạ thì thua. Thua cái gì? Thua cái ăn, cái ngủ, cái chơi. Người không gan dạ, ai rủ ăn liền bỏ tu đi ăn, buồn ngủ bỏ tu đi ngủ, nghe nói Suối Tiên đẹp lắm, bỏ tu đi Suối Tiên. Đâu phải đi về rồi yên tu, đi về nhớ nào nhớ rồng, nào suối, nào thiên cung, nào hang quỷ mười hai mười ba cửa ngục gì đó. Có vị đi Suối Tiên về hỏi tôi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lâu nay con nghe có mười cửa ngục, sao bây giờ trong đó tới mười hai mười ba cửa ngục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cửa ngục thứ mười một là ai nhiều vọng tưởng thì vô đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói đại vậy chứ tôi có biết trong đó sao đâu. Cho nên người tu phải dứt khoát, gan dạ, có thái độ nghiêm chỉnh. Khẳng tâm như vậy mới đạt được pháp hỷ trước nhất phải thích thú trong công phu tu hành. Có thích thú niềm vui chân thật mới phát sinh, nó thúc đẩy mình tiến hơn nữa. Chỉ một bề thẳng tiến cho tới chừng nào thành Phật mới thôi. Nếu không thích thú chúng ta dễ bỏ cuộc. Như ở đây anh em chúng tôi là một trăm mấy chục thầy. Đâu phải người nào họ tới cũng "Bạch Thầy...", có vị tới gây với mình: "Sao hồi sáng Thầy biểu con làm vậy mà bây giờ làm khác?" Mình bình thường trả lời: "Hồi sáng thầy biểu vậy mà bây giờ làm coi không được nên thay đổi" Không có vấn đề chi. Chứ vừa nghe mình nói thế liền quát nạt: "Ông muốn cái gì? Hừm?" Thì thôi, lúc đó niềm vui bay bổng lên mây xanh hết. Chúng ta có thể tu được ngay trong những sự việc hết sức bình thường. Lý tưởng cao nhất của mình là tu tới chừng nào thành Phật mới thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nhớ lại hồi xưa, khoảng năm 1970 hay 1971 gì đó, thời khóa đầu tiên ở Chân Không với mười thiền sinh tăng chúng tôi. Hôm có một Phật tử nữ, cô này đang là sinh viên Phật khoa Đại học Vạn Hạnh, đã có bằng Dược sĩ ở ngoài rồi. Buổi chiều khoảng ba giờ, mấy thầy trò đang ngồi chơi, cô lót tót lên và giật chuông. Hòa thượng Viện chủ bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tri khách ra mở cửa coi ai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô bước vào lạy Thầy. Thầy hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ủa, sao con lên đây chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Con đi tìm Thầy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tìm Thầy chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Giờ con muốn tu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao Thầy nghe nói con đang học hành hay đi làm gì mà, bây giờ lại đòi tu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch Thầy! Bây giờ con muốn tu làm Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô hạ ngữ một câu như thế, Thầy chưng hửng nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Được! Tưởng con muốn làm gì chứ muốn tu làm Phật thì Thầy sẽ độ cho. Nhưng bây giờ con về sắp đặt công việc đang dở dang cho xong hết đi. Rồi lên đây. Muốn thành Phật, lên đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó cô lên xuất gia tu hành. Chúng ta thấy dù người nữ mới lớn tuổi mà đã nói lên được gốc Phật của mình, cho nên Hòa thượng phấn khởi đồng ý hướng dẫn liền. Huynh đệ chúng ta,tu ít tu nhiều, tu giỏi tu dở, tu tại gia hay xuất gia, tu ở chùa hay ở nhà... miễn tu theo đạo Phật, đều phải lấy lý tưởng tu thành Phật mới thôi. Phật là gì? Chúng ta đừng nghĩ Phật là người có thần thông diệu dụng, biết quá khứ vị lai, hiện mười tám pháp thần biến hóa, bay lên hư không cao bằng bảy cây Đa la, dưới thân phun lửa, trên thân phun nước... Đừng nghĩ thành Phật để có Thập lực, Thập bát bất cộng pháp, Tứ vô sở úy v.v... Không phải vậy. Phật là giác. Tất cả chúng ta đều có tánh giác tức có tánh Phật. Bây giờ ai chịu sống lại với tánh giác, người đó đang hướng theo con đường thành Phật.</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR><B>NIỀM VUI NGƯỜI TU</B>
Hòa Thượng Thích Nhật Quang
(Sách "Đạo nhân và mùa Xuân", Hòa thượng Thích Nhật Quang,
Hội Thiền Học Việt Nam, trang 7 - 32)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân ngày đầu Xuân vui vẻ, tôi có chút niềm phấn khởi xin được chia sẻ với quí vị. Thật ra như huynh đệ biết, chúng ta không tu thì thôi, chứ chịu tu, chịu hướng về đức Phật và áp dụng theo lời Phật dạy thì có lợi lạc. Đó là điều tất yếu. Những lợi lạc này tùy theo mức độ công phu của từng người mà có kết quả sai khác
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung người xuất gia như chúng tôi thì nhất định có lợi lạc nhiều hơn quí Phật tử. Tại sao? Vì chúng tôi được ở trong môi trường tốt, được Hòa thượng ân sư nuôi nấng dạy dỗ chu đáo. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là chúng tôi dám tự hào, mà mỗi lần được những niềm vui đó mình liền nghĩ đến huynh đệ, những đồng chí, những người bạn, những Phật tử cùng phát tâm tu, cùng hành trì Phật pháp nhưng chưa đủ điều kiện thuận tiện để hưởng trọn vẹn niềm vui trong Phật pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niềm vui trong Phật pháp còn gọi là Pháp hỷ. Pháp là Phật pháp, Hỷ là vui mừng. Quả thật khi chúng ta đến với Phật pháp, hiểu được Phật pháp, sống được với Phật pháp, chúng ta liền có niềm vui. Điều này nếu huynh đệ chiêm nghiệm một chút sẽ thấy rõ ràng. Tôi nhớ lần ấy Hòa thượng về Chân Không, ngài dạy tôi đi theo. Đại huynh Đắc Pháp từ Vĩnh Long về. Buổi chiều đại huynh nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chiều nay sư huynh về Vĩnh Long.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng đi chơi một vòng, đại huynh bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thôi, tối nay ở lại với Thầy. <I>(Hòa thượng)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm ấy thật vui. Huynh đệ ngồi dưới bóng cây bên hiên chùa nói chuyện. Một hồi Hòa thượng thấy chúng tôi, Thầy hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ủa! Hai gã này còn đây!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là Thầy kêu lại, ba bốn thầy trò ngồi nói chuyện, trình bày những công phu mà huynh đệ đã thể nghiệm chút chút. Thầy hoan hỷ chỉ vẽ thêm cho những điều cần thiết để chúng tôi tăng tiến. Quả thật lúc đó anh em chúng tôi phấn khởi lạ thường! Trước khi ngồi chơi, thầy Đắc Pháp mệt lắm, thầy nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Mình nói chuyện chút thôi, đi nghỉ sớm đặng khuya tôi về, không thể ngồi lâu được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng chúng tôi đã ngồi với nhau đến mười một giờ khuya! Chúng nhỏ đi ngủ hết, mấy ngày Tết họ mệt mỏi, không còn ai ở đó với chúng tôi. Huynh đệ nói chuyện dưới bóng cây, dưới hiên chùa, dưới sương lạnh, dưới gió mát, dưới trời bao la... mà phấn khởi chi lạ. Nước nôi thời không có, bánh trái thời tuyệt nhiên, chỉ ngồi nói chuyện khào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi lần nhắc đến ngày xưa, anh em huynh đệ được Thầy chỉ cho điều gì, mình nghe, mình học, mình nhớ để ứng dụng tu, thấy vui lắm. Đại huynh nói cảm nhận của đại huynh, tôi nói cảm nhận của tôi. Anh em hòa điệu. Quả thật những giáo lý chúng tôi đã được thầy mớm, được nếm, được hưởng, được tiêu dung, rất có lợi lạc. Lợi lạc trước nhất là sự an ổn. Hồi xưa chúng tôi làm gì có tâm trạng an ổn ngồi với nhau cả tiếng đồng hồ. Không bao giờ. Gặp nhau nói điều gì đó rồi thôi, còn bây giờ anh em ngồi lại mới thấy thấm tình đạo vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vấn đề huynh đệ đặt ra là phút giây chúng ta từ giã thân nầy, mình phải có thái độ như thế nào, chuẩn bị ra sao, có thể nghiệm gì để mình tự tại, đừng bị nghiệp dẫn vào những con đường tối tăm. Đại huynh Đắc Pháp nói cuộc đời với danh vị, lợi lộc, quyền uy... vây hãm làm cho biết bao con người khốn đốn. Trong đó không loại trừ những ông thầy tu phóng tâm theo ngoại trần. Nếu ai để cho những thứ ấy bu bám nhiều chừng nào thì cuộc đời càng nguy khốn chừng ấy. Càng nghĩ tới nó là càng bị ràng buộc. Cho nên tôi thưa với đại huynh, bây giờ anh em mình làm sao tháo gỡ hết những thứ đó. Tháo gỡ sao đây? Khi nào đại huynh thấy mệt, không muốn thở nữa, đại huynh nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Giờ huynh mệt rồi, mọi việc từ lâu nay làm được huynh đã làm xong! Đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thì em đây cũng chuẩn bị:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ lâu nay Thầy dạy, Thầy sắp đặt ở Thường Chiếu, chú lo cho chúng, làm cái gì, cái gì. Đến chừng mệt rồi em bạch với Thầy: "Con mệt rồi. Tất cả những gì Thầy dạy con, con có thể làm được theo khả năng của con, con làm rồi. Bây giờ con đi".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một điều đó thôi mà anh em bàn tới bàn lui không xong:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm nổi không sư huynh?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chu choa! Không biết làm nổi không? Hay lúc đó mình nhớ "Trời ơi cái chùa làm chưa rồi, mấy người bạn đạo ở đâu đó thương mình lắm, không biết làm sao gặp lại..." lung tung lăng tăng đủ thứ chuyện hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Anh em chúng ta đầu trọc, tất cả cái gì cũng không, cửa chùa là cửa Không, vậy mà vẫn vướng mắc như thường! Quí vị có để ý điểm vướng mắc này không? Nếu chúng ta kiểm điểm được chính mình, dứt khoát vứt bỏ nó thì hy vọng ngày ra đi sẽ tự tại. Kiểm điểm như thế chúng ta mới hưởng được pháp hỷ trong Phật pháp. Chữ Hỷ là vui mừng. Thường thường đám cưới người ta viết chữ Hỷ dính chùm, tức song hỷ. Tại sao? Vì hỷ của hai người, hỷ theo thế gian nên viết dính lại. Còn chữ Hỷ trong Phật pháp là Hỷ Xả. Hỷ mà Xả. Buông bỏ mà vui vẻ. Không dính mắc mới tự tại giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm dó anh em chúng tôi bàn nhiều về việc này, bàn để cố gắng. Thầy của mình cả đời cống hiến, đã gầy dựng cho chúng ta lòng tự tin trên con đường trở về quê xưa. Bây giờ là những người kế thừa, chúng ta cũng phải làm sao cho xứng đáng. Tới chừng đi, thầy cười nói: "Tôi đã giao cho mấy chú rồi nghen. Nên hư gì mấy chú chịu trách nhiệm với Giáo hội, với Tăng Ni, Phật tử, với mọi người. Phần của tôi xong rồi". Tới mình cũng thế, sắp đặt yên hết rồi đi. Tài sản này, cơ sở này, những gì có ở đây là của chung, mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ. Không ai có quyền dùng riêng tư để thủ lợi. Vì như thế rất tội lỗi, đọa địa ngục nhanh như tên bắn. Phải thấy như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều vị tưởng những người có trách nhiệm như chúng tôi sung sướng lắm. Sung sướng gì đâu! Cực lắm. Ở ngoài quí vị dăm ba người con, đặc biệt là con trai chịu "Quậy" thì mệt đừ, chừng bốn năm anh em thôi. Vậy mà gia đình của chúng tôi ở đây trên cả trăm anh! Anh nào cũng trẻ trung khỏe khoắn, "quậy quọ" đủ kiểu. Phải làm sao đây? Phải lấy đức độ, lấy tâm rộng lớn, lấy lời chân thật mà nói cho họ nghe, mớm cho họ hiểu, hướng dẫn họ từng điều từng chút để họ có thể an ổn tu hành. Khó lắm, thưa quí vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cuối cùng kết thúc câu chuyện trước khi đi nghỉ, anh em chúng tôi nói với nhau "Sư huynh ráng làm cho được, em cũng ráng làm, để Thầy vui". Mình thành tựu được như thế Thầy mới vui, chứ đâu phải Thầy nuôi mình cho to lớn, ông nào ông nấy cũng mập khỏe ra để "quậy" thiên hạ. Đâu có! Thầy nuôi là nuôi tuệ mạng, giáo dưỡng Tâm giới, Học giới, Đức giới... Nuôi tăng chúng khỏe mạnh thì có phước nhưng chưa đủ, phải trau dồi giới đức, dứt trừ phiền não, đi đến giải thoát sanh tử mới đúng nghĩa Phật dạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hồi xưa ở Trung Hoa vào thời Phật páp sung thịnh, chùa có cả một hai ngàn chư Tăng. Như pháp hội Tổ Quy Sơn trên hai ngàn tăng. Quý vị thử tưởng tượng một ngôi chùa trên hai ngàn chư tăng, mệt cho Hòa thượng dữ lắm chứ đâu phải chơi. Nhưng hồi xưa không như bây giờ. Ban ngày tới giờ đại tham, chư tăng đánh trống, Hòa thượng thăng tòa. Ai có vấn đề gì ra hỏi. Hỏi trật Hòa thượng đập cho một gậy đuổi ra liền. Ai vô cửa được Hòa thượng gật đầu, ai không vô được là bị đuổi ra tức khắc, không lầy nhầy lè nhè gì hết. Buổi tối tiểu tham, tức sau giờ tụng kinh cũng đánh trống, Hòa thượng thăng tòa. Tiểu tham thì nhẹ hơn đại tham. Những vị nào hồi sáng thưa hỏi chưa rồi, hãy bước ra. Ông nào được thì vô cửa, không được thì đuổi ra. Gọn gàng lắm, chứ không như bây giờ phải nuôi, phải lo hộ khẩu... đủ thứ chuyện mà chẳng đi tới đâu. Hồi xưa không như thế. Nhẹ nhàng lắm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong ngôi chùa đông tăng nọ ở Trung Hoa, có một đại tăng là hóa thân Bồ tát. Hôm ấy một Phật tử là quan chức cao cấp nằm chiêm bao thấy vị Bồ tát ở trong chùa. Ông muốn cúng dường nhưng chưa gặp mặt thật bao giờ, chỉ thấy trong mộng thôi. Phật tử ấy đến thưa với Hòa thượng Đường đầu và xin được diện kiến với quý thầy trong chùa. Thế là Tri khách, Tri sự.... đều được mời ra một loạt. Không có vị tăng nào là người trong mộng của ông ta hết! Cả ngàn vị tăng mà không vị nào giống trong mộng, Phật tử ấy thất vọng quá, không biết làm sao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ ông nghĩ ra một cách, xin cúng dường toàn thể chư tăng. Ông lấy bộ kinh Đạithừa chôn dưới cổng tam quan và xin chư tăng cho ông được rước từ cổng tam quan vào nơi cúng dường. Hòa thượng đường đầu được xe đón rước, còn tăng chúng từng hàng đi vào, có tán lọng đón rước đàng hoàng. Mọi người đi qua hết nhưng vẫn không thấy vị tăng trong mộng, ông thất vọng ghê. Cuối cùng còn hai ba ông tăng giống như mấy anh kéo xe đi đổ rác hàng ngày ở thiền viện Thường Chiếu đây, nhân vật đi sau cùng đi tới đó, bỗng chổng đầu lộn ngược xuống đất đi qua. Vừa đi vừa nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đâu dám khinh thường pháp bảo!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ vị đại thí chủ nhìn kỹ và nhận ra đây chính là Bồ tát hiện trong mộng, ông rất vui mừng cung thỉnh vô đảnh lễ, cúng dường. Đại lễ hôm đó thành công rực rỡ vì có Bồ tát thị hiện chứng lễ. Bồ tát ấy quần áo tèm lem tuốc luốc, mới nhìn không nhận ra được khuôn mặt nữa. Khi Hòa thượng đường đầu nhìn lại thì ra tên này mỗi ngày đợi tăng chúng ăn uống, rửa chén xong xuôi, vớt hết cơm thừa canh cặn ở cống rãnh, rửa ráy sạch sẽ mà ăn. Ăn rồi kiếm chỗ nằm ngoài hiên ngoài vách, chứ không có giường chõng chi cả. Bình nhật Hòa thượng cũng không quan tâm đến, kệ nó công quả được nhiêu hay bấy nhiêu. Nhưng không ngờ đó là hiện thân Bồ tát. Cho nên chúng ta đừng đánh giá hình thức bên ngoài của người tu là sai. Nhìn một người thấy lèn quèn, mình khinh thường thì coi chừng Bồ tát sống đó nghen!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niềm vui của người tu cũng thế, không thể có từ bên ngoài mà phải xuất phát từ bên trong, từ công đức tu hành. Chúng ta có bệnh hễ thấy người hay vật hợp với mình thì ta muốn ôm giữ, vui thích với vật sở hữu của mình. Đó gọi là ái kiến đại bi, chính nó đã gây khổ đau cho con người. Còn những gì ta không ưng thì thôi ngó tới là phát bực, đối diện thấy trong lòng không yên, nếu phải tiếp xúc nữa thì nổi quạu ngay. Như vậy chúng ta luôn luôn bị tắng và ái chi phối, kéo lôi. Tắng là ghét, là bực bội, khó chịu, bất an bất ổn. Ái là yêu thích, muốn ôm giữ. Hai cái này nó hành chúng ta khổ điêu đứng. Chúng ta tu thì phải bỏ hai thứ này mới có thể nếm được mùi vị pháp lạc, pháp hỷ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ trong công phu chúng ta có được pháp hỷ, với điều kiện là phải quyết tâm. Nói gì thì nói, tu mà không quyết tâm thì chả tới đâu cả. Thứ hai là dứt khoát, quyết tâm rồi mà không dứt khoát thì cù nhầy mãi, không biết bao giờ mới xonng. Kế đến là gan dạ, có gan dạ mới tu được, không gan dạ thì thua. Thua cái gì? Thua cái ăn, cái ngủ, cái chơi. Người không gan dạ, ai rủ ăn liền bỏ tu đi ăn, buồn ngủ bỏ tu đi ngủ, nghe nói Suối Tiên đẹp lắm, bỏ tu đi Suối Tiên. Đâu phải đi về rồi yên tu, đi về nhớ nào nhớ rồng, nào suối, nào thiên cung, nào hang quỷ mười hai mười ba cửa ngục gì đó. Có vị đi Suối Tiên về hỏi tôi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lâu nay con nghe có mười cửa ngục, sao bây giờ trong đó tới mười hai mười ba cửa ngục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cửa ngục thứ mười một là ai nhiều vọng tưởng thì vô đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói đại vậy chứ tôi có biết trong đó sao đâu. Cho nên người tu phải dứt khoát, gan dạ, có thái độ nghiêm chỉnh. Khẳng tâm như vậy mới đạt được pháp hỷ trước nhất phải thích thú trong công phu tu hành. Có thích thú niềm vui chân thật mới phát sinh, nó thúc đẩy mình tiến hơn nữa. Chỉ một bề thẳng tiến cho tới chừng nào thành Phật mới thôi. Nếu không thích thú chúng ta dễ bỏ cuộc. Như ở đây anh em chúng tôi là một trăm mấy chục thầy. Đâu phải người nào họ tới cũng "Bạch Thầy...", có vị tới gây với mình: "Sao hồi sáng Thầy biểu con làm vậy mà bây giờ làm khác?" Mình bình thường trả lời: "Hồi sáng thầy biểu vậy mà bây giờ làm coi không được nên thay đổi" Không có vấn đề chi. Chứ vừa nghe mình nói thế liền quát nạt: "Ông muốn cái gì? Hừm?" Thì thôi, lúc đó niềm vui bay bổng lên mây xanh hết. Chúng ta có thể tu được ngay trong những sự việc hết sức bình thường. Lý tưởng cao nhất của mình là tu tới chừng nào thành Phật mới thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi nhớ lại hồi xưa, khoảng năm 1970 hay 1971 gì đó, thời khóa đầu tiên ở Chân Không với mười thiền sinh tăng chúng tôi. Hôm có một Phật tử nữ, cô này đang là sinh viên Phật khoa Đại học Vạn Hạnh, đã có bằng Dược sĩ ở ngoài rồi. Buổi chiều khoảng ba giờ, mấy thầy trò đang ngồi chơi, cô lót tót lên và giật chuông. Hòa thượng Viện chủ bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tri khách ra mở cửa coi ai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô bước vào lạy Thầy. Thầy hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ủa, sao con lên đây chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Con đi tìm Thầy!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tìm Thầy chi?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Giờ con muốn tu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao Thầy nghe nói con đang học hành hay đi làm gì mà, bây giờ lại đòi tu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch Thầy! Bây giờ con muốn tu làm Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô hạ ngữ một câu như thế, Thầy chưng hửng nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Được! Tưởng con muốn làm gì chứ muốn tu làm Phật thì Thầy sẽ độ cho. Nhưng bây giờ con về sắp đặt công việc đang dở dang cho xong hết đi. Rồi lên đây. Muốn thành Phật, lên đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó cô lên xuất gia tu hành. Chúng ta thấy dù người nữ mới lớn tuổi mà đã nói lên được gốc Phật của mình, cho nên Hòa thượng phấn khởi đồng ý hướng dẫn liền. Huynh đệ chúng ta,tu ít tu nhiều, tu giỏi tu dở, tu tại gia hay xuất gia, tu ở chùa hay ở nhà... miễn tu theo đạo Phật, đều phải lấy lý tưởng tu thành Phật mới thôi. Phật là gì? Chúng ta đừng nghĩ Phật là người có thần thông diệu dụng, biết quá khứ vị lai, hiện mười tám pháp thần biến hóa, bay lên hư không cao bằng bảy cây Đa la, dưới thân phun lửa, trên thân phun nước... Đừng nghĩ thành Phật để có Thập lực, Thập bát bất cộng pháp, Tứ vô sở úy v.v... Không phải vậy. Phật là giác. Tất cả chúng ta đều có tánh giác tức có tánh Phật. Bây giờ ai chịu sống lại với tánh giác, người đó đang hướng theo con đường thành Phật.</P>
</span></span>