- Tham gia
- 17/8/14
- Bài viết
- 118
- Điểm tương tác
- 22
- Điểm
- 28
Đề Tựa
* * *
Phật pháp là phương pháp giúp chúng ta vượt qua những biến động của nội Tâm, đồng thời tạo điều kiện giúp chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận những biến động của nội tâm được tiến hành từng phần từ thô đến tế. Như thế chúng ta mới có thể thoát khỏi những bất hạnh và giúp đỡ người khác bớt đi phần nào những bất hạnh…để cho cuộc sống bớt đi những gai, chông…cho vườn đời nở đầy hoa thơm và quả ngọt.
Cái cốt lõi của Phật pháp là Giải thoát. Chúng ta có thể đánh giá Phật pháp thông qua cái chìa khóa Giải thoát. Những gì được gọi là Phật pháp phải thật sự giúp chúng ta tháo gỡ những rối rắm của nội tâm…không chỉ bằng phương pháp trốn chạy mà phải tổng hợp được những phương pháp đối đầu trực diện và phương pháp tổng hợp tùy duyên.
• Phương pháp trốn chạy là biện pháp tiêu cực tạm thời, theo Giáo nghĩa Phật giáo gọi là Tiểu thừa Giáo pháp.
• Phương pháp đối đầu trực diện là phương pháp tích cực dấn thân, theo Giáo nghĩa Phật giáo gọi là Đại thừa giáo pháp.
• Phương pháp tổng hợp tùy duyên là phương pháp vận dụng tùy thuộc khả năng của chính mình, tùy thuộc nghiệp lực và trình độ của đối tượng chúng sinh mà vận dụng những phương pháp thích hợp…giúp chúng ta và chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận khổ đau và bất hạnh.
Vì lý do này cho nên Phật pháp hình thành 5 cấp học là: Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát Tri kiến.
* Cấp học Giới là cấp học giới hạn trong suy nghĩ, giới hạn trong lời nói, giới hạn trong hành động, giới hạn trong Tịnh cảnh, giới hạn trong Tịnh giới, giới hạn trong Giáo pháp như: thường an trú trong Pháp thích hợp, tùy thuộc nghiệp lực và trình độ giác ngộ của chính mình. Các pháp quán ban đầu thường được xử dụng như: Quán bất tịnh, Quán bạch cốt, Quán Từ bi, Quán nhân duyên, Quán hơi thở…Đó là những pháp Quán để tạm thời vượt qua những biến động của nội tâm tùy loại như: Quán bất tịnh để trừ Sắc dục, Quán bạch cốt để trừ Tham dục, Quán Từ-bi để trừ Sân giận, Quán nhân duyên để trừ Si mê. Ngoài ra, để trừ tạp niệm…chúng ta có thể an trú trong hơi thở hoặc an trú trong thần chú…
Cấp học Giới chỉ kết quả ở những nơi không có quá nhiều biến động và phải liên tục an trú trong một pháp nào đó… cho nên cấp học này chưa phải là cấp học Viên mãn, vì còn mắc kẹt ở không gian Tĩnh lặng và còn mắc kẹt ở thời gian vì quá trình an trú…chưa liên tục.
* Cấp học Định là cấp học ổn định nội tâm: Cấp học Giới là cấp học móng nền, tạm thời giúp chúng ta ổn định nội tâm bằng cách đóng chặc 6 căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) không cho tiếp xúc 6 trần (Hình sắc, Âm thanh, Mùi hương, Vị nếm, Đụng chạm, Sự vật…gọi chung là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp). Cho nên chỉ hạn chế được phần nào những biến động của nội tâm…vì chủng thức lưu trú đã được chúng ta nạp vào Tàng thức (Bộ nhớ) từ vô thỉ thông qua thức thứ 7 là Tiềm thức bảo thủ cố chấp…nó sẽ chổi dậy quậy phá chúng ta. Vì lý do này cho nên chúng ta phải bước vào cấp học Định…cấp học Định này sẽ giúp chúng ta đối phó với sự chổi dậy của Tiềm thức bằng cách nhận thức bản chất của từng sự vật.
Bản chất của Vạn sự là Hư huyễn, vì nó không tồn tại liên tục. Bản thân của Vạn vật cũng Hư huyễn, vì nó liên tục sinh diệt…không có nhất định một hình tướng nào. Vì lý do này cho nên hình thành cái gọi là Định như huyễn (Như huyễn Tam muội). Nhờ an trú vào Định Như Huyễn mà chúng ta vững vàng hơn khi phải tiếp cận những nơi có quá nhiều biến động. Tuy nhiên Định lực này nếu bị gián đoạn thì Tiềm thức sẽ khống chế Ý thức, làm cho Ý thức không có được khách quan trong nhận định…xúi giục chúng ta phóng túng buông lung: Chạy theo Danh vọng, Vật chất, Quyền lực, Sắc tướng, Tình cảm… Vì thế mà phải thọ lấy những quả báo bi thảm. Vì lý do này cho nên cấp học Định này cũng chưa phải là cấp học Viên mãn.
* Cấp học Huệ là cấp học chuyển Ý thức thành Diệu quan sát trí…để thấy được cái gốc của biến động là Thanh tịnh. Vì không còn chạy theo Trần cảnh cho nên Ý thức chạy vào bên trong, chủng thức lưu trú hình thành nội cảnh lưu trú trong Tâm thức…nếu chúng ta theo dõi nó một cách khách quan, thì chúng ta không chỉ nhớ được những gì đã xảy ra trong đời này mà chúng ta còn có thể nhớ được những gì đã xảy ra trong những đời kiếp về trước…Thật vậy, Thanh tịnh là gốc, Biến động là ngọn. Đây là nguyên lý “Cực Tịnh Sinh Động”. Nếu chúng ta không mắc kẹt trong cái gọi là Tịnh…thì cái gọi là Động sẽ không xuất hiện; vì Tịnh và Động là cặp song sinh, không tồn tại độc lập…
* Cấp học Giải thoát là cấp học xử dụng cái Thanh tịnh Huệ sẵn có trong chúng ta để nhìn Trần (Thế giới bên ngoài) và Thức (Thế giới bên trong Tâm thức) bằng cặp mắt khách quan…thì chúng ta sẽ không bị nội cảnh và ngoại cảnh khống chế, nhờ vậy mà chúng ta trút được gánh nặng sinh tử…không còn phải lang thang trong giấc đời Đại mộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta còn mắc kẹt trong cái gọi là Giải thoát…thì cái Giải thoát này sẽ không liên tục phát huy tác dụng; vì lý do này cho nên, chúng ta cần phải thoát ly mọi Tri kiến: Không còn mắc kẹt trong bất kỳ một khái niệm nào. Đây là cấp học Giải thoát Tri kiến mà chúng ta cần phải thông qua mới có thể hoàn toàn thoát ly trường mộng, Viên mãn Bồ-đề.
* Cấp học Giải thoát Tri kiến là cấp học thoát ly mọi khái niệm: là Tri Bất Tri, là Kiến Bất Kiến.
Thế nào là Tri Bất Tri? Nếu chúng ta biết một cái gì mà chúng ta không mắc kẹt trong cái biết đó, không tự hào, không ta đây…không bị cái biết đó nó sai khiến, không cố lưu lại cái biết đó trong tâm; biết như thế…được gọi là Tri Bất Tri.
Thế nào là Kiến Bất Kiến? Nếu chúng ta nhìn thấy được một cái gì…mà chúng ta không mắc kẹt trong cái thấy đó, không tự hào, không ta đây…không bị “cái thấy” đó nó sai khiến, không cố lưu lại “cái thấy” đó trong tâm. Thấy như thế…được gọi là Kiến Bất Kiến.
Cấp học Giải thoát Tri kiến này giúp cho cái Thanh tịnh Huệ liên tục phát huy tác dụng, vì thế biến động của nội tâm sẽ tiêu mòn và đoạn tận: Viên mãn Bồ-đề, Trang nghiêm Giải thoát.
• Cái Thanh tịnh Huệ hoạt động như thế nào để tiêu mòn và đoạn tận những biến động của nội tâm?
Cái Thanh tịnh Huệ cho chúng ta biết rằng: Các pháp vốn không mang một tánh gì, không có một tướng gì, không phải là một cái gì cố định vì: Sông, biển, ao, hồ…đối với chúng ta chỉ là một trong những nơi thường có nước; nhưng đối với các loài cá, tôm…lại là nhà cửa, là đất nước, là quê hương của nó. Các loại như cây, gỗ…đối với chúng ta là vật liệu để làm ra các vật dụng như bàn, ghế, giường, tủ…nhưng đối với các loài như mối, mọt…thì cây, gỗ…lại là thức ăn của nó.
Mọi thứ trên đời này, tùy theo nghiệp lực hoặc tùy theo trình độ giác ngộ…mà mỗi chúng sinh có mỗi cái nhìn khác nhau; chúng ta không nên bảo thủ cố chấp, không nên háo danh háo thắng…chúng ta nên tháo gỡ tất cả những vướng mắc, không chạy theo ngoại cảnh và cũng không chạy theo thế giới nội tâm…thì những biến động của nội tâm sẽ đoạn tận. Tuy nhiên, nếu chúng ta còn mắc kẹt ở một khái niệm nào, thì các khái niệm tương quan và các khái niệm đối lập với nó sẽ đồng thời xuất hiện…
Các cấp học phải được thực hành từng bước, không thể thiếu; vì nó là những nấc thang căn bản giúp chúng ta tiếp thu tốt kiến thức của các cấp học tiếp theo. Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp đồng thời Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát Tri kiến…thì kết quả nhanh hơn là thực hiện từng phần.
Cứu cánh của Phật pháp là đoạn tận những biến động của nội tâm, để Giải thoát những khổ đau không chỉ cho riêng chúng ta, mà phải đồng thời tạo điều kiện giúp cho những chúng sinh hữu duyên thoát khổ, được vui…bởi vì chúng ta và chúng sinh tuy hai mà chẳng phải hai: Chúng ta khổ, vì chúng ta có quá nhiều tham dục, nhưng nếu chúng sinh có quá nhiều tham dục thì cũng có thể đem đến cho chúng ta những khốn khổ phi lý, vì lý do này cho nên:
Thoát khổ riêng Ta, khổ mãi còn,
Tùy duyên cứu khổ chúng sinh chung,
Chúng sinh giác ngộ: Bờ kia đến,
Thì khổ riêng Ta mới chẳng còn.
Ngày 28 tháng 11năm 2010
* * *
Phật pháp là phương pháp giúp chúng ta vượt qua những biến động của nội Tâm, đồng thời tạo điều kiện giúp chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận những biến động của nội tâm được tiến hành từng phần từ thô đến tế. Như thế chúng ta mới có thể thoát khỏi những bất hạnh và giúp đỡ người khác bớt đi phần nào những bất hạnh…để cho cuộc sống bớt đi những gai, chông…cho vườn đời nở đầy hoa thơm và quả ngọt.
Cái cốt lõi của Phật pháp là Giải thoát. Chúng ta có thể đánh giá Phật pháp thông qua cái chìa khóa Giải thoát. Những gì được gọi là Phật pháp phải thật sự giúp chúng ta tháo gỡ những rối rắm của nội tâm…không chỉ bằng phương pháp trốn chạy mà phải tổng hợp được những phương pháp đối đầu trực diện và phương pháp tổng hợp tùy duyên.
• Phương pháp trốn chạy là biện pháp tiêu cực tạm thời, theo Giáo nghĩa Phật giáo gọi là Tiểu thừa Giáo pháp.
• Phương pháp đối đầu trực diện là phương pháp tích cực dấn thân, theo Giáo nghĩa Phật giáo gọi là Đại thừa giáo pháp.
• Phương pháp tổng hợp tùy duyên là phương pháp vận dụng tùy thuộc khả năng của chính mình, tùy thuộc nghiệp lực và trình độ của đối tượng chúng sinh mà vận dụng những phương pháp thích hợp…giúp chúng ta và chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận khổ đau và bất hạnh.
Vì lý do này cho nên Phật pháp hình thành 5 cấp học là: Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát Tri kiến.
* Cấp học Giới là cấp học giới hạn trong suy nghĩ, giới hạn trong lời nói, giới hạn trong hành động, giới hạn trong Tịnh cảnh, giới hạn trong Tịnh giới, giới hạn trong Giáo pháp như: thường an trú trong Pháp thích hợp, tùy thuộc nghiệp lực và trình độ giác ngộ của chính mình. Các pháp quán ban đầu thường được xử dụng như: Quán bất tịnh, Quán bạch cốt, Quán Từ bi, Quán nhân duyên, Quán hơi thở…Đó là những pháp Quán để tạm thời vượt qua những biến động của nội tâm tùy loại như: Quán bất tịnh để trừ Sắc dục, Quán bạch cốt để trừ Tham dục, Quán Từ-bi để trừ Sân giận, Quán nhân duyên để trừ Si mê. Ngoài ra, để trừ tạp niệm…chúng ta có thể an trú trong hơi thở hoặc an trú trong thần chú…
Cấp học Giới chỉ kết quả ở những nơi không có quá nhiều biến động và phải liên tục an trú trong một pháp nào đó… cho nên cấp học này chưa phải là cấp học Viên mãn, vì còn mắc kẹt ở không gian Tĩnh lặng và còn mắc kẹt ở thời gian vì quá trình an trú…chưa liên tục.
* Cấp học Định là cấp học ổn định nội tâm: Cấp học Giới là cấp học móng nền, tạm thời giúp chúng ta ổn định nội tâm bằng cách đóng chặc 6 căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) không cho tiếp xúc 6 trần (Hình sắc, Âm thanh, Mùi hương, Vị nếm, Đụng chạm, Sự vật…gọi chung là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp). Cho nên chỉ hạn chế được phần nào những biến động của nội tâm…vì chủng thức lưu trú đã được chúng ta nạp vào Tàng thức (Bộ nhớ) từ vô thỉ thông qua thức thứ 7 là Tiềm thức bảo thủ cố chấp…nó sẽ chổi dậy quậy phá chúng ta. Vì lý do này cho nên chúng ta phải bước vào cấp học Định…cấp học Định này sẽ giúp chúng ta đối phó với sự chổi dậy của Tiềm thức bằng cách nhận thức bản chất của từng sự vật.
Bản chất của Vạn sự là Hư huyễn, vì nó không tồn tại liên tục. Bản thân của Vạn vật cũng Hư huyễn, vì nó liên tục sinh diệt…không có nhất định một hình tướng nào. Vì lý do này cho nên hình thành cái gọi là Định như huyễn (Như huyễn Tam muội). Nhờ an trú vào Định Như Huyễn mà chúng ta vững vàng hơn khi phải tiếp cận những nơi có quá nhiều biến động. Tuy nhiên Định lực này nếu bị gián đoạn thì Tiềm thức sẽ khống chế Ý thức, làm cho Ý thức không có được khách quan trong nhận định…xúi giục chúng ta phóng túng buông lung: Chạy theo Danh vọng, Vật chất, Quyền lực, Sắc tướng, Tình cảm… Vì thế mà phải thọ lấy những quả báo bi thảm. Vì lý do này cho nên cấp học Định này cũng chưa phải là cấp học Viên mãn.
* Cấp học Huệ là cấp học chuyển Ý thức thành Diệu quan sát trí…để thấy được cái gốc của biến động là Thanh tịnh. Vì không còn chạy theo Trần cảnh cho nên Ý thức chạy vào bên trong, chủng thức lưu trú hình thành nội cảnh lưu trú trong Tâm thức…nếu chúng ta theo dõi nó một cách khách quan, thì chúng ta không chỉ nhớ được những gì đã xảy ra trong đời này mà chúng ta còn có thể nhớ được những gì đã xảy ra trong những đời kiếp về trước…Thật vậy, Thanh tịnh là gốc, Biến động là ngọn. Đây là nguyên lý “Cực Tịnh Sinh Động”. Nếu chúng ta không mắc kẹt trong cái gọi là Tịnh…thì cái gọi là Động sẽ không xuất hiện; vì Tịnh và Động là cặp song sinh, không tồn tại độc lập…
* Cấp học Giải thoát là cấp học xử dụng cái Thanh tịnh Huệ sẵn có trong chúng ta để nhìn Trần (Thế giới bên ngoài) và Thức (Thế giới bên trong Tâm thức) bằng cặp mắt khách quan…thì chúng ta sẽ không bị nội cảnh và ngoại cảnh khống chế, nhờ vậy mà chúng ta trút được gánh nặng sinh tử…không còn phải lang thang trong giấc đời Đại mộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta còn mắc kẹt trong cái gọi là Giải thoát…thì cái Giải thoát này sẽ không liên tục phát huy tác dụng; vì lý do này cho nên, chúng ta cần phải thoát ly mọi Tri kiến: Không còn mắc kẹt trong bất kỳ một khái niệm nào. Đây là cấp học Giải thoát Tri kiến mà chúng ta cần phải thông qua mới có thể hoàn toàn thoát ly trường mộng, Viên mãn Bồ-đề.
* Cấp học Giải thoát Tri kiến là cấp học thoát ly mọi khái niệm: là Tri Bất Tri, là Kiến Bất Kiến.
Thế nào là Tri Bất Tri? Nếu chúng ta biết một cái gì mà chúng ta không mắc kẹt trong cái biết đó, không tự hào, không ta đây…không bị cái biết đó nó sai khiến, không cố lưu lại cái biết đó trong tâm; biết như thế…được gọi là Tri Bất Tri.
Thế nào là Kiến Bất Kiến? Nếu chúng ta nhìn thấy được một cái gì…mà chúng ta không mắc kẹt trong cái thấy đó, không tự hào, không ta đây…không bị “cái thấy” đó nó sai khiến, không cố lưu lại “cái thấy” đó trong tâm. Thấy như thế…được gọi là Kiến Bất Kiến.
Cấp học Giải thoát Tri kiến này giúp cho cái Thanh tịnh Huệ liên tục phát huy tác dụng, vì thế biến động của nội tâm sẽ tiêu mòn và đoạn tận: Viên mãn Bồ-đề, Trang nghiêm Giải thoát.
• Cái Thanh tịnh Huệ hoạt động như thế nào để tiêu mòn và đoạn tận những biến động của nội tâm?
Cái Thanh tịnh Huệ cho chúng ta biết rằng: Các pháp vốn không mang một tánh gì, không có một tướng gì, không phải là một cái gì cố định vì: Sông, biển, ao, hồ…đối với chúng ta chỉ là một trong những nơi thường có nước; nhưng đối với các loài cá, tôm…lại là nhà cửa, là đất nước, là quê hương của nó. Các loại như cây, gỗ…đối với chúng ta là vật liệu để làm ra các vật dụng như bàn, ghế, giường, tủ…nhưng đối với các loài như mối, mọt…thì cây, gỗ…lại là thức ăn của nó.
Mọi thứ trên đời này, tùy theo nghiệp lực hoặc tùy theo trình độ giác ngộ…mà mỗi chúng sinh có mỗi cái nhìn khác nhau; chúng ta không nên bảo thủ cố chấp, không nên háo danh háo thắng…chúng ta nên tháo gỡ tất cả những vướng mắc, không chạy theo ngoại cảnh và cũng không chạy theo thế giới nội tâm…thì những biến động của nội tâm sẽ đoạn tận. Tuy nhiên, nếu chúng ta còn mắc kẹt ở một khái niệm nào, thì các khái niệm tương quan và các khái niệm đối lập với nó sẽ đồng thời xuất hiện…
Các cấp học phải được thực hành từng bước, không thể thiếu; vì nó là những nấc thang căn bản giúp chúng ta tiếp thu tốt kiến thức của các cấp học tiếp theo. Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp đồng thời Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát Tri kiến…thì kết quả nhanh hơn là thực hiện từng phần.
Cứu cánh của Phật pháp là đoạn tận những biến động của nội tâm, để Giải thoát những khổ đau không chỉ cho riêng chúng ta, mà phải đồng thời tạo điều kiện giúp cho những chúng sinh hữu duyên thoát khổ, được vui…bởi vì chúng ta và chúng sinh tuy hai mà chẳng phải hai: Chúng ta khổ, vì chúng ta có quá nhiều tham dục, nhưng nếu chúng sinh có quá nhiều tham dục thì cũng có thể đem đến cho chúng ta những khốn khổ phi lý, vì lý do này cho nên:
Thoát khổ riêng Ta, khổ mãi còn,
Tùy duyên cứu khổ chúng sinh chung,
Chúng sinh giác ngộ: Bờ kia đến,
Thì khổ riêng Ta mới chẳng còn.
Ngày 28 tháng 11năm 2010