- Tham gia
- 31/8/15
- Bài viết
- 1,933
- Điểm tương tác
- 348
- Điểm
- 83
Heeeeeeeeeee. Trong quá trình hành đạo của Pháp Chiếu này có nhiều cơ duyên gặp gỡ nhiều môn phái như Thiền Tông, Tịnh Độ, Vô vi, Nhân Điện, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa, Mật Tông, Bà La Môn, Tin Lành, Thần Quyền, 5 Ông, Lỗ Ban, các pháp bên miên hay các pháp bên dân tộc thiểu số, đạo lão, đạo tiên..... Mình cũng bái sư phụ của nhiều dòng phái và cũng bái sư khoảng 10 sư phụ nên cũng có nhiều pháp danh, cũng tham gia đạo tràng hộ niệm, rồi bên Mẫu, bên đồng cô bóng cậu lên non lên núi, pháp của ông Tám, pháp của đạo sư Nguyên Hương... Vì va chạm rất nhiều dòng phái như vậy và diện kiến nhiều dòng phái như vậy và học hỏi nhiều dòng phái như vậy. Câu hỏi đặt ra là rất dễ tẩu hỏa nhập ma rất dễ đi sai đường, rất dễ đam mê thần thông mà lạc bước và rất dễ bị đánh trong vô vi. Vì khi tiếp xúc với dòng pháp nào thì hầu như vị đứng đầu và các đệ tử của dòng pháp đều xem pháp môn của mình là nhất và xem thường pháp môn khác.
Cái này là cái vấn nạn của đa số người tu. Ai cũng cho pháp mình là nhất, tổ mình là nhất, sư phụ mình là nhất mà chê bai pháp môn khác. Nếu ai cũng nhất thì ai là nhì đây ta? Rồi họ vận dụng dẫn chứng trong kinh là trong kinh ghi pháp môn của của tôi là nhất thù thắng nhất trong tất cả các pháp, kinh ghi là kinh tui đang tụng là vua của các kinh, thần chú tôi tụng là vua của các thần chú. Cái gì cũng là vua thì cái gì là lính đây. heeeeeeee. Vì thế nên có những xung đột hiềm khích liên hồi và không bao giờ dứt giữa các đạo giữa các pháp môn. Người niệm Phật thì chê thiền tông, thiền tông thì chê mật tông, mật tông thì chê tụng kinh, ngay cả trong thiền tông cũng chia ra thiền nguyên thủy thì chê thiền đại thừa, nguyên thủy chê đại thừa là kinh Trung Quộc không do Phật thuyết, đại thừa thì chê Nguyên Thủy là hạng căn cơ thấp, thiền đốn ngộ thì chê thiền tiệm ngộ.....
Nếu một người không có chánh kiến không có trí tuệ mà kèm theo bản ngã khi ở giữa vòng thị phi này sẽ không biết con đường mình đi về đâu, không biết con đường nào đúng đắn, hoặc học pháp môn này nghe pháp kia hay hơn thì nhảy qua, rồi nghe pháp nọ hay hơn nữa lại nhảy tiếp. Mình có hướng dẫn một số người bị nghiệp hành mà ở trong vòng luẩn quẩn 20 năm mà không thoát ra được pháp môn mà anh ta nhảy cũng 15 pháp môn nhưng nghiệp thì vẫn còn y nguyên. Hoặc có vị sư huynh nguyên thủy anh ta tu tịnh độ nhưng tu hoài ko thấy năng lực gì mở nhãn mở nhĩ thấy nghe trong vô vi nên thoái chí tu sang mật tông lại chê bai tịnh độ, nhưng vì căn cơ tịnh độ tu qua mật tông lại ko có thành tựu như các bạn đồng tu lại nhảy trở lại tịnh độ và chê bai mật tông. Hoặc có bạn tu tùm lum pháp môn hết khi mà nhảy qua pháp môn khác lại chê bai pháp môn mình đã học. Vậy căn nguyên vấn đề là ở đâu?
Là do không xác định đúng mục đích mình tu tập là gì? Khi xác định đúng mục đích tu tập là giải thoát và cứu độ chúng sanh. Thì dễ dàng nhận ra pháp chỉ là phương tiện thì đã là phương tiện thì làm gì có pháp gì hơn pháp gì mà cái đích cuối cùng mới là quan trọng. Cái đích cuối cùng là quay vào nội tâm mình mà tu sửa để cho cái tâm mình an lạc thanh tĩnh cái tâm mình không dính mắc vào bất kỳ cái gì. Nói như thiền tông thì tìm về tự tánh của mình hay bản lai diện mục của mình, nói theo tịnh độ là tìm về chơn tâm hay tự tánh Di Đà nói như mật tông thì tam mật tương ưng thân khẩu ý của mình như vị bổn tôn.
Chỉ đơn giản là quay vào nôi tâm mình tu sửa để cho tâm mình an lạc thanh thản ung dung tự tại không bị dính mắc vào điều gì thì đó là giải thoát. Khi tâm mình yên tĩnh thì sẽ phát sinh ra trí tuệ đạo hạnh dùng cái trí tuệ đạo hạnh đó mà cứu độ chúng sanh giúp chúng sanh tu tập để đạt thành tựu như mình.
Khi đã hiểu cái cốt lõi như vậy thì đâu còn thấy pháp nào hơn pháp nào, pháp nào giúp mình tu an lạc nhẹ nhàng không dính mắc là pháp thù thắng đối với chính mình. vì pháp là phương tiện lúc đó sẽ tùy nghi ứng dụng pháp sao cho phù hợp căn cơ của bản thân mình và căn cơ của chúng sanh. Mật tông là thù thắng đó kinh nói không sai nhưng đâu thể đưa cho ông già bà lão tu tập được mà họ chỉ thích hợp niệm Phật, Niệm Phật là thù thắng đó kinh nói không sai nhưng đâu thể đưa cho người căn cơ tu thiền họ niệm Phật vì họ niệm Phật hay tụng kinh như nhai cơm nguội, làm sao mình có thể ép một người mù hay người không biết chữ tụng kinh đi, nếu vì không tụng kinh được mà ko tu tập giải thoát được thì tội cho họ và bất công cho họ quá vì họ cũng là một chúng sanh và đều có khả năng giải thoát. Đức Phật đã nói ai cũng có Phật tánh. Nên vì sao Đức Phật sáng chế ra 84000 pháp môn là để cho phù hợp căn cơ của mỗi chúng sanh ai cũng có pháp môn tu tập phù hợp với mình.
Ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mình dùng phương tiện di chuyển, đi đoạn đường rất xa thì mình dùng máy bay vì máy bay đi nhanh hơn, nhưng đoạn đường ngắn 100m tôi đâu thể đi máy bay nếu đoạn đường ngắn 100m mà tôi đi máy bay thì tôi sẽ đi châm hơn rất nhiều so với đi bộ và cũng không có khả năng thực hiện việc bay này. Đoạn đường kẹt xe tôi đâu thể đi ô tô mà tôi đi xe máy nhanh hơn, qua đoạn sông tôi đâu thể cỡi xe ô tô đi xuống nước mà tôi phải dùng thuyền qua sông. Do đó, pháp môn cũng tương tự như vậy tùy nghi mà sử dụng để tìm lại tự tánh cái tâm an tĩnh của mình. A di đà Phật!
PHÁP MÔN TUY KHÁC NHAU NHƯNG ĐỒNG MỘT VỊ GIẢI THOÁT.
A Di Đà Phật!
27/06/2018
Thiện Thuận kính bút!
Cái này là cái vấn nạn của đa số người tu. Ai cũng cho pháp mình là nhất, tổ mình là nhất, sư phụ mình là nhất mà chê bai pháp môn khác. Nếu ai cũng nhất thì ai là nhì đây ta? Rồi họ vận dụng dẫn chứng trong kinh là trong kinh ghi pháp môn của của tôi là nhất thù thắng nhất trong tất cả các pháp, kinh ghi là kinh tui đang tụng là vua của các kinh, thần chú tôi tụng là vua của các thần chú. Cái gì cũng là vua thì cái gì là lính đây. heeeeeeee. Vì thế nên có những xung đột hiềm khích liên hồi và không bao giờ dứt giữa các đạo giữa các pháp môn. Người niệm Phật thì chê thiền tông, thiền tông thì chê mật tông, mật tông thì chê tụng kinh, ngay cả trong thiền tông cũng chia ra thiền nguyên thủy thì chê thiền đại thừa, nguyên thủy chê đại thừa là kinh Trung Quộc không do Phật thuyết, đại thừa thì chê Nguyên Thủy là hạng căn cơ thấp, thiền đốn ngộ thì chê thiền tiệm ngộ.....
Nếu một người không có chánh kiến không có trí tuệ mà kèm theo bản ngã khi ở giữa vòng thị phi này sẽ không biết con đường mình đi về đâu, không biết con đường nào đúng đắn, hoặc học pháp môn này nghe pháp kia hay hơn thì nhảy qua, rồi nghe pháp nọ hay hơn nữa lại nhảy tiếp. Mình có hướng dẫn một số người bị nghiệp hành mà ở trong vòng luẩn quẩn 20 năm mà không thoát ra được pháp môn mà anh ta nhảy cũng 15 pháp môn nhưng nghiệp thì vẫn còn y nguyên. Hoặc có vị sư huynh nguyên thủy anh ta tu tịnh độ nhưng tu hoài ko thấy năng lực gì mở nhãn mở nhĩ thấy nghe trong vô vi nên thoái chí tu sang mật tông lại chê bai tịnh độ, nhưng vì căn cơ tịnh độ tu qua mật tông lại ko có thành tựu như các bạn đồng tu lại nhảy trở lại tịnh độ và chê bai mật tông. Hoặc có bạn tu tùm lum pháp môn hết khi mà nhảy qua pháp môn khác lại chê bai pháp môn mình đã học. Vậy căn nguyên vấn đề là ở đâu?
Là do không xác định đúng mục đích mình tu tập là gì? Khi xác định đúng mục đích tu tập là giải thoát và cứu độ chúng sanh. Thì dễ dàng nhận ra pháp chỉ là phương tiện thì đã là phương tiện thì làm gì có pháp gì hơn pháp gì mà cái đích cuối cùng mới là quan trọng. Cái đích cuối cùng là quay vào nội tâm mình mà tu sửa để cho cái tâm mình an lạc thanh tĩnh cái tâm mình không dính mắc vào bất kỳ cái gì. Nói như thiền tông thì tìm về tự tánh của mình hay bản lai diện mục của mình, nói theo tịnh độ là tìm về chơn tâm hay tự tánh Di Đà nói như mật tông thì tam mật tương ưng thân khẩu ý của mình như vị bổn tôn.
Chỉ đơn giản là quay vào nôi tâm mình tu sửa để cho tâm mình an lạc thanh thản ung dung tự tại không bị dính mắc vào điều gì thì đó là giải thoát. Khi tâm mình yên tĩnh thì sẽ phát sinh ra trí tuệ đạo hạnh dùng cái trí tuệ đạo hạnh đó mà cứu độ chúng sanh giúp chúng sanh tu tập để đạt thành tựu như mình.
Khi đã hiểu cái cốt lõi như vậy thì đâu còn thấy pháp nào hơn pháp nào, pháp nào giúp mình tu an lạc nhẹ nhàng không dính mắc là pháp thù thắng đối với chính mình. vì pháp là phương tiện lúc đó sẽ tùy nghi ứng dụng pháp sao cho phù hợp căn cơ của bản thân mình và căn cơ của chúng sanh. Mật tông là thù thắng đó kinh nói không sai nhưng đâu thể đưa cho ông già bà lão tu tập được mà họ chỉ thích hợp niệm Phật, Niệm Phật là thù thắng đó kinh nói không sai nhưng đâu thể đưa cho người căn cơ tu thiền họ niệm Phật vì họ niệm Phật hay tụng kinh như nhai cơm nguội, làm sao mình có thể ép một người mù hay người không biết chữ tụng kinh đi, nếu vì không tụng kinh được mà ko tu tập giải thoát được thì tội cho họ và bất công cho họ quá vì họ cũng là một chúng sanh và đều có khả năng giải thoát. Đức Phật đã nói ai cũng có Phật tánh. Nên vì sao Đức Phật sáng chế ra 84000 pháp môn là để cho phù hợp căn cơ của mỗi chúng sanh ai cũng có pháp môn tu tập phù hợp với mình.
Ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mình dùng phương tiện di chuyển, đi đoạn đường rất xa thì mình dùng máy bay vì máy bay đi nhanh hơn, nhưng đoạn đường ngắn 100m tôi đâu thể đi máy bay nếu đoạn đường ngắn 100m mà tôi đi máy bay thì tôi sẽ đi châm hơn rất nhiều so với đi bộ và cũng không có khả năng thực hiện việc bay này. Đoạn đường kẹt xe tôi đâu thể đi ô tô mà tôi đi xe máy nhanh hơn, qua đoạn sông tôi đâu thể cỡi xe ô tô đi xuống nước mà tôi phải dùng thuyền qua sông. Do đó, pháp môn cũng tương tự như vậy tùy nghi mà sử dụng để tìm lại tự tánh cái tâm an tĩnh của mình. A di đà Phật!
PHÁP MÔN TUY KHÁC NHAU NHƯNG ĐỒNG MỘT VỊ GIẢI THOÁT.
A Di Đà Phật!
27/06/2018
Thiện Thuận kính bút!