- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa tất cả đạo hữu, VNBN xin phép được chia sẽ và thảo luận về các pháp tìm về sự thật chính mình.
1) Trước hết, xin phép bác bỏ luận điểm "lùi về phía trước vô số kiếp hữu tình chúng sanh vẫn là hữu tình chúng sanh". Tức họ cho rằng bản thân họ đã luân hồi trong 6 đường từ xa xưa vô số kiếp cho đến nay. Nghe thì có vẻ đúng, vì họ đang luân hồi mà và họ luân hồi là do tâm phân biệt nhị biên.
Nhưng xét kỹ thì đây là một luận điểm sai. Thật vậy, hữu tình cũng là pháp tướng, do nhân duyên sanh, nó không phải là pháp tánh bất sanh bất diệt. Còn việc nhân duyên gì thì đó là một chuyện khác. Do đó, trong hành trình của chúng sanh, phải có một thời điểm chúng sanh đó bắt đầu khởi pháp hữu tình hay khởi tâm niệm phân biệt, rồi từ đó đến nay tâm phân biệt này đưa đẩy lên xuống trong 6 đường!
2) Thứ hai, xin bác bỏ luận điểm thứ hai: "Hữu tình thì tu thành Phật, vô tình chúng sanh thì mãi không thể thành".
Hữu tình hay vô tình chúng sanh chỉ là biểu hiện mà thôi. Hữu tình chúng sanh thì có tâm niệm phân biệt, yêu - ghét, còn vô tình thì chưa phát khởi tâm thái này. Nhưng pháp vô tình cũng chỉ là pháp tướng, từ từ cũng sẽ phát khởi tâm thái phân biệt mà vào hàng hữu tình chúng sanh, rồi từ đấy thăng hoa lên dần và thành Phật. Những sự việc như thế, chẳng phải thấy được dễ dàng nếu không nhờ bản chất đồng Bản Tánh của pháp hữu tình và vô tình chúng sanh.
3) Thứ ba, xin bác bỏ luận điểm thứ ba: "Phật nhập Niết Bàn thì tất thảy không còn gì nữa".
Chúng ta dễ dàng biết rằng, tất thảy việc thế gian thì Phật chẳng còn gì. Nhưng nói rằng tất thảy mọi nhân duyên đã chấm hết thì đó điều đó là sai lầm. Kết thúc việc này thì lại có việc khác, chỉ có điều là cái tâm cái việc của bậc trên, bậc dưới khó mà thấy biết được. Thế giới của chư Phật thì siêu vượt thế giới của tất cả chúng sanh và chư bậc Thánh Vị. Bởi vậy, không vì thế mà cho rằng Phật nhập Niết Bàn là kết thúc tất thảy là sai! Chỉ là kết thúc triệt để việc của hữu tình dưới bất kì danh nghĩa nào.
4) Quán, xét đâu là TA?
Qua 3 luận điểm trên cũng đã trình bày, một cái TA xưa nay từ vô tình tiến hóa lên thành hữu tình, hữu tình tiến hóa lên thành Phật, và rồi sau khi thành Phật. Như vậy, nếu quán xét theo quá trình tiến hóa mà nói thì không thể nói được chính xác TA là như thế nào. Vì hễ nói TA là như thế nào thì tương ứng thuộc vào một đoạn của hành trình và bỏ qua các đoạn khác, như vậy là thiếu mất. Chẳng hạn nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở ta bà này, khởi thủy làm vô tình chúng sanh, tiến hóa thành hữu tình và nay đã thành Phật. Hành trình như vậy đã tạo nên Đức Phật ấy và không trùng lập với Đức Phật khác thì đó là một luận điểm sai lầm. Do đó, căn cứ theo thực tế (SỰ) mà nói thì chẳng thể tìm thấy vị nào đích thực là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành Phật trong ta bà này!
Theo LÝ TÁNH tột cùng thì sao? Ai cũng như ai, là một pháp rỗng không thanh tịnh thường tịch chiếu. Chẳng có một pháp nào riêng gọi là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành Phật trong ta bà này!
Do đó, cái TA THẬT SỰ này chẳng bao giờ tìm gặp nhưng hoàn toàn vượt qua mọi pháp tướng, cũng như các pháp khổ vui! Bởi vậy, chỗ thật hành có thể được là chứng nghiệm LÝ TÁNH vượt qua hết thảy các pháp khổ vui.
1) Trước hết, xin phép bác bỏ luận điểm "lùi về phía trước vô số kiếp hữu tình chúng sanh vẫn là hữu tình chúng sanh". Tức họ cho rằng bản thân họ đã luân hồi trong 6 đường từ xa xưa vô số kiếp cho đến nay. Nghe thì có vẻ đúng, vì họ đang luân hồi mà và họ luân hồi là do tâm phân biệt nhị biên.
Nhưng xét kỹ thì đây là một luận điểm sai. Thật vậy, hữu tình cũng là pháp tướng, do nhân duyên sanh, nó không phải là pháp tánh bất sanh bất diệt. Còn việc nhân duyên gì thì đó là một chuyện khác. Do đó, trong hành trình của chúng sanh, phải có một thời điểm chúng sanh đó bắt đầu khởi pháp hữu tình hay khởi tâm niệm phân biệt, rồi từ đó đến nay tâm phân biệt này đưa đẩy lên xuống trong 6 đường!
2) Thứ hai, xin bác bỏ luận điểm thứ hai: "Hữu tình thì tu thành Phật, vô tình chúng sanh thì mãi không thể thành".
Hữu tình hay vô tình chúng sanh chỉ là biểu hiện mà thôi. Hữu tình chúng sanh thì có tâm niệm phân biệt, yêu - ghét, còn vô tình thì chưa phát khởi tâm thái này. Nhưng pháp vô tình cũng chỉ là pháp tướng, từ từ cũng sẽ phát khởi tâm thái phân biệt mà vào hàng hữu tình chúng sanh, rồi từ đấy thăng hoa lên dần và thành Phật. Những sự việc như thế, chẳng phải thấy được dễ dàng nếu không nhờ bản chất đồng Bản Tánh của pháp hữu tình và vô tình chúng sanh.
3) Thứ ba, xin bác bỏ luận điểm thứ ba: "Phật nhập Niết Bàn thì tất thảy không còn gì nữa".
Chúng ta dễ dàng biết rằng, tất thảy việc thế gian thì Phật chẳng còn gì. Nhưng nói rằng tất thảy mọi nhân duyên đã chấm hết thì đó điều đó là sai lầm. Kết thúc việc này thì lại có việc khác, chỉ có điều là cái tâm cái việc của bậc trên, bậc dưới khó mà thấy biết được. Thế giới của chư Phật thì siêu vượt thế giới của tất cả chúng sanh và chư bậc Thánh Vị. Bởi vậy, không vì thế mà cho rằng Phật nhập Niết Bàn là kết thúc tất thảy là sai! Chỉ là kết thúc triệt để việc của hữu tình dưới bất kì danh nghĩa nào.
4) Quán, xét đâu là TA?
Qua 3 luận điểm trên cũng đã trình bày, một cái TA xưa nay từ vô tình tiến hóa lên thành hữu tình, hữu tình tiến hóa lên thành Phật, và rồi sau khi thành Phật. Như vậy, nếu quán xét theo quá trình tiến hóa mà nói thì không thể nói được chính xác TA là như thế nào. Vì hễ nói TA là như thế nào thì tương ứng thuộc vào một đoạn của hành trình và bỏ qua các đoạn khác, như vậy là thiếu mất. Chẳng hạn nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở ta bà này, khởi thủy làm vô tình chúng sanh, tiến hóa thành hữu tình và nay đã thành Phật. Hành trình như vậy đã tạo nên Đức Phật ấy và không trùng lập với Đức Phật khác thì đó là một luận điểm sai lầm. Do đó, căn cứ theo thực tế (SỰ) mà nói thì chẳng thể tìm thấy vị nào đích thực là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành Phật trong ta bà này!
Theo LÝ TÁNH tột cùng thì sao? Ai cũng như ai, là một pháp rỗng không thanh tịnh thường tịch chiếu. Chẳng có một pháp nào riêng gọi là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thành Phật trong ta bà này!
Do đó, cái TA THẬT SỰ này chẳng bao giờ tìm gặp nhưng hoàn toàn vượt qua mọi pháp tướng, cũng như các pháp khổ vui! Bởi vậy, chỗ thật hành có thể được là chứng nghiệm LÝ TÁNH vượt qua hết thảy các pháp khổ vui.