- Tham gia
- 26/10/12
- Bài viết
- 426
- Điểm tương tác
- 89
- Điểm
- 43
I. Người Phật tử tin lời Phật dạy, như thế nào?
Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.
Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)
***
***
Lời bàn: Thế Tôn chưa bao giờ phán quyết rồi bắt buộc mọi người phải cúi đầu tin theo, đồng thời luôn cho phép và khuyến khích hàng đệ tử đem ra thảo luận, bàn bạc những lời dạy của Ngài.
Niềm tin về giáo pháp của hàng đệ tử được thành tựu sau khi quán sát, tư duy và chiêm nghiệm. Đặc biệt là khi rõ biết về điều đó là thiện, không có tội lỗi, thực hành đem đến hạnh phúc, an vui và nhất là trên bình diện nhận thức được những người trí chấp nhận thì hãy tin theo, chứng đạt và an trú, nếu ngược lại thì dứt khoát từ bỏ.
Niềm tin phải đi liền với trí tuệ mới là chánh tín. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau.(Thích Quảng Tánh)
Forum:
1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...?
2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...?
3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...?
4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...?
5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?
6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?
7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?
8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?

Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.
Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)
***
***
Lời bàn: Thế Tôn chưa bao giờ phán quyết rồi bắt buộc mọi người phải cúi đầu tin theo, đồng thời luôn cho phép và khuyến khích hàng đệ tử đem ra thảo luận, bàn bạc những lời dạy của Ngài.
Niềm tin về giáo pháp của hàng đệ tử được thành tựu sau khi quán sát, tư duy và chiêm nghiệm. Đặc biệt là khi rõ biết về điều đó là thiện, không có tội lỗi, thực hành đem đến hạnh phúc, an vui và nhất là trên bình diện nhận thức được những người trí chấp nhận thì hãy tin theo, chứng đạt và an trú, nếu ngược lại thì dứt khoát từ bỏ.
Niềm tin phải đi liền với trí tuệ mới là chánh tín. Cho nên người con Phật không vội tin bất cứ điều gì, họ chỉ tin sau khi thực hành và điều đó mang đến hạnh phúc, an vui cho mình và người, trong hiện tại và mai sau.(Thích Quảng Tánh)
Forum:
1. Chớ vội tin vì nghe truyền thuyết...?
2. Chớ vội tin vì theo truyền thống...?
3. Chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng...?
4. Chớ vội tin vì lý luận siêu hình...?
5. Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường...?
6. Chớ vội tin vì phù hợp với định kiến...?
7. Chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền...?
8. Và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình...?