- Tham gia
- 18/9/11
- Bài viết
- 1,036
- Điểm tương tác
- 255
- Điểm
- 63
Kính Huynh Hungcom !
Đạo của Phật chính là tiêu chí :Vô ngã mà Vị Tha nghĩa là không vì cái Ta, cái của Ta mà vì Người, mới có câu "tiêu nha bại chủng". Vì vậy, Phật khen ngợi người "Vô Ngã" và cũng khen ngợi hơn người "Vô ngã vị tha". Vì vậy, mới có hình tượng Bồ Tát Địa Tạng với câu nguyện rằng : "Địa Ngục vị không Thệ Bất Thành Phật", thế mà thực tế đây lại là hình tượng của các Luận Sư Đại Thừa. Đây là hình tượng của "Vô Ngã Vị Tha" chứ không hề có thật, và "Vô Ngã Vị Tha" là có thật nên Bồ Tát Địa Tạng cũng có thật trong tâm tưởng của Tín Đồ.
Đây là xảo thuật phương tiện của các nhà Luận Sư Đại Thừa mà thôi.
Ngay trong đời sống hiện tại, thì tâm "Vô ngã" là quý rồi (Tiểu Thừa), nhưng tâm vô ngã vị tha (đại thừa) mới đáng trân trọng . Nhưng chúng ta cần tỉnh giác để không rơi vào tín ngưởng, tệ hơn là mê tín. (Vô ngã mà không vị tha mới là tiêu nha bại chủng_đây là ý tưởng của những nhà Luận Sư Đại Thừa và muốn chống đối lại tư tưởng Tiểu Thừa, thế thôi)
Điều mà Phật khuyên là nên tỉnh giác trong mọi hành động, tỉnh giác lục căn tiếp xúc lục trần, chứ Phật không khuyên hảy trở lại trần gian.
Kính.
Chào bạn Chiếu Thanh,
Trước hết, minh định xin tán thán hai bài viết trên của bạn.Những suy nghĩ của bạn rất hợp với cách suy nghĩ của tôi.Bất cứ ai đọc qua lịch sử phát triển của Phật Giáo đều hiểu rằng tư tưởng Bồ Tát chỉ phát triển mạnh khi Đại Thừa được phát triển.Tôi khi đọc kinh sách về Bồ Tát đã suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của hình tượng Bồ Tát.Các vị Bồ Tát có đúng như những gì ta đọc hay không ? Hay hình ảnh Bồ Tát còn mang ẩn dụ khác nữa ?Bồ Tát có phải là những nhân vật cụ thể hay chỉ là hình ảnh biểu tượng của TÂM ?Qua một thời gian tìm hiểu,minh định rút ra kết luận cho riêng mình rằng : Bồ Tát chính là những Thuận Duyên trong cuộc sống,trong việc tu học ... tức là những điều kiện Đủ để giúp chúng ta hướng đến sự hoàn thiện bản thân (điều kiện Cần chính là những nỗ lực của bản thân ta).Bồ Tát có thể là một con người,một tình huống,một hoàn cảnh hay là một khoảnh khắc của Tâm Ý giúp chúng ta hướng đến sự Chân Thiện Mỹ .
Minh định xin lấy ví dụ câu truyện của một nàng kỹ nữ cúng dường cho một vị Tỳ Kheo là những đồ ăn ôi thiu,khi vị này đổ thức ăn đi thì nàng kỹ nữ có nói một câu khiến vị tỳ kheo nọ ngộ Đạo....Và trong truyện,nàng kỹ nữ được cho là một vị Bồ Tát hóa thân để giúp vị Tỳ kheo nọ.
Vậy câu hỏi ở đây là nàng kỹ nữ đó có được coi là một vị Bồ Tát không nếu vị tỳ kheo kia không ngộ Đạo ?Hay lúc đó nàng sẽ bị coi là kẻ tạo tội vì phỉ báng Tăng do cố tình cúng dường đồ ăn ôi thiu ?
Một câu truyện thật hay và ý nghĩa.
Bồ Tát là gì ? Vị kỹ nữ kia có phải Bồ Tát không nếu như vị Tỳ Kheo nọ không một lòng hướng Đạo ? Nếu như cái Tâm của vị Tỳ Kheo kia không phát ra trí huệ đúng khoảnh khắc đó nhờ câu nói của nàng kỹ nữ thì sự việc sẽ được hiểu ra sao ? Được đánh giá như thế nào?
Cho nên theo minh định,Bồ Tát chính là những Thuận Duyên giúp con người chúng ta hoàn thiện,giúp chúng ta tinh tấn.Bồ Tát sẽ chỉ xuất hiện khi bản thân chúng ta có những nỗ lực hay là đã có những nỗ lực (chủng tử) được gieo qua nhiều đời nhiều kiếp.Như Đức Phật đã nói,vạn Pháp là do Duyên,không cái gì tự nhiên mà có được.Và Bồ Tát cũng vậy,Bồ Tát xuất hiện ở cõi Ta Bà này cũng là vì chữ Duyên .
P/s : nhân đây xin nói thêm về Thuận Duyên.
Thế nào là Thuận Duyên ? Thế nào là Nghịch Duyên ? Như trong ví dụ trên thì đó là Thuận hay Nghịch Duyên ? Nếu là Thuận Duyên thì sao vị tỳ kheo nọ sẽ bị đói trong ngày hôm đó,còn nếu là Nghịch Duyên thì sao vị Tỳ Kheo nọ lại ngộ Đạo nhờ câu nói của nàng kỹ nữ ? ... Như phàm phu chúng ta thường nói : "trong cái rủi lại có cái may","hạnh phúc trong đau khổ".Còn Đạo Phật gọi đó là Như và Huyễn,trong Như có Huyễn trong Huyễn có Như,Ta Bà là Tịnh Độ và Tịnh Độ cũng là Ta Bà...Cho nên đối với một người Phật tử chân chính thì chẳng có gì gọi là Nghiệp chướng cả,tất cả mọi sự dù là Thuận hay Nghịch cũng đều là Bồ Tát cả...Bồ Tát có mặt ở khắp mọi nơi,bất cứ ở đâu có người muốn vươn lên,muốn hoàn thiện mình,muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì Bồ Tát sẽ có mặt ở đó.
Bồ Tát chính là Tâm của chúng ta.