ta

ta

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
chiếc áo của ta rồi lại tàn tạ và phải vứt bỏ đi rồi mặc chiếc ao mới, rồi bao nhiêu chiếc áo nữa? ôi mặc áo mới ai cũng sợ làm bẩn áo, khi áo bẩn rồi thì cố gắng dặt cho sạch, mà dặt không sạch thì để bẩn luôn,... ôi ta mặc chiếc áo này cũng đã hơn 30 năm rồi, áo ơi áo ngươi đã bẩn chưa?... thương hải tang điền... thêm 30, 40 năm nữa áo của ta chắc là cũng phải thay áo mới thôi... ôi thôi, ôi thôi ta không muốn mặc áo nữa đâu....
tâm của ta ơi, ngươi là thiện, ngươi là ác... phải chăng thiện ác chỉ là cỏ rác phải đôt sạch, cả tâm của ta cũng phải hủy diệt chỉ khi mọi thứ mất hết, không còn gì là của ta nữa, ta mới thấy được ta? khi ta lặng như nước và sáng như gương tự nhiên ta sẽ soi thấy vạn vật?... hàiiiiii .... liệu tâm ta có thể lặng như nước hồ thu để thấy ánh trăng tàn? liệu tâm ta có thể được như thái sơn để vững vàng trong sự gọt dũa của thơi gian? liệu tâm ta có thể rộng lớn như trời để chứa được chúng sinh, vạn vật? liệu tâm ta có thể hừng hực như lửa nóng để cầu được đạo pháp? ... áo tàn tạ, tâm đã diệt... thì cần gì phải xoắn nhỉ hihihi...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VV một ly trà [smile]

chiếc áo của ta rồi lại tàn tạ và phải vứt bỏ đi rồi mặc chiếc ao mới, rồi bao nhiêu chiếc áo nữa? ôi mặc áo mới ai cũng sợ làm bẩn áo, khi áo bẩn rồi thì cố gắng dặt cho sạch, mà dặt không sạch thì để bẩn luôn,... ôi ta mặc chiếc áo này cũng đã hơn 30 năm rồi, áo ơi áo ngươi đã bẩn chưa?... thương hải tang điền... thêm 30, 40 năm nữa áo của ta chắc là cũng phải thay áo mới thôi... ôi thôi, ôi thôi ta không muốn mặc áo nữa đâu....

tâm của ta ơi, ngươi là thiện, ngươi là ác... phải chăng thiện ác chỉ là cỏ rác phải đôt sạch, cả tâm của ta cũng phải hủy diệt chỉ khi mọi thứ mất hết, không còn gì là của ta nữa, ta mới thấy được ta?

khi ta lặng như nước và sáng như gương tự nhiên ta sẽ soi thấy vạn vật?..



Đoạn băn khoăn và suy tư ... và những hình bóng này của bạn VV vừa thật lại vừa hay quá ... CHO TUI XIN luôn nhé [smile]


Người ta nói ... cái Gương có thể ngồi coi thấy cuộc đời diễn ra trong nó ... và khi tất cả những hình bóng ... những cuộc đời ... đều không còn nữa ... người ta chợt nhận ra: mình là 1 cái gương [smile]


mà cái gương đó ... có thể soi thấy ... những cái gì ĐÃ GIÀ ĐÃ CHẾT ... ĐÃ SINH RA .. ĐÃ SỐNG và ĐÃ VÔ THƯỜNG ... và lại còn soi thấy ... những lần ta ngồi đây để nhìn thấy: trong khi ta về ... lại nhớ ta đi ... những nỗi đau, tiếc nuối dâng lên vời vợi, khi NGỌN GIÓ HOANG VU THỔI XUỐNG XUÂN THÌ


Cho nên ... người ta hay nói tới NGÃ và VÔ NGÃ ... nhưng nó cũng vậy thôi:

màu NẮNG

hay là

màu MẮT EM

mùa thu mưa bay .. cho tay mềm ... chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm ... rồi có hôm nào .. MÂY BAY LÊN

lùa nắng cho buồn .. vào tóc em ... bàn tay xanh xao .. đón ưu phiền .. ngày xưa sao lá thu không vàng ...

--> và nắng chưa vào .. trong mắt em .... EM QUA CÔNG VIÊN .. bước chân âm thầm ... ngoài kia gió mây về ngàn .. cỏ cây chợt lên màu nắng .. [smile]


không có gì khác hơn --> là CÓ 1 NGƯỜI NGỒI ĐÓ ... 1 CÁI TÂM luôn ở đó ... như là 1 KHUNG CỬA SỔ



... chính là CÁI THẤY CỦA CHÍNH SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ... nhìn thấy SINH TỬ NIẾT BÀN [smile]

- nhìn thấy những hình ảnh ... công viên bước chân .. gió mây cỏ cây mắt em .. lung linh nắng thủy tinh .... mùa thu qua tay --> ĐÃ BAO LẦN ... vó ngựa bóng câu qua mành [smile]




thôi .. tạm dừng chỗ đó .. để nhìn lại một đoạn pháp thoại của Tổ Ưu Ba Cúc Đa và Tổ Thương Na Hòa Tu:

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc

- Con cũng thế, thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi

Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả.

Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và --> ngộ đạo.





và như vậy ... chúng ta dùng gì để MIÊU TẢ NGÃ ?

- TA .. TÔI ... CUỘC ĐỜI ... CUỘC TÌNH ... TÂM ...


và như vậy ... chúng ta dùng gì để MIÊU TẢ VÔ NGÃ ?

- người chứng kiến ... người nhìn thấy ... người không già .. người còn đó --> NGƯỜI KHÔNG GIÀ NGƯỜI KHÔNG BỊNH ... NGƯỜI KHÔNG KHỔ .... [smile]

*** và ở giữa NGÃ và VÔ NGÃ đó ... luôn là ... 1 khoảng cách để nhận ra ... TA LÀ AI ? [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,978
Điểm tương tác
789
Điểm
113
chiếc áo của ta rồi lại tàn tạ và phải vứt bỏ đi rồi mặc chiếc ao mới, rồi bao nhiêu chiếc áo nữa? ôi mặc áo mới ai cũng sợ làm bẩn áo, khi áo bẩn rồi thì cố gắng dặt cho sạch, mà dặt không sạch thì để bẩn luôn,... ôi ta mặc chiếc áo này cũng đã hơn 30 năm rồi, áo ơi áo ngươi đã bẩn chưa?... thương hải tang điền... thêm 30, 40 năm nữa áo của ta chắc là cũng phải thay áo mới thôi... ôi thôi, ôi thôi ta không muốn mặc áo nữa đâu....
tâm của ta ơi, ngươi là thiện, ngươi là ác... phải chăng thiện ác chỉ là cỏ rác phải đôt sạch, cả tâm của ta cũng phải hủy diệt chỉ khi mọi thứ mất hết, không còn gì là của ta nữa, ta mới thấy được ta? khi ta lặng như nước và sáng như gương tự nhiên ta sẽ soi thấy vạn vật?... hàiiiiii .... liệu tâm ta có thể lặng như nước hồ thu để thấy ánh trăng tàn? liệu tâm ta có thể được như thái sơn để vững vàng trong sự gọt dũa của thơi gian? liệu tâm ta có thể rộng lớn như trời để chứa được chúng sinh, vạn vật? liệu tâm ta có thể hừng hực như lửa nóng để cầu được đạo pháp? ... áo tàn tạ, tâm đã diệt... thì cần gì phải xoắn nhỉ hihihi...

Ráng lên tự làm cho được cái áo 32 vẻ đẹp, 80 tướng tốt thì tâm ta gần hoàn thiện đó.
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Vô lượng... Vỗn dĩ không thể đong đếm...
Trong mắt ta hiện tại thấy tôn tại đến ngày mai đã là vẫn đề ( ra đường, tai nạn -> chết, nồi máu cơ tim -> chết, uống nước, sặc -> chết...) sống trong giây phút này đã khó. Ta sao còn lo lắng chuyện ngày mai nhiều như vậy. Ta hiện tại cầm được điện thoại viết mấy lời, đã là may mắn. Nhưng sao ta lại không tập trung vào mà luôn nghĩ những thứ chẳng thể nắm bắt và khống chế?
32 vẻ đẹp, 80 tướng... Sao lại nghĩ đến nó? Tướng do tâm sinh? Nhưng tâm ta luôn bận rộn lo chuyện không đâu, ngay cả tâm ta là gì còn không hiểu không biết... Thì tâm làm cách nào để sinh tướng... Đừng nói 80, ngay cả 1 còn chưa được...
Quay lại : vô lượng kiếp trước ta là gì? Kiếp này ta là gì? Rồi vô lượng những kiếp sau ta lại là cái gì? Câu trả lời gần ngay trước mắt mà xa tận chân trời... Trong mắt người đời, ta là tốt ta là xấu? (Một vạn người quan sát một bức tranh giống nhau sẽ có một vạn cái nhìn.) Như vậy điều quan trọng là ta trong mắt người khác? Hay là ta trong mắt ta? Hay là hay thuận theo tự nhiên? Có thể nắm bắt thì nắm bắt có thể buông tha thì buông tha?
" đói ăn mệt ngủ, thấy cảnh vô tâm tức thiền?"
Mười năm qua đi, trăm năm qua đi, nghìn năm, vạn năm... Triệu năm... Tỷ năm... Liệu ta có thể hiểu được một chữ tâm và một chữ ta không?
 

minhthien

Registered

Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
"Liệu ta có thể hiểu được một chữ tâm và một chữ ta không? "

hiểu thì ai cũng hiểu , còn biết thì chưa chắc biết
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha ha ... [smile]

Hiểu .. thì ... ra ngô .. ra khoai

Biết thì ... sửa dép ... đọt xoài .. múi dưa

nghĩa thì khi giống ... cò cưa

mạt ra cứ vậy ... vừa vừa ... y nhau [smile]

có khi Hiểu Biết .. đôi đầu

1 đồng .. 1 cốt .. đôi màu ... tỉnh mê

chợ chiều ... gánh vác lê thê

còn ai quảy được .. hết về .... sơn khê

ờ mà đúng hông ... thì tui CŨNG HỎNG BIẾT NỮA ... mà TUI HIỂU [smile]

:lol: :lol:
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Theo giấu chân phật, ai cũng biết tại sao phật lại thành phật... Nhưng hiểu được quá trình thành phật, từ 2500 năm đến nay ai dám nói? Nếu hiểu được quá trình chẳng phải ai cũng sẽ thành phật sao?

Biết được ăn sẽ no, nhưng chí ít phải hiểu được ăn gì mới no, mới có lợi chứ? Biết có bệnh, nhưng phải hiểu bệnh mới trị được tận gốc chứ? Biết nhân quả, nhưng cũng phải hiểu rõ thì mới được chính quả, phải không? Biết tâm, biết ta mà không hiểu tâm, không hiểu ta, thì cuối cùng có ý nghĩa không?

Mọi thứ đều mơ hồ, ta biết ta là ta, ta biết ta có tâm... Nhưng ta vẫn lẩn quẩn trong luôn hồi, luôn mơ mơ hồ hồ chỉ biết ta có những thứ đó lại không hiểu cách sử dụng, không biết vận chuyển thế nào?.... Ai có thể giúp ta đây? Hay cuối cùng vẫn là tự lực tự cường thôi?
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha hah ... Bạn VV nè [smile]


TÙY DUYÊN --> KHÔNG GIAN KHÔNG NGẰN MÉ, KHÔNG NGĂN NGẠI --> CHIA NỬA CÁI GHẾ ---> cho MA HA CA DIẾP [smile]

Ngày xưa ở Pháp Hội Linh Sơn, Phật Thích Ca nói: TA CÓ chánh pháp nhãn tạng, có Niết Bàn Diệu Tâm ...

nhưng trong pháp hội .. cũng toàn là đệ tử của ổng không mà ai cũng NGƠ NGÁC = CHẲNG HIỂU GÌ [smile]

--> Riêng chỉ có MA HA CA DIẾP TÔN GIẢ .. là cầm cành hoa lên cười ... nên gọi là NHẤT NIỆM VI TIẾU [smile]


nói đúng hơn .. là tôn giả MA HA CA DIẾP hiểu rõ Phật Thích Ca nói gì .. nên có nhiều lần trong hội đường .. cứ gặp MA HA CA DIẾP --> là ổng nói ...

--> LẠI ĐÂY NGỒI ... TA CHIA CHO ÔNG --> NỬA CÁI GHẾ .... y như là

TÙY DUYÊN ... như là ĐŨA CÓ ĐÔI

CƠM SÔI ---> bớt lửa .. chẳng đời nào khê

Tùy Duyên ... chẳng phải tỉnh mê

mà TÂM VỚI CẢNH ... hai bề .... 1 ĐÔI


TÙY DUYÊN ... như đã sẵn rồi

ĐÓI <--> ĂN

MỆT <--> NGỦ

hai rời ... ---> CÓ NHAU


TÙY DUYÊN
.. chẳng phải kiếm đâu ...

mà là ... TRỌN VẸN --> TỪ ĐẦU .... ĐẾN ĐUÔI


cho nên Phật Thích Ca ổng nói:

Pháp của TA ... hoàn hảo ở đầu .. hoàn hảo ở giữa .. hoàn hảo ở cuối ... --> và ý nghĩa của chữ VIÊN .. GIÁC ... cũng đều là ở nghĩa hoàn hảo ấy [smile]


Thí dụ: ở mức độ SƠ THIỀN [smile]

khi: HỶ LẠC ĐỊNH vốn = là PHẢI CÓ SẴN RỒI ...

thì những thứ vật liệu cần phải có ... để cho sự hiện hữu có sẵn của 1 pháp đó ===> KHÔNG CẦN NÓI = VỐN ĐẦY ĐỦ ... TỪNG ĐÔI TỪNG CẶP CÓ SẴN


cho nên .. đối với CON NGƯỜI ... bình thường ...

- mơ ước .. thì truy tầm .... nhưng rõ ràng ... là không đủ .... TẦM ... mà không được .. thì cũng chẳng CÓ TỨ [smile]

khi TỨ tâm sở không xuất hiện .. thì làm sao DỤC XẢ = để mà có LẠC, HỶ ĐỊNH

cho nên ... đó là CẦU BẤT ĐẮC --> KHỔ [smile]


vì vậy ... chư tổ thiền tông hay nói: TRUY TÌM --> LÀ TRÁI [smile]

mà nói thiệt ra .. là cũng chẳng có TÙY DUYÊN [smile] ... bởi vì Ý NGHĨA CỦA TÙY DUYÊN ... là [smile]

- LÀ CÓ SẴN HẾT RỒI [smile]


Trọng tâm của phật môn là Lý Duyên Khởi .. đối với "TẤT CẢ NHỮNG GÌ TRỌN VẸN" ... ở trong TÂM [smile] ... nên nguyên lý TÙY DUYÊN ... VIÊN GIÁC ... GIÁC NGỘ .. đều là như vậy hết [smile]

---> không có 1 CHÚT KIẾM TÌM NÀO ... khi mà đã là "TỪNG CẶP SẴN CÓ" [smile] ... NHƯ đã .. TÙY DUYÊN ... không ngăn ngại .. không ngằn mé

CƯ TRẦN ... lạc đạo thả tùy duyên

đói đến --> thi ăn

mệt
--> ngủ liền

Trong nhà CÓ BÁU
... thôi tìm kiếm

đối cảnh vô tâm ... chớ hỏi thiền


vậy thử hỏi trong TA ... cũng những ... THỨ BÁU VẬT = không ngăn ngại .. không ngằn mé như vậy không ?? [smile]

ờ mà đúng không ? [smile]
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha hah ... [smile]

NHỨT NIỆM --> TRỌN VẸN --> TỈNH --> GIÁC --> VI TIẾU [smile]

trong những bài viết về Thiền ... nhứt là về Sơ Thiền .. thì thường thấy những sự miêu tả 1 trình tự như vầy:

- khi có sự tập trung --> vào hơi thở ... vv...

- khi hôn trầm và trạo cử lắng dịu

- TỨ tâm sở đến --> tìm An có An [smile]

- Dục Xả

--> NHẤT TÂM xuất hiện

cho nên .. chỗ TRỌN VẸN ĐẦY ĐỦ ... TỈNH ... GIÁC ... NHẤT NIỆM ... VI TIẾU --> nó cũng như vậy ...


cho nên .. Tiến sĩ Kabat Zinn nói rõ về sự để ý của các lực sĩ khi họ thực hành sự để ý vào hơi thở và cử động chân tay –

hay nói khác đi là họ thực hành thiền hoạt động – khi tập dượt thì một trạng thái yên ổn, thoải mái và nhất tâm xuất hiện như sau:

“Tâm của người lực sĩ lúc đó ở trong trạng thái --> chuyên chú vào một điểm [nhất điểm ]

Người chạy bộ hoặc người bơi lội khi đạt được trạng thái ấy thì có cảm tưởng mình có thể chạy mãi hoặc bơi mãi không ngừng. Tâm họ yên ổn, tỉnh táo trong sự tĩnh lặng và hoàn toàn trở thành một với thân thể.”


*** theo Vi Diệu Pháp đó là Tâm Sở Nhất Hành - (ekaggatā cetasika).

Eka là một,

agga là cao tột.

Vậy ekaggatā là điểm cao tột, nên ekaggatā còn được dịch là nhất điểm -

Khi ekaggatā phát triển vững vàng, có sức mạnh trở thành Định (samādhi), đó là đỉnh cao của pháp chỉ tịnh nghiệp xứ (samatha kammaṭṭhāna).

Ekaggatā dịch là Nhất hành vì có trạng thái không chao động,

đồng thời trợ giúp cho tâm cùng các tâm sở đồng sanh

--> cùng “đứng yên” như nó.

Tức là tâm cùng các tâm sở có một hành tướng là yên lặng trong cảnh.

Ví như ngọn lửa không chao động khi không có gió, hoặc ví như mặt nước yên lặng, không bị sóng làm gợn lăn tăn. Khi có gió ngọn lửa vẫn đứng yên, hoặc nước đã kết thành băng, gặp gió vẫn không xao động,

--> đó là khi tâm sở Nhất hành đã phát huy đầy đủ sức mạnh --> gọi là Định.

Đức Phật có dạy: “Các pháp lấy định là đỉnh cao” [1] - Tỳ Kheo Chánh Minh



ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 
Sửa lần cuối:

minhthien

Registered

Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
mấy sư hiểu là uống rượu sẽ bị say và không tốt , là một giới cấm
nhưng mấy sư không biết say là như thế nào
 

minhthien

Registered

Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
như bạn KLL hiểu Phật Pháp lắm lắm luôn , đọc he type mỏi mắt , nghe he nói ù tai luôn

nhưng he có biết Phật pháp là gì không , hay chỉ là một mớ văn chương chử nghĩa và gạch cùng chấm ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha hah [smile]

Biết --> mà hỏng đọc

--> LÀM SAO HIỂU ?? [smile]

Đọc mà hỏng hiểu --> BIẾT GÌ LÂU ?? [smile]

Thế sự tinh thông ... nhiều học vấn

từng trải nhân tình ... mới VĂN CHƯƠNG

nhất thời TƯỞNG BIẾT --> mà HỎNG HIỂU

được --> NHỎ

mất --> TO


--> cứ phải --> dò [smile]


ờ mà đúng không ? [smile]

:lol: :lol:
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Khúc Linh Linh.... Haha ... Một bụng kinh sách... Có câu trong lòng tể tướng có thể chứa thuyền lớn....

Nhưng kinh sách luôn có tính trung hòa chung sinh, nhưng khi áp dụng lên một người, một vật và một chuyện thì sẽ luôn không có tiếng nói chung... Như mỗi người có thể đọc có thể viết... Nhưng mà có mấy người là nhà văn, mấy người xuất khẩu thành thơ....
Trở lại : ta vỗn dĩ là động, động trong suy nghĩ ( tâm), động trong sử sự ( hành)... Ta không phải cây cỏ, không phải đất đá... Ta có yêu có ghét ( thất tình, lục dục) như vậy ta vốn dĩ là "động vật" như vậy có phải đã yêu cầu quá đáng khi muốn ta tĩnh"
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Trong khi bản chất của ta là "động"... Vậy ta có thể thuận theo tự nhiên mà vẫn chứng đạo sao?
 

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Đạo( hán việt) = đường... Như vậy mục đi trên đường là để đến đích... Vậy đích là gì?
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha ha ... [smile]

ĐỪNG DÙNG VỌNG TÂM ĐỂ TU ---> TÂM là CĂN BẢN --> LÀ NGƯỜI DẪN TRÂU --> ĐI THEO ÁNH SÁNG của TÂM --> CON ĐƯỜNG NHƯ Ý NGUYỆN [smile]

Lúc trước tui cũng nghĩ như bạn vậy ... nhưng đó là phương pháp "tốn nhiều công sức" ... lý do: CÓ NGƯỜI CẦU ĐẠO ---> TỰ MÌNH LÀM CHỦ "CON ĐƯỜNG CẦU ĐẠO" của mình --> nhưng đó là CON ĐƯỜNG DÀI [smile]

nhưng "NGƯỜI ĐÓ" có nhiều ngăn ngại, bế tắc, vv.... --> LÀM SAO TU ?? ... ĐẠO sao thấy được ?? [smile]

sau này có 1 lần tình cờ coi 1 bộ phim của phim Đạt Ma Tổ Sư [smile] --> đó lá 1 bộ phim của Tổng Hội Phật Giáo Đài Loan thì phải [smile] --> có nội dung hàm chứa sâu sâu đó đó [smile]

phút 16-23 ...

đoạn mà Đạt Ma Tổ Sư cầu đạo .. ổng cầu đạo bằng cách Tìm "TỊNH THẤT" để tu hành .. cuối cùng tìm ra được TÂM [smile]

Đoạn sau đó .. ở Chùa Thiếu Lâm thì ông nói: TÂM --> là CĂN BẢN


Thật ra .. chỗ KHÓ TU HÀNH là không biết = TÂM CHÂN THẬT của mình= DÙNG ĐÓ MÀ TU ...

- Cứ Sử Dụng --> cái VỌNG TÂM -> hồi đầu chuyển não GIÁC MAN CAN --> để mà tu [smile]---> nhiều khi hạ thủ công phu uổng phí Công Sức [smile]


Trong 10 bức tranh Thập Mục Ngưu Đồ của Thiền Tông cũng có giai đoạn TÌM TRÂU [smile]

- Con Trâu chính là Vọng Tâm [smile]

- và NGƯỜI --> chính là TÂM [smile]

nếu không biết "DỤNG ĐÚNG TÂM" làm điểm tựa để tu hành thì không khác gì CẦU ĐẠO mà không biết rõ căn bản .. không biết đường đạo là gì [smile]


Hôm nọ nhìn thấy đoạn bạn than vãn:

liệu tâm ta có thể lặng như nước hồ thu để thấy ánh trăng tàn?

liệu tâm ta có thể được như thái sơn để vững vàng trong sự gọt dũa của thơi gian?

liệu tâm ta có thể rộng lớn như trời để chứa được chúng sinh, vạn vật?

liệu tâm ta có thể hừng hực như lửa nóng để cầu được đạo pháp? ...

áo tàn tạ, tâm đã diệt... thì cần gì phải xoắn nhỉ hihihi...



Lúc đó, tui định nói với bạn câu này ... TÂM VỐN ĐẦY ĐỦ rồi [smile] --> CẦU ĐẠO chính là VỌNG TÂM ... (người đó bốn câu .. thấy bốn nẻo bế tắc ... smile )

cho nên "đứng ở vị trí KHÁN TỊNH" = đứng ở "CHỖ ĐẦY ĐỦ" .. thì ĐẠO không có phải là con đường trở về [smile]

---> mà là CON ĐƯỜNG ... NHƯ .... Ý ... NGUYỆN [smile]

đó cũng là điểm khác biệt giữa bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng [smile]

Tổ Đức Sơn lúc mới tu hành trước khi gặp Long Đàm cũng không nhận ra điều này ... cho tới 1 ngày .. đang than trời tối đen, được Long Đàm trao cho ngọn đèn .. nhưng vừa định cầm lấy thì BỊ THỔI TẮT [smile]

- đột nhiên lúc đó .. ông TỈNH NGỘ bởi vì ông nhận ra ... CHỖ ĐẦY ĐỦ --> KHÔNG TẮT --> là TÂM [smile]

--> và lúc đó ông nói

DỨT SẠCH ĐIỀU TRỌNG YẾU TRONG ĐỜI [hỏng dính và bỏ đi con người BẾ TẮC NGĂN NGẠI KIA ĐI] --> thì NHƯ GIỌT NƯỚC --> RƠI VÀO BỂ LỚN


đó cũng là chỗ mà yếu chỉ của Kinh Lăng Già nói tới:

Trí [của VỌNG TÂM] bất đắc hữu vô

NHI hưng ->> [là do] --> ĐẠI BI TÂM


Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VV 1 ly trà [smile]

là con người .. ai cũng quý mến tâm của mình .. quý trọng tư duy của mình ... bởi vì CON NGƯỜI CỦA TA ĐÓ --> đúng thật là sinh mạng của ta, sự sống của ta .. là tri thức ta biết, là tư duy ta có thể hiểu ... là chủ của đời sống và sinh hoạt của toàn bộ thân thể ...

nhưng Phật Giáo lại nói tới "1 CON NGƯỜI --> Ở TRONG 1 CON NGƯỜI --> NGƯỜI ĐÓ PHI THƯỜNG HƠN --> NHÂN NGOẠI HỮU NHÂN" cho nên KINH SÁCH luôn chỉ 1 CON NGƯỜI PHI THƯỜNG ĐÓ [smile]

Ở đời ai cũng quý mến sự thật lòng .. sự niềm nở bày tỏ trọn vẹn con người của mình .. tư duy của mình --> bởi vì AI CŨNG TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI NÓI THẬT ...

do nói thật ..nên .. chúng ta thường cũng hay bảo vệ ý kiến, tư duy của mình vì đúng với "sự thật" của mình ...

nhưng có những người lời nói của họ --> NÓI THẬT VỀ CHÍNH CON NGƯỜI "PHI THƯỜNG BÊN TRONG" của mình hơn .. và nói đúng hơn
[smile]

Họ là ai ?? [smile]




Con Người Phi Thường ... Ở Trong Con NGười --> AI LÀ NGƯỜI KHẲNG ĐỊNH CÓ CON NGƯỜI ĐÓ [smile]

i. LÃO TỬ: đứng ở khía cạnh dân gian, thì chúng ta ai cũng nghe 1 câu nói lừng danh của LÃO TỬ

ĐẠO KHẢ ĐẠO ... ĐẠO PHI THƯỜNG ĐẠO

DANH KHẢ DANH .. DANH PHI THƯỜNG DANH


nếu TA là người PHI THƯỜNG --> đi cầu đạo

thì ở trong TA --> lại còn CÓ 1 NGƯỜI PHI THƯỜNG --> CÒN GẦN VỚI ĐẠO HƠN [smile]

Vấn đề này được khẳng định trong 1 bài thơ 4 câu trong Tịnh Độ:

Mạc đạo tây phương viễn

Tây Phương --> tại mục tiền

Thủy Lưu --> quy Đại Hải

Nguyệt lạc bất ly thiên


*** Ta cho mình là dòng nước .. là mạch sống nhưng NGƯỜI PHI THƯỜNG ĐÓ lại là BIỂN RỘNG [smile] .. Ta cho mình là Vầng Trăng .. thì vầng trăng đó .. hỏng lặn ra khỏi bầu trời [smile]



ii. Đức Phật: Thực Hành Giới Hạnh --> Tới khi tìm ra --> TÂM ĐẦY ĐỦ CHƠN THẬT VỐN CÓ SẴN [smile]

trong kinh Trường Bộ, Kinh Sa Môn Quả .. đức Phật giải thích "nói TA" = là TƯỚNG RIÊNG ... còn nói "CÓ TA" là Tướng Chung ... và còn nói CÓ TA = "VÔ TƯỚNG" = không nắm giữ cả 2 tướng chung và riêng nữa

và cái TƯỚNG CHUNG ĐÓ --> "được thực hành qua con đường thực hành giới hạnh" --> tức là con đường tìm ra CON NGƯỜI PHI THƯỜNG ĐÓ

Ngài nói:

" Ðại vương, thế nào là Tỷ-kheo hộ trì các căn? Này Ðại vương, khi mắt thấy sắc,

Tỷ-kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng .

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm, --> hướng tâm đến sự hóa hiện một thân --> do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.



*** Có bột mới gột nên hồ .. hỏng có SẴN HẾT RÙI ... SAO LÀM RA ĐƯỢC ?? [smile] ... cho nên với TÂM ĐẦY ĐỦ --> đó là con đường "DO ... Ý --> NGUYỆN" [smile]


iii. Trí Huyền Thiền Sư, Lục Tổ Huệ Năng ...

tui rất thích 4 câu thơ của vị thiền sư này bởi vì nó nói lên tất cả ...

Diệu lý bí thanh --> diễn diệu âm

cá trung mãn mục lộ thiền tâm

hà sa cảnh thị --> bồ đề đạo

nghĩ hướng Như Lai
--> cách vạn tầm


cũng 1 danh từ gọi là TÂM .. là TA .. mà ông nói THIỀN TÂM = CHƠN TÂM = đầy đủ hà sa cảnh thị bồ đề đạo [smile] --> ĐỦ CÁC CON ĐƯỜNG ĐẠO BỒ ĐỀ [smile]

còn 1 danh từ khác cũng là TÂM là TA ... mà ông nói là NGHĨ HƯỚNG NHƯ LAI --> CẦU ĐẠO NHƯ LAI --> lại cách vạn tầm [smile]


Lục Tổ Huệ Năng cũng vậy ... ông được truyền Y BÁT bởi vì nói ra đúng cái tâm CHÂN THẬT ấy [smile] --> vậy thôi [smile]

bồ đề bổn vô vật

minh cảnh diệc phi đài

bổn lai vô nhất vật

hà xứ nhạ trần ai

cũng là BỒ ĐỀ ... nhưng Thần Tú cho Bồ Đề là Vật = phải lau phải chùi hoài

nhưng cũng vẫn gọi là BỒ ĐỀ = nhưng Huệ Năng .. lại nói đó là ĐẦY ĐỦ [smile]


Tổ Đạo Tín nói: Phật pháp muôn ngàn đồng về 1 tấc vuông ... DIỆU ĐỨC --> NHƯ HÀ SA --> thảy nơi NGUỒN TÂM MÀ RA [smile]



Vậy .. thì ... cái TÂM ĐÓ --> chính là TÂM ĐẦY ĐỦ ---> LÀ CON NGƯỜI PHI THƯỜNG --> NHÂN NGOẠI HỮU NHÂN ở trong TA vậy thôi [smile]


iv. ... v. ... vi. ... chúng ta còn thấy biết bao nhiêu lần khác .. có SỰ KHẲNG ĐỊNH --> đều cùng 1 sự khẳng định như vậy ... Kinh Lăng Già, Hoa Nghiêm, Bát Nhã .. Mã Tổ, Tổ Đức Sơn ... Phật Tỳ Bà Thi .. Tuệ Trung Thượng Sĩ ... vv... cùng 1 sự khẳng định ... như vậy

--> họ đều đồng thanh NÓI NHƯ VẬY ĐÓ --> không chỉ riêng một người nói [smile]

ờ ... mà bạn nghĩ ... họ nói CÓ ĐÚNG hông ? [smile]


:lol: :lol:
 
Sửa lần cuối:

Vạn Vấn

Active Member

ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
15/9/18
Bài viết
503
Điểm tương tác
105
Điểm
43
Haha... ta vốn vẫn là ta! "Thấy dẫn vào cửa, tu luyện tại thân"... Có câu "tất cả con đường đều dẫn đến rom", cũng như vậy mọi "đường" tức "đạo" đều dẫn đến đại đạo... Có thể mỗi người theo từng cấp độ sẽ có nhãn quan với thế giới xung quanh sẽ có lý giải khác nhau, chỉ là mỗi người không thể áp đặt những thứ mà họ nhận thức lên người khác, bởi vì mỗi người sẽ có trải nghiệm, kiến thức, và môi trường xung quanh... Chẳng ai giống ai... Nhưng đạo vẫn là đạo, như sông đổ về biển... Như vậy ta vẫn là ta! Haha xin kính bạn Khúc Lung Linh và tất cả các bạn một lý trà và xin chúc mọi người một năm mới đầy hạnh phúc nhiều sức khỏe và tinh tấn trong con đường tu luyện! Kính gửi... Vạn Vấn :)
 

khuclunglinh

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,450
Điểm tương tác
1,153
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn Vạn Vấn 1 ly trà [smile]

Người xưa làm đường ... để từ nơi an trú của mình tới 1 điểm .. nơi này nơi khác, để cuối con đường đó ... là trở về nơi họ đã từng bước ra, là nơi an trú của họ...

có 1 lần có 1 người bạn rủ leo núi .. cái núi không cao lắm, leo chừng 3 tiếng là tới đỉnh ... ở trên đó nhìn xuống những ngôi nhà trong những khu rừng hẻo lánh ... nhìn thấy những căn nhà .. nhà nào nhà nấy đềo đều có những con đường nối ra .... đây là đường lên núi lấy củi .. đây là đường tới suối .. đây là đường ra xa lộ .. .và đây là đường dây --> ĐIỆN THOẠI [smile]

Trong đế quốc LA MÃ, tất cả mọi niềm vui và hạnh phúc của mỗi một công dân .. dù là họ sống xa ROME xa xôi đến cỡ nào, dù là con đường quanh co tới đâu .. niềm vui và sự an lạc của họ vẫn lệ thuộc và Chính Quyền Trung Ương của họ .. đó chính là ROME ....[smile]

Trong đạo học cũng vậy ... tất cả mọi con đường đều bắt đầu từ nơi AN TRÚ .. và KẾT THÚC là nơi AN TRÚ đó ... trừ khi ... nơi AN TRÚ đó --> KHÔNG BỀN VỮNG .... [smile]

Con đường Tâm Đạo được các đạo sư của Tam Giáo khẳng định từ ngàn xưa ... Lão Tử nói: Đạo khả đạo .. đạo phi thường đạo ... Danh khả danh .. danh phi thường danh ... là bởi vì CON ĐƯỜNG ĐẠO CUỐI CÙNG = ĐẠI ĐẠO = là con đường mà điểm ra đi và về tới là HƯ VÔ, là HƯ KHÔNG ... ở Tây Phương, trên những nấm bia mộ, người ta thường có ghi 1 câu: Từ Hư Vô --> Ta --> Nhanh Chóng trở về hư vô .. để than vãn cuộc đời chóng qua ...nhưng đúng ra, không phải là vậy [smile]

Ha ha hahahah ... Chúng Ta đang đi trong mùa Xuân ... nắng ấm ... xuân hồng ... những bước đi trên cỏ non ... 1 trời hoa lá tràn đầy xuân sắc ....

Đó cũng là 1 con đường ... và ở cuối con đường đó là 1 người ĐI TÌM KIẾM như lời 1 bài ca: tôi đi tìm lại 1 mùa Xuân ... 1 mùa Xuân đã --> nay -> MẤT RỒI [smile] ... rùi lòng tui thấy .. nghe rối bời [smile]

có những người đi trên con đường xuân đó ... bằng tâm sắc, bằng tâm tư ...để khi hoa lá héo tàn .. xuân tận --> họ trở thành lạc lõng bơ vơ trong những ngày nắng hạ --> đi tìm MÙA XUÂN ĐÃ MẤT ... đánh mất bổn tâm vốn là nơi an trú của họ [smile]

ĐẠO ĐẾ --> và đây cũng là 1 con đường ... đang từng bước âm thầm nở rộ cùng với những nhịp điệu của mùa Xuân ... đó là con đường của Thế Lạc .. của Tục Nhân ... nhưng trong con đường Đạo Pháp --> đạo Đế --> sẽ không có những niềm vui THÁI QUÁ ... BẤT CẬP ..

để khi xuân tàn .. chúng ta vẫn còn 1 cái Tâm Hư Vô Trống Rỗng ---> Vẫn còn đây --> đón nhận những âm thanh cuồng nhiệt .. nóng bỏng .. sôi động của những ngày hè [smile]

Chúc bạn Vạn Vấn 1 mùa xuân trong ĐẠO PHÁP --> khi CHÚNG TA --> CÒN Ở ĐÂY [smile]


ta có trong ta 1 con đường

1 đường chan chứa ... đủ tình thương

trải đầy trên lối --> muôn nẻo khác

không chỉ yêu riêng .... những Xuân trường
(smile]

KLL

** Đạo Đế .. nói xa xôi thì khó hiểu .. nhưng nói gần thì là .. những con đường đạo như là những pháp môn .. như 37 phẩm hộ đạo bồ đề .. như là Thiền .. như là Tịnh Độ ... như là Thiền Minh Sát .. như là CON ĐƯỜNG ĐẠO ĐẾ ẤY --> đều dẫn về Chơn Tâm Bổn Tánh --> đều dẫn chúng ta trở về CĂN NHÀ VẠN PHÁP [smile]

--> sau những lần CHÚNG TA BƯỚC CHÂN ĐI RA --> THẾ GIỚI BÊN NGOÀI CĂN NHÀ ĐÓ ... là TAM GIỚI [smile]
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top