- Tham gia
- 18/9/11
- Bài viết
- 1,036
- Điểm tương tác
- 255
- Điểm
- 63
Vậy là Ngọc Tuấn cũng động não lắm rồi phải không ?
Đa số chư Tổ là người "tử từ chín" khi thời tiết nhân duyên đến thì tự rụng :
香嚴擊竹— Hương Nghiêm sỏi chạm trúc.
Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn ở Ðặng Châu, ban đầu tham vấn Qui Sơn chẳng khế ngộ. Sư từ giã ra đi, đến chỗ di tích của Nam Dương Quốc sư, dừng chân nghỉ ngơi ở đấy. Một hôm, nhân lúc nhân sư đang cuốc cỏ, cuốc nhằm viên sỏi, viên sỏi văng vào bụi tre, vang lên một tiếng “cốc”, Sư hoát nhiên tỉnh ngộ, cười vang rồi nói kệ:
Tiếng vang quên sở tri
Ðâu nhờ mượn tu trì
Xúc động rõ tự tính
Không kẹt ở khô thiền
Mọi chỗ không dấu vết
Oai nghi ngoài sắc thinh
Các nơi kẻ đạt đạo
Ðều gọi bậc thượng cơ.
靈雲見花— Linh Vân trông thấy hoa
Thiền sư Linh Vân Chí Cần ở Phúc Châu (nối pháp Qui Sơn), ban đầu ở tại Qui Sơn, nhân thấy hoa đào mà tỏ ngộ, liền nói kệ:
<table style="border-collapse: collapse;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0" height="189" width="479"><tbody><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]三 [FONT=Simsun (Founder Extended)]十[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]年[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]來[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]尋[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]劍[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]客[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Tam thập niên lai tầm Kiếm khách
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]幾 [FONT=Simsun (Founder Extended)]回[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]落[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]葉[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]幾[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]抽[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]枝[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Kỉ hồi lạc diệp kỉ trừu chi
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]自 [FONT=Simsun (Founder Extended)]從[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]一[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]見[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]桃[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]花[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]後[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu
</td></tr><tr><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 151px; padding-top: 0in" valign="top">[FONT=Simsun (Founder Extended)]直 [FONT=Simsun (Founder Extended)]到[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]如[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]今[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]不[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]更[/FONT] [FONT=Simsun (Founder Extended)]疑[/FONT][/FONT]
</td><td style="padding-right: 5.4pt; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0in; width: 235px; padding-top: 0in">Trực đáo như kim bất cánh nghi.
</td></tr></tbody></table>
Ba mươi năm tìm trang kiếm khách
Bao phen lá rụng lại đâm chồi
Từ khi nhìn thấy hoa đào nở
Ðến nay tin chắc chẳng còn nghi.
thuongchieu.net
Hai câu chuyện trên cho ta thấy : khi một vị hành giả Công Đức đầy đủ thì "tự vở òa" mà không có sự trợ giúp từ sư phụ.
Còn "vú ép" là những trường hợp "nếu thời tiết bình thường thì phải chờ thêm một tuần lễ nữa", nhưng những vị Chân Sư, bậc Đại Giác Ngộ đã vì lòng Bi mẫn, đã vì kích thích Duyên chúng sinh, cho nên GIÚP VÀO MỘT CHÚT khiến cho hành giả THẤY CHÂN LÝ khi chưa phải thực sự nhờ vào chính Công Đức của mình (bởi chúng sinh vốn Vô Ngã mà !).
(Ngọc Tuấn có quyền nghi ngờ, có quyền không tin, nhưng xin đừng hỏi trường hợp cụ thể nào, ra sao ?!)
Vâng ! Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt cũng cùng sống chung trong luân hồi sanh tử với những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân, nhưng có khác.
Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt thì theo nghiệp thọ sinh, không có tự chủ gì được; Chúng ta và những vị Bồ tát rơi rớt thì trôi xuôi theo dòng Nghiệp Lực.
Còn những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân thì tự chủ và có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh bằng vào Công Đức quá lớn của các Ngài (vì chúng sinh vốn Vô Ngã).
Còn những vị Bồ tát theo nguyện độ sinh mà thọ thân thì tự chủ và có thể can thiệp vào Nghiệp chướng của chúng sinh bằng vào Công Đức quá lớn của các Ngài (vì chúng sinh vốn Vô Ngã).
Câu này tôi không cho là như vậy,nghiệp lực chỉ có thể hóa giải bằng nghiệp lực mà thôi,chả ai có thể can thiệp vào được ... nếu can thiệp vào được thì đã chẳng còn là nghiệp lực