Kính Bạn VNBN .
Trong Đạo Phật: một thuật ngữ có vô lượng nghĩa. Là lẽ thường.
Câu hỏi: Nếu đã đạt được Lý chân thường thì tại sao không ở ta b à này mà lại sanh về Tịnh Độ ? Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?
sẽ trả lời trong phạm vi câu 2: "N
ếu như nói tự tâm cũng là tịnh độ hà tất gì phải đến Cực Lạc ? "
Trả lời: Duy Tâm tịnh Độ là Chơn Đế, là Đệ Nhất Nghĩa, là Mãn tự Giáo.
Quả thật khi đến Lý Tịnh Độ thì không cần phải đến Sự Tịnh Độ. Vì như trong kinh Pháp Hoa . Phật dạy Bảo Sở và Hóa Thành:
"
Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật
- Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.
Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp. Cuối phẩm thọ ký này thì Phật đã gồm thọ ký cho năm trăm đệ tử hết rồi, nhưng sợ có nhiều vị tập khí còn yếu kém, chưa dám tự tin vững, có thể là thoái tâm trên đường Bồ Đề. Bởi vì nghe nói thành Phật lâu xa, nghĩ là Phật đạo phải tu lâu ba vô số kiếp, phải thờ bao nhiêu đức Phật, trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, thì thôi ngay đây chứng Niết Bàn an ổn hơn. Tâm còn yếu kém sợ lâu xa, nên Phật mới nói nhân duyên xưa để nhắc lại cho mọi người có lòng tin mạnh hơn. Nghĩa là các vị ở đây đã từng được Phật giáo hóa rồi, hôm nay đã chín mùi, Ngài mới thọ ký cho. Như vậy để rõ cái Niết bàn tịch diệt đó mà các Ngài đã chứng, là chỗ tạm dừng chân thôi, còn phải phát tâm rộng lớn, lâu xa để vượt ngoài thời gian, vượt ngoài không gian. Tức phải có tâm rộng lớn, không còn kẹt trong thời gian, không còn kẹt trong không gian, không còn thấy có lâu có mau nữa, mà mình ngộ lại cái nhân xa xưa sẵn có của mình, cái đó mới là bảo sở, mới là vĩnh viễn lâu dài. Còn chỗ Niết Bàn mà tâm mình tạm yên đây, chỗ đó chưa phải là chỗ dừng lâu dài của mình, phải nhận cho rõ ông Phật chính mình, chỗ này mới là chỗ bảo sở, là chỗ để mình nương tựa vĩnh viễn. Cho nên hễ còn chỗ để dừng là chưa phải."
Thien Vien Thuong Chieu - So 1C, Phuoc Thai, Long Thanh, Dong Nai. Dien Thoai: 061.384.1071, 061.354.2631, Email: tvthuongchieu@vnn.vn - banbientap@thientongvietnam.net
Nghĩa là:
Lý Tịnh Độ PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN mới là Bảo Sở. Như bài kệ:
Phật hiệu Di Đà.- Pháp Giới Tàng Thân- tùy xứ hiện. (Tự Tánh Di Đà)
Quốc danh Cực Lạc.- Tịch quang Chơn Cảnh- Cá trung huyền. (Duy Tâm tịnh Độ)
Nghĩa là:
Phật mà tên là là Di Đà.- Đó là Tự Tánh Di Đà. Thân ngài cùng khắp Pháp Giới. tùy theo sở cầu mà hiện.
Nước mà hiệu là Cực Lạc.- Đó là Duy Tâm tịnh Độ. Nó Thường quang, Thường tịch. Chính là Chơn Cảnh. Huyền Diệu ở mỗi mỗi con người.
Bạn hỏi:
Người đạt Lý Chân thường có năng lực nhập Niết Bàn như một vị A LA HÁN hay không?
Trả lời Bạn:
+
Người đạt Lý Chân thường là đã đến Bảo sở
+ A la Hán còn ở Hóa Thành.
Mến.