T

Thực chứng của Tự Độ

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu hoang mang, rằng.- “không có ta, thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”
Không có Ta, hay có Ta không thế nào thay đổi Thực Chất vạn vật vũ trụ rỗng không.
Có Như Lai Tạng, hay không có Như Lai Tạng không thế nào thay đổi Thực Chất vạn vật vũ trụ rỗng không.

Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật: Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:
Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?
- Này Ananda,
Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).
Này Ananda, vật gì rỗng không, không có người thì không có nhãn, không có sắc, không có thọ, không có sự cảm xúc ở mắt, không có thọ vui, thọ khổ (xin hiểu, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng một thể).
Vì sự rỗng không như vậy nên Như Lai gọi là Vô ngã. Người nên quán tưởng thấy rõ như vậy.

Pháp như thế. Cho dù Giáo Lý đức Phật có Vô Ngã hay không có Ngã cũng không thể nào thay đổi một mảy may.

Đức Phật nói:
"Ta không phải ta, ta không phải của ta."

Sau đó tất cả giáo lý, giáo luận chỉ là suy tưởng lời đức Phật nói.

Mỗi một con người chỉ biết được chính mình chưa đến một giây.
Trong trạng thái hiện tại, chúng ta không thể nhận biết được những đời trước của chúng ta; chúng ta không biết chúng ta từ đâu đến, nơi chúng ta sẽ đi, hoặc thân phận gì chúng ta sẽ được tái sinh vào.
Trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta.

Ðức Phật dạy về thuyết Vô Ngã. vì ta còn chấp cái Có, mà người tu diệt cái Có hết, thì còn gì mà có thể nhìn thấy được?
Muôn vật luôn biến đổi
Vạn sự nương nhau thành
Tỉnh lặng vui bậc nhất.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Sau đó tất cả giáo lý, giáo luận chỉ là suy tưởng lời đức Phật nói.
Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn kéo dài trên 200 năm, với 3 lần kết tập Tam Tạng giáo pháp đã bắt đầu manh nha một vài kiến giải sai biệt,
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc có thể là 25.
Đó là khái niệm về một thời kỳ muôn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này,
Như Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ (Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ (Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v….
Sau này khi tư tưởng Đại Thừa được thiết lập thì người ta gọi khuynh hướng thứ hai và thứ ba là Tiểu Thừa và nhiều người còn nhầm lẫn hoặc đồng hóa Nguyên Thủy với Tiểu Thừa, hai khuynh hướng có ít nhiều sai khác.

Đến đây thì giọt nước đầu nguồn – tức là tính chất nguyên thủy của giáo pháp – đã lang thang qua rất nhiều sông cái, sông con, ao hồ, khe rãnh v.v...

MẤT rồi!
Một đạo Phật như thật – thật tu, thật chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải!
Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền
”.
Thực Tại Hiện Tiền.
Sư Viên Minh
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Tất cả kinh điển Đại thừa cũng nhằm triển khai triết lý này.
Đức Phật dạy mọi người không nên chủ quan, chớ có vội tin dù người nói khẳng định đã nghe từ chính miệng Ngài.
MẤT rồi!
Một đạo Phật như thật – thật tu, thật chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải!
Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền
”.
Thực Tại Hiện Tiền.
không nên bảo thủ Sở Tri Kiến của riêng mình mà buông lời phỉ báng Giáo Lý Đại Thừa của Phật thuyết
Chắc ngài Viên Quang cũng không nên bảo thủ Sở Tri Kiến bằng Giáo Lý Đại thừa phải không nào?
Nếu lời ngài nói mà sợ bị bài bác hay bênh vực cái Sở Tri Kiến hạn hẹp của Ngài về Phật Pháp thì đó không phải ngài đang chia rẽ lời Phật Thuyết.
Lời Phật Thuyết có chia rẽ lời nào nói riêng cho Đại thừa không?
Chư Phật Thế tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh
Lời Phật nói khai thị cho người khác Thấy nghĩa là người khác có thể Tự Thấy Phật Pháp Như Lý, Như Thật.
Còn lời ngài Viên Quang nói chắc không phải để cho người khác Thấy...mà là phô trương cái Thấy của Ngài về Phật Giáo Đại thừa là một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải Phật Pháp siêu nhiên?

Lời nói khai thị khác với lời nói chúng ta ở chỗ nào?
Lời nói khai thị cũng như ngón tay chỉ Trăng.
Lời chúng ta nói nhất thiết do Tâm chúng ta tào lao. [Smile]

ờ mà đúng hông?....[smile xxxxxxxx]
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,472
Điểm tương tác
1,097
Điểm
113

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,302
Điểm
113
Bạn Tự Độ cứ thoải mái trình bày cái THỰC CHỨNG CỦA BẠN Ở ĐÂY.

VQ lắng nghe...
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Mấy bộ óc đất sét này MUỐN bớt "Lảm nhãm tào lao" cũng chẳng thể được. [smile]

Hành chẳng phải là của ta.
Này các thầy Tỳ-khưu, nếu hành thật là của ta thì hành ấy không phải chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời có thể nói: Xin cho hành của ta như thế này, xin đừng cho hành của ta như thế kia.

Này các thầy Tỳ-khưu, hành thật chẳng phải là của ta, nên nó hằng chịu sự đau khổ.
Lại nữa, người đời không có thể bảo rằng: Xin cho hành của ta như thế này, xin đừng cho hành của ta như thế kia.
Kinh Vô Ngã Tướng


Cũng như này các bộ óc đất sét trí thế biện thông thảo luận với tâm bình đẳng vô ngã tướng tào lao nho chùm:
Không có thể bảo rằng:
Xin cho hành của ta như thế này,
xin đừng cho hành của người ta như thế kia
.
Đó là lời Phật dạy.

ờ mà đúng hông? Mấy bộ óc đất sét [smile]
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật: Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:
Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?
- Này Ananda,
Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).
Này Ananda, vật gì rỗng không, không có người thì không có nhãn, không có sắc, không có thọ, không có sự cảm xúc ở mắt, không có thọ vui, thọ khổ (xin hiểu, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng một thể).
Vì sự rỗng không như vậy nên Như Lai gọi là Vô ngã. Người nên quán tưởng thấy rõ như vậy.
Dựa vào lời của Phật như là nguồn tham chiếu gốc về khái niệm "rỗng không"
Chứ không dựa vào Tiểu thừa hoặc Đại thừa, do đấy tính đích thực và chính xác được bảo đảm toàn vẹn và nhất là tính thống nhất của nhận thức về khái niệm này.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Dựa vào lời của Phật như là nguồn tham chiếu gốc về khái niệm "rỗng không"
Chứ không dựa vào Tiểu thừa hoặc Đại thừa, do đấy tính đích thực và chính xác được bảo đảm toàn vẹn và nhất là tính thống nhất của nhận thức về khái niệm này.
"Thế giới là rỗng không."
Đức Phật và những đệ tử lớn của Ngài đã hiểu khái niệm "Tánh KHÔNG" hoàn toàn khác hẳn với những triết gia của phái Đại thừa sống vào thế kỷ thứ 4 hay thứ 5.

"Với tâm trong sáng, hãy nhìn cõi đời thay đổi như không,
Dứt sạch ngã điên rồ, thoát khỏi tử thần người giải phóng.
Thần chết chẳng thấy ta, kẻ nhìn thế gian như nhà rỗng."
(Sn 1119)

Các thầy nên nhận thức Sắc ấy bằng trí tuệ trong sạch theo chân lý như vầy:
Ðó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải thân ta.

THỌ nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hay cao quí, gần hoặc xa, thọ ấy đều chỉ là THỌ thôi.

Các thầy nên nhận thức bằng trí tuệ đúng theo chân lý như vầy:
Ðó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó cũng chẳng phải là thân ta.

TƯỞNG nên trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hoặc cao quí, ở gần hoặc ở xa, các tưởng ấy chỉ là TƯỞNG mà thôi.
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,833
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
THỌ nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hay cao quí, gần hoặc xa, thọ ấy đều chỉ là THỌ thôi.

Các thầy nên nhận thức bằng trí tuệ đúng theo chân lý như vầy:
Ðó chẳng phải của ta, đó chẳng phải là ta, đó cũng chẳng phải là thân ta.

TƯỞNG nên trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô hay vi tế, hèn hạ hoặc cao quí, ở gần hoặc ở xa, các tưởng ấy chỉ là TƯỞNG mà thôi.
THỌ ...VỚI CHẲNG THỌ...Này Thì : TỰ ĐỘ...? !

Toàn Khoát ...Táo Bón Lòi Rom ,
Mũi Ngửi Theo Tận...Mắt Còn Dòm Theo ...
Lưỡi Lẻo... Rông Thả... Chùi Lèo..
Tai Nghe...Miệng Kéo...Như Bèo Trôi Sông...
Khắp Reo... Réo Rắt...Dế Đồng...
Vòng Vòng ...Len Quận...Phải Rông ...Đỉnh Đầu...
Tỳ Lô ...Tròn Trọn..Ranh Cầu...
Tự Đà ...Ướp Lại ...Sâu Mầu... "Tính" Danh .

( Khà Khà...Tiếp đi..)
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Tôi "rỗng không."
Sự phát sinh ra cái tôi là do người ta nói tôi "lảm nhảm."
Sự chấm dứt cái tôi là do thấy người ta "rỗng không."
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,833
Điểm tương tác
257
Điểm
83
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Tôi "rỗng không."
Sự phát sinh ra cái tôi là do người ta nói tôi "lảm nhảm."
Sự chấm dứt cái tôi là do thấy người ta "rỗng không."

Lại Nữa: TỰ ĐỘ...RỖNG KHÔNG ...Với CHẲNG RỖNG KHÔNG...

Mặc Nhiên : ...Tia Đổ...Hố Dồn ...
Chớ Đừng : Khôn Dại...Ngược Ngôn...Phóng Trời .
Chan Đầy...Tự Chẩy ...Tự Trôi...
Tự Tung...Tự Múa...Mặc Thời : Nhẫn Tâm .
Đảo Điên...Vỏng Vọng ...Khật Khùng...
Ờ Thì : Như Vậy ... Chớ đừng Nhớ Dai .

( Vọng ...Với...Chẳng Tưởng ... Sinh Lắm Sự !)
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
445
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Tâm tào lao nghe tào lao.
Tâm rỗng không nghe diệu âm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top