- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Nói về mặt ngữ nghĩa thông thường thì trung đạo là con đường giữa hay con đường trung dung hòa hợp.
Tuy nhiên, Trung Đạo trong Phật giáo thì không phải nghĩa như vậy.
Trung Đạo trong Phật giáo là sự nhìn nhận khách quan mọi vấn đề, không đưa tư tưởng riêng vào trong vấn đề đang xét, đưa tư tưởng riêng vào vấn đề đang xét thì Phật gọi là "chấp trước pháp", không chấp trước mọi vấn đề chính là trung đạo, cũng là không lầm các thái cực phân đôi. Nghe - không thấy tâm đắc trong sự nghe và vấn đề được nghe, thấy- không thấy tâm đắc trong sự thấy và vấn đề được thấy,... đó là khách quan vậy.
Nhờ sự khách quan (trung đạo) mà sự thật mới hiển bày.
Thí dụ như chiếc xe đạp thí dụ cho vấn nạn sanh tử, hai bàn đạp là hai thái cực nhị nguyên. Nếu người lái xe cứ đạp vào hai thái cực thì chiếc xe sanh tử sẽ chạy mãi không thể dừng lại. Nếu không đạp thì sớm muộn gì cũng ngừng lại, không đạp vào hai thái cực thì gọi là trung đạo. Tại sao không đạp vào bàn đạp mà xe vẫn phải mất một khoảng thời gian mới ngừng? Là do mỗi chúng ta từ trong đêm tối lầm lạc bấy lâu nay đã khởi động hai bàn đạp thái cực đó làm cho xe chạy với một tốc độ nhất định, do đó nó không ngừng lại tức thời được, phải tốn một khoảng thời gian nào đó để chính xe và mặt đường tiêu diệt sự chuyển động ấy. Trong suốt quá trình ngừng đạp ấy thì lý lẽ trung đạo vẫn vậy không có gì thay đổi, chỉ là sự sanh tử ngày càng suy yếu và sự thật ngày càng như sắp hiển lộ, mọi thứ dường như rõ ràng hơn khi xe càng chậm lại.
Vấn đề mà cần xem xét trong tu học là vấn đề sanh tử. Thấm nhuần vấn đề này khiến chúng ta có động lực làm sáng tỏ. Nếu người tu hành do còn có sự chủ quan trong nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó nên không thể đến với sự thật của sanh tử, mà vẫn ở trong luân hồi hoặc an trụ Niết Bàn của nhị thừa.
Chư Phật trước khi giác ngộ, nhờ tu học Phật Pháp thắm nhuần sâu sắc vấn đề sanh tử và nhờ tu học Phật Pháp rèn luyện cách nhìn khác quan (trung đạo) nên khi đủ hết nhân duyên tự ngồi đạo tràng tự thân chứng nghiệm sự thật xưa nay, lật tung cội gốc sanh tử, vĩnh viễn giải thoát.
Tóm lại, cái gọi là "MÌNH" nó có thật nhưng nó ra sao thì phải nhờ Trung Đạo mà biết rõ vậy.
Tuy nhiên, Trung Đạo trong Phật giáo thì không phải nghĩa như vậy.
Trung Đạo trong Phật giáo là sự nhìn nhận khách quan mọi vấn đề, không đưa tư tưởng riêng vào trong vấn đề đang xét, đưa tư tưởng riêng vào vấn đề đang xét thì Phật gọi là "chấp trước pháp", không chấp trước mọi vấn đề chính là trung đạo, cũng là không lầm các thái cực phân đôi. Nghe - không thấy tâm đắc trong sự nghe và vấn đề được nghe, thấy- không thấy tâm đắc trong sự thấy và vấn đề được thấy,... đó là khách quan vậy.
Nhờ sự khách quan (trung đạo) mà sự thật mới hiển bày.
Thí dụ như chiếc xe đạp thí dụ cho vấn nạn sanh tử, hai bàn đạp là hai thái cực nhị nguyên. Nếu người lái xe cứ đạp vào hai thái cực thì chiếc xe sanh tử sẽ chạy mãi không thể dừng lại. Nếu không đạp thì sớm muộn gì cũng ngừng lại, không đạp vào hai thái cực thì gọi là trung đạo. Tại sao không đạp vào bàn đạp mà xe vẫn phải mất một khoảng thời gian mới ngừng? Là do mỗi chúng ta từ trong đêm tối lầm lạc bấy lâu nay đã khởi động hai bàn đạp thái cực đó làm cho xe chạy với một tốc độ nhất định, do đó nó không ngừng lại tức thời được, phải tốn một khoảng thời gian nào đó để chính xe và mặt đường tiêu diệt sự chuyển động ấy. Trong suốt quá trình ngừng đạp ấy thì lý lẽ trung đạo vẫn vậy không có gì thay đổi, chỉ là sự sanh tử ngày càng suy yếu và sự thật ngày càng như sắp hiển lộ, mọi thứ dường như rõ ràng hơn khi xe càng chậm lại.
Vấn đề mà cần xem xét trong tu học là vấn đề sanh tử. Thấm nhuần vấn đề này khiến chúng ta có động lực làm sáng tỏ. Nếu người tu hành do còn có sự chủ quan trong nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó nên không thể đến với sự thật của sanh tử, mà vẫn ở trong luân hồi hoặc an trụ Niết Bàn của nhị thừa.
Chư Phật trước khi giác ngộ, nhờ tu học Phật Pháp thắm nhuần sâu sắc vấn đề sanh tử và nhờ tu học Phật Pháp rèn luyện cách nhìn khác quan (trung đạo) nên khi đủ hết nhân duyên tự ngồi đạo tràng tự thân chứng nghiệm sự thật xưa nay, lật tung cội gốc sanh tử, vĩnh viễn giải thoát.
Tóm lại, cái gọi là "MÌNH" nó có thật nhưng nó ra sao thì phải nhờ Trung Đạo mà biết rõ vậy.