Kính chào diễn đàn,
Tôi muốn tìm bạn trao đổi về kinh pali trong phái nam truyền. Hiện tôi thấy có mấy ý sau:
1. MỤC "PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY" YÊN ẮNG MẤY NĂM NAY:
Tôi thấy hình như mục "Phật Giáo Nguyên Thủy" trong "Các Tông Phái Phật Giáo" yên ắng mấy năm nay. Điều tương tự cũng xảy ra với diễn đàn Đại tạng kinh Việt Nam: daitangkinhvietnam.org/diendan/viewforum.php?f=41
Không hiểu vì sao lại thế.
2. TRÍCH DẪN KINH PALI:
Tôi thấy một số bài viết, bình luận trích dẫn kinh pali. Chẳng hạn như bình luận này:
diendanphatphap.com/diendan/threads/than-kien-la-gi.29730/#post-108674
Bình luận này trích dẫn định nghĩa "thân kiến":
"-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến." (MN 44 - MC)
Việc trích dẫn kinh pali để trao đổi cũng tương tự ở diễn đàn Đại tạng kinh. Chẳng hạn, trong bài viết "Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT":
daitangkinhvietnam.org/diendan/viewtopic.php?f=41&t=11442
bạn tên tài khoản "Không biết" cho thấy nhiều nghĩa của chữ "dục" khi trích dẫn:
"4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dụctư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dụcnhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân,ngữ, ý." (SN II.sIII.II:II - MC)
Tôi ấn tượng với nhiều bài viết và bình luận rộng và sâu của bạn tên "Không biết" đó về việc trích dẫn kinh pali. Tuy nhiên tôi không liên hệ với bạn đó được vì lỗi không đăng ký thành viên diễn đàn Đại tạng kinh được (tôi đã gửi email cho ban quản trị diễn đàn đó nhưng chưa nhận được phản hồi). Những ngày gần đây tôi thấy diễn đàn đó bảo trì và hôm nay thì tôi thấy diễn đàn đó bị hủy.
Không rõ có ai biết bạn tên "Không biết" đó không. Tôi rất muốn liên hệ với bạn đó và những người cũng trích dẫn kinh pali để trao đổi.
Mong tìm được những người bạn trao đổi kinh pali.
Trân trọng
Tôi muốn tìm bạn trao đổi về kinh pali trong phái nam truyền. Hiện tôi thấy có mấy ý sau:
1. MỤC "PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY" YÊN ẮNG MẤY NĂM NAY:
Tôi thấy hình như mục "Phật Giáo Nguyên Thủy" trong "Các Tông Phái Phật Giáo" yên ắng mấy năm nay. Điều tương tự cũng xảy ra với diễn đàn Đại tạng kinh Việt Nam: daitangkinhvietnam.org/diendan/viewforum.php?f=41
Không hiểu vì sao lại thế.
2. TRÍCH DẪN KINH PALI:
Tôi thấy một số bài viết, bình luận trích dẫn kinh pali. Chẳng hạn như bình luận này:
diendanphatphap.com/diendan/threads/than-kien-la-gi.29730/#post-108674
Bình luận này trích dẫn định nghĩa "thân kiến":
"-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân,xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành;xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến." (MN 44 - MC)
Việc trích dẫn kinh pali để trao đổi cũng tương tự ở diễn đàn Đại tạng kinh. Chẳng hạn, trong bài viết "Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT":
daitangkinhvietnam.org/diendan/viewtopic.php?f=41&t=11442
bạn tên tài khoản "Không biết" cho thấy nhiều nghĩa của chữ "dục" khi trích dẫn:
"4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dụctư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dụcnhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân,ngữ, ý." (SN II.sIII.II:II - MC)
- ẩn sĩ Minh Châu (MC) dịch "dục giới", so với ẩn sĩ Bodhi (Bd) dịch "sensuality element" (yếu tố sung sướng giác quan, SN 14:12); "dục" (MC) tương ứng với sensuality (sung sướng giác quan, Bd);
- "dục dục" (MC) so với "sensual desire" (ham muốn giác quan, Bd), tức là chữ dục đứng sau tương ứng với "desire" (ham muốn), chữ dục đứng trước tương ứng với sensual (giác quan).
Tôi ấn tượng với nhiều bài viết và bình luận rộng và sâu của bạn tên "Không biết" đó về việc trích dẫn kinh pali. Tuy nhiên tôi không liên hệ với bạn đó được vì lỗi không đăng ký thành viên diễn đàn Đại tạng kinh được (tôi đã gửi email cho ban quản trị diễn đàn đó nhưng chưa nhận được phản hồi). Những ngày gần đây tôi thấy diễn đàn đó bảo trì và hôm nay thì tôi thấy diễn đàn đó bị hủy.
Không rõ có ai biết bạn tên "Không biết" đó không. Tôi rất muốn liên hệ với bạn đó và những người cũng trích dẫn kinh pali để trao đổi.
Mong tìm được những người bạn trao đổi kinh pali.
Trân trọng