- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa mod VO-NHAT-BAT-NHI.
Định nghĩa Niết Bàn là:
- Niết là không, Bàn là Tham.- Không tham là niết Bàn.
- Niết là không, Bàn là Sân.- Không Sân là niết Bàn.
- Niết là không, Bàn là Si.- Không Si là niết Bàn.
v.v... và v.v..
Báo Giác Ngộ có bài viết này rất hay:
![]()
Như vậy:
+ Niết Bàn là cảnh giới không có Tham, sân, si.
+ " Cực Lạc chẳng có tham sân si, vì chẳng có biểu hiện của ba đường ác..".
Kết Luận Cực Lạc là Niết Bàn đó.
Kính thưa Thầy,
Nếu không có tham sân si là Niết Bàn thì Cục Đá cũng đạt được Niết Bàn. Vì cục đá không có biểu hiện của tham sân si. Niết Bàn là TÂM chẳng còn tham sân si.
Niết Bàn của chư Phật là "không tất cả cảnh giới".
Niết Bàn là tâm chứng trí tuệ siêu vượt, chứ không phải là cảnh giới hiện hữu bên ngoài.
Dù cảnh giới bên ngoài có tốt đẹp tới đâu, nếu tâm chưa chứng trí tuệ liễu thoát thì vẫn là phàm phu, khi đặt trong ta bà vẫn đủ thứ tham sân si. Như bậc hạ phẩm hạ sanh, phải qua 12 tiểu kiếp mới chỉ phát tâm Bồ Đề, rồi dần dần về sau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Giả sử, bậc ấy vừa mới vãng sanh, lại muốn vào chốn sanh tử thì e rằng bị kéo vào địa ngục.
Nhưng rất may mắn, tất cả Tịnh Độ đều thù thắng trang nghiêm giúp dân chúng tại đó chiêu tập mọi thuận lợi chứng quả giải thoát. Trong đó, Cực Lạc Tịnh Thổ là nơi tiếp nhận rộng sâu chẳng bỏ hạng trình độ cao thấp nào!
Cực Lạc là cảnh giới do 48 đại nguyện kiến lập nên, chứ không phải là biểu hiện TÂM của một ai và khi xong hết duyên tiếp dẫn thì Đức Phật A Di Đà thị hiện diệt độ, Cực Lạc đổi thành thế giới "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu" trang nghiêm thêm bội phần do Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát kế tục làm Phật Thế Tôn.
Xin lỗi báo Giác Ngộ vì kiến giải của báo Giác Ngộ không thuyết phục được VNBN.
KÍNH!