Mật tông là một tông phái trong nhiều tông phái của Phật giáo.
Trong từ kép "Mật tông" , chữ "mật' có nghĩa là bí mật , ý chỉ tông phái tu theo giáo pháp bí mật hay Mật giáo chỉ được truyền riêng cho người tu bởi chính vị Thầy của người đó . Điều này khác với Hiển giáo , ai muốn tu thì đều có thể tự nghiên tầm kinh điển giáo lý mở , và tự tu .Nói như vậy không có nghĩa Mật tông hoàn toàn biệt lập với Thiền tông , Tịnh Độ tông của Hiển giáo . Trái lại ba tông phái Thiền , Tịnh, Mật mỗi tông phái đều có giao thoa với hai tông phái kia . Trong Mật tông có phép tu Thiền , Tịnh độ .Trong Tịnh độ tông cũng có khi hành giả trì chú của Mật tông và có phép tu Thiền của Nhất Tâm Bất loạn ...
Mật tông được hình thành tại Ấn Độ vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch , tức khoảng gần 1000 năm sau khi Phật nhập diệt. Mật tông bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa.
Vì là pháp môn mật truyền do sư phụ truyền cho đệ tử nên Mật tông vốn không được truyền bá rộng rãi . Nhưng ngày nay quốc gia theo Mật tông Phật giáo thịnh hành nhất là xứ Tây Tạng đã có những Đạo sư danh tiếng có ảnh hưởng và uy tín đối với những nước tiền tiến Âu Mỹ, và có những Đạo sư sang truyền pháp tại Việt Nam
Phép tu Mật tông có những điểm quan trọng là : Trì niệm chân ngôn , kết ấn bằng hai bàn tay, sử dụng mạn đà la để quán tưởng , lễ quán đỉnh , thiền định ...
1-CHÂN NGÔN :Chân ngôn là lời nói chân thật, hay lời nói diễn tả chân lý về nhân sinh . Chân lý phát xuất từ cảnh giới sở chứng về Pháp thân Phật , biểu hiện khía cạnh của Phật tính chân như và có sức mạnh năng lực nhiệm mầu . Chân ngôn là câu nói bí mật ( mật ngôn, mật ngữ ) của chư Phật phát ra trong lúc thiền định có chứa sức mạnh vũ trụ .
Chân ngôn nói thẳng ra là các câu thần chú như : chú Lục Tự Đại Minh, chú Chuẩn Đề , chú Lăng Nghiêm ...
Chân ngôn còn gọi là Mạn Trà ( phiên âm tiếng Phạn mantra) hay Đà La Ni ( dalani )
Dalani thường được hiểu là những câu chú dài
Trong Hiển giáo có dạy trong Phật pháp có 84.000 pháp môn tu , mỗi pháp môn có một câu đà la ni tương ứng , tức là có 84.000 câu Đà la ni .Đà la ni còn có nghĩa là : dung chứa, duy trì, bảo tồn . Đà la ni có bốn hình thức :
1/ Pháp Đà la ni : duy trì Phật pháp
2/Nghĩa đà la ni : dung chứa ý nghĩa Phật pháp
3/Chú đà la ni : bảo tồn chân ngôn
4/ Nhẫn đà la ni :duy trì an trú trong thực tướng , không tán loạn tâm
2-ẤN PHÁP :có hai loại Thủ Ấn ( tay không ) và Khế ấn ( tay cầm pháp khí )
Mỗi một câu chân ngôn có một Thủ ấn pháp tương ứng .Đó là hình thức kết hợp 10 ngón tay của hai bàn tay , hành giả kết ấn trong lúc trì niệm chân ngôn . Thủ ấn là biểu trưng cho sự được gia trì thần lực của Phật.
Vì vậy Mật tông còn gọi là Chân ngôn tông .
Trong từ kép "Mật tông" , chữ "mật' có nghĩa là bí mật , ý chỉ tông phái tu theo giáo pháp bí mật hay Mật giáo chỉ được truyền riêng cho người tu bởi chính vị Thầy của người đó . Điều này khác với Hiển giáo , ai muốn tu thì đều có thể tự nghiên tầm kinh điển giáo lý mở , và tự tu .Nói như vậy không có nghĩa Mật tông hoàn toàn biệt lập với Thiền tông , Tịnh Độ tông của Hiển giáo . Trái lại ba tông phái Thiền , Tịnh, Mật mỗi tông phái đều có giao thoa với hai tông phái kia . Trong Mật tông có phép tu Thiền , Tịnh độ .Trong Tịnh độ tông cũng có khi hành giả trì chú của Mật tông và có phép tu Thiền của Nhất Tâm Bất loạn ...
Mật tông được hình thành tại Ấn Độ vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch , tức khoảng gần 1000 năm sau khi Phật nhập diệt. Mật tông bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa.
Vì là pháp môn mật truyền do sư phụ truyền cho đệ tử nên Mật tông vốn không được truyền bá rộng rãi . Nhưng ngày nay quốc gia theo Mật tông Phật giáo thịnh hành nhất là xứ Tây Tạng đã có những Đạo sư danh tiếng có ảnh hưởng và uy tín đối với những nước tiền tiến Âu Mỹ, và có những Đạo sư sang truyền pháp tại Việt Nam
Phép tu Mật tông có những điểm quan trọng là : Trì niệm chân ngôn , kết ấn bằng hai bàn tay, sử dụng mạn đà la để quán tưởng , lễ quán đỉnh , thiền định ...
1-CHÂN NGÔN :Chân ngôn là lời nói chân thật, hay lời nói diễn tả chân lý về nhân sinh . Chân lý phát xuất từ cảnh giới sở chứng về Pháp thân Phật , biểu hiện khía cạnh của Phật tính chân như và có sức mạnh năng lực nhiệm mầu . Chân ngôn là câu nói bí mật ( mật ngôn, mật ngữ ) của chư Phật phát ra trong lúc thiền định có chứa sức mạnh vũ trụ .
Chân ngôn nói thẳng ra là các câu thần chú như : chú Lục Tự Đại Minh, chú Chuẩn Đề , chú Lăng Nghiêm ...
Chân ngôn còn gọi là Mạn Trà ( phiên âm tiếng Phạn mantra) hay Đà La Ni ( dalani )
Dalani thường được hiểu là những câu chú dài
Trong Hiển giáo có dạy trong Phật pháp có 84.000 pháp môn tu , mỗi pháp môn có một câu đà la ni tương ứng , tức là có 84.000 câu Đà la ni .Đà la ni còn có nghĩa là : dung chứa, duy trì, bảo tồn . Đà la ni có bốn hình thức :
1/ Pháp Đà la ni : duy trì Phật pháp
2/Nghĩa đà la ni : dung chứa ý nghĩa Phật pháp
3/Chú đà la ni : bảo tồn chân ngôn
4/ Nhẫn đà la ni :duy trì an trú trong thực tướng , không tán loạn tâm
2-ẤN PHÁP :có hai loại Thủ Ấn ( tay không ) và Khế ấn ( tay cầm pháp khí )
Mỗi một câu chân ngôn có một Thủ ấn pháp tương ứng .Đó là hình thức kết hợp 10 ngón tay của hai bàn tay , hành giả kết ấn trong lúc trì niệm chân ngôn . Thủ ấn là biểu trưng cho sự được gia trì thần lực của Phật.
Vì vậy Mật tông còn gọi là Chân ngôn tông .
3-MẠN ĐÀ LA

Phiên âm của tiếng Phạn mandala . Nghĩa của "mandala" là "tinh túy , chứa đựng", còn có nghĩa rộng là một điểm lớn được tách ra và trang trí .
Mạn đà la trong Mật giáo là hình vẽ trong một vòng tròn để biểu thị vũ trụ mà trong đó có chư Phật , Bồ Tát ngự trì , chữ Hán dịch "mạn đà la" là "luân viên cụ túc "là vòng tròn đầy đủ , ý nói vũ trụ hoàn hảo .Mạn đà la còn có nghĩa là "đàn tràng" nơi hành giả cúng kiến, hành lễ . Mạn đà la còn là tên gọi loại hoa sen trắng thường được tung rải trong không trung để cúng dường Phật . Mạn đà la đồ hình vũ trụ có hai loại :
_ Thai tạng giới mạn đà la
Gabhadhatu mandala ) Mạn đà la biểu thị vũ trụ mặt Lý , như tính cách nằm trong thai mẹ. Để biểu thị tâm đại bi của chư Phật ( ôm ấp vũ trụ trong thai).Loại Mạn đà la này có dạng cơ bản là đóa sen tám cánh hay hơn .Nhụy sen là đức Đại Nhật Như Lai. Mỗi cánh sen biểu trưng một vị Phật hay Bồ tát .Chung quanh có các vị thần ngồi trên tòa sen.
Mạn đà la trong Mật giáo là hình vẽ trong một vòng tròn để biểu thị vũ trụ mà trong đó có chư Phật , Bồ Tát ngự trì , chữ Hán dịch "mạn đà la" là "luân viên cụ túc "là vòng tròn đầy đủ , ý nói vũ trụ hoàn hảo .Mạn đà la còn có nghĩa là "đàn tràng" nơi hành giả cúng kiến, hành lễ . Mạn đà la còn là tên gọi loại hoa sen trắng thường được tung rải trong không trung để cúng dường Phật . Mạn đà la đồ hình vũ trụ có hai loại :
_ Thai tạng giới mạn đà la
_Kim cương giới mạn đà la (Vajra mandala): Ở giữa của hình tròn là biểu tượng của đức Đại Nhật Như Lai , pháp thân của Đức Thích Ca Mâu Ni .
Ý nghĩa là nói lên Pháp thân Phật như mặt trời (Đại Nhật là mặt trời lớn )tỏa ánh sáng khắp vũ trụ , nhưng mặt trời này ánh sáng có thể xuyên qua vật thể và đi khắp nơi không giới hạn , còn mặt trời tinh cầu lửa thì ánh sáng không xuyên qua vật thể và ánh sáng đi còn giới hạn tầm xa .
Xung quanh đức Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật ) là bốn vị Phật:A Súc Phật ở phương đông , Bảo Sinh Phật ở phương nam, A Di Đà Phật ở phương tây, Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc.
Năm vị Phật là năm trí : Pháp Giới Thể Tánh Trí , Đại Viên Mãn Trí ,Bình Đẳng Tánh Trí,Diệu Quán Sát Trí , Thành Sở Tác Trí .
.Kim cương giới mandala biểu thị mặt TRÍ của vũ trụ .
Ý nghĩa là nói lên Pháp thân Phật như mặt trời (Đại Nhật là mặt trời lớn )tỏa ánh sáng khắp vũ trụ , nhưng mặt trời này ánh sáng có thể xuyên qua vật thể và đi khắp nơi không giới hạn , còn mặt trời tinh cầu lửa thì ánh sáng không xuyên qua vật thể và ánh sáng đi còn giới hạn tầm xa .
Xung quanh đức Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật ) là bốn vị Phật:A Súc Phật ở phương đông , Bảo Sinh Phật ở phương nam, A Di Đà Phật ở phương tây, Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc.
Năm vị Phật là năm trí : Pháp Giới Thể Tánh Trí , Đại Viên Mãn Trí ,Bình Đẳng Tánh Trí,Diệu Quán Sát Trí , Thành Sở Tác Trí .
.Kim cương giới mandala biểu thị mặt TRÍ của vũ trụ .