- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,976
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Chủ đề này VNBN viết rồi với các tựa đề khác nhau nhưng nay viết lại với nhiều cách thể hiện để cùng nhau trao đổi.
1. TÂM VỐN THANH TỊNH-BẤT HOẠI
Đó là câu nói là Lục Tổ phát ra khi chiêm nghiệm về tột cùng trong tâm Ngài.
Đó cũng là Chân Tâm vốn đủ tròn đầy mà Phật thuyết trong hầu hết Kinh điển đại thừa.
Tính chất "VỐN THANH TỊNH" này còn gọi là Phật Tánh, tánh viên giác, ánh sáng tự minh, tự tánh, tánh bất nhị,..... mà tôi thường hay gọi là Tánh Vốn Có.
Tánh vốn có ấy có từ đâu?
Vốn có nghĩa là tự nơi Tâm chân thật của mình đã có như thế, không do bất kì cái gì làm ra, không bao giờ biến hoại dưới tác động bất kì tác động của bên ngoài, cho nên tánh chất vốn có này, tôi còn gọi là tánh vốn có bất hoại.
Dù khi tiếp duyên, là chúng sanh, là Thánh Nhân, là Phật, biết hay không biết,.... thì Tâm vốn thanh tịnh ấy vẫn như thế - bất hoại.
Cho nên căn cứ vào một hình thái, chúng sanh, thánh nhân, hay Phật mà bảo đó là Tâm vốn có thì đều là kiến giải sai lầm. Vì sao? Vì tâm vốn có đã có trước tất cả hình thái, có trước tất cả kiến giải và sự chứng đắc.
2. TÂM - TÂM BẤT NHỊ, không phải một, không phải hai.
Tất cả các TÂM BẤT HOẠI vốn có đều chung một tánh là tánh vốn có, là Phật Tánh, tánh viên giác, tánh bất nhị, tự tánh,...
Tôi và các bạn, mỗi người đều có 1 tâm bất hoại của riêng mình nhưng tất cả đều có tánh chất giống nhau là "vốn thanh tịnh", là Phật tánh, là tánh viên giác, tánh bất nhị,...
Tuy hiện nay, chúng ta mang thân ngũ uẩn nhưng thực chất không có chỗ nào là ranh giới giữa tôi và các bạn, chúng ta vốn đồng một tánh Phật, viên dung lẩn nhau mà không làm biến hoại bản tâm vốn có của mình.
3. TÂM - TÂM BẤT NHỊ, không phải một, không phải hai, gặp nhau SANH MUÔN PHÁP: từ Vô Minh đến Giác Ngộ.
Tâm vốn có vốn đã có trước mọi pháp (sự vật, hiện tượng) nên bản thân nó vốn không sanh ra hiện tượng gì, ở trong nó vốn không có sanh tử, không có niết bàn, không có vô minh, cũng không có giác ngộ, ..... mà luôn tịch tĩnh tự chiếu giống như mặt trời phát sáng, bất luận là có mây che hay không có mây che.
Thế thì làm sao lại có hiện tượng xuất hiện, trùng trùng duyên khởi trong pháp giới?
Các Tâm vốn có duyên nhau sanh ra Vô Minh và Giác Ngộ. Tổng thể không gian duyên pháp: Các hiện tượng vô minh và giác ngộ không có tự thể nên chúng phải nương nhau cùng tồn tại, câu hữu để thành lập cho nhau. Nhưng với mỗi Tâm vốn có thì vô minh là có trước và giác ngộ là có sau. Cho nên có chư Phật ba đời, dẫn dắt nương tựa nhai để viên mãn sự nghiệp "biết sự tồn tại của chính mình và sống với tánh vốn có ấy".
Vô Minh là không biết rõ về Tâm Vốn có của mình; trái lại thì là giác ngộ, biết và sống với tánh vốn có của mình.
Do vô minh nên tâm vốn có biến chiếu cái vô minh đó ra bóng đêm, giống như mặt trời có vật che thì hiện ra bóng đêm.
Khi vật che biến mất thì ánh sáng vốn có kia chiếu khắp, chính là sự giác ngộ.
Tâm vốn có mình như tấm gương phản chiếu tất cả ánh sáng đến và gương vẫn bất động. Nhưng khác gương ở chỗ là nó lưu trữ lại tất cả tác động làm nhân chủng cho nó, tiếp nối các sự phản chiếu.
Nhân chủng vô tri vô giác thì tâm vốn có biến chiếu ra hiện tượng là các hiện tượng vô tri vô giác, tiếp tục biến chuyển.
Nhân chủng có thức biết phân biệt thì tâm vốn có biến chiếu ra hiện tượng sanh tử luân hồi, tiếp tục biến chuyển.
Nhân chủng "trí biết rỗng không" thì tâm vốn có, không còn gì để biến đổi, nơi Nhân cũng là Quả, không có gì khác ngoài chính nó hiển hiện. Đó là giác ngộ.
4. Các giai đoạn duyên pháp của Tâm Vốn có.
Cái này VNBN đã viết rồi ở các chủ đề khác, cần thấm nhuần vô ngã, thuần nhuần tâm mới nên học. Còn nếu không thì chỉ là như đi vào một đám rừng, không có lối ra, tự mê hoặc mình bởi các tri kiến.
Nội dung này miêu tả quá trình từ Vô Thỉ Vô Minh cho đến Giác Ngộ Minh chiếu, là hành trình của một cá nhân từ không biết gì đến biết hết tất cả hay biết rõ chính mình.
1. TÂM VỐN THANH TỊNH-BẤT HOẠI
Đó là câu nói là Lục Tổ phát ra khi chiêm nghiệm về tột cùng trong tâm Ngài.
Đó cũng là Chân Tâm vốn đủ tròn đầy mà Phật thuyết trong hầu hết Kinh điển đại thừa.
Tính chất "VỐN THANH TỊNH" này còn gọi là Phật Tánh, tánh viên giác, ánh sáng tự minh, tự tánh, tánh bất nhị,..... mà tôi thường hay gọi là Tánh Vốn Có.
Tánh vốn có ấy có từ đâu?
Vốn có nghĩa là tự nơi Tâm chân thật của mình đã có như thế, không do bất kì cái gì làm ra, không bao giờ biến hoại dưới tác động bất kì tác động của bên ngoài, cho nên tánh chất vốn có này, tôi còn gọi là tánh vốn có bất hoại.
Dù khi tiếp duyên, là chúng sanh, là Thánh Nhân, là Phật, biết hay không biết,.... thì Tâm vốn thanh tịnh ấy vẫn như thế - bất hoại.
Cho nên căn cứ vào một hình thái, chúng sanh, thánh nhân, hay Phật mà bảo đó là Tâm vốn có thì đều là kiến giải sai lầm. Vì sao? Vì tâm vốn có đã có trước tất cả hình thái, có trước tất cả kiến giải và sự chứng đắc.
2. TÂM - TÂM BẤT NHỊ, không phải một, không phải hai.
Tất cả các TÂM BẤT HOẠI vốn có đều chung một tánh là tánh vốn có, là Phật Tánh, tánh viên giác, tánh bất nhị, tự tánh,...
Tôi và các bạn, mỗi người đều có 1 tâm bất hoại của riêng mình nhưng tất cả đều có tánh chất giống nhau là "vốn thanh tịnh", là Phật tánh, là tánh viên giác, tánh bất nhị,...
Tuy hiện nay, chúng ta mang thân ngũ uẩn nhưng thực chất không có chỗ nào là ranh giới giữa tôi và các bạn, chúng ta vốn đồng một tánh Phật, viên dung lẩn nhau mà không làm biến hoại bản tâm vốn có của mình.
3. TÂM - TÂM BẤT NHỊ, không phải một, không phải hai, gặp nhau SANH MUÔN PHÁP: từ Vô Minh đến Giác Ngộ.
Tâm vốn có vốn đã có trước mọi pháp (sự vật, hiện tượng) nên bản thân nó vốn không sanh ra hiện tượng gì, ở trong nó vốn không có sanh tử, không có niết bàn, không có vô minh, cũng không có giác ngộ, ..... mà luôn tịch tĩnh tự chiếu giống như mặt trời phát sáng, bất luận là có mây che hay không có mây che.
Thế thì làm sao lại có hiện tượng xuất hiện, trùng trùng duyên khởi trong pháp giới?
Các Tâm vốn có duyên nhau sanh ra Vô Minh và Giác Ngộ. Tổng thể không gian duyên pháp: Các hiện tượng vô minh và giác ngộ không có tự thể nên chúng phải nương nhau cùng tồn tại, câu hữu để thành lập cho nhau. Nhưng với mỗi Tâm vốn có thì vô minh là có trước và giác ngộ là có sau. Cho nên có chư Phật ba đời, dẫn dắt nương tựa nhai để viên mãn sự nghiệp "biết sự tồn tại của chính mình và sống với tánh vốn có ấy".
Vô Minh là không biết rõ về Tâm Vốn có của mình; trái lại thì là giác ngộ, biết và sống với tánh vốn có của mình.
Do vô minh nên tâm vốn có biến chiếu cái vô minh đó ra bóng đêm, giống như mặt trời có vật che thì hiện ra bóng đêm.
Khi vật che biến mất thì ánh sáng vốn có kia chiếu khắp, chính là sự giác ngộ.
Tâm vốn có mình như tấm gương phản chiếu tất cả ánh sáng đến và gương vẫn bất động. Nhưng khác gương ở chỗ là nó lưu trữ lại tất cả tác động làm nhân chủng cho nó, tiếp nối các sự phản chiếu.
Nhân chủng vô tri vô giác thì tâm vốn có biến chiếu ra hiện tượng là các hiện tượng vô tri vô giác, tiếp tục biến chuyển.
Nhân chủng có thức biết phân biệt thì tâm vốn có biến chiếu ra hiện tượng sanh tử luân hồi, tiếp tục biến chuyển.
Nhân chủng "trí biết rỗng không" thì tâm vốn có, không còn gì để biến đổi, nơi Nhân cũng là Quả, không có gì khác ngoài chính nó hiển hiện. Đó là giác ngộ.
4. Các giai đoạn duyên pháp của Tâm Vốn có.
Cái này VNBN đã viết rồi ở các chủ đề khác, cần thấm nhuần vô ngã, thuần nhuần tâm mới nên học. Còn nếu không thì chỉ là như đi vào một đám rừng, không có lối ra, tự mê hoặc mình bởi các tri kiến.
Nội dung này miêu tả quá trình từ Vô Thỉ Vô Minh cho đến Giác Ngộ Minh chiếu, là hành trình của một cá nhân từ không biết gì đến biết hết tất cả hay biết rõ chính mình.
- Vô thỉ vô minh (tối đen hoàn toàn) đến vô tình pháp
- Vô tình pháp đến hữu tình pháp
- Hữu tình pháp đến Thánh Nhân pháp
- Thánh Nhân Pháp đến Phật pháp (toàn giác)
Sửa lần cuối: