- Tham gia
- 13/8/18
- Bài viết
- 955
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 43

(Phần trung)
Quỹ phạm sư Acharya Kamalashila – Liên Hoa Giới soạn tác.
Kính lễ Đồng Tử Mạn Thù Sư Lợi
Tôi xin lượt giải thứ tự tu tập cho chư vị tu theo kinh điển Đại thừa, cho người Trí mong cầu nhanh chóng chứng đắc Nhất Thiết Trí
(1) nên nổ lực hội đủ những nhân và duyên.
(1) Nhất Thiết Trí : Trí chứng biết tất cả, Phật Trí,Toàn Giác.
1. Tâm là gì.
-Nhất Thiết Trí không thể sanh từ Vô nhân (2).
-Cũng không hợp lý cho rằng : tất cả có thể sanh Nhất Thiết Trí ở mọi thời.
-Sanh mà không lệ thuộc thì không gì ngăn chướng; tại sao tất cả không sanh Nhất Thiết Trí?
-Do vì trong số đông ấy chỉ xuất sanh một vài, nên biết tất cả pháp đều lệ thuộc nhân.
-Chính Nhất Thiết Trí cũng thành tựu một vài trong số đông, chẳng phải ở mọi thời, không phải ở mọi nơi, cũng chẳng phải tất cả.
-Vì thế xác quyết rằng (Nhất Thiết Trí ) lệ thuộc vào nhân và duyên.
(2) Vô nhân : không nguyên nhân, điều kiện.

2. Luyện tâm.
*Nhân duyên ấy không những không sai trái mà còn không phải không hội đủ.
-Nếu cố công hành trì nguyên nhân sai lầm cho dù trãi qua thời gian rất lâu cũng không đạt được kết quả mong muốn, ví như vắt sừng (3) mong lấy sữa.
-Toàn bộ nguyên nhân không hội đủ thì không thành quả, như thiếu một trong những nhân hạt giống (4), v.v… thì không sanh ra mầm non, v.v…
-Cho nên có muốn thành quả cần phải hội đủ nhân duyên thích hợp không sai lầm, không thiếu sót.
(3) sừng của súc vật như cừu hoặc trâu
(4) ánh sáng, nước……
*Những gì là nhân duyên của quả Nhất Thiết Trí?
- Xin thưa, Tôi (Ngài Liên Hoa Giới) như kẻ mù lòa không thể chỉ bày, chỉ xin thuật lại như lời Phật dạy cho các đệ tử sau khi Đức Thế Tôn chứng đắc viên mãn Phật quả.
-Đức Thế Tôn (5) dạy: “Này Bí Mật Chủ, Nhất Thiết Trí sanh từ gốc lòng Bi, sanh ra từ nhân của Tâm bồ đề, viên mãn nhờ phương tiện”
Vì vậy, mong muốn chứng đắc Nhất Thiết Trí nên học ba pháp: lòng bi, Tâm bồ đề và phương tiện.
(5) Phạn ngữ : Bhagavan. Hán ngữ phiên âm : Bạc Già Phạm, còn gọi là Thế Tôn, tôn xưng Đức Phật Thích Ca. Nghĩa xuất hữu hoại; Xuất : vượt xuất 2 biên niết bàn và sanh tử; Hữu : có 6 công đức hoặc có trí thông suốt các pháp tục đế và chân đế; Hoại : hoại diệt 4 ma ( phiền não ma, ấm ma, thiên ma và tử ma).

*Từ mãnh lực của lòng bi mẫn, chư Bồ tát quyết phát thệ nguyện trực tiếp dắt dẫn hết thảy chúng sanh, bằng cách đoạn trừ ngã kiến, kính cẩn hành trì khó nhọc, để tích lũy tư lương trí tuệ với phước đức trãi qua thời gian lâu dài, chưa từng gián đoạn để mong hoàn mãn tư lương phước trí.
-Các tư lương phước trí viên mãn thì Nhất Thiết Trí tợ như nắm chắc trong tay.
-Cội gốc của Nhất Thiết Trí là lòng bi, trước tiên nên tu tập lòng bi.
*Chánh pháp Tập kinh dạy rằng :” Đức Thế Tôn dạy Chư Bồ Tát không nên hành trì quá nhiều pháp, Đức Thế Tôn dạy Bồ Tát nên khéo hành trì một pháp chứng ngộ pháp này thì tất cả pháp Phật đều ở trong lòng tay ông. Một pháp đó là gì? – Đó chính là lòng đại bi.”
-Chính vì hành trì Tâm đại bi, Chư Phật Thế Tôn không những chứng đắc tự lợi viên mãn mà còn thị hiện trụ ở thế gian cho đến khi mọi loại hữu tình đạt cứu cánh (6).
-Các ngài không nhập vào Thành Niết bàn cực tịnh như hàng Thanh văn, quán nhìn chúng sanh, thành Niết bàn (7) tịch tĩnh như nhà sắt bốc cháy, các ngài tránh xa từ bỏ.
-Chính Tâm Đại bi là nhân của vô trụ xứ niết bàn (8) của Chư Thế Tôn.
(6) Cho đến khi tất cả chúng sanh được quả vị Phật.
(7) Niết bàn tịch tỉnh là niết bàn của hàng Thanh văn chứng đạt bằng cách diệt tận phiền não chướng ở trong niết bàn an hưởng tịch tỉnh cho riêng mình không quan tâm lợi tha và trong niết bàn này không đủ khả năng lợi ích muôn loài.
(8) Vô Trụ Xứ niết bàn là niết bàn vô trụ của Chư Phật chứng đạt bằng cách diệt tận sở tri chướng, phát tâm bồ đề hành trì không tánh. Mặc dù ở trong vô trụ xứ niết bàn Chư Phật luôn phổ độ chúng sanh, khả năng vô công dụng hạnh này chỉ đấng Toàn giác mới chứng đắc.