Nguyên Chiếu

Thanh lọc tâm

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
996
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Thưa các Đạo hữu, các vị Thiện tri thức....

Ng Chiếu nghe vị Namo Namo thường nhắc đến từ: Thanh Lọc Tâm

Nhưng Ng Chiếu không biết rằng vị Namo Namo đã thanh lọc bằng phương pháp nào, nay có vài thắc mắc xin quý vị chia sẻ giúp:

1/ Thanh lọc tâm bằng cách nào ?
2/ Thanh lọc tâm đó nó có lợi ích như thế nào ?
3/ Thanh lọc tâm và giải thoát có liên quan không ?

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tịnh Tiến

Registered

Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
22/7/16
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Tịnh Tiến biết thế này...

1/ Thanh lọc tâm bằng cách nào ?
- Thanh lọc là làm sạch. Làm sạch tâm khó lắm, giặt áo dơ còn chưa sạch hoàn toàn nữa mà. Nói khó nhưng không phải không được chỉ là mình có chịu làm hay không. Tâm từ nhỏ đã được huân tập theo một thói quen nào đó (tốt, không tốt, tốt xấu lẫn lộn). Vậy thanh lọc tâm chính là bỏ đi thói quen của tâm, bỏ đi thói quen thì cần thời gian và nhập thêm thông tin trí thức vào tâm để lọc, dần dần tâm sạch mà thôi.

2/ Thanh lọc tâm đó nó có lợi ích như thế nào ?
- Lợi ích sẽ được an vui hạnh phúc. Khi dơ sẽ biết cách giặt sạch thế nào mà không cần phải quá khó khăn tìm kiếm xà bông, máy giặt...

3/ Thanh lọc tâm và giải thoát có liên quan không ?
- Thanh lọc tâm là làm sạch tâm/ "Sạch" ở đây được hiểu là chứa đựng các điều tốt lành, đạo đức. Mà sự tốt lành, sống đạo đức là nền tảng của cái gọi là giải thoát. Liên quan về sự nối kết: có lọc được tâm, có giải thoát.
 

rickpham

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
thanh lọc tâm là tốt, khi bước chân vào đạo thì việc thanh lọc tâm rất cần thiết. Nhưng vấn đề đây là phải thanh lọc cái tâm nào. Sẵn có câu hỏi mình xin mạo muội đưa ra chút ngu kiến vậy
Này các hiền giả, Khi vừa bước chân học đạo thì theo bên ta có 2 thứ tâm: Vọng tâm và bản tâm
thế nào thì gọi là vọng tâm?
Xin thưa các hiền giả, vọng tâm là những tập khí được chúng ta huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp bằng việc sử dụng lục căn tiếp xúc với lục trần. Người bình thường họ học hiểu bằng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên khi bước vào đạo cái chúng ta cần làm là phá đi các nhận thức qua đó. Vậy làm sao để phá đi những thứ đó?
có 3 cách thưa các hiền giả:
1/ Giới luật nhà phật, đây là cách cơ bản cũng như tốt nhất để thực tập. Vì một người dù tâm chưa sạch nhưng thân đã sạch cũng sẽ được kính trọng hơn.
2/ Thiền định nhà phật, có 2 loại là tiểu định và đại định
Như thế nào là tiểu định, thưa các hiền giả để đạt định này các hiền giả có thể tu tập tứ thiền của đức phật. Nhưng các hiền giả phải nhận thức rõ ràng. Khi vào thiền định chỉ là lắng đọng đi những tập khí chứ chưa phải hoàn toàn loại trừ. Có nhiều người tu thiền nhưng vẫn còn nguyên những tập khí vẫn là chuyện rất bình thường. Trừ việc đã đắc được diệt thọ tưởng định ( tức thánh quả a la hán).
Khi đạt được chánh niệm tỉnh giác, các hiền giả sẽ rất thích kinh điển nhà phật. Vì những giáo lý đó là sự thật chân lý mà đức phật giác ngộ ra. Ở đây các hiền giả sẽ rất thích nghe kinh, giáo pháp, hay tu tập. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc tu hành. Vì sẽ phải chọn lựa pháp môn tu hành cho bản thân. Riêng bản thân tôi tu tập 2 pháp môn là tịnh độ và tứ thiền.
Khi tu tập tiếp thiền tịnh đồng tu, khi đạt sơ thiền, các hiền giả sẽ có cảm giác rung động toàn thân, cảm xúc ấy là do bản tâm rơi vào trạng thái an lạc hoan hỷ và thanh tịnh do thiền lạc mang lại. Vì cảm giác an lạc của thiền thì không có một từ ngữ diễn tả được, nên bản tâm không có cách để hình dung ngoài việc rung động toàn thân để biểu đạt. Nếu theo lời phật thuyết thì nó như là một dòng nước bị tắt lâu ngày tràn ra khắp cơ thể. Đó là sơ thiền
Đến một khoảng thời gian cảm giác đó sẽ diệu lại và mất đi, người đạt sơ thiền sẽ lười ngủ, lười ăn, không ham mê nhục dục và thân tâm lúc nào cũng rung động. Đó là do ly dục mà sinh. Nên nhớ rõ ràng không nên tham đắm nó, rất nhiều người dừng lại vì cho rằng mình chứng thánh.
Nếu không được những điều trên chỉ có hai nguyên nhân khi hành thiền
1/ Tâm bị hôn trầm, đồi với việc này các hiền giả hãy dùng thiền quán, hãy để ý tâm yêu thích gì thì dùng pháp quán ngược lại để hành thiền
2/ Tâm bị trạo cử, đây có hai cách là niệm phật hoặc dùng thiền chỉ. Tâm mình thì bị trạo cử đã thử dùng thiền chỉ nhưng không được, đến khi niệm phật di đà thì đi được vào thiền.
Đến cảnh giới nhị thiền, đây là một cảnh giới rất quan trọng, Nếu các hiền giả tiếp tục hành thiền sẽ nhận ra cảm giác an lạc không do ngũ dục đem lại. Chỉ có thiền mới thực sự mang lại an lạc, chúng ta tiếp tục hành thiền. Sau khi an trú đầy đủ trong sơ thiền, chúng ta quyết tâm đi vào cảnh thiền thứ 2, nếu đạt được nhị thiền, thân tâm của các hiền giả sẽ tràn đầy hỷ lạc, đây là do định mà sinh. Cảm giác đó như một dòng nước đang chảy đầy trong cơ thể, máu huyết chúng ta tuông chảy tràn đầy và cảm giác hỷ lạc tràn đầy trong từng phút giây. Hãy để ý điều này, khi vào nhị thiền chúng ta rất lười tức giận và bất cứ việc gì đến với ta cũng khó làm chúng ta tức giận được. Vì cảm giác hỷ lạc tràn đầy thay thế cho sân và tham. Nhưng nếu không có nhận thức rõ ràng sẽ bị si giữ lại ở cảnh giới này. Vì nó rất hỷ lạc. Ai đến đây sẽ phát hiện bản thân mình thay đổi, ít khi giận, chỉ vui suốt ngày.
Còn tiếp :D
 

hungmq

Registered

Phật tử
Reputation: 80%
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa các Đạo hữu, các vị Thiện tri thức....

Ng Chiếu nghe vị Namo Namo thường nhắc đến từ: Thanh Lọc Tâm

Nhưng Ng Chiếu không biết rằng vị Namo Namo đã thanh lọc bằng phương pháp nào, nay có vài thắc mắc xin quý vị chia sẻ giúp:

1/ Thanh lọc tâm bằng cách nào ?
2/ Thanh lọc tâm đó nó có lợi ích như thế nào ?
3/ Thanh lọc tâm và giải thoát có liên quan không ?

Kính.

Kinh đạo hữu nói ra, mình cũng bập bẹ với bạn trả lời về Thanh lọc tâm như sau:
1. Thanh lọc tâm có nhiều cách, nhưng mình thường dùng Nam Mô A Di Đà Phật. Mình niệm không có quán tưởng, chỉ chú ý lắng nghe âm thanh tiếng mình niệm, dù là niệm nhỏ hay niệm to. Vì khi đó Tâm mình chay lăng xăng, phân biệt thấy đúng sai, lớn nhỏ. không phân biệt nổi nên tâm mình sẽ loạn. Do vậy mình chọn Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhẹ nhàng thư thái, lắng nghe, nhẫn, xa rời chấp có chấp không.
Cũng thấy rất hiệu nghiệm, Tâm mình chưa được thanh lọc hoàn toàn, bởi còn do nghiệp của mình qua nhiều đời nhiều kiếp, nhưng với cách làm trên chắc chắn sẽ ổn.
2. Lợi ích chứ, bạn biết đó do Tâm mình là không hình tướng, không sắc nhưng luôn tồn tại cùng với mình, từ xưa tới nay, do không hiểu Tâm là thế nào nên để nó rong ruổi khắp nơi, thấy cao thấp lớn nhỏ, đẹp xấu, sinh đủ phiền não. Nên đối với mình dùng câu niệm Phật là tốt nhất đối với mình để thay vì để Tâm rong ruổi thì Tâm mình nương theo danh hiệu Phật gọi là gá vào, danh hiệu Phật uy dũng ra sao bạn biết rồi đấy, dần dần tiếng nghe mất, tiếng niệm mất vì luôn tuôn chảy, lúc đó hiểu ra khi cái tôi phàm phu mất đi thì Ông Phật lớn. (à bi giờ mình chưa được thế nhé, cái Tôi vẫn còn lớn lắm). Mình đã thấy phần nào lợi ích.
3. Khi niệm Phật thanh lọc tâm mục đích trước mắt là an ổn thân tâm và hàng phục vọng tưởng, không khởi tâm phân biệt, chấp có chấp không. Khi nào Tâm được thanh lọc hoàn toàn thì tiến tới giải thoát thôi, giải thoát khỏi vướng mắc, những tư kiến, những đúng sai.....
Đó là cách thanh lọc tâm mình đang làm. Các bạn có cách thanh lọc tâm nào ? Pháp thiền tứ niệm xứ, hay cách gì,... cứ chia sẻ.
Mà niệm Phật không cứ là bỏ bê mọi thứ nhé. Tu nhân học Phật, làm tròn bổn phận mà đời giao phó như làm cha, làm chồng, làm anh làm em làm con làm cháu, làm người có ích của xã hội, làm một cá nhân tốt trong tập thể. Và cái hay của niệm Phật là chẳng dính mắc vào chỗ hành.
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Thanh lọc tâm là pháp môn bản quyền của mình, nên mình vào đây nói qua 1 chút:

Đây là phương pháp về cơ bản lấy từ Yoga và Khí công, không liên quan đến đạo Phật, cũng chẳng mang được tư tưởng và tầm vóc nào của đạo Phật ở đây cả.

Tâm ở đây cũng chỉ được định nghĩa 1 cách sơ sài đó là cơ quan cảm xúc của con người, ở vùng tim, gắn bó mật thiết với luân xa tim.

Hành giả nâng cấp tần số rung động và nguồn năng lượng tâm này lên để dùng nó để chuyển hóa những thứ sau:
- Chuyển hóa tham, sân, si thành thu nhận thuần túy, không gắn với các cảm xúc tiêu cực của tham sân si nữa
- Chuyển hóa dục thành chia sẻ và sáng tạo, không còn dục nam nữ nữa.
- Chuyển hóa năng lượng tiêu cực từ bên ngoài đưa vào, khiến hành giả không bị tác động của tham sân si bên ngoài nữa

Tâm trạng luôn vui vẻ, yêu đời, an lạc
Không ngồi thiền tiếp thì cơ thể vẫn có thể duy trì được sự an lạc này sau vài ngày. Tuy nhiên nếu không tập liên tục thì nguồn tâm lực giảm xuống. Nếu tập liên tục thì tâm lực càng lúc càng rộng và vi tế. Dự đoán khi tập đủ lâu, người ngồi cạnh có thể bị vô thức khóc hoặc cười theo ý muốn người sở hữu tâm lực!
Nhưng nó chẳng liên quan gì đến đạo Phật cả.
Đúng như Latuan từng nói ấy, đây không phải là Phật pháp.
Tuy nhiên,đây lại hoàn toàn là một công cụ mạnh để truyền tải Phật pháp vào, vì thế nó như thế nào, tùy người sử dụng hoặc người dạy nó
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
996
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Cám ơn các đạo hữu đã thảo luận,

Như vậy Thanh lọc tâm được Phật Pháp gọi là diệt Tham Sân Si và muốn tiến đến giải thoát thì chúng ta phải diệt trừ tam độc đó cộng với thiền định để phát sinh trí huệ tiến về bờ Giác.

Hiện nay Ng Chiếu thấy có nhiều thuyết nói rằng chỉ cần thanh lọc tâm kết hợp với luyện sóng ( Tâm lực ) gì đó sẽ được giải thoát. Vậy trong giáo Pháp của Phật có chỉ dạy cho đệ tử của Ngài về Sóng ( Tâm lực ) không ? và nếu tu học như vậy có được giải thoát hoàn toàn không ?

Mong các đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

Tịnh Tiến

Registered

Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
22/7/16
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Cám ơn các đạo hữu đã thảo luận,

Như vậy Thanh lọc tâm được Phật Pháp gọi là diệt Tham Sân Si và muốn tiến đến giải thoát thì chúng ta phải diệt trừ tam độc đó cộng với thiền định để phát sinh trí huệ tiến về bờ Giác.

Hiện nay Ng Chiếu thấy có nhiều thuyết nói rằng chỉ cần thanh lọc tâm kết hợp với luyện sóng ( Tâm lực ) gì đó sẽ được giải thoát. Vậy trong giáo Pháp của Phật có chỉ dạy cho đệ tử của Ngài về Sóng ( Tâm lực ) không ? và nếu tu học như vậy có được giải thoát hoàn toàn không ?

Mong các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Theo định nghĩa thì Tâm lực có phải được hiểu là năng lực của tâm ? Như câu nói: làm việc thì đem hết tâm trí, sức lực (tâm lực) ra mà làm để có kết quả tốt.

Đó là định nghĩa của thế gian. Vì là thế gian nên có mặt tiêu cực và tích cực trong đó. Còn đạo Phật thì cũng có dạy "luyện tâm" đó chứ. Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh định, là chánh niệm( là tứ niệm xứ)... tấc cả đều dùng để dùng luyện tâm.

Theo mặt chữ nghĩa Tịnh Tiến được học là: sau khi luyện tâm hay nói cách khác là điều phục tâm thì nó sẽ là lực đẩy mạnh cho việc tu tập giải thoát. Vì giải thoát là giải thoát thân và tâm của một chúng sanh không bị vướng mắc gì. Như ở đây chỉ đang nói về tâm vậy.
 

nguyenjobvn

Registered

Phật tử
Reputation: 37%
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Này các hiền giả, Khi vừa bước chân học đạo thì theo bên ta có 2 thứ tâm: Vọng tâm và bản tâm
thế nào thì gọi là vọng tâm?
Xin thưa các hiền giả, vọng tâm là những tập khí được chúng ta huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp bằng việc sử dụng lục căn tiếp xúc với lục trần. Người bình thường họ học hiểu bằng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nên khi bước vào đạo cái chúng ta cần làm là phá đi các nhận thức qua đó. Vậy làm sao để phá đi những thứ đó?
có 3 cách thưa các hiền giả:
1/ Giới luật nhà phật, đây là cách cơ bản cũng như tốt nhất để thực tập. Vì một người dù tâm chưa sạch nhưng thân đã sạch cũng sẽ được kính trọng hơn.
2/ Thiền định nhà phật, có 2 loại là tiểu định và đại định
Như thế nào là tiểu định, thưa các hiền giả để đạt định này các hiền giả có thể tu tập tứ thiền của đức phật. Nhưng các hiền giả phải nhận thức rõ ràng. Khi vào thiền định chỉ là lắng đọng đi những tập khí chứ chưa phải hoàn toàn loại trừ. Có nhiều người tu thiền nhưng vẫn còn nguyên những tập khí vẫn là chuyện rất bình thường. Trừ việc đã đắc được diệt thọ tưởng định ( tức thánh quả a la hán).
Khi đạt được chánh niệm tỉnh giác, các hiền giả sẽ rất thích kinh điển nhà phật. Vì những giáo lý đó là sự thật chân lý mà đức phật giác ngộ ra. Ở đây các hiền giả sẽ rất thích nghe kinh, giáo pháp, hay tu tập. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc tu hành. Vì sẽ phải chọn lựa pháp môn tu hành cho bản thân. Riêng bản thân tôi tu tập 2 pháp môn là tịnh độ và tứ thiền.
Khi tu tập tiếp thiền tịnh đồng tu, khi đạt sơ thiền, các hiền giả sẽ có cảm giác rung động toàn thân, cảm xúc ấy là do bản tâm rơi vào trạng thái an lạc hoan hỷ và thanh tịnh do thiền lạc mang lại. Vì cảm giác an lạc của thiền thì không có một từ ngữ diễn tả được, nên bản tâm không có cách để hình dung ngoài việc rung động toàn thân để biểu đạt. Nếu theo lời phật thuyết thì nó như là một dòng nước bị tắt lâu ngày tràn ra khắp cơ thể. Đó là sơ thiền
Đến một khoảng thời gian cảm giác đó sẽ diệu lại và mất đi, người đạt sơ thiền sẽ lười ngủ, lười ăn, không ham mê nhục dục và thân tâm lúc nào cũng rung động. Đó là do ly dục mà sinh. Nên nhớ rõ ràng không nên tham đắm nó, rất nhiều người dừng lại vì cho rằng mình chứng thánh.
Nếu không được những điều trên chỉ có hai nguyên nhân khi hành thiền
1/ Tâm bị hôn trầm, đồi với việc này các hiền giả hãy dùng thiền quán, hãy để ý tâm yêu thích gì thì dùng pháp quán ngược lại để hành thiền
2/ Tâm bị trạo cử, đây có hai cách là niệm phật hoặc dùng thiền chỉ. Tâm mình thì bị trạo cử đã thử dùng thiền chỉ nhưng không được, đến khi niệm phật di đà thì đi được vào thiền.
Đến cảnh giới nhị thiền, đây là một cảnh giới rất quan trọng, Nếu các hiền giả tiếp tục hành thiền sẽ nhận ra cảm giác an lạc không do ngũ dục đem lại. Chỉ có thiền mới thực sự mang lại an lạc, chúng ta tiếp tục hành thiền. Sau khi an trú đầy đủ trong sơ thiền, chúng ta quyết tâm đi vào cảnh thiền thứ 2, nếu đạt được nhị thiền, thân tâm của các hiền giả sẽ tràn đầy hỷ lạc, đây là do định mà sinh. Cảm giác đó như một dòng nước đang chảy đầy trong cơ thể, máu huyết chúng ta tuông chảy tràn đầy và cảm giác hỷ lạc tràn đầy trong từng phút giây. Hãy để ý điều này, khi vào nhị thiền chúng ta rất lười tức giận và bất cứ việc gì đến với ta cũng khó làm chúng ta tức giận được. Vì cảm giác hỷ lạc tràn đầy thay thế cho sân và tham. Nhưng nếu không có nhận thức rõ ràng sẽ bị si giữ lại ở cảnh giới này. Vì nó rất hỷ lạc. Ai đến đây sẽ phát hiện bản thân mình thay đổi, ít khi giận, chỉ vui suốt ngày.
Còn tiếp :D

Mô Phật,

Kính thỉnh Ngài vì chúng sanh, nói rõ chỗ sở hành - sở thấy của mình cho trọn vẹn đầy đủ các cảnh giới ! Điều này rất lợi ích !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
996
Điểm tương tác
403
Điểm
83
L
Theo định nghĩa thì Tâm lực có phải được hiểu là năng lực của tâm ? Như câu nói: làm việc thì đem hết tâm trí, sức lực (tâm lực) ra mà làm để có kết quả tốt.

Đó là định nghĩa của thế gian. Vì là thế gian nên có mặt tiêu cực và tích cực trong đó. Còn đạo Phật thì cũng có dạy "luyện tâm" đó chứ. Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh định, là chánh niệm( là tứ niệm xứ)... tấc cả đều dùng để dùng luyện tâm.

Theo mặt chữ nghĩa Tịnh Tiến được học là: sau khi luyện tâm hay nói cách khác là điều phục tâm thì nó sẽ là lực đẩy mạnh cho việc tu tập giải thoát. Vì giải thoát là giải thoát thân và tâm của một chúng sanh không bị vướng mắc gì. Như ở đây chỉ đang nói về tâm vậy.

Cám ơn đh TinhTíên đã thảo luận,

Như lời đh thì Ng chiếu hiểu rằng luyện tâm của Phật pháp khác với luyện tâm của thế gian. Vậy đh có thể chia sẻ cụ thể về cách luyện tâm của Phật pháp nó có lợi như thế nào đối với chúng ta ?

Kính.
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Cám ơn các đạo hữu đã thảo luận,

Như vậy Thanh lọc tâm được Phật Pháp gọi là diệt Tham Sân Si và muốn tiến đến giải thoát thì chúng ta phải diệt trừ tam độc đó cộng với thiền định để phát sinh trí huệ tiến về bờ Giác.

Hiện nay Ng Chiếu thấy có nhiều thuyết nói rằng chỉ cần thanh lọc tâm kết hợp với luyện sóng ( Tâm lực ) gì đó sẽ được giải thoát. Vậy trong giáo Pháp của Phật có chỉ dạy cho đệ tử của Ngài về Sóng ( Tâm lực ) không ? và nếu tu học như vậy có được giải thoát hoàn toàn không ?

Mong các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Mình không rõ ai bảo với bạn việc thanh lọc tâm kết hợp với luyện sóng tâm lực sẽ được giải thoát.
Giải thoát là ngôn ngữ của Phật giáo, các thuyết khác muốn mượn từ giải thoát để nói theo cách các thuyết khác nói về giải thoát, từ giải thoát không còn ý nghĩa như của Phật giáo nói ra nữa.

Giải thoát trở thành 1 từ đồng âm khác nghĩa! Chưa kể khái niệm giải thoát hoàn toàn như bạn đang nghĩ, nó cũng chẳng liên quan gì đến sóng cả, những ai tu tập Phật Pháp đều nhìn thấy thế.

Tuy nhiên, trong giới hạn của việc tu tập, mình điều chỉnh lại câu: Diệt tham sân si của bạn. Ở đây chẳng có gì để diệt cả! Về điểm này, sự tương đồng của các phương pháp của Phật Giáo hay Ngoại Giáo đều giống nhau. Chữ diệt dễ bị hiểu sai, và đa phần mình thấy mọi người đều làm sai do hiểu sai.

Cho nên cũng chẳng có gì lấy làm lạ khi một phương pháp luyện tập để tâm luôn cảm thấy an lạc không liên quan đến ngoại cảnh lại bị gán cho việc giải thoát, và xuất hiện thêm 1 từ giải thoát hoàn toàn.

Việc luyện tập thể thao với trái tim, thông qua thiền định nó rất cần thiết giống việc tập chạy hàng ngày để duy trì sức khỏe.
Ngoài ra, trên bình diện ý nghĩa tổng quát của sự phân biệt giữa cái tôi cá nhân của mỗi người - Được coi là phép màu của tạo hóa khi mỗi chúng ta đều đang nhận thấy mình là những cá thể độc lập trong khi thực ra chỉ được tạo thành bởi nhân duyên; thì việc đồng nhất tâm lực của mỗi người với toàn vũ trụ, gạt bỏ mọi ý niệm về giải thoát vốn không cần thiết phải xuất hiện, hòa mình vào sự vận động chung của mọi sự vật hiện tượng trong trải nghiệm cao nhất mà mỗi người có thể làm, là điều mà phép màu ấy muốn
Bạn được cho đủ các cảm xúc để trải nghiệm sự hòa nhập đó. Vì vậy việc cố gắng triệt tiêu những cảm xúc tích cực để hướng đến giải thoát rốt ráo là điều không cần thiết và mất thời gian. Cá nhân mình chỉ nhìn nhận khái niệm giải thoát rốt ráo này là một triết học, chứ không phải là một phương pháp tu tập. Chạy theo các phương pháp tu tập với triết học này, đến 1 lúc người ta nhận ra họ vốn đã được giải thoát dù muốn hay không, thì thật là một hành động rất tốn thời gian!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
996
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào bạn Namo,

Tuy nhiên, trong giới hạn của việc tu tập, mình điều chỉnh lại câu: Diệt tham sân si của bạn. Ở đây chẳng có gì để diệt cả! Về điểm này, sự tương đồng của các phương pháp của Phật Giáo hay Ngoại Giáo đều giống nhau. Chữ diệt dễ bị hiểu sai, và đa phần mình thấy mọi người đều làm sai do hiểu sai.!

Có đấy chứ, đức Phật đã diệt được tham lam nhà lầu cung điện, diệt được sân hận khi Bà La môn cố tình phá hoại Ngài, diệt được si mê ái dục..........bạn Namo đồng ý không ?

Cho nên cũng chẳng có gì lấy làm lạ khi một phương pháp luyện tập để tâm luôn cảm thấy an lạc không liên quan đến ngoại cảnh lại bị gán cho việc giải thoát, và xuất hiện thêm 1 từ giải thoát hoàn toàn.!

À , bạn Namo có biết thái tử Tất Đạt Đa không ? Ngài tụ học đến giải thoát hoàn toàn đó. Nếu bạn chưa biết hay chưa học thì Ng chiếu sẽ nói lại từ lúc Ngài còn nhỏ đến khi sinh ra và thấm đẫm sự sinh lão bệnh tử (vô thường ).....tìm con đường để hết đau khổ và giải thoát hoàn toàn đầy lòng từ bi và trí huệ trên con đường Rõ Ràng không Mơ Hồ Huyền Ảo.

Bạn được cho đủ các cảm xúc để trải nghiệm sự hòa nhập đó. Vì vậy việc cố gắng triệt tiêu những cảm xúc tích cực để hướng đến giải thoát rốt ráo là điều không cần thiết và mất thời gian.!

Thì ra bạn Namo muốn đạt được học vị Giáo sư mà không phải rèn luyện học hành chi hết, chỉ cần ngồi nói Namo muốn làm giáo sư , Namo sẽ là giáo sư thì tự nhiên sẽ có học vị giáo sư. Bạn Namo thấy hư ảo không !!!

Cá nhân mình chỉ nhìn nhận khái niệm giải thoát rốt ráo này là một triết học, chứ không phải là một phương pháp tu tập. Chạy theo các phương pháp tu tập với triết học này, đến 1 lúc người ta nhận ra họ vốn đã được giải thoát dù muốn hay không, thì thật là một hành động rất tốn thời gian!

Ừ thì Namo muốn nghĩ gì thì nghĩ, nhưng đối với Ng chiếu thì chỉ khi nào mà ai có đủ đức hạnh Từ bi, Trí huệ, có phương pháp tu học rõ ràng và Giác Ngộ hoàn toàn như đức Phật Thích Ca thì Ng chiếu sẽ đến tầm sư học đạo, bạn Namo có đồng ý như vậy không ?

Bạn Namo nếu hỏi gì thêm về Phật pháp thì Ng chiếu sẽ trả lời trong khả năng của mình.

Kính.
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chào bạn Namo,
Thì ra bạn Namo muốn đạt được học vị Giáo sư mà không phải rèn luyện học hành chi hết, chỉ cần ngồi nói Namo muốn làm giáo sư , Namo sẽ là giáo sư thì tự nhiên sẽ có học vị giáo sư. Bạn Namo thấy hư ảo không !!!

Không mình chẳng muốn trở thành một vị giáo sư hay học vị nào cả, Nguyên Chiếu không nên lấy tâm mong cầu của bạn để suy diễn một số hành động đến từ cảm xúc mà không đến từ lý trí, không có lý do cụ thể của mình, hay của bất kỳ ai cả.
Mình đang rèn luyện, nhưng rèn luyện này xuất phát từ nhu cầu muốn bản thân ngày một sống tốt đẹp hơn. Trong quá trình đó mình dần phát hiện ra khi tâm lực bản thân mạnh hơn, các điều muốn cho bản thân ngày một ít đi, và dần chỉ muốn những điều tốt đẹp cho mọi người và cuộc sống.
Hiện tại mình vẫn tiếp tục rèn luyện để giúp cho mọi người, cho cuộc sống. Vì vậy nếu bạn bảo có lý do gì cho việc tu tập, thì mình đành phải trả lời theo 1 cách rất lý do là: Để làm được gì đó cho mọi người.

Cũng đừng hỏi mình tiếp như mọi người hay hỏi: Mục tiêu của bạn trong tu tập là gì? Nếu cứ phải hỏi câu này thì mình cũng nói luôn là tu tập là công cụ để cơ thể mình có thể hữu dụng hơn trong việc giúp đỡ người khác đạt được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống của họ. Mình đã qua giai đoạn đưa ra một số mục tiêu vì bản thân mình rồi, vì thế gượng ép về việc muốn bản thân giải thoát hay giác ngộ, hay sinh tuệ... là những thứ mình đã sớm vứt bỏ lại trên cuộc hành trình của mình rồi. Mình không thể quay trở lại và cầm nó lên cho nặng nề nữa!

Và còn việc lựa chọn học từ ai của Nguyên Chiếu, thì đó là cách bạn lựa chọn. Mỗi người có cách tìm thầy của riêng mình. Mình cũng thế. Mình muốn học những người chỉ dạy vài câu ngắn gọn thôi không dài dòng. Ai cũng được, miễn ngắn là được. Mình lười nghĩ nên chọn cách học này cho nhanh. Bạn muốn học từ những vị thầy toàn giác thì mình hoàn toàn hoan hỉ và thấy điều đó rất hợp lý! Con đường bạn chọn, đương nhiên phải tìm những người thầy như thế!
 

rickpham

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Này các hiền giả, khi đến nhị thiền các hiền giả sẽ hiểu thông một số giáo lý nhà phật tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Nhưng phải nhớ thật rõ không được khởi tâm chứng thánh, phải tôn trọng tam bảo. Lúc này các hiền giả đã có một số trí tuệ để học giáo lý nhà phật. Đây là một bước quan trọng vì ở giai đoạn này ngã chấp vẫn còn rất mạnh, các tập khí vẫn còn rất nhiều. Cảnh giới nhị thiền theo phước báu mà tiêu biến, ở cảnh giới thiền các hiền giả hãy quán sát hơi thở, vì lúc này chúng ta không còn thở như bình thường nữa. Chúng ta hơi thở sẽ rất dài và tròn đầy. Theo quan niệm thông thường hơi thở sẽ dừng ở phổi tức là trên lồng ngực, nhưng không phải như thế, lúc này hơi thở của các hiền giả sẽ xuống bụng. Đó là nơi tiên thiên theo đạo giáo, cũng là nơi chúng ta an trú khi hành thiền. Đây là điều quan trọng.
Sau 1 khoảng thời gian các hiền giả hãy tiếp tục hành thiền và lúc này chúng ta phải tu tập thêm cả trí huệ nữa. Vì từ nhị thiền lên tam thiền không còn do hành mà được, cũng phải có cả cơ duyên, nếu không sẽ dừng lại nhị thiền rất lâu. Hãy nhớ cho kỹ, bất cứ giáo lý nào không dựa trên lý vô ngã, lý duyên khởi, lý nhân quả đều là ngoại đạo. Không phải giáo lý chính thống nhà phật. Nếu đủ cơ duyên và phước báu chúng ta được vào tam thiền, đến được đây mới tạm gọi là biết thiền là gì?
Ở tam thiền các hiền giả sẽ lắng đọng ý niệm xuống, vì lúc này ý niệm sẽ chìm sâu vào vô thức. Điểm dễ nhận biết của tam thiền là khi ngủ sẽ rất sâu, không còn mộng mị gì nữa. Lúc này thân và tâm của các hiền giả sẽ rất an lạc và nhẹ nhàng. Niềm vui của tam thiền là an lạc, không phải xông xáo, và thô như ở nhị thiền. Lúc này các hiền giả nhìn đâu cũng thấy sự an lạc, thậm chí những điều khi xưa mình rất không thích nhưng giờ lại cảm thấy rất bình thường. Vì ở tam thiền cảm giác an lạc vượt xa nhị thiền, rất nhiều người đạt đươc tưởng mình chứng thánh :D tôi cũng có một thoáng như thế.
Lúc đạt nhị thiền các hiền giả sẽ rất thích ngồi thiền vì lúc này các hiền giả sẽ ngồi rất lâu. Còn ở tam thiền không như thế lúc này có vài lúc khi đi, đứng, nằm cũng thiền được. Vì ý thức đã chạm vào vô thức đôi khi đang đi chúng ta cũng thiền được :D Một số điểm chú ý chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa tam thiền và hôn trầm. Vì khi vào tam thiền, các hành giả không còn nghe thấy tiếng động xung quanh. Vì trạng thái tam thiền rất giống khi ngủ, nhưng điểm khác là bản thân vẫn tỉnh táo và nhận biết mình còn tỉnh táo. Có một điều chú ý, chúng ta tu tứ thiền vẫn còn phải nằm trong luân hồi nhé. Không được khởi tâm chứng thánh, nếu muốn được tứ quả thanh văn phải học trí tuệ vô lậu nhà phật. PHá trừ được 3 hạ phần kiết xử, mạn, nghi, giới cấm thủ. Sẽ được nhị thiền và thánh quả tu đà hoàn. Nhưng tu tứ thiền thì chưa chắc có được thánh quả nhé
còn tiếp :D
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
996
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào bạn Namo,

Không biết bạn có đọc bài viết của đạo hữu Rickpham, nó rất hay và lợi ích nhất là đối với ai đang chọn tu Thiền.

Riêng bạn thì Ng chiếu góp ý thế này:

Bạn có suy nghĩ riêng, Ng chiếu có suy nghĩ riêng nhưng cả hai đều là suy nghĩ của vọng tâm. Mà vọng tâm thì ảo giác không chân thật. Nếu bạn duy ý chí chọn con đường của bạn thì bạn cứ đi, mình cũng đang đi như bạn nhưng mình chọn lời Phật làm hướng đi. Khi mình gặp bạn thì mình đập vai bạn và rủ bạn cùng đi, nếu bạn không chọn thì đành chịu vậy. Mình hi vọng một ngày không xa bạn sẽ đập vai mình và nói: Ng chiếu chờ Namo đi với.

Đây là tấm chân tình mà Ng chiếu dành cho bạn, mong bạn hiểu.

Kính.
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chào bạn Namo,

Không biết bạn có đọc bài viết của đạo hữu Rickpham, nó rất hay và lợi ích nhất là đối với ai đang chọn tu Thiền.

Riêng bạn thì Ng chiếu góp ý thế này:

Bạn có suy nghĩ riêng, Ng chiếu có suy nghĩ riêng nhưng cả hai đều là suy nghĩ của vọng tâm. Mà vọng tâm thì ảo giác không chân thật. Nếu bạn duy ý chí chọn con đường của bạn thì bạn cứ đi, mình cũng đang đi như bạn nhưng mình chọn lời Phật làm hướng đi. Khi mình gặp bạn thì mình đập vai bạn và rủ bạn cùng đi, nếu bạn không chọn thì đành chịu vậy. Mình hi vọng một ngày không xa bạn sẽ đập vai mình và nói: Ng chiếu chờ Namo đi với.

Đây là tấm chân tình mà Ng chiếu dành cho bạn, mong bạn hiểu.

Kính.


Mình cũng thấy hay lắm. Nên muốn nhờ Rickpham chỉ thêm 1 chút nhé:

Tu Thiền ở đây là nghĩa tu theo Phật giáo đúng không? Pháp thiền của Phật giáo khác gì với pháp thiền của mình đang luyện tập.

Có thể luôn có 2 trường hợp xảy ra:
- 2 pháp cùng sử dụng thiền, nhưng việc làm gì bên trong lúc thiền lại hoàn toàn khác nhau, vì vậy mà kết quả sẽ không giống nhau.
- 2 pháp cùng sử dụng thiền và đều giống nhau hành động bên trong về bản chất, hình thức có khác nhưng không đáng kể

Về cơ bản mình e là phương pháp sử dụng thiền mà mình đang áp dụng lại không giống với Tu Thiền mà Rickpham hay Nguyên Chiếu nói tới. Vì vậy mình cần một sự mổ xẻ sâu hơn bao gồm so sánh phương pháp của mình và phương pháp Tu Thiền mà các bạn nói tới

Rất cảm ơn các bạn về sự chia sẻ và góp ý này! Mong sớm nhận được hồi âm!
 

rickpham

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Mình cũng thấy hay lắm. Nên muốn nhờ Rickpham chỉ thêm 1 chút nhé:

Tu Thiền ở đây là nghĩa tu theo Phật giáo đúng không? Pháp thiền của Phật giáo khác gì với pháp thiền của mình đang luyện tập.

Có thể luôn có 2 trường hợp xảy ra:
- 2 pháp cùng sử dụng thiền, nhưng việc làm gì bên trong lúc thiền lại hoàn toàn khác nhau, vì vậy mà kết quả sẽ không giống nhau.
- 2 pháp cùng sử dụng thiền và đều giống nhau hành động bên trong về bản chất, hình thức có khác nhưng không đáng kể

Về cơ bản mình e là phương pháp sử dụng thiền mà mình đang áp dụng lại không giống với Tu Thiền mà Rickpham hay Nguyên Chiếu nói tới. Vì vậy mình cần một sự mổ xẻ sâu hơn bao gồm so sánh phương pháp của mình và phương pháp Tu Thiền mà các bạn nói tới

Rất cảm ơn các bạn về sự chia sẻ và góp ý này! Mong sớm nhận được hồi âm!

:D cái thiền của ông là dùng tưởng mà quán ngã, còn thiền nhà phật thì để quán phá ngã có thể đạt được vô ngã, thiền phật giáo dùng để phá chấp ngã, còn thiền yoga thì dùng tưởng để chuyển ngã khác nhau chỉ chỗ đó. Giống như một bên là không chấp còn một bên là vẫn chấp nhưng chỉ nghĩ khác đi cho nên cho dù tu hành càng cao lại càng nguy hiểm. Dễ sa vào tưởng ấm và thọ ấm ông muốn biết thì xem kinh lăng nghiêm phần ngũ ấm ma sẽ rõ. Tu tập thiền yoga vẫn chứng được ngũ thông nhưng lại thiếu đi lậu tận thông. Vì vẫn cho thân này là thật, cho chết đi là hết, cho thế gian là thường còn. Thiền luân xa là có thật, nhưng chỉ trên bản thân mà thôi, tu tập tới tận cùng vẫn còn vướng lại thân. Cao nhất chỉ được nhập vào tưởng phi phi tưởng xứ định. Mà đến đó nếu không gặp được phật khai ngộ, vẫn bị luân hồi, những người vào định đó ngoại trừ những bậc chân tu thật sự sẽ chẳng ai nói lại họ vì thần thông hay trí tuệ của họ rất ghê
 

rickpham

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
nếu bước chân vào tu thiền hãy cẩn thận, nếu không trừ đi những tập khí mà vẫn còn mong cầu đi vào thiền thì dễ gặp ma chướng, ngũ ấm ma sẽ phá đấy không đùa đâu. Vì thế trước khi tu thiền thì các nhà sư thường bắt chúng ta tu giới và huệ trước để trừ đi tham tâm. Để khi hành thiền chẳng mong cầu gì cả, lúc đó tâm trong sạch sẽ không bị ma chướng
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
:D cái thiền của ông là dùng tưởng mà quán ngã, còn thiền nhà phật thì để quán phá ngã có thể đạt được vô ngã, thiền phật giáo dùng để phá chấp ngã, còn thiền yoga thì dùng tưởng để chuyển ngã khác nhau chỉ chỗ đó. Giống như một bên là không chấp còn một bên là vẫn chấp nhưng chỉ nghĩ khác đi cho nên cho dù tu hành càng cao lại càng nguy hiểm. Dễ sa vào tưởng ấm và thọ ấm ông muốn biết thì xem kinh lăng nghiêm phần ngũ ấm ma sẽ rõ. Tu tập thiền yoga vẫn chứng được ngũ thông nhưng lại thiếu đi lậu tận thông. Vì vẫn cho thân này là thật, cho chết đi là hết, cho thế gian là thường còn. Thiền luân xa là có thật, nhưng chỉ trên bản thân mà thôi, tu tập tới tận cùng vẫn còn vướng lại thân. Cao nhất chỉ được nhập vào tưởng phi phi tưởng xứ định. Mà đến đó nếu không gặp được phật khai ngộ, vẫn bị luân hồi, những người vào định đó ngoại trừ những bậc chân tu thật sự sẽ chẳng ai nói lại họ vì thần thông hay trí tuệ của họ rất ghê

Thế nào là dùng tưởng để quán ngã?
Thế nào là dùng tưởng để chuyển ngã?
Sao bạn nghĩ rằng Yoga cho thân này là thật, chết đi là hết? Thế gian vẫn thường còn? Bạn đang nói đến môn Yoga nào thế?
 

rickpham

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Thế nào là dùng tưởng để quán ngã?
Thế nào là dùng tưởng để chuyển ngã?
Sao bạn nghĩ rằng Yoga cho thân này là thật, chết đi là hết? Thế gian vẫn thường còn? Bạn đang nói đến môn Yoga nào thế?

:D chỉ là thí dụ thôi, vì có rất nhiều loại thiền ra đời, cũng như thiền ở đạo giáo lấy kinh huỳnh dịch tu tiên vậy, họ luyện tiên đan, chuyển hóa tinh, khí, thần. Theo quan niệm của đức phật đó vẫn còn nằm trong luân hồi. Những vị đắc tiên quả thọ rất lâu, có những vị tiên đắc đạo từ thời đức phật tại thế mà sống đến giờ đấy ông có tin không :D ông hãy xem kinh lăng nghiêm đức phật có nói rõ từng vị tiên và cách tu hành của họ. Ông hãy xem kinh điển đi, có vài việc được viết rất rõ trong kinh. Ngoài giáo lý phật đạo ra những giáo lý khác thường lọt vào thường kiến, đoạn kiến, chẳng phải thường chẳng phải đoạn. Dùng tưởng để phá ngã là phá đi những gì chúng ta chấp giữ từ xưa đến giờ, thí dụ cho thân này là thật, cho là chỉ sống một đời rồi thôi, cho mọi thứ trong thế gian là tồn tại mãi hoặc phá đi cái mong cầu về có đấng sáng tạo ban phước giáng họa. Dùng tưởng để chuyển ngã thì như thế này, ảo tưởng ra có một đấng sáng tạo ban cho ta sức mạnh, có một đấng cao tột ban cho ta trí tuệ, tưởng rằng mọi người trên thế giới sẽ yêu thương ta những pháp quán đó vẫn có hiệu quả nhưng sẽ dẫn con người vào 3 thứ kiến tôi nói trên :D
 

NamoNamo

Registered

Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
3/7/16
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
:D chỉ là thí dụ thôi, vì có rất nhiều loại thiền ra đời, cũng như thiền ở đạo giáo lấy kinh huỳnh dịch tu tiên vậy, họ luyện tiên đan, chuyển hóa tinh, khí, thần. Theo quan niệm của đức phật đó vẫn còn nằm trong luân hồi. Những vị đắc tiên quả thọ rất lâu, có những vị tiên đắc đạo từ thời đức phật tại thế mà sống đến giờ đấy ông có tin không :D ông hãy xem kinh lăng nghiêm đức phật có nói rõ từng vị tiên và cách tu hành của họ. Ông hãy xem kinh điển đi, có vài việc được viết rất rõ trong kinh. Ngoài giáo lý phật đạo ra những giáo lý khác thường lọt vào thường kiến, đoạn kiến, chẳng phải thường chẳng phải đoạn. Dùng tưởng để phá ngã là phá đi những gì chúng ta chấp giữ từ xưa đến giờ, thí dụ cho thân này là thật, cho là chỉ sống một đời rồi thôi, cho mọi thứ trong thế gian là tồn tại mãi hoặc phá đi cái mong cầu về có đấng sáng tạo ban phước giáng họa. Dùng tưởng để chuyển ngã thì như thế này, ảo tưởng ra có một đấng sáng tạo ban cho ta sức mạnh, có một đấng cao tột ban cho ta trí tuệ, tưởng rằng mọi người trên thế giới sẽ yêu thương ta những pháp quán đó vẫn có hiệu quả nhưng sẽ dẫn con người vào 3 thứ kiến tôi nói trên :D

Có cái nào khác hơn những gì bạn nói không
Đọc đi đọc lại mình đều không thấy pháp của mình giống một cái gì bạn nói cả
Đọc bài của Độc Cô Đen còn dễ hiểu hơn. Nói chung nếu bạn chịu khó đọc lại bài của Độc Cô Đen, thì bạn sẽ thấy Pháp của mình không phải Samkhya cũng chẳng phải Vedanta.
Mình cũng nói luôn pháp của mình cho rằng như thế này để bạn dễ hình dung:

Vạn vật trên đời theo nhận thức được bằng tri giác của chính chúng ta, đều tồn tại ở dạng sóng. Mỗi cá thể, mỗi sự vật hiện tượng chỉ là 1 bộ phận của một con sóng lớn là toàn thể vũ trụ này, vốn không thể tồn tại siêu hình độc lập mà nằm trong mối quan hệ tương thuộc lẫnh nhau.
Tuy nhiên không hiểu sao chúng ta lại nhận thức thế giới như hiện tại: Tức là mỗi cá thể tách rời nhau. Chỉ cần với một luận điểm này, chúng ta có thể đánh giá được luôn: Toàn bộ nhận thức của mỗi chúng ta về thế giới này dù có nhận thức kiểu nào cũng là không chân thật.
Bằng một giả thiết triết học, chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận thêm điều sau lấy thêm từ đạo Phật: Nguồn sóng lớn toàn vũ trụ vừa hiện diện là sóng, vừa hiện diện tách biệt như chúng ta thấy, vì 1 lý do rất đơn giản: Nó cũng không hề tồn tại (tức là không hề có không gian luôn), và được nhà Phật gọi là tánh không. Nếu không có tánh không thì chắc chắn sự va chạm giữa các sóng này sẽ gây ra 1 vụ nổ lớn tàn phá toàn bộ vũ trụ, không gì còn tồn tại được nữa.
Một khi nó (vũ trụ) không hề tồn tại cả ở dạng không gian, nó lại cùng lúc đó tồn tại ở dạng sóng theo bản chất khoa học đã nghiên cứu, lại cùng 1 lúc tồn tại ở dạng chúng ta nhận thức được như hiện tại bằng tri giác thông thường, vậy thì mọi việc đều có thể xảy ra, miễn là chúng ta muốn thế.
Bất kỳ điều gì chúng ta muốn hoặc chúng ta tin, cùng lúc đó sẽ xảy ra hiện tượng phát sinh thêm những điều đó, ở một chiều không gian nào đó mà não bộ chúng ta không nhận thức được nhưng nó sẽ tồn tại.
Bạn tưởng tượng theo bản chất sóng sẽ minh bạch ngay: Bạn là 1 con sóng nhỏ trong cả 1 đại dương sóng lớn (sóng năng lượng chứ không phải sóng biển), và bạn dùng ý thức của bạn (vốn cũng là 1 con sóng nhỏ), tạo ra 1 sự phân tách sóng ở dạng tưởng tượng ra điều bạn muốn, thì sóng nhỏ mới sẽ được hình thành ở 1 dạng nào đó. Chính nó sẽ tương tác với cả con sóng lớn để phản hồi lại với bạn. Điều này là bản chất của sự chuyển hóa: Khiến 1 con người xấu trở nên tốt hơn, khiến một người già trở nên trẻ hơn, khiến những người tu hành ở các phương pháp khác nhau đắc được những năng lực khác nhau như bạn mô tả, có người trường thọ...

Nương theo bản chất của vũ trụ này, cùng 1 lúc là tánh không, cùng 1 lúc là sóng, cùng 1 lúc như chúng ta thấy, phương pháp của mình đơn giản là sự chuyển hóa những điều chúng ta muốn trở thành sự thực ở dạng chúng ta nhận thức được bằng các giác quan. Một điều thú vị là khi chúng ta muốn mình trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt hơn, thì vô tình sự chuyển hóa đó làm cho cái tôi cá nhân mất dần suy nghĩ đắn đo thiệt hơn cho nó. Những khái niệm tham, sân, si, dục của người tu tập chuyển hóa dần và nó không còn như mọi người hay bị vướng mắc vào.

Việc tu tập tiếp theo, là một việc chẳng phải là cần làm hay không, mà nó là một quán tính của cái tôi hiện hữu. Dù sao thì cái thực tại này với bằng đó nhân duyên hợp thành vũ trụ như chúng ta nhận thức được, nó vẫn đập vào mắt chúng ta hàng ngày, với hàng tá mối quan hệ trong xã hội. Sự sáng tạo này của vũ trụ cũng rất đẹp và kỳ diệu đấy chứ, cố gắng tìm một sự giải thoát rốt ráo rồi thoát ly khỏi thực tại vô thường này cũng chẳng để làm gì. Trở thành một nhân tố làm cho vũ trụ này thêm đẹp và ca ngợi vẻ đẹp của nó, có lẽ là ý nghĩa tại sao mỗi chúng ta lại được tạo ra!

Còn mục tiêu để giải thoát rốt ráo, thì mình không còn nữa. Thấy được bản chất nhận thức của con người với các giác quan thế này cũng chỉ là một phần của nhiều nhận thức, của nhiều không gian khác nhau với nhiều giống loài khác nhau, trong khi tất cả cùng lúc đó đều không tồn tại, thì khái niệm giải thoát rốt ráo hay sinh, tử, và những nhận thức về nó, vốn từ đầu đã sai rồi thì cố gắng tìm sự giải thoát là điều khôi hài của nhận thức! Khi giả thiết về tánh không mặc nhiên được chấp nhận, thì người ta có muốn hay không cũng đã bị giải thoát hoàn toàn rồi. Càng cố tìm 1 thứ đã rồi càng đi vào ngõ cụt mà thôi. Rất mất thời gian!

Pháp thiền này của mình hiện tại, nó không nằm trong hệ thống lý luận cổ nữa, mà nó vận dụng linh hoạt bản chất sóng của vũ trụ, và tính không, để người tu tập làm được điều họ muốn. Không có Phật, Thánh hay đấng toàn năng nào ở đây cả. Cũng không có cái tôi nào thực sự hiện hữu ở đây cả. Vì vậy, nó sẽ không giống những gì bạn áp đặt là nó phải thuộc 1 bộ môn Yoga, hay khí công nào cả. Nó chưa hề công nhận có 1 cái tôi độc lập nào hiện hữu như bạn nói, cũng chẳng bảo mọi thứ bên ngoài là trường tồn, tất cả vốn đều vừa là như chúng ta nhận thấy, vừa là tánh không mà thôi!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top