- Tham gia
- 13/8/18
- Bài viết
- 955
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 43
Khả năng nhận thức và kiến thức của mỗi con người riêng biệt là có giới hạn. Nhưng khả năng nhận thức và kiến thức của loài người lại là không giới hạn bởi vì kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước được lưu trữ lại, truyền lại cho thế hệ sau và được thế hệ sau phát triển, mở rộng, bổ sung bằng những kiến thức được kinh nghiệm mới. Chính vì lẽ đó, mà người ta tin rằng: con người có khả năng nhận thức được thế giới, đúng với bản chất của nó đang hiện hữu.
Thế giới mà chúng ta cảm giác được, cũng là đối tượng nhận thức của chúng ta là có trước, con người là có sau. Thế giới có trước tư duy, có trước nhận thức, có trước tôn giáo, có trước mọi thứ là sản phẩm của con người nói chung, và vì thế sự tồn tại của mọi sản phẩm của con người không thể quyết định sự tồn tại của thế giới như là một đối tượng độc lập.
Chúng ta không thể xóa bỏ không gian, thời gian và vật chất. Tính bảo toàn của không gian, thời gian và vật chất tạo nên tính bảo toàn của sự sống, sinh mạng; là tiền đề, là cơ sở mà từ đó mọi triết thuyết, mọi hệ tư tưởng và mọi tôn giáo xây dựng lên lâu đài Giáo lý của họ.
THUYẾT NHÂN DUYÊN VÀ THUYẾT TỰ NHIÊN.
Mọi cái đang hiện hữu hoặc có hình sắc hoặc vô hình sắc đều có thể truy cứu về cội nguồn của nó; sự tồn tại của nó đều có lịch sử. Nhưng những bộ phận cơ bản cấu thành nó, những bộ phận làm điều kiện cho sự phát triển biến đổi của nó là không gian, thời gian lại sẵn có.
Dựa theo tính liên tục kế thừa về mặt lịch sử, được ký ức và sách vở ghi chép lại tại mỗi thời điểm của quá trình nhận thức của một đối tượng nào đó, chúng ta thiết lập lên Thuyết nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) để mô tả quá trình vận động hiện thực lịch sử tự nhiên của mọi sự vật.
Ngoài nó ra, chỉ còn lại những gì sẵn có, được bảo toàn; đó là cơ sở của Thuyết tự nhiên.
Vừa thuyết nhân duyên sinh, vừa thuyết tự nhiên sẵn có, sẵn có thì không cần nhân duyên sinh, vì sao? Vì nó đã có rồi thường trụ rồi, cần gì duyên sinh nữa, nếu nó đã sẵn có thì không sinh không diệt rồi, lời nói với lời nói tự mâu thuẫn.
Lời nói với lời nói tự mâu thuẫn bác ơi Trích:... " ~Nhưng những bộ phận cơ bản cấu thành nó, những bộ phận làm điều kiện cho sự phát triển biến đổi của nó là~ không gian, thời gian lại sẵn có."
~ không gian, thời gian lại sẵn có~ sẵn có là có tự tánh, đã có rồi cần lại có nữa.
-Chưa từng có một pháp không từ nhân duyên sinh nha bác. Đã từ duyên sinh nên sẵn có thời gian không gian đây là hiểu biết sai lầm.
-Trước thời gian, trước không gian cái gì thành lập cái không gian thời gian?
-Lìa cái tướng không thời gian cái gì là không gian thời gian?
---------------------------------------------------------
*Nếu khi chưa có tướng hư không, trước đã có pháp hư không:
-Thì hư không đó tức không tướng. Vì sao?
-Vì xứ không có sắc gọi là tướng hư không.
-Sắc là pháp tạo tác vô thường,
-Nếu khi sắc chưa sinh, chưa sinh thì không diệt, bấy giờ không có tướng hư không.
-“Nhân nơi sắc” nên có xứ “không sắc”, xứ không sắc ấy gọi là tướng hư không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------------------------
-Hư không nếu không có tướng thì không có hư không.
-Nếu cho hư không “trước không có tướng”, nhưng sau “tướng cùng đến” thì cũng không đúng.
-Vì “nếu trước không có tướng” thì không có pháp để có thể làm tướng. Vì sao?
Trong có tướng, không tướng
Tướng tức không chỗ trụ
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
*Ví như có đầu có sừng, đuôi thẳng có lông, dưới cổ bầu thòng xuống, đó gọi là tướng con bò.
-Nếu lìa các tướng ấy thì không có con bò.
-Nếu không có bò thì các tướng không có chỗ trụ.
-Thế nên nói ở trong pháp không tướng, tướng tức không chỗ hiện.
-Trong pháp có tướng, tướng cũng không trụ, vì trước đã có tướng.
-Như tướng lửa không trụ trong tướng nước,
-Vì trước đó nước đã có tướng.
-Lại nữa, nếu trong không tướng, tướng trụ:
-Tức là không có nhân.
-Không có nhân gọi là không có pháp.
-Nhưng có tướng là tướng chủ thể và tướng đối tượng,thường nhờ đối đãi nhau mà có.
-Lìa pháp có tướng, không tướng,
-Lại không có xứ thứ ba có thể có tướng.
Vì thế trong kệ nói:
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
Lại nữa,
Vì pháp tướng không có
Pháp được tướng cũng không
Pháp được tướng không có
Pháp tướng cũng lại không.
*Vì tướng không chỗ trụ, nên không có pháp được tướng (Tướng của đối tượng).
-Vì pháp được tướng không có, nên pháp tướng (Tướng chủ thể) cũng không. Vì sao?
-Vì “nhân nơi tướng chủ thể” mà có tướng đối tượng.
-“Nhân nơi tướng đối tượng” mà có tướng chủ thể.
-Hai bên đối đãi nhau.
Nên không tướng chủ thể
Cũng không tướng đối tượng
Lìa hai tướng chủ, đối
Lại cũng không có vật.
*Ở trong nhân duyên suy tìm gốc ngọn về tánh quyết định của pháp tướng chủ thể,
-Pháp tướng đối tượng đều không thể thủ đắc.
-Vì hai loại pháp ấy đều không thể có,
-Nên tất cả pháp đều không.
-Hết thảy pháp đều gồm thâu vào tướng chủ thể và tướng đối tượng.
-Hoặc tướng chủ thể làm tướng đối tượng.
-Hoặc tướng đối tượng làm tướng chủ thể.
-Như lửa lấy khói làm tướng.
-Khói cũng lại lấy lửa làm tướng.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không có pháp có tức nên có pháp không?
Đáp: Nếu không có cái có
Làm sao có cái không
Có không đã không có
Thì ai biết có không.
*Phàm vật gì hoặc tự hoại, hoặc bị cái khác hoại, bấy giờ gọi là không.
-Như vậy cái không ấy không tự có nhưng từ có nên có.
-Vì vậy nói: Nếu không có cái có. Làm sao có cái không.
-Những thứ mắt thấy, tai nghe hãy còn không thể có được, huống gì là vật không có.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
----------------------------------------------------------
Hỏi: Do không có cái có nên cái không cũng không. Như vậy nên có người nhận biết về có không ấy chăng?
Đáp: *Nếu có người nhận biết, vậy người nhận biết đối với có mà biết hay đối với không mà biết?
-Nhưng có và không đều đã bị phá, thì người nhận biết cũng đồng bị phá.
Vì vậy biết hư không
Cũng chẳng phải có, không
Chẳng phải tướng chủ, đối
Năm giới kia như không.
-Như hư không, theo nhiều cách tìm tướng của nó, nhưng không thể thủ đắc, năm giới kia (đất, nước, lửa, gió và thức) cũng như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Hư không không ở đầu, không ở cuối, vì sao phá hư không trước hết?
Đáp: *Đất, nước, lửa, gió do các duyên hòa hợp sinh nên dễ phá.
-Thức do nhân duyên của khổ, vui, nên biết về vô thường biến dị, cũng dễ phá.
-Riêng hư không thì không có tướng như vậy, nhưng vì phàm phu hy vọng cho là thật có, cho nên phá trước.
-Lại nữa, hư không có khả năng giữ gìn bốn đại.
-Bốn đại làm nhân duyên nên có thức.
-Vì vậy trước phá phần căn bản thì các thứ khác tự phá.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
Hỏi: “Người thế gian đều thấy rõ các pháp là có là không”, vì sao riêng một mình ông ngược lại với thế gian nói là không thấy gì cả?
Đáp: Trí cạn thấy các pháp
Hoặc có tướng, không tướng
Như vậy không thể thấy
Pháp an ổn diệt kiến.
*Nếu người chưa đắc đạo, không thấy thật tướng của các pháp.
-Do nhân duyên của kiến và ái nên tạo vô số hý luận.
-Khi thấy pháp sinh khởi thì cho là có, chấp giữ lấy tướng nói là có.
-Khi thấy pháp diệt thì gọi là đoạn, chấp giữ lấy tướng nói là không.
-Người trí thấy các pháp sinh khởi liền diệt trừ kiến chấp không.
-Thấy các pháp diệt liền dứt trừ kiến chấp có.
-Vì thế đối với tất cả pháp tuy có chỗ thấy, nhưng chúng đều như huyễn như mộng.
-Cho đến kiến chấp về đạo vô lậu hãy còn diệt trừ, huống gì các kiến chấp khác.
-Do đó nếu không thấy được pháp an ổn diệt hết mọi kiến chấp thì còn thấy có thấy không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
Xem đầy đủ Chương Sáu Chủng: http://www.diendanphatphap.com/dien...g-Quán-Luận-Thánh-Thiên-Bồ-Tát-chú-giải/page3