VẠN PHÁP = VÔ NGÃ
tất cả chúng ta đều biết hiện tượng: hoạt động tâm lý và vật lý của thân và tâm:
HÀNH --> sẽ dẫn tới sỉnh ra một cái ta, một thức ---> THỨC --> SANH [lục đạo luân hồi]
thí dụ:
- uống thuốc giảm đau hoài . thành người nghiền thuốc giảm đau [tức là một con người mới]
- lấy vợ .. lấy chồng .. trở thành một con người mới [một người có gia đình bị những ràng buộc hoạt động ý thức, tâm lý và vật lý khác đi]
- hay như cầu thủ đá banh .. thì đương nhiên đôi chân phải nhanh nhẹn, thể lực phải mạnh ... [cũng tức là do có hoạt động luyện tập .. hành ... mà có ... nghỉ luyện tập, hoạt động đá banh vài tháng, vài năm, đá dở đi như thường [smile] ]
những cái TÔI đó = đều có chữ ÁI ... đều có cái DỤNG .. đều có hoạt động tầm cầu, nên Kinh Tăng Nhất nói:
- NHÂN ÁI có: Lợi, Dụng, Tầm Cầu
A. NHỮNG CÁI NGÃ được chất chứa trong NGÃ ÁI CHẤP TÀNG của TẠNG THỨC
cái NHÂN ÁI đó ÁI --> là nguồn gốc sinh ra THỦ HỮU --> SANH [tức là những cái tôi]
những cái tôi đó .. thường được công năng của thức thứ bảy là thức MẠT NA đem chất chứa, xếp đặt nó trong tạng thức dưới dạng chủng tủ nơi gọi là:
NGÃ ÁI CHẤP TẦNG. [tức là kho chữa những cái NGÃ = những cái tôi ]
Và mỗi khi được lôi ra sử dụng, thì do "THỨC MẠT NA" = thức thứ bảy có công năng lôi chủng tử từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG ra chứ đâu:
thí dụ,
đang ngồi ăn tết tiếp đãi bạn bè .. thì đứa con mình nhào ra xin này xin nọ, mình nhỏ nhẹ không cho, nói chút nữa, thế là nó HÉT LÊN:
- khách khứa thì kệ họ ... con muốn cái này mà ...
như vậy là LẬP TỨC "THỨC MẠT NA" lôi một chủng tử lên hiện hành liền: là BẬC CHA MẸ mà, còn phải có khách khứa ngày tết, con cái cũng phải tôn trọng khách tiếp đãi hệt như cha mẹ ...
--> TỨC KHÔNG ? .. TỨC ...
vậy đó ... GIỮ NGUYÊN Ý NIỆM ĐÓ LÀ = MỘT CÁI NGÃ được lôi lên hiện hành bằng thức MẠT NA = để mà định nghĩa chữ NGÃ
NGÃ theo duy thức học có hai đặc tính:
- một là đặc tính tự tại LÀM CHỦ
- hai là đặc tính phán đoán các việc ...
và như vậy NGÃ thường có vị trí là CHỦ TỂ: như là quân vương .. và bao gồm luôn chức tể tướng, vì tể tướng sai khiến tất cả những người khác, món khác làm theo
*** PHẬT đao tu hành tại tâm, lấy TÂM làm gốc.
Nhưng cái tâm ấy, cụ thể của nó thường tập trung ở hai đặc tính của TÂM: là TÂM NHẤT và TÂM NHỊ hay là CHƠN TÂM và VÔ LƯỢNG THỨC.
Cái chơn tâm này là cái TÂM "xuất hiện trong hiện tượng VẠN PHÁP, DUY THỨC",
và nó chắc chắn không phải là một cái tâm với những định nghĩa thông thường:
- như là trái tim,
- đầu óc,
- tư duy ..
- tư tưởng, hay thậm chí như là TƯ LƯƠNG [tức là cái biết của cả bảy thức đầu theo Duy Thức]
.. cho nên hành giả TU TÂM chắc chắn phải chú ý định nghĩa TÂM và NGÃ và THỨC .. và những cụ thể của "CÁI TÂM" này mới là chỗ VÔ LƯỢNG NGHĨA của hiện tượng vạn pháp bắt đầu. Nếu KHÔNG KIẾN NGÃ ĐÚNG, CẦU NGÃ ĐÚNG, thì đúng là "HÀNH TÀ ĐẠO, và bất năng kiến NHƯ LAI" như lời KINH KIM CANG miêu tả ... [smile]. Và một khi không biết CÁI TÂM ĐÓ nó bao hàm gì, là cái gì, hoạt động ra sao, đương nhiên nói đến PHẬT LÝ, PHẬT PHÁP .. sẽ xảy ra hiện tượng: NÓI HAI LỜI như là cuộc chất vấn xảy ra trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Kiều Trần Như
*** và nếu chúng ta nhìn rõ vấn đề vi tế hơn: chính ĐỨA CON hành động như vậy cũng là từ "NGÃ ÁI CHẤP TÀNG" của nó ra... có nhiều khi chính chúng ta cũng hay đặt nó lên hàng đầu .. vượt trên "khách khứa", "người dưng" ở những trường hợp khác .. cho nên .. cũng là TẬP KHÍ NÓ CŨNG LÔI VỊ TRÍ QUÂN VƯƠNG của nó ra .. cả chính mình đôi khi cũng phải tự quan sát .. [smile]
*** nếu ở trong một một môi trường: có hai CON CỌP .. hai cái NGÃ = ngã nào cũng đều là CHỦ TỂ . đồng la đồng hét .. tranh chấp đoạt vị .. thì một hồi khách khứa bỏ đi hết .. rồi thì ai đi đường đó .. cuối cùng chỉ là như lời Trạng Trình nói:
Long Hổ Xà đầu khởi chiến tranh
can qua xứ xứ khởi đao binh
mã đề dương cước anh hùng tận
thân dậu niên lai thái kiến bình ..
năm nay là năm con chó .. cũng được chút QUẢ THÁI BÌNH [smile]
chắc là tại vì LONG HỔ XÀ ĐẦU .. các NGÃ ẤY .. khi quậy lên làm khổ, can qua xứ xứ quá .. cuối cùng KHỔ TỰ NÓ BỊ LOẠI ... các ngã bị XẢ BỎ vì không có thanh tịnh ...
B. VI TRÍ VƯƠNG TƯỚNG của NGÃ: KHÔNG BỀN VỮNG .. thường bị THUA [smile]
Bây giờ .. chúng ta cứ GIỮ "ĐỊNH NGHĨA NGÃ" đó = từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG KÉO RA ... nhiều khi chính cái NGÃ ÁI CHẤP TÀNG, cái NGÃ nó làm chủ hoài .. khiến cho ta = KHÔNG ĐƯỢC THANH TỊNH
và vì vậy, đó là hiện tượng: PHÁP = KHÔNG CÓ NGÃ ... bởi vì tới một lúc nào đó, khổ quá, chúng ta XẢ BỎ LUÔN cái NGÃ đó, xả bỏ luôn NGÃ CHẤP ĐÓ .. VƯƠNG TƯỚNG gì cũng bỏ luôn ... miễn là KHÔNG KHỔ thì thôi, tốt rồi ..
vạn pháp, vạn ngã "chủng tử ái" từ NGÃ ÁI CHẤP TÀNG lôi ra cũng thế .. có lúc khổ quá chúng ta cũng không thèm luôn, NẶNG NHƯ ĐÁ trong tâm tư:
- mà đá thì muôn đời chìm xuống đáy nước ... [smile]
cho nên ... đó là hiện tượng: VẠN PHÁP = VÔ NGÃ [tức là có khi .. CÁI NGÔI VỊ CHỦ TỂ đó của NGÃ không đứng nổi hoài ]
nhưng ở đây .. chúng ta dù có YÊU = ÁI cỡ nào . thì cũng có lúc cái ngôi vị CHỦ TỂ = của một NGÃ .. theo đúng định nghĩa và hoạt động của nó, tới thời hoại diệt cũng xảy ra khổ
càng bám vào càng khổ .. .
càng chấp vào càng đau
vì vậy đó mới là chỗ VẠN PHÁP = VÔ NGÃ.
C. CHƠN TÂM, NHƯ LAI TẠNG là nguồn gốc CHẮC CHẮN của hiện tượng VẠN PHÁP
cho nên .. khi đó, chúng ta mới nhận ra: ỦA .. sao CÁI TÂM LÀM RA NÓ ĐÂU RỒI ?? ... sao không thử "SỬ DỤNG" cái tâm đó để làm ra NGÃ ..
đó là vị trí NGUỒN GỐC của "CHƠN TÂM" làm nên hiện tượng vạn pháp .. tức là: VÔ LƯỢNG NGHĨA ... nhưng đó không phải là khiến cho chúng ta nên SỢ RƠI VÀO KHÔNG
- lẽ đúng ra, nếu đi đúng con đường LẬP PHÁP, KIẾN PHÁP .. ĐẮC PHÁP .. đúng lý ra .. đó phải là vị trí SUNG MÃN của TÂM như là bài thơ của Trí Huyền Thiền Sư viết chứ:
Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục lộ thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo
*** vị trí NGỌC = là nguồn là chơn tâm .. làm nên hiện tượng của
Thiền tông: TRỰC CHỈ CHƠN TÂM ... đi con đường --> VÔ LƯỢNG NGHĨA .. dẫn tới hiện tượng hà sa cảnh thị .. đều là bồ đề đạo .. tức là hiện tượng VẠN PHÁP [KIẾN TÁNH - TẠI DỤNG CHƠN TÂM .. .[smile]]
hay là như là Mãn Giác thiền sư quan sát hiện tượng: MAI HOA .. nở từ GỐC MAI ..
chớ để xuân tàn hoa lạc tận
tiền đình đêm trước một nhành mai
*** mỗi một vị thiền sư .. sau khi GIÁC NGỘ PHÁP THÂN thường để lại một bài kệ, dùng một chố khéo léo chưa ai sử dụng qua, để nói lên chỗ "TỚI ĐƯỢC" PHÁP THÂN của họ .. ... [smile] ... mà đúng không ?
mà đúng không ?
:lol: :lol: