- Tham gia
- 26/10/06
- Bài viết
- 1,343
- Điểm tương tác
- 592
- Điểm
- 113
Kính các vị Hiền Thiện Hửu Tri Thức.
Bây giờ Cường xin phép đặt vấn đề tiếp, bài kệ :
Chư Ác mạc tác
Chúng Thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
[Chư Phật dạy rằng : Chớ làm điều ác (dù là nhỏ), gắng làm mọi điều Thiện, giữ tâm trong sạch.]
Theo các bạn, đây có phải là Giáo lý đặc trưng của đạo Phật hay không ?
Kính !
Theo CT, trong 4 câu thơ Phật dạy, câu thứ 3 là quan trọng hơn cả, là giáo lý đặc trưng của Đạo Phật, nhưng "thù thắng" thì chưa.
Làm việc Thiện, tránh các việc ác, và đừng nghĩ việc Thiện mình đã làm, cũng đừng nghĩ việc ác mình đã tránh (gọi là "tự tịnh kỳ ý"), dần dần sẻ thấy Tự Tánh, Bản Tâm, đó là việc 10 phương Chư Phật tán thán.
Đừng làm việc "ác" thì là "thiện" rồi. Việc "Ác" là không động tay động chân vào việc ác, không mở miệng nói lời xấu ác, và không nghĩ tưởng đến việc xấu ác.
Làm tất cả việc "Thiện", thì dỉ nhiên là thiện rồi.
Không là việc "Thiện" mà cũng chẳng làm việc "Ác", gọi là "làm bất động", cái này gọi là tu hạnh nghiệp cỏi Vô Sắc, vẫn chưa thoát khỏi Tam Giới.
Chỉ có :
Chư Ác mạc tác
Chúng Thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Thì 10 Chư Phật ca ngợi, tán thán.
Và, như Kinh Duy Mật Cật có kể:
Bồ Tát Phất Sa nói:
- "Thiện", "bất thiện" là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn không hai.
...
...
Bồ Tát Thượng Thiện nói:
- "Thân thiện, khẩu thiện", "ý thiện" là hai. Ba nghiệp này là tướng "vô tác". Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của khẩu, tướng vô tác của khẩu tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của tất cả pháp. Tùy thuận trí tuệ vô tác như thế là vào pháp môn không hai.
Kính!