Chào các đh
Chào bạn Sangata
ptd thì hiểu là Tổ muốn dạy đệ tử và hậu sinh chúng ta là : Bồ Tát thì (hãy) sợ nhân ( mà đừng sợ quả )
Còn chúng sinh thì (Tổ thấy cứ )sợ quả (mà chẳng sợ nhân)
Xin kể các vị nghe câu chuyện : Có một vị tôn túc khất sỹ đi đến một nhà kia khất thực, chủ nhà thấy , liền quay vào trong định đem thức cúng hay gì đó ra , nhưng trong lúc đó có một con ngỗng nhìn thấy xâu ngọc trai chủ nhà đang rửa để quên , nó tưởng là thức ăn nên mổ lấy nuốt vào bụng.Chủ nhà trở ra thấy mất xâu ngọc trai , cho là vị khất sỹ lấy . Nhưng ngài vì thương con ngỗng sẽ bị mổ bụng nên không nói ra .Kết quả là chủ nhà nhẫn tâm đánh ngài một trận , mong lòi ra của .Ngài vẫn chịu đựng. Con ngỗng sau đó chết .Ngài mới nói sự thật. Quả nhiên chủ nhà cho mổ bụng con ngỗng thấy xâu chuỗi ngọc . Ông ta mừng rỡ và rất xấu hổ ăn năn với vị khất sỹ
Qua câu chuyện này : vị hòa thượng không gây nhân (?) mà tự nguyện chịu quả cho chúng sinh là con ngỗng .
Con ngỗng gây nhân vì ngu si , nên bị chết
Chủ nhà gây nhân ( tuy ngoài ý muốn ) nên sẽ chịu quả gì ?
Nhân quả này nên hiểu thế nào mới quán triệt
Vị khất sỹ sợ gây nhân lời nói của mình sẽ làm con ngỗng bị giết chết nên thà chịu quả oan bị chủ nhà hành hung chăng
Xin góp lời cùng các đh
Kính
ptd
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w

unctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w

ontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Kính chào phithuydu!
Nói về nhân quả kính xin mọi người hết sức thận trọng! không có chuyện không nhân mà có quả, ! Quả nhân, nhân quả!
VD: phải có nguyện vì chúng sinh mà hy sinh, tận tụy sau mới có việc hy sinh vì chúng sinh được! chính chỗ càng khó khăn, công đức mới càng lớn! Hạnh tùy hỉ là vui vẻ trước công đức người khác! vì có vui vẻ trước công đức người khác mình mới có thể thành tựu công đức như thế, vì không có tâm đố kỵ trước công đức người khác mình không có nhân ích kỷ, tham lam!... nhân quả bắt đầu từ chỗ rất là siêu siêu vi vi tế vì vậy bậc chứng đạo trong đạo Phật phải phát hiện ra được, kiểm soát được, tự tại với cái siêu, siêu vi tế trong tâm! thì triệt ngộ!
Hãy nhớ lại ông già chồn trong đạo Phật! Bậc Bồ Tát độ sinh là dùng nhân quả để độ, không có nói nhiều lời như phàm phu! không hội đủ nhân duyên cũng không có vị Phật Thích Ca Xuất hiện được! Các Vị Bích Chi Phật chỉ là sai khác nhân duyên mà thôi! Nhưng phàm phu có ai ken Phật Thích Ca mà chê vị Bích Chi Phật không? dù vi tế trong tâm cũng đã gieo nhân rồi! quả là gì thì CSSQ không biết!
Quay lại câu chuyện Phithuydu kể:
Do nhân duyên gì đặc biệt mà gia đình này thỉnh riêng vị Khất sĩ trên về nhà mình cùng dường hằng ngày! ( chuyện cũng từ đây mà ra!). Vị Khất sĩ được gia chủ rất quý mến xin thình về cúng dường hằng ngày thời gian dài không chỉ một hôm đó!
Đây chỉ là cách nhìn cá nhân, không có nhận đúng hay sai! Mọi người tự chiêm nghiệm suy xét! tụ có câu trả lời cho mình!
1. Phàm phu phải có nhân duyên từ trước mới có tình cảm thương ghét, quý mến... với một ai đó! Và loại tình cảm này vô thường, hết duyên, hết nợ là tiêu tan chuyển qua loại nhân duyên mới theo nghiệp duyên đã gieo, đang gieo, và sẽ gieo! Nên hiểu tình cảm bạn bè, yêu, mến, kể cả với cha mẹ ( không có tự chủ đạo đức, biết tu) thì chỉ là bèo nước tạm bợ! Tình cảm giữa gia chủ và vị khất sĩ đang chỉ là tình cảm do nhân duyên từ trước nên thỉnh riêng vị khất sĩ cũng dường thời gian dài!
Nếu biết tình cảm vô thường mà trong quá trình tiếp duyên không có khéo tu, khéo sử lý thì sao?
Phải nói thêm về đạo phật tại sao tu tập cơ bản là khởi lòng từ bi từ ban đầu chủ động kiên trì tác ý, và đến vô lượng chúng sinh, các cõi giới!
Chúng ta thử phân tích nhân quả từ cái nhỏ xem sao:
- Nếu chúng ta thương, quý một ai đó thì những lỗi lần nhỏ của người đó ta có bao dung không? có khi đủ tình thường!
- Nếu chúng ta thực sự thương quý một ai đó chúng ta có làm điều có lợi cho người đó không?
Giờ thử suy diễn cái lớn hơn!
- Nếu chúng ta đủ lòng yêu thương nhiều người thì có hết lòng bao dung họ không? và có day dứt suy nghĩ muốn làm điều lợi ích cho họ không? Đây chính là nhân yêu thương vị tha sẽ dẫn đền điều đó.!
Nếu nhân yêu thương đủ tự dưng nhân qua sẽ chao cho ta khả năng đủ giúp họ
Với nhân từ, bi vô lượng của Phật Pháp thì sao! Khi một Vị thánh có đủ lòng từ bi vô lượng tự khắc nhân quả sẽ chao cho vị ấy một khả năng có thể mạng lại lợi ích cho chúng sinh điều tốt đẹp nhất! ( với chúng ta biết đó là thoát mọi đau khổ). Nhưng trước khi giúp được hết tất cả chúng sinh, thì vị ấy đã tự có khả năng, quyền năng, diệu dụng giải thoát!
Suy luận nhân quả thế này cũng hợp lý chứ nhỉ?
Vì vậy người tập khởi từ bi, tự khắc nhân trí tuệ, và cách đạo đức khác xuất hiện ( nhưng phải có khiên hạ đi kèm) hạnh ngưỡng mộ công đức! hạnh lễ kính chư Phật ( đó trên cả hạnh tùy hỷ)
Vì vậy đạo đức và trí tuệ gặp nhau mới là đường đi đến giác ngộ
2. Nếu là bạn khi bạn được một gia chủ mời về cúng dường hằng ngày, không phải đi khất thực vất vả, bụi bặn, khó khăn như các vị khất sĩ khắc, các huynh đệ, tôn thúc, và thậm trí bậc uy đức cao hơn mình ! ( mà gia chủ nhà tiện kim hoàn, giầu có). Bạn có thấy hay, thấy ngon hơn các huynh đê,….không? Nếu có thì đã gieo nhân! Ah còn một điển nữa, người xưa chưa quy định ăn chay, mặn nên ăn cùng gia chủ nhà giầu có thể sẽ ăn mặn!
3. Nếu một quý thầy hay tới lui nhận đồ cúng tế của một nhà, mà không nói , không khuyên, được người ta được đạo lý, tu tập tiến tu thì. Người gia chủ nếu là bạn ban đầu từ quý kính sau sẽ phai nhạt thành cái gì?
Từ những điều trên sẽ đưa đến quả sau này nhân duyên giữa vị khất sĩ và người nhà là gi? ( Vì nhân quả rất khủng khiếp, từ thẳm sâu vi tế!) nên chúng ta không có một ai thấy hết được . À phải nói nếu có biết chỉ là phần nho nhỏ của một phần tỉ tỉ gì đấy!
Ngài long nữ! khen Phật: cầu đầu tiên là Đấng: Thấy rõ tướng tội phước!
Chỉ có giác ngộ, thực chứng mới hiểu được phần lớn ý Phật! Còn chưa được vậy đừng ai khờ dại mà cho mình hiểu hết Phật, hiểu tới chỗ tột cùng của kinh sách!
Quay lại câu chuyện khi xẩy ra! Chúng ta phải kính phục quý Thầy trên vì ở hạnh giữa giới không sát sinh! Dù bị oan ức, bị đánh, bị mắng nhất quyết không nói ra để con Ngỗng vì mình mà chết! Phải có sức mạnh vĩ đại của trì giới lắm mới như thế! Chúng ta liệu có làm được không?
Sau chuyện này vị khất sĩ đã: thề không bao giờ khất thực ở một nhà mà tùy duyên đi khất thực…. nhưng đáng tiếc sau chuyện này vị khất sĩ đã lâm bệnh và qua đời!
Mọi người có hỏi Phật chuyện này!
Phật chỉ đọc một bài kệ về chuyện này! ( Ai nhớ rõ trích lại cho mọi người nhé!)